Friday, July 29, 2022

Nước Đức: Giữa 2 niềm tin

Điểm phim „Honecker và ông mục sư“ (2) Ảo tưởng và hiện thực

(tiếp theo)

Honecker không phải là kẻ độc tài (dictator) như Stalin, Putin, Tập Cận Bình hay Ceaucescu. Những kẻ này đòi cầm quyền suốt đời và sẵn sàng xé cả hiến pháp, sắn sàng tắm máu để giữ quyền lực. Liên Xô đã vật vã sau cái chết của Stalin, cuộc đời của Ceaucescu kết thúc một cách đẫm máu. Cái kết của Putin và Tập Cận Bình có thể sẽ không êm đẹp hơn của mọi độc tài khác.

Honecker là nhà chuyên chế (autocrat) nên vẫn bị hạ bệ bởi tập thể bộ chính trị. Làn sóng phẫn nộ của người dân những tuần đầu tháng 10.1989, nhân kỷ niệm 40 năm quốc khánh CHDC Đức đã khiến bộ chính trị SED lo sợ một sự đổ vỡ đẫm máu. Họ nhìn thấy ở Honecker một vật cản cho quan hệ với Liên Xô, vì Honecker luôn phê phán chính sách Perestroika, Glasnost của Gorbachev. Một âm mưu lật đổ được chuẩn bị bởi người kế tục của Honecker là Egon Krenz và trùm STASI Erik Mielke. Ngày 17.10.1989, tại phiên họp bất thường của bộ chính trị, Honecker bị ép phải đồng ý từ chức, như ông đã làm với Ulbricht, người thầy của mình 18 năm trước. 

Ba tuần sau, ngày 9.11.89 bức tường Berlin bị xóa bỏ.

Sau ngày đó, tuy đảng SED vẫn cầm quyền ở CHDC Đức, nhưng vai trò kiểm soát của nhân dân trong quốc hội đã tăng lên đáng kể. „Cục An ninh Quốc gia“ (Amt für Nationale Sicherheit AfNS) được lập ra để thay thế Bộ An ninh Quốc gia (STASI). Những thay đổi này đã cho phép viện kiểm sát CHDC Đức tố cáo nhiều quan chức cao cấp của đảng SED, trong đó có ông bà Honecker, về tội tham nhũng và lạm quyền. 

Làng Wandlitz ở quận Bernau, bắc Berlin, từng được coi như khu cấm thành. Đây là nơi ở dành riêng cho bộ chính trị đảng SED, không con muỗi nào chui lọt qua. Trong này có tất cả, từ bể bơi nước nóng đến cửa hàng Intershop chuyên bán các hàng hóa cao cấp nhập từ phương tây mà dân thường chỉ biết mơ. Một số đầu bếp và vệ sỹ cũ đã viết hồi ký về cuộc sống vương giả ở đây. 

Ông Honecke là một thợ săn giỏi nên ông còn dành cả khu rừng quốc gia Schorfheide, cách Wandlitz 30km làm nơi săn bắn riêng. Thú rừng trong đó có lẽ cũng thuộc „tài sản của văn phòng Trung ương“, chỉ để hàng năm ông và các đồng chí về đó săn bắn. 

Những điều này không còn là bí mật quốc gia sau khi bức tường đổ. Báo chí „mất kiểm duyệt“ bắt đầu lên tiếng về „Chủ nghĩa Cộng sản trước kẻng“ của các nhà lãnh đạo. Dân chúng nổi giận, buộc thủ tướng Modrow[1] phải giải thể khu Wandlitz vào cuối tháng 11.1989. Gia đình Honecker và các cựu ủy viên bộ chính trị khác bỗng trở thành „dân oan“. Nhưng họ không oan vì chẳng ai có sổ đỏ các tòa biệt thự trong đó cả. Họ toàn ở „chùa“. 

