Sunday, December 27, 2020

TỊCH CỐC (NHỊN ĂN) THANH LỌC CƠ THỂ

 Bài hỏi đáp rất hay về việc nhịn ăn thanh lọc cơ thể, mình đọc được từ một nhóm FB khác, xin chép lại chia sẻ vào đây.

#sk_duongsinh #sk_detox #sk_phongbenh

Tịch Cốc thế nào

Thích Vạn Hạnh pháp sư 

Hỏi: một số người chúng tôi muốn tịch cốc, có người nói ba ngày đầu nên uống nước táo ép, nước rau ép và sữa đậu nành; mỗi ngày tắm nước lạnh ít nhất hai lần, lúc tắm vỗ liên tục lên da thịt, tuyệt đối không dùng sản phẩm tắm gội hoá học nào. Một số lại nói không được ngủ. Còn một số khác lại nói không được đánh răng, bởi vì kem đánh răng là chất hoá học v.v. Nhiều ý kiến quá. Chúng tôi không biết cách tịch cốc như nào là khoa học nhất, hữu hiệu nhất, nên mới đến thỉnh giáo thượng sư. 

Sư: thời gian tịch cốc muốn tắm cứ tắm, nhưng không được dùng sản phẩm tắm gội hoá học, dùng nước ấm mà tắm. Bời vì thời gian tịch cốc lỗ chân lông mở to, chất hoá học dễ dàng thâm nhập cơ thể. Sau ba ngày tịch cốc thì có thể khôi phục bình thường. Có thể đánh răng được, kem đánh răng loại không có tác dụng phụ. Đừng nghĩ tịch cốc thì là chịu đói, tịch cốc và chịu đói hoàn toàn khác nhau. Tịch cốc giúp đạt được thân nhẹ như én, tai thính mắt sáng, ta nên thoải mái hưởng thụ nó. 

Thời gian tịch cốc, uống càng nhiều nước đun sôi càng tốt, phơi nắng nhiều, mỗi ngày tối thiểu một giờ. Tại phương nam, thời điểm này đang là tiết mùa xuân, nên phơi nắng trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Vào các mùa khác nhau, thời gian phơi nắng khác nhau. Mùa hạ thì trước 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Mùa đông có thể tắm nắng vào chính ngọ. Thời gian tịch cốc, lỗ chân lông mở to, khi tắm nắng, năng lượng sẽ thâm nhập cơ thể, có thể bổ xung rất nhiều canxi cho cơ thể. Nhưng nếu quá mạnh thì ánh sáng mặt trời sẽ độc, sẽ thương hại đến cơ thể, điều này thì tự bản thân ta cảm nhận. Phơi nắng quan trọng phải để nắng chiếu vào lưng vì lưng thuộc dương. Thời kỳ tịch cốc, vẫn phải hoạt động hoặc vận động thích đáng, để thân thể ra một ít mồ hôi. Sau khi đổ mồ hôi, nếu cảm thấy mệt mỏi, nên đi ngủ ngay, chỉ cần buông lỏng đi ngủ, cơ thể ngay lập tức tự động tiếp thu được năng lượng tự nhiên. Buổi trưa cũng nên nghỉ ngơi như thường. 

Hỏi: Đến ngày thứ tư lúc đói, lúc không; lúc có khí lực, lúc không có. Điều này là tại sao?

Sư: Bởi vì năng lượng thức ăn đã hết, năng lượng tiềm tàng trong cơ thể lúc khởi lên, lúc trầm xuống. Chỉ cần giữ tâm bình thản, không vì toàn thân thiếu lực mà lập tức lo lắng sợ hãi. Để bổ sung năng lượng hậu thiên, năng lượng tiên thiên tự nhiên sẽ sinh ra để công tác. Nếu như tố chất tâm lý của bạn không tốt, khi đói lập tức ăn uống này nọ, bổ sung dinh dưỡng, thì năng lượng tiên thiên vừa mới thức dậy lại một lần nữa chìm vào giấc ngủ, không xuất ra để làm công tác thay thế nữa. 

Hỏi: Làm thế nào để năng lượng tiên thiên xuất ra? 

