CON HỔ CỦA ĐÔNG DƯƠNG!
Người Pháp nói: "Được rồi, chúng tôi sẽ tạo lập thể chế mới là Liên Hiệp Pháp". Ông Hồ không có lựa chọn nhưng vẫn cố đàm phán, rồi nhanh chóng nhận ra đó là trò bịp.
Ngày nào ông ấy cũng nói chuyện với tôi và cánh nhà báo. "Các anh biết Pháp đề nghị gì trong quan hệ kiểu mới không? "À, chúng tôi (Pháp) là nước nhiều kinh nghiệm nhất, nên sẽ lo về ngoại giao. Chúng tôi hùng mạnh nhất, nên sẽ lo cả về quốc phòng. Rồi cả kinh tế, hải quan và di dân nữa...""
Ông Hồ nói: "Không ổn rồi, chiến tranh sẽ sớm bùng nổ."
Tôi hỏi: "Ngài sẽ đánh thế nào với quân đội Pháp hiện đại?"
Ông Hồ: "Chúng tôi có một vũ khí bí mật, đó là CHỦ NGHĨA DÂN TỘC". Tôi cười khúc khích khi nghe vậy.
Ông Hồ: "Chẳng phù hợp tí nào khi NGƯỜI MỸ CƯỜI CỢT về việc này. Các anh lập quốc dựa trên tinh thần yêu nước. Chủ nghĩa quốc gia của các anh là một động lực vĩ đại. Và đừng hỏi tôi sẽ đánh Pháp thế nào. Tôi đã thấy trong sách lịch sử của các anh những bức tranh về các nhóm du kích khốn khổ dưới sự dẫn dắt của tướng Washington. Họ thậm chí còn chẳng có giày. Tôi thấy những bộ quần áo tả tơi dính máu. Và các anh tự hào về những thứ tả tơi dính máu đó. Sao giờ anh lại nói tôi không thể làm điều đó?"
"Tôi không có ý xúc phạm ngài, thưa Hồ Chủ tịch. Nhưng đó là thế kỷ 18 rồi. Giờ là thế kỷ 20 và vũ khí mạnh hơn rất nhiều."
Ông Hồ: "Hãy nhớ lời tôi. Giữa thế kỷ 20, con người khao khát tự do thậm chí còn hơn cả vào thế kỷ 18. Và sự khát khao tự do mạnh hơn vũ khí. Đừng quên điều đó."
Ông Hồ tiếp tục: "Để tôi nói cho anh cuộc chiến sẽ thế nào. Đó là cuộc chiến giữa voi và hổ. Nếu con hổ của Đông Dương bị tóm bởi con voi của Pháp ngoài đồng trống, nó sẽ bị ngà voi mạnh mẽ xuyên thủng và bị giẫm nát. Nhưng hổ không thể bị tóm, vì chúng tôi sẽ ẩn trong rừng vào ban ngày, khẽ khàng ra ngoài vào ban đêm, nhảy lên lưng voi và khoét ra từng miếng thịt lớn, rồi từ từ con voi sẽ mất máu, kiệt sức quỵ xuống trên những cánh đồng của chúng tôi."
Đó là chuyện vào tháng 8/1946 (tại Pháp). Nhiều bạn có thể còn nhớ bài báo của tôi về hổ và voi (vào thời điểm đó), một dự báo về cuộc chiến. Và nó đã được đánh đúng như vậy.
______________
(Trích dịch từ nguyên tác "Vietnam. How did we get in? How can we get out" của nhà báo kỳ cựu David Schoenbrun. David làm phim này sau khi gặp lại Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1967. Đoạn văn trong phim được thượng nghị sĩ Fulbright trích dẫn tại thượng viện Mỹ vào tháng 3/1968, sau Tết Mậu Thân. Đến lúc này, chính giới Mỹ mới cố tìm hiểu mọi nguồn xem họ đang chiến đấu với ai mà kiên cường đến vậy.)
Tôi Yêu Việt Nam
Tôi muốn VN trở lại với sức mạnh này, điều đã được Chủ tịch HCM khẳng định và chứng tỏ với người Pháp và người Mỹ bằng cuộc chiến tranh kéo dài từ 1945 đến 1975.
ReplyDeleteVẫn là 1 cuộc chiến của người Việt vì TỰ DO trong hoàn cảnh mới, với 1 kẻ thù ko dấu mặt từ lâu đời, hiện thân của những thiên triều bá quyền phương Bắc là Tàu đỏ hiện nay.