Cả hai tin sét đánh: bị mất nhà và bị truy tố hình sự về tội tham nhũng, lạm quyền đến tai bà Honecker bên giường bệnh của chồng trong nhà thương. Ông Honecker lúc đó đang phải mổ ung thư thận. Bà luôn miệng kêu khổ „Chúng tôi nay là vô gia cư, không biết sẽ sống ở đâu“. 

Vết mổ vừa lành chỉ thì ngày 28.1.1990 một toán công an nhân dân VOPO của ông trước kia đến bắt hai vợ chồng, đưa thẳng từ giường bệnh về trạm xá của nhà lao Berlin-Rummelsburg.

Khi kể về anh bạn Michael Verleih của tôi trong sách “Hai Quê Hương”, tôi có nói về ông luật sư Đông Đức Wolfgang Vogel. Tuy ông là công dân CHDC Đức, nhưng cả giới luật và giới chính trị phương tây đều kính nể ông. Từ năm 1962 ông đã môi giới thành công vụ đổi phi công lái máy bay U2 của Mỹ Gary Power lấy đại tá tình báo Liên Xô Rudolf Abel. Từ đó cho đến hết "chiến tranh lạnh", văn phòng luật của ông đã giúp chính phủ Tây Đức „mua tự do“ cho gần 34.000 tù chính trị Đông Đức. Hay nói cách khác là ông đã giúp chính phủ Đông Đức „bán“ được 3,4 tỷ DM tiền „tù chính trị“. 

Còn gia đình các tù nhân chính trị thì coi ông như cứu tinh, bao nhiêu tiền họ không quan tâm.

Khi ông Honecker lâm nạn, ông Vogel nhảy vào cứu, lo về pháp lý. Còn ông Arafat, chủ tịch PLO thì bảo trợ về tài chính thông qua phái đoàn đại diện ở Berlin.

Ông Honecker lúc đó đã 79 tuổi, lại bị ung thư nên ngày hôm sau 29.01, ông Vogel đã buộc được tòa phải chấp nhận thả „vì tình trạng sức khỏe“. Nhưng thả ông bà về đâu? Khu biệt thự Wandlitz đã giải thể.

Ông Vogel nhờ giáo hội tin lành (giáo hội lớn nhất ở Đông Đức) tìm chỗ trú thân, mà trong tiếng Đức cũng gọi là chỗ tỵ nạn (Asyl) cho cặp vợ chồng già.

Duy nhất có một ông mục sư cũng ở quận Bernau, gần nhà cũ của gia đình Honecke nhận lời thỉnh cầu của Vogel. Đó là mục sư Uwe Holmer, người trông coi xóm đạo Lobetal. Trung tâm nuôi dưỡng những người thiểu năng trí não Lobetal cũng là đứa con đẻ của ông Holmer, một người suốt đời tận tụy với các hoạt động nhân đạo. 

Quyết định của ông Holmer vấp phải sự phản đối của dân làng, của gia đình, bạn bè và cả của các hàng giáo phẩm trên ông. 

Ông không thể bỏ rơi một đồng bào trong cảnh màn trời chiếu đất.

Trả lời câu hỏi: Sao ông lại có thể giúp đỡ một kẻ đã đàn áp và lợi dụng tôn giáo của chúng ta từ hàng chục năm qua, bất cứ lúc nào gã có thể ? Ông Holmer nói:

-Khi chúng ta cầu nguyện cho tình thương, thì chúng ta cũng phải sống vì nó!

Bà Ingrid Holmer trong bụng không đồng ý. Nhưng bà đành theo ông, như xưa nay. 

Sáng ngày 30.1.1990, ông Vogel đưa cặp vợ chồng Honecker đến nhà ông bà Holmer. Cuộc sống trong gia đình nhỏ này bỗng trở nên nặng nề. 