Sư: Chỉ khi không ăn uống gì cả, không bổ sung năng lượng hậu thiên, đến ngày thứ tư, năng lượng tiên thiên sẽ có cơ hội dần dần thức tỉnh, bắt đầu công tác. Tôi mỗi năm đều có một tháng không ăn gì cả. Có một vài bằng hữu thậm chí không ăn ba tháng. Cái này xét về mặt khoa học là không có ý nghĩa. Thực tế, lúc này lỗ chân lông trên cơ thể mở ra, cùng với không khí bên ngoài tiến hành giao lưu, trao đổi, trực tiếp tạo ra năng lượng. 

Hỏi: Chúng tôi không làm được phải không?

Sư: Tịch ba tháng, phải đạt được lỗ chân lông cùng với đại tự nhiên trực tiếp thông hành. Cơ thể chúng ta như một bình tích điện, một người bình thường tích điện ba quý để cung cấp cho ba tháng thì không vấn đề gì. Động vật có thể ngủ đông ba tháng, con người chúng ta cũng có thể ba tháng không ăn gì. Lý luận nói trên chính là trường hợp này. Nhưng do tố chất tâm lý người thường không qua khỏi ngưỡng cửa nên không làm được. Trong tình huống bình thường, mươi ngày nửa tháng cũng không vấn đề gì, chỉ cần sạc đủ “điện” rồi xuất ra để dùng. Ngày thứ bẩy đổ về trước, năng lượng tiên thiên vẫn chưa hoàn toàn thức tỉnh, chưa có để xuất ra dùng, tiêu hao năng lượng hiện tại chỉ là ở dinh dưỡng hiện có, đó là năng lượng do ngũ cốc tạp lương sinh ra. Ngày thứ bẩy về sau mới điều động được năng lượng tiên thiên. 

Hỏi: Tịch cốc bao nhiêu ngày thì thích hợp?

Sư: Mỗi lần tịch cốc tối thiểu phải là một tuần, bởi vì tế bào cơ thể chúng ta cứ chu kì bẩy ngày là thay thế một lần. 

Hỏi: Trong thời gian tịch cốc, chúng ta tiêu hao nguồn năng lượng gì?

Sư: Như vừa nói ở trên, cơ thể con người chúng ta giống như cái bình tích điện, ăn cơm giống như sạc điện, một năm có tứ quý, ba quý đầu không ngừng nhồi nhét thực phẩm vào, đủ cho cơ thể chúng ta sung túc điện, để khi đông đến không cần phải nạp nữa, rút điện nguồn ra dùng - tránh dùng ngũ cốc tạp lương. Giống như một số động vật, ngay khi lập đông là bắt đầu ngủ đông, dùng hẳn ba quý tồn trữ năng lượng để dùng, cái “bình điện” này luôn luôn được dùng để tích và phóng điện. Tuy nhiên, bình điện của người thường được sạc trong nhiều thập niên, mà chưa bao giờ xả hết điện, chưa từng thải độc, bởi vậy tế bào lão hoá rất nhanh. Nhưng tịch cốc thì tương tự với việc để tế bào của ta thay đổi một lượt từ trong đến ngoài. Vì thế, trong thời gian tịch cốc, cho dù ta có ở trong phòng, không ra ngoài, không vận động, khi đi tắm vẫn có cáu bẩn, đó là do thay đổi tế bào rơi ra. 

Hỏi: Tại sao người lớn tuổi lúc tịch cốc hay bị nôn?

Sư: Loại nôn mửa này không phải là phản ứng bài độc, mà là kết quả của năng lượng xung kích vào các viêm nhiễm tiên thiên cũng như hậu thiên bên trong thân thể. Khi ta tịch cốc, âm khí giáng xuống, dương khí thăng lên. Dương khí một khi mạnh lên sẽ vận hành, khi vận hành thì sẽ xung kích các viêm nhiễm mắc phải, tạo thành hiện tượng hoa mắt chóng mặt và nôn mửa. Một số người trong thời gian tịch cốc mồ hôi tiết ra có mùi đặc biệt lạ, nước tiểu cũng đặc biệt khó ngửi. Tại sao lúc ăn cơm không có hiện tượng này? Đó là vì trong thời kỳ tịch cốc, cơ thể con người bài độc. 

Hỏi: Trẻ em có cần tịch cốc không?