Ông bà Holmer ở với hai cậu con trai út, Traugott 18 tuổi và Cornelius 14 tuổi. Hai cậu phải dồn ở chung với nhau để dành một phòng trống cho cặp vợ chồng tỵ nạn. Cornelius còn nhỏ nên chỉ phiền vì ông Honecker hay bật TV to, khiến cậu khó ngủ. Giờ đây, chính Cornelius, đã 45 tuổi trở thành người dẫn chuyện cho bộ phim 90 phút.

Người anh Traugott không được vào học trường trung học mở rộng[2] chỉ vì là con ông mục sư, nên cậu rất ghét bà Margot Honecker. Cậu từ chối không giúp bà khi bà nhờ cậu chạy ra phố mua hộ chút tạp phẩm. Cậu nói thẳng là cậu không ưa bà.

Ông bà Honecker cũng không dễ thở hơn. Bên cạnh cái cảm giác thất thế, sự tụt hẫng từ đỉnh cao quyền lực, họ phải làm quen với cuộc sống của giáo dân. Lãnh tụ một chế độ vô thần nhưng trước mỗi bữa ăn đều phải ngồi chờ chủ nhà cầu kinh xong mới chúc ăn ngon.

Sự khác biệt về quan điểm sống của hai gia đình thể hiện rõ nét qua các đối thoại hàng ngày. Ví dụ một bên coi việc giúp người khi hoạn nạn là nghĩa vụ của lương tâm, như lời chúa dạy, còn bên kia coi đó là tình đoàn kết. Cuộc đối thoại chấm dứt ở câu hỏi: Vậy tình đoàn kết của các đồng chí của ông đâu rồi?

Ông Honecker ít nói, nhưng bà thì luôn bảo vệ chế độ cũ, luôn khẳng định sự cần thiết của „trừng phạt“ để giữ xã hội ổn định. Khi được hỏi về hệ thống STASI luôn theo dõi công dân, bà nói: „Nếu ai không có gì phải giấu diếm thì việc gì phải sợ điều đó“. 

Còn nhiều cuộc đối thoại khác khiến ông bà Holmer không còn tin vào sự hối cải có thể có ở hai vị khách giáo điều, cuồng tín.

Bất chấp mọi khó chịu, vợ chồng mục sư Holmer vẫn trung thành với quyết định ban đầu và họ càng quyết tâm bảo vệ khách trước sự phẫn nộ của dân làng. Có đêm, những giáo dân đã bị áp bức suốt 40 năm qua tập trung đốt đuốc trước của nhà mục sư, đòi được trừng phạt vợ chồng Honecker. Cả nhà ông Holmer phải dàn hàng ngang ra, không cho dân chúng tràn vào phá cổng.

Sự hy sinh chân tình của ông bà Holmer đã phần nào giúp cho ông bà Honecker quay lại được với cuộc sống đời thường. Ông Honecker không biết hát thánh ca, nhưng đáp lại bằng bài hát đồng quê thời trẻ thơ. Bà Honecker luôn vui lòng được giúp bà Holmer trong các công việc nhà. Rồi bà tự đi lau cầu thang cho cả ngôi nhà. 

Khi sống lại tuổi trẻ khó khăn của những người chống phát xít từng bị Hitler truy bức, cả hai vị lãnh đạo lạnh lùng đáng sợ này bỗng lộ ra cái chất con người trong họ. Sau khi biết mọi hành động tốt đẹp của chủ nhà đều bắt nguồn từ lời dạy của chúa, cuối cùng bà Honecker đã nhận cuốn kinh thánh từ bà Holmer và hứa sẽ đọc.

Một ngày nọ, công an quận Bernau nhận được một thông báo nặc danh là 12 giờ trưa hôm nay, nhà của mục sư Holmer sẽ bị đánh bom. 

Ông cảnh sát trưởng Uwe Westen vội phóng xe đến nhà mục sư Holmer để bắt mọi người di tản. Không khí kinh hoàng trùm. Ông Holmer đuổi vợ con ra khỏi nhà, rồi ông lên gác báo tin cho vợ chồng Honecker. Cả hai người không ai bảo ai, đều đòi ở lại, chịu số phận của cuộc đời. Trước sự sững sờ của ông Holmer, hai vợ chồng điềm tĩnh mặc quần áo nghiêm chỉnh rồi ngồi vào đi-văng chờ đợi. 

Vài phút trước giờ bom nổ, anh cảnh sát Westen không thấy ba người già ra khỏi nhà. Anh ta liều vào nhà, leo lên gác và nhìn thấy ông bà Honecker ăn mặc nghiêm chỉnh, ngồi chờ bom nổ. Ông Honecker nói một câu rất Đức: 

-Chúng tôi quyết ở lại và chịu trách nhiệm về việc này! Có cần văn bản không?

Ông Holmer thấy vậy nói với Westen: Thôi anh xuống đi, tôi cũng ở lại đây. Tôi không bao giờ bỏ khách ở lại như vậy.

Westen xuống nhà đuổi mấy nhân viên cứu hỏa ra rồi anh cũng ngồi lại, nhìn vào kim đồng hồ trên tường.

Cuối cùng thì đó chỉ là lời đe dọa suông. 

Trong một phim tài liệu khác đi kèm phim truyện „Honecker và ông mục sư“ [3] , đài ZDF đã phỏng vấn nhiều nhân chứng khác nhau. Vụ „dọa đánh bom“ này được xác định là có thật như trong phim. Anh cảnh sát Westen ngày nào nay đã già, vẫn còn nhớ từng chi tiết.

Thái độ của ông bà Honecker và của ông Holmer là biểu hiện của những người già có đức tin. Một người tin vào chúa, hai người kia vào lý tưởng.

Anh cảnh sát trẻ Westen thì khác. Anh còn cả cuộc đời trước mắt và không có gì buộc anh phải hy sinh cho một chế độ đang tan rã. Là cảnh sát trưởng, rất có thể anh phải là đảng viên cộng sản. Nhưng trước khi là người cộng sản, anh là một người Đức với nếp sống kỷ luật và tinh thần trách nhiệm đã ngấm vào máu.

Tháng 4.1990 ông bà Honecker được chuyển đến doanh trại của hồng quân Liên-Xô ở Beelitz, gần Berlin và tỵ nạn ở đó cho đến tháng 3.1991, khi ông được Gorbachev mời sang Liên Xô chữa bệnh. 

Ông Honecker mất ở Santiago de Chile ngày 29.05.1994, mang theo cả niềm tin vào chủ nghĩa xã hội.

Niềm tin của Honecker có thể là một ảo tưởng. Nhưng chắc chắn niềm tin của mục sư Holmer vào lòng nhân ái là một hiện thực từ ngàn đời nay.

Mục sư Uwe Holmer ở Lobetal, Berlin
nguồn ZDF Mediathek

(bài trước) 

-
[1] Hans Modrow từng là bí thư tỉnh ủy Dresden, là một nhà lãnh đạo có tinh thần cải cách. Ông là thủ tướng cộng sản cuối cùng của nước CHDC Đức từ 13.11.89 đến 12.04.90.
[2]Học sinh CHDC Đức phải ít nhất học hết lớp 10. Từ cuối lớp 8, những em có học lực tốt được tuyển chọn sang học các lớp 9-10-11-12 ở trường trung học mở rộng. Hết lớp 12 là kỳ thi lấy bằng tú tai, chìa khóa để vào đại học. Những em học lực bình thường thì cứ tiếp tục học đến hết lớp 10 ở trung học rồi đi học nghề. Bà Honecker có chỉ thị ngầm, không cho các em „lý lịch có vấn đề“ vào học trường trung học mở rộng để lên đại học.