Sư: Trước mười hai tuổi không cần. Bởi vì nó vẫn chưa hình thành một “bình điện” hoàn chỉnh, không tồn tại vấn đề sạc điện và phóng điện. Sau 12 tuổi có thể thực hành được. Thời gian tịch cốc, bất kỳ phản ứng nào của cơ thể cũng là bình thường, đều là quá trình cơ thể tự điều chỉnh, tự thích hợp. Thân thể buông lỏng, không căng thẳng, tốc độ thích hợp sẽ nhanh, dao động trong quá trình thích hợp sẽ nhỏ. Tâm lí căng thẳng tương đương với việc làm cho cơ thể gia tăng trở lực, phản ứng sẽ mạnh mẽ hơn, tốc độ thích hợp sẽ chậm hơn. Vì vậy, lượng nước uống trong thời gian tịch cốc tăng gấp đôi bình thường, uống càng nhiều càng tốt, muốn uống bao nhiêu thì uống. Nhưng nhất định phải uống nước sôi. Nước sôi là nước được nấu chín, thuộc dương. Nước chưa đun sôi thuộc âm, uống vào dễ bị phong thấp, để lại nhưng tai hoạ không nhìn thấy được. 

Hỏi: mỗi năm nên tịch cốc bao nhiêu lần? Thời gian nào là tốt nhất?

Sư: Mỗi năm tốt nhất một lần. Theo thông lệ, mùa đông tịch cốc tốt nhất. Bởi vì lập đông, dương khí của trái đất bắt đầu đi xuống, vạn vật bắt đầu nội liễm. Lúc này, bắt đầu tịch cốc là thích hợp nhất, có thể tịch một mạch đến lập xuân năm sau. Bởi vì ngày lập xuân, dương khí bắt đầu đi lên, vạn vật bắt đầu hồi tỉnh. Vì vậy, Đả Thiền Thất của các chùa miếu thời cổ đều lấy lập đông để bắt đầu, và đến ngày lập xuân thì kết thúc. Tịch cốc cũng cần phải đồng bộ với đại tự nhiên (thiên nhiên) để có được hiệu quả tốt. Hai ngày đầu, tốt nhất nên tịch cốc trên núi, uống nước suối trên núi. Nếu tịch cốc thường xuyên, thì tập quán này cũng không có vấn đề gì cả. 

Thời kỳ tịch cốc, tốt nhất là không ăn bất cứ thứ gì. Nếu tố chất tâm lý không vượt qua được quan ải, hàng ngày vào 9 giờ sáng, ta có thể ăn một quả. Bởi vì sau thời điểm này, tì vị khai mở, dễ dàng hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn. Nhưng phải luôn ăn đồ ăn dương tính, là những thứ mọc trên mặt đất được ánh sáng mặt trời chiếu vào; không được ăn những thứ âm tính thuộc rễ, tỉ như khoai lang, khoai sọ v.v. Bởi vì trong thời gian tịch cốc, dương khí của ta được triệt để đánh thức 100%. Trong quá khứ, con người tịch cốc để kết nối với thiên nhiên, với vũ trụ, nhằm gia tăng công lực bản thân, khắc kì thủ chứng. Nói một cách khác, tịch cốc là một giai đoạn tăng cường trong quá trình tu hành. Tỉ như tu đến một giai đoạn nhất định thì sẽ khai đỉnh, nếu như tịch cốc có thể đạt được 100% hiệu quả mong đợi. Bởi vì thông qua tịch cốc, toàn bộ âm khí trong cơ thể tiêu tan, trở thành khí thuần dương, lại phối hợp với niệm chú ngữ [hōng] (trong Om Mani Padme Hum), “hōng địa nhất hạ linh thể tựu xuất khứ liễu”, thì không thể nào khí âm không xuất ra. Đây cũng là cái lý của tuyệt chiêu khai đỉnh của Phật môn. 

Hỏi: thận hư thì dương khí bất túc, phải không ạ?