Dạy Toán

 [EDU-KIDS] Kết hợp hình học và đại số ở THCS

   1. Lỗ hổng về ngôn ngữ khi học sinh THCS học hình học có thể bắt nguồn từ đại số. Cách dẫn nhập về đại số trong các sách giáo khoa hiện tại bằng tiếng Việt đều lúng túng và không tốt, do chương trình khung không tốt. Rất nhiều sách hình học tốt trên thế giới bắt đầu bằng các quy tắc đại số như sử dụng dấu ngoặc, chuyển vế, nhân hai vế của đẳng thức, bất đẳng thức (với dấu khác, và lớn, nhỏ hơn), quy tắc logic như phủ định, và, hoặc, kéo theo. Điều này nhằm tránh lỗ hổng ngôn ngữ. 

   2. Một trong điểm thiếu gây nên sự lúng túng trong cách trình bày của các sách giáo khoa là đưa khái niệm biến số và ẩn số để mô tả các đại lượng. Một mặt, điều đó cho phép học sinh hiểu số là một cách biểu diễn định lượng (phép đo) các đối tượng thực tế (thường là có thứ nguyên) và không nhất thiết phải là số nguyên. Mặt khác, việc sử dụng các phép toán đối với độ dài, độ lớn của góc, đòi hỏi các đại lượng này phải được biểu diễn bởi các số. Biến số cho phép thay đổi các đại lượng để áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau. Việc cộng trừ các góc và các đoạn thẳng một cách tự nhiên mà không nhắc tới việc biểu diễn độ lớn của chúng bằng các số là một khiếm khuyết về logic và cả về mặt sư phạm. 

    3. Do độ dài của đoạn thẳng bất kỳ phải được biểu diễn bằng một số thực, không nên tách việc học số thực ở lớp 7 và số tự nhiên ở lớp 6. Thực ra, tiểu học đã học về phân số và các số hữu tỷ, việc hạn chế ở các số nguyên ở lớp 6 là một sự thụt lùi về khái niệm số. Trong khi đó, các định lý về số học, có thể trình bày ở lớp 7, sau khi học về số thực. Không có lý do gì phải học sâu về tính chất của các số nguyên trước khi học số thực. Trong khi đó, không có khái niệm số thực, việc biểu diễn độ đo của đoạn thẳng và góc sẽ có vấn đề. Bởi hiển nhiên, học sinh sẽ thấy đoạn thẳng không chỉ mô tả bằng các số nguyên. 

     4. Chẳng hạn, một trong các định lý đơn giản nhất là "(nếu) hai góc đối đỉnh thì (chúng) bằng nhau". x+ a = y+a = 180 (độ). Từ đó suy ra x=y. Chúng ta có thể tạo ra một bài toán tương tự hoặc phức tạp hơn tý chút về độ dài đoạn thẳng để học sinh hiểu việc biểu diễn độ lớn của đoạn thẳng, góc bằng một số, với quy tắc cộng trừ.  Phép nhân với một số (nguyên hoặc thực) có thể đưa vào nhờ sự quy đổi đơn vị, chẳng hạn 180 độ đổi thành pi trong độ đo radiant. 

     5. Tuy phần này có vẻ rườm rà nhưng chính là để học sinh thấy được Toán học là thống nhất và để tránh các lỗ hổng về ngôn ngữ, vừa để đảm bảo sự chặt chẽ trong tư duy của trẻ.

    6. Với biến số, việc đưa tư duy máy tính và lập trình vào kỹ năng cho các môn Toán trở nên dễ dàng.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Bài lụm: Nguyên nhân mấy đứa con trai vẫn còn FA là vì sao?

 Nói thật... các anh cứ tử tế, sạch sẽ vào thì sẽ có gái yêu thôi các anh ạ =)))))

Chứ các anh đi ngoài đường cứ săm soi ngực to, vú to.... rồi vô duyên hỏi mấy câu như còn trinh không này nọ. Hút thuốc tỏ vẻ xa xăm, mồm lúc nào cũng mùi rượu bia,  ám mùi thuốc lá; đ gái không dùng bao... đến khi có thai đ' nhận thế kia thì dù cho em thẳng em cũng dí l khả ái với các anh luôn nhớ 🙂

Đừng lấy lí do con gái yêu nhau để bao che cho cái sự hãm l*n của bản thân :))))

Ối dồi ôi...  còn có các anh nào hỏi con gái yêu nhau rồi làm sao đụ ý thì em cũng nói luôn là kiến thức về sex của anh hạn hẹp vãi cả đ' luôn í. Em cũng thấy tội chị nào vớ phải mấy anh nói câu này.

Cho coo vào thế là đ!t à?

Các anh biết vì sao con gái yêu nhau khi sex lại thích hơn không?

Bởi vì con gái hiểu con gái hơn đấy ạ :))))

Sex là cả một nghệ thuật, nó đúng nghĩa khi cả hai cùng lên đỉnh chứ không phải một đứa sướng một đứa chịu đựng 🙂

Theo như khoa học thì sex nữ nữ 80% là sướng, còn nam nữ chỉ có 50% thôi =)))))

Đúng là... gặp mấy anh này thà  khép đoá hoa hồng và đóng băng nó luôn còn hơn 🤷🏼‍♀️.

Woman ☕ (copy từ FB-Wibu Thượng Đẳng)

Thursday, July 28, 2022

Cá tính Sài Gòn với thời gian

 “Năm 1954, cả trăm ngàn dân Bắc di cư vào Sài Gòn, mang theo đủ loại kiểu sống bó trong luỹ tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ. Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình. Nhưng người Sài Gòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng xuề xoà đón nhận.

Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”. Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết. Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xinê cọp. Dễ giận dễ quên.

Hè, tụi bạn về quê, Bến Lức, Vĩnh Long, Kiến Hoà … Cũng chia tay hứa hẹn, tình cảm ra rít: “Tao về quê sẽ mang lên cho mày ổi xá lỵ, xoài tượng…” Tôi ngóng cổ chờ bạn, chờ quà. Thực ra, tôi thèm có quê để về.

Tết đến, thầy cô, bạn bè về quê, nhiều người Sài Gòn xôn xao về quê. Tôi ở lại Sài Gòn mà thấy mình vẫn không phải dân Sài Gòn. Vậy ai là dân Sài Gòn chính hiệu đây? Chẳng lẽ phải tính từ thời mấy ông Pétrus Ký hay Paulus Của?

Sài Gòn trẻ măng, mới chừng hơn 300 tuổi tính từ thời Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở đây. Sài Gòn khi cắt ra khi nhập vào, to nhỏ tuỳ lúc. To nhất khi nó là huyện Tân Bình, kéo dài đến tận Biên Hoà. Nhỏ nhất là vào thời Pháp mang tên Sài Gòn. Ngay trước 1975, Sài Gòn rộng chừng 70km2, có 11 quận, từ số 1–11. Hồi đó Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức… còn được xem là nhà quê (tỉnh Gia Định). Bây giờ Sài Gòn rộng tới 2.000km2.

Sài Gòn đắc địa, có cảng nối biển, là đầu mối giao thương quốc tế, tiếp cận văn minh Tây phương sớm. Dân Sài Gòn không có địa giới rõ rệt. Nói tới họ có vẻ như là nói tới phong cách của dân miền Nam. Họ là những lưu dân khai phá, hành trang không có bờ rào luỹ tre nên tính tình phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, nói năng bộc trực… Ai thành đại gia thì cứ là đại gia, ai bán hàng rong thì cứ bán.

Sài Gòn không tự hào mình là người thanh lịch, không khách sáo, không mời lơi. Họ lấy bụng đãi nhau. Sài Gòn có mua bán chém chặt? Có, đúng hơn là nói thách. Cứ vô chợ Bến Thành xem mấy bà bán mỹ phẩm, hột xoàn hét giá mát trời ông Địa. Không cứ khách tỉnh, dân Sài Gòn lơ mơ cũng mua hớ như thường.