Sư: Chính nó, cứ tịch cốc tốt đi. Khi mà âm khí trong cơ thể người ta quá nặng, kể cả uống thuốc, thuốc cũng không đến được bộ vị bị bệnh. Sau khi tịch cốc, dương khí đầy đủ, sẽ lập tức đẩy nó (âm khí - ND)đi. Nhân lúc dương khí hư, âm khí sẽ trầm tụ lại, khi tụ lại sẽ gây ung thư. Cho dù là bệnh này hay bệnh khác đều do nguyên nhân này cả. Chẳng hạn như bệnh gan có thể thông qua tịch cốc, rồi phối hợp với dùng thuốc để điều trị. Tịch cốc có thể giúp tăng cường sức xuyên thấu của dược tính, tăng đại tác dụng lực của dược tính, làm cho nó  trở nên tốt hơn. Ung thư chính xác do âm khí trong cơ thể tụ tập lại với nhau, dương khí không đủ, không thể đẩy được, vì thế âm khí mới tụ lại sản sinh bệnh tật. Khi tịch cốc, dương khí đủ thì sẽ đẩy. Âm khí tụ tập sẽ bị đẩy tan, tự nhiên sẽ khoẻ lên. Lý luận này với những những điều nói ở trên cùng một dạng. Tuy nhiên, do có rất nhiều người tố chất tâm lý yếu kém, khi những vấn đề như thế này xảy ra, họ không dám sử dụng phương thức điều trị bằng tịch cốc. Họ cơ bản cho rằng khi bệnh tật thì cơ thể suy nhược, cần phải gia tăng dinh dưỡng cho tương xứng. Đây là một quan niệm sai lầm. Càng bị bệnh càng không được ăn uống quá nhiều. Vì dương khí trong cơ thể bất túc nên không vận chuyển và tiêu hoá thức ăn được. Thay vào đó, âm khí hội tụ nặng lên, bệnh tình theo đó cũng nặng lên. Vì thế, càng ốm càng nên không ăn hoặc ăn ít đi để nhường cho dương khí sinh sản và phát huy tốt hơn, tấn công vào những chỗ viêm nhiễm. Bổ thận dương có thể uống trà cẩu kỳ tử, uống buổi sáng hấp thu sẽ tốt hơn. 

Trong thời gian tịch cốc, có thể cảm thấy tâm hoảng, tai ù, nhiệt độ trên mặt cao hơn bình thường một chút, đi lại cảm thấy hơi phiêu. Điều này hoàn toàn bình thường. Đó là phản ứng của việc phục hồi dương khí. Dương khí đi lên trên, âm khí đi xuống dưới. Vì vậy, người âm khí nặng bước đi “huỳnh huỵch”, người dương khí mạnh bước đi rất thanh thoát. 

Dạ dày chúng ta nhu động, mỗi khi nhu động thì sản sinh ma sát. Khi trong dạ đay có thức ăn thì thức ăn sẽ được ma sát; sau một thời gian dài không ăn, dạ dày chẳng có gì, thành bên trong dạ dày sẽ ma sát vào nhau. Vì vậy, ba ngày đầu tịch cốc, cần phải làm cho bên trong dạ dày sung mãn không khí. Làm thế này là để cho dạ dày không cảm thấy đau do tự ma sát sinh ra. Sau ba ngày, thành bên trong dạ dày tự động sản sinh một lớp niêm mạc rất dày, giống như thuốc bôi trơn, làm cho ma sát không còn là vấn để nữa. Ba ngày đầu, vấn đề ma sát dạ dày có thể thông qua “thực khí pháp” (ăn không khí) để giải quyết. Phương pháp là mở miệng ra nhưng không hít khí, sau đó ngậm miệng lại một cách tự nhiên, nuốt “ực” một tiếng xuống, bên trong dạ dày có không khí lập tức căng lên. Nếu có thế kiên trì phép này một thời gian, công năng dạ dày sẽ trở nên tốt hơn. Bởi vì niêm mạc dạ dày dày lên, dịch vị nhiều lên, nên dạ dày cũng khoẻ lên. Tịch cốc là phương pháp hữu hiệu nhất để tăng cường công năng của ruột, dạ dày và thận. Khởi đầu, một ngày “ăn khí” đúng ba lần. Bởi vì thần kinh dạ dày có chức năng ghi nhớ, hàng ngày sáng trưa tối đến giờ dùng bữa là nó nhớ đến ăn. Nếu không ăn đúng giờ thì một hai tiếng sau dạ dày sẽ sôi “ùng ục, ùng ục”, để nhắc ta phải đi ăn. Nói chung, nó (dạ dày) có thể đợi đến hai tiếng, nếu tiếp tục không được ăn thì nó sẽ phản kháng. Vì vậy, khi nó phản kháng, ta ăn không khí. Kết quả của ăn vài miếng này như nào bạn tự cảm nhận. Ăn khí thời quan trọng là nuốt khí xuống, làm thế này để không bị nấc cụt, nếu không lưu tại lồng ngực sẽ bị nấc cụt. 