Ít nơi nào nhiều hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương như Sài Gòn. Có máu lưu dân trong người, dân Sài Gòn thông cảm đón nhận hết, không ganh tị, không thắc mắc, không kỳ thị. Người ta kỳ thị Sài Gòn, chứ Sài Gòn chẳng kỳ thị ai.

Nhiều gia đình người Bắc người Trung ngại dâu ngại rể Sài Gòn, chứ dân Sài Gòn chấp hết, miễn sao ăn ở biết phải quấy là được.

Dân Sài Gòn làm giàu bằng năng lực hơn là quyền lực. Người ta nói “dân chơi Sài Gòn”. Trời đất! Sài Gòn mà “tay chơi” cái nỗi gì. Tay chơi dành cho những đại gia giàu lên đột xuất từ đâu đó đến. Sài Gòn a dua thì có, nhưng a dua biết chọn lọc. Coi vậy chứ dân Sài Gòn đâu đó còn chút máu “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”. Cứ xem dân Sài Gòn làm công tác xã hội thì biết, cứu trợ lũ lụt thấy người ta lạnh quá, cởi áo len đang mặc tặng luôn. Họ làm vì cái bụng nó thế, chứ không phải vì PR, đánh bóng bộ mặt.

Biết bao văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung vào đất này “quậy” tưng, tạo ra cái gọi là văn học miền Nam hậu 54 coi cũng được quá chứ ? Nhạc sĩ Lam Phương, quê Rạch Giá, mười tuổi đã lưu lạc lên Sài Gòn kiếm sống. Năm 17 tuổi nổi danh với bản Kiếp nghèo và khá giả từ đó.

Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ, chạy xe lỡ va quẹt nhau, giơ tay chào ngỏ ý xin lỗi là huề. Những thói quen này giờ đây đang mất dần, nhưng dân Sài Gòn không đổ thừa cho dân nhập cư. Họ cố gắng duy trì (dù hơi tuyệt vọng) để người mới đến bắt chước. Chợ hoa là một chút văn hoá của Sài Gòn, có cả nửa thế kỷ nay rồi, có dân nhập cư nào “yêu” hoa mà ra đó cướp giựt hoa đâu.

Sài Gòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sài Gòn vẫn là Sài Gòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất này. Sài Gòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sài Gòn? May ra những người xa Sài Gòn còn chút gì nhức nhối. Tôi có thằng bạn Bắc Kỳ chín nút, xa Việt Nam cũng gần 40 năm. Tên này một đi không trở lại, vừa rồi phone về nói chuyện lăn tăn, rồi chợt hỏi: “Sài Gòn còn mưa không?” – “Đang mưa”. Đầu phone bên kia thở dài: “Tao nhớ Sài Gòn chết… mẹ!” Sài Gòn nay buồn mai quên, nhưng cũng có nỗi buồn chẳng dễ gì quên.

Mới đây đi trong con hẻm lầy lội ở Khánh Hội, chợt nghe bài Kiếp nghèo vọng ra từ quán cóc ven đường. Tôi ghé vào gọi ly cà phê. Giọng Thanh Thuý sao da diết quá: “Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gởi theo gió sương…” Chủ quán, ngoài 60 cầm chồng báo cũ thẩy nhẹ lên bàn “Thầy Hai đọc báo …” Hai tiếng “thầy Hai” nghe quen quen… Tự nhiên tôi thấy Sài Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, cần gì phải xin nhập tịch?”

(Khuyết Danh)

Thằng Bờm st (FB-Sài Gòn xưa)

Quyền lực XHCN

 Điểm phim "Honecker và ông mục sư" (1) – Số phận

Erich Honecker là người có uy quyền nhất ở trong lịch sử 40 năm của nước CHDC Đức. Quyền lực của ông còn kinh hơn của hai người tiền nhiệm, của hai bậc thầy là Wilhelm Pieck và Walter Ulbricht. 