Hỏi: sau khi kết thúc tịch cốc, nên hay không nên bỏ bữa tối?

Sư: Có thể ăn một chút gì đó thanh đạm, húp chút cháo cũng được. Cơ bản thân thể ta buổi tối nên nghỉ ngơi, không nên ăn quá nhiều thứ để bắt nó phải làm việc. Thời gian khoẻ nhất cho năng lực làm việc của cơ thể là trước ngọ. Sau ngọ, nó bắt đầu giảm nhược, hạ xuống dần dần. Giảm đến giờ mão sáng sớm ngày hôm sau thì bắt đầu thăng lên, thăng đến khoảng 9-10 giờ sáng là đạt trạng thái vượng thịnh nhất. Lúc này, ăn gì cũng dễ tiêu hoá, hấp thu và chuyển hoá. Công năng của dạ dày vào giờ tị đạt đỉnh cao nhất, vào giờ tí hạ xuống thấp nhất. Vì thế tự viện ăn sáng vào lúc sáu giờ sáng, bởi vì năm đến bảy giờ sáng là thời điểm vượng thịnh nhất của tì vị. Ăn bất cứ thứ gì đều có thể tiêu hoá và hấp thu trăm phần trăm. Qua khoảng thời gian này, hiệu quả sẽ kém đi. Đây chính là đạo lí của Trung Quốc, được giảng giải rõ ràng trong sách “Hoàng Đế Nội Kinh”. 

Hỏi: thời gian tịch cốc có phải tốt nhất là không nên làm gì phải không?

Sư: Không, phải làm thậm chí làm nhiều hơn. Chúng ta sạc điện một giờ là để rút ra khỏi nguồn điện và sau đó dùng lượng điện sạc này. Một năm sạc ba quý để rồi sang quý thứ tư sử dụng. Thời gian tịch cốc mỗi ngày tối thiểu toạ thiền hai tiếng. 

Hỏi: Không toạ được thì phải làm gì?

Sư: Có thể chia ra mà toạ, mỗi lần toạ thiền nửa tiếng, phải để bản thân triệt để buông lỏng, mệt mỏi thì dùng tư thế cát tường ngoạ thiền giống như tư thế nằm ngủ (nằm nghiêng bên phải, thân như hình cung)

Hỏi: Nếu ta tịch cốc bảy ngày, sang đến ngày thứ tám bắt đầu ăn, lúc này nên ăn gì? Cần lưu ý gì?

Sư: Lúc mới ăn thì nên ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu hoá, tỉ như cháo, táo, chuối v.v. Táo là dễ tiêu hoá nhất. Nó có đặc điểm là ăn hôm nay thì hôm nay sẽ bài xuất ra ngoài cơ thể, không lưu đọng tích tụ tại tràng vị. Tốt hơn hết không ăn đồ chiên rán, nhiều mỡ, có hàm lượng mỡ cao. Nên ăn ít nhưng nhiều bữa, lúc đầu chỉ ăn no 50% thôi, mỗi ngày có thể ăn năm, sáu bữa. Một số người mươi ngày nửa tháng không ăn, đột nhiên ăn rất no, tràng vị sẽ bị co rút. Nếu như tràng vị co rút, đặt lỏng hai tay lên bụng dưới, bàn tay trái áp lên bàn tay phải thuận chiều kim đồng hồ mát xa thì sẽ hết. Sau ba ngày có thể khôi phục chế độ ăn uống bình thường. Những người tịch cốc nhiều lần, tố chất tâm lý đã vượt qua mọi trở ngại, ngay khi tịch cốc xong có thể lập tức quay lại chế độ ăn uống bình thường. Tịch cốc lần đầu còn có vẻ lo lắng, lần thứ hai sẽ mạnh dạn hơn, tâm lý cũng thoải mái hơn. 

Mỗi cá nhân đều có thời gian sinh lý thích hợp với tịch cốc của riêng mình, không nhất định phải vào mùa đông. Nó giống như sạc điện thoại di động, có cái sạc một giờ thì đầy, có cái ba giờ, có cái tám giờ mới có thể đầy. Theo lý thuyết của cá nhân tôi, mỗi năm vào tháng sáu nông lịch, khoảng trước sau ba ngày, tôi tự động không ăn. Nếu phải ra ngoài làm việc, tôi cũng chỉ ăn một chút chút. Qua tháng này, khẩu vị lại khai mở. Thời gian bế quan của tôi hàng năm là vào tháng sáu âm, rất chính xác. Hiện tại không phải bế quan, nhưng một khi đến tháng sáu thì tự động không ăn, hoặc giả ăn cực ít. 

Hỏi: Lý do gì mà rất nhiều người khi tịch cốc đòi hỏi phải có được hoàn cảnh tốt, nếu không chỉ nghỉ ngơi, không làm gì cả?

Sư: Đây là một loại tâm lý sợ hãi, cho rằng không ăn uống gì mà lại làm việc sẽ tiêu hao nguyên khí nhiều hơn. Cách nghĩ này hoàn toàn sai. Thời gian tịch cốc không cần phải đình chỉ công tác, thậm chí vẫn thông qua hoạt động hoặc vận động thích hợp, dương khí tồn trữ cùng với chức năng sinh lý tiên thiên sẽ được đánh thức, kích hoạt. Vì vậy, hàng ngày nên có lượng vận động thích hợp cho đến khi toát được chút mồ hôi. Tố chất tâm lý tốt có thể đi leo núi, nhưng không được xuất nhiều mồ hôi, chỉ có thể đến độ cảm giác quần áo hơi ẩm một chút. Đối với kẻ tu hành thời cổ, thời gian tịch cốc chính là lúc công lực lớn mạnh. 

Hỏi: Có một loại phương thức Bế Hắc Quan là giam mình trong phòng kín, không ăn cũng không động, loại này là gì?

Sư: Bế Hắc Quan không phải là để kích hoạt hay đánh thức năng lượng ngủ say hay chức năng sinh lý, mà để khai thiên nhãn. 

Hỏi: Liệu có phải tốt hơn hết không nên tịch cốc vào mùa hạ? Vì kể cả không vận động cũng vẫn xuất mồ hôi. 

Sư: Đại bộ phận người ta đều tịch cốc trước sau lập đông. Một bộ phận nhỏ người chưa đến lập đông điện đã sạc đầy, lúc này cũng có thể tịch. 

Hỏi: Thời gian tịch cốc cảm thấy lạnh, tại sao lại thế?

Sư: Thế có nghĩa là dương khí cơ thể bạn vẫn chưa thức tỉnh. Người bình thường không ăn cơ thể lập tức không có nhiệt lượng. Khi dương khí chưa thức tỉnh, ta sẽ cảm thấy lạnh. Không ăn chính là để dương khí của cơ thể thức tỉnh, khi thức tỉnh thì tự nhiên không lạnh nữa. Cho dù cơ thể có phản ứng gì đi chăng nữa, hãy thả lỏng hoàn toàn, hãy coi nó là hiện tượng bình thường tất yếu xảy ra. Hơn nữa, cần phải tin tưởng không chút nghi ngờ vào bản thân mình, hãy tin rằng: bàn thân ta chính là một bình tích điện, đã được sạc nhiều tháng rồi, hiện tại không cần phải sạc nữa, cần phải xả điện, sử dụng chỗ điện đã được sạc đầy. Khi tiếp thu quan niệm này bằng tâm, ta sẽ không còn tư tưởng sai lầm coi tịch cốc là suy dinh dưỡng và hủy hoại thân thể nữa. 

Bình thường ăn càng nhiều càng no, càng dễ buồn ngủ. Ăn những thứ giã không kỹ, thanh đạm, chỉ ăn no khoảng 60%, tuyệt đối sẽ không buồn ngủ. Nhược bằng ăn no hoàn toàn, nhất định sẽ buồn ngủ. Bởi vì chúng ta ăn thức ăn vào để sản sinh năng lượng, mười phần thì tối thiểu phải dùng ba phần để hỗ trợ vận chuyển và tiêu hoá thức ăn, hấp thu dinh dưỡng, vì thế thực chất chỉ thu hoạch được bẩy phần. Bởi thế, ăn càng nhiều thì càng no, càng nặng gánh. Nếu như trà thô cơm nhạt rất nhanh hấp thu tiêu hoá, không cần phải quá nhiều năng lượng hỗ trợ cho tiêu hoá và hấp thu. 

Tại thời kỳ tịch cốc, hệ thống miễn dịch của ta dễ được kích thích đầy đủ nhất. Cảm mạo là do hệ thống miễn dịch bị rối loạn, dẫn tới miễn dịch lực bị hạ thấp. Tịch cốc không chỉ có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch mà còn có thể khôi phục nó lại bình thường. Tịch cốc đến ngày thứ tư, nước bọt bắt đầu tăng nhiều. Nếu là người có công lực nhất định, nước bọt sẽ đặc biệt nhiều. Nước bọt nhiều biểu thị thận thuỷ sung túc, tinh lực sung mãn. Người bình thường khó có thể tiết nước bọt. Người xưa, để giữ cho trẻ lâu, thường nghĩ đến phương pháp kích hoạt tiết nước bọt, dùng đầu lưỡi khuấy bên trong miệng, nước bọt sẽ tiết ra nhiều. Nếu thân thể khỏe mạnh, không cần phải khuấy đầu lưỡi. Nhấc nửa sau của đầu lưỡi lên chạm đỉnh (không cần phải cuộn lưỡi), nước bọt sẽ tự nhiên sinh. Dùng nước bọt để tiêu viêm, sát khuẩn là tốt nhất. Hầu hết mọi người đều biết rắn rất độc, cắn người một phát là có thể trúng độc, thậm chí tử vong. Trên thực tế, nếu con người chúng ta cắn con rắn một cái rồi nhổ nước bọt lên chỗ ta cắn con rắn, con rắn sẽ bị ta giết chết. Nước bọt của con người chúng ta thậm chí còn hơn cả rắn xét về độ độc. Ở nông thôn, người ta nếu bị muỗi đốt, họ đều lấy nước bọt xoa xát lên là hết. Thời nhỏ, tôi bị rách tay, không có thuốc tiêu viêm, cũng dùng nước bọt bôi lên miệng vết thương rồi xoa đi xoa lại để tiêu viêm. Nhưng nếu như miệng khô mà miễn cưỡng bắt nó phải tiết nước bọt ra thì hiệu quả không tốt. Chỉ có nước bọt tự động sản sinh ra mới đạt được hiệu quả tiêu viêm sát khuẩn 100%. Nước bọt trẻ em đa phần là do tuyến thượng thận tiết ra nên tốt. Người già, nước bọt ít dần đi. Đây cũng là tiêu chí để nhận biết chức năng thận suy thoái. 

Phàm những người bị viêm họng đều là do tuyến thượng thận tiết ra không đủ, cổ họng thiếu nước bọt trong một thời gian dài, nên nó không được sát khuẩn. Nếu như thận thuỷ đủ thì sẽ không tồn tại vấn đề này. Thận thuỷ sung túc, mọi chứng viêm đều khỏi. 

Hỏi: Bình thường chúng ta nên hay không nên nuốt nhiều nước bọt? 

Sư: Đúng. Nước bọt nhiều, thanh âm của anh sẽ trong, nhuận, không bị tình trạng tê liệt hay khàn giọng. Người tu hành tốt thanh âm tuyệt đối không bị khàn. Người thận thuỷ túc giọng nói, thanh âm nhất định trong sáng, hồn hậu. 

Hỏi: Mỗi lần tôi đến một nơi có không khí không tốt, cổ họng liền thấy khó chịu và có đờm. Nhưng tại những nơi không khí tốt thì không bị phản ứng này. Có vẻ như cổ họng tôi là một loại máy kiểm trắc khí dùng để đo độ trong lành của không khí ở từng địa phương. Mọi người nói do tôi bị viêm họng. Cái này so với cái thầy nói ở trên có cùng một dạng không?

Sư: Không phải viêm họng, do cơ thể anh tự bảo vệ. 

Hỏi: Việc dễ bị viêm đường hô hấp nói trên cùng với bệnh viêm phế quản là như thế nào?

Sư: Đều do thận thuỷ bất túc. Thận thủy bất túc hãy dùng phương pháp vừa nói ở trên, đặt đầu lưỡi lên đỉnh thượng ngạc, tuyến thượng thận sẽ tiết nhiều hơn, nước bọt sẽ sản sinh, nuốt nước bọt này xuống sẽ đạt được hiệu quả tiêu viêm. 

Hỏi: Khu vực Nhân Trung có phải điểm liên kết hai mạch Nhâm Đốc không?

Sư: Điểm liên kết hai mạch Nhâm Đốc tại Sơn Căn nằm trên mũi. Phàm những kẻ công thành danh tựu hoặc là tinh lực sung mãn, sơn căn nhất định phải thẳng tắp kết nối, ở giữa không có vết trũng xuống hay đứt đoạn. Ở giữa đứt hay hõm xuống nghĩa là Nhâm Đốc hai mạch không kết nối tốt, hoặc là ống nối này không thông sướng, lưu thông năng lượng bị trở ngại. 

Hỏi: Đối với những người sự nghiệp thành công, Sơn Căn liệu có rộng rãi hơn không?

Sư: Không nhất định là người có sự nghiệp thành công, mà người tinh lực sung mãn cũng vậy. Nếu anh muốn làm Sơn Căn dày lên, dùng ý niệm dẫn Đốc mạch đi xuống để cho năng lượng nói ở trên đi xuống, tị căn sẽ tự nhiên dày lên. Người bình thường năng lượng xuống đến Mi Tiêm (đỉnh lông mày) thì không thể xuống tiếp được nữa. Giống như tiếp điểm của hai ống trên và dưới không giống nhau, nên nước ở trên không thể chảy xuống được. Thông qua thiền định, có thể kéo năng lượng ở trên xuống kết nối với năng lượng bên dưới. 

Hỏi: Toạ thiền có yêu cầu phương hướng không?

Sư: Chỗ nào thông gió, có thể quay về hướng dương (hướng mặt trời, hướng nam). 

Hỏi: Có nên bắt đầu luyện công?

Sư: Có thể luyện. Thời gian tịch cốc, bởi vì dương khí đủ, thời gian ngủ tự nhiên giảm thiểu. Khoảng hai, ba giờ sáng là có thể thức dậy,  dậy rồi thì có thể đả toạ. Mỗi ngày có thể đả toạ ba, bốn lần. Sau khi ngồi bắt chéo chân, khí sinh lý trầm xuống, cơ thể sẽ giống như cái bình phun khí, khí được bơm vào sẽ bốc lên bên trong cơ thể, phía trên lên đến đỉnh đầu, phía dưới xuống đến lòng bàn chân, vươn tới thần kinh ngoại vi của cơ thể. Do đó hoàn thành quá trình trao đổi tế bào của cơ thể. Quá trình suy lão của người toạ thiền rất chậm, bởi vì số lần thay đổi tế bào nhiều hơn người thường. 

Hỏi: Tại giao hiện nay có nhiều thiên tai nhân hoạ như thế này?

Sư: Bởi vì địa cầu cần phải điều chỉnh cho hoà hợp, cần phải trường tồn. Con người chúng ta cũng một dạng, muốn sống lâu thì phải tu luyện và phục hồi bản thân mình. Với tư cách là con người sống trên trái đất này, chúng ta phải tu hành, nhưng chúng ta không làm theo; thiên tai sinh ra để nhắc nhở chúng ta tu hành. 

Hỏi: Có cần phải ghi nhớ hoặc bắt buộc tịch cốc không?

Sư: Không cần, không ăn thì cơ thể tự nhiên sẽ tịch cốc. Chỉ khi thân thể ốm đau, để trị bệnh, mới phải bắt buộc tịch cốc để đánh thức năng lượng tiên thiên. 

Hỏi: Có phải hồng trà thì bổ dương khí?

Sư: Đúng, có tác dụng ôn bổ.

Phan Anh Sơn

No comments:

Post a Comment