Ông Wilhelm Pieck làm chủ tịch CHDC Đức từ 1949-1960, vào lúc mà các tàn dư của nền dân chủ đa nguyên vẫn còn tác dụng. Đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Đức (SED) là hợp nhất giữa đảng cộng sản KPD và đảng dân chủ xã hội SPD. KPD chủ trương chuyên chính cứng rắn, trong khi SPD chủ trương một nhà nước mềm dẻo. Ông Pieck phải chia quyền với ông Otto Grotewohl, thủ lĩnh SPD ở miền đông. Ngoài ra, Đông Đức vốn có mật độ trí thức dày đặc từ xưa nên dân trí rất cao, không phải chính quyền muốn nói gì thì nói. Cuộc nổi dậy  ngày 17.06.1953 của công nhân Đông Đức chống lại việc tăng giờ làm trong phong trào thi đua XHCN là một ví dụ.

Sau khi ông Wilhem Pieck qua đời tháng 9.1960, Walter Ulbricht lên thay. Ông lập tức mở rộng bộ máy đàn áp STASI, đánh phá giới trí thức phản kháng. Đặc biệt là ông ta cho xây bức tường Berlin vào ngày 13.08.1961, đưa cuộc chiến tranh lạnh lên đỉnh cao. Nhưng Ulbricht không được Liên Xô của Krutschev ủng hộ. Nikita Kruschev là một lãnh đạo cộng sản kiểu mới. Ông coi việc Walter Ulbricht phải xây bức tường Berlin để chặn dòng người tỵ nạn sang miền Tây chứng tỏ sự yếu kém của CNXH ở Đức. Ông muốn CNXH phải ưu việt hơn CNTB, phải như Liên Xô đang thắng Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trụ và sản xuất bông, đang có các tác phẩm văn học nghệ thuật lừng danh thế giới. "Sông Đông Êm Đềm"; "Khi Đàn Sếu Bay Qua", "Người Thứ 41" là những điểm sáng mà người Việt thời tôi còn nhớ. Kruschev không tồn tại lâu với các ý tưởng đó.

Ông Bresnew cứng rắn, không thích văn hoa, lên thay Kruschev cuối năm 1964. Ông rất ủng hộ nhà nước STASI của Ulbricht. Nhưng không lâu sau đó Ulbricht muốn đưa mô hình XHCN của CHDC Đức lên thành mẫu hình cho Đông Âu nên bị Bresnew thổi còi, vì cho là vượt mặt Liên Xô. Thế nên vị trí của Ulbricht bị ngay các thành phần trong bộ chính trị SED dòm ngó. Trong đó, Honecker, người kế cận của ông là kẻ thèm thuồng nhất.

Ông Honecker đón tiếp tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô Leonid Bresnew tháng 10.1979 nhân kỷ niệm 30 năm thành lập nước CHDC Đức

Ngày 26.4.1971 Honecker dẫn theo một toán lính cảnh vệ mang súng tiểu liên đến nhà nghỉ của Ulbricht ở Groß Dölln. Binh sỹ chiếm giữ các vị trí trọng yếu, cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài. Honecker vào nhà buộc Ulbricht phải ký vào một lá thư xin từ chức gửi ban chấp hành trung ương đảng SED [1]

Sau cuộc đảo chính này, ông Honecker nắm quyền lực tuyệt đối ở Đông Đức, được người anh lớn ở Moskva ủng hộ. Uy tín của nước CHDC Đức lên đến đỉnh cao, khi Honecker lần lượt gặp gỡ các nguyên thủ châu Âu: Helmut Schmidt, Helmut Kohl, Francois Mitterand, để bàn về an ninh châu Âu, ngồi ký kết hiệp ước Helsinky 1975 cùng tổng thống Mỹ Gerald Ford…

Lúc này phần đông trí thức không ưa chế độ XHCN đã bỏ đi phương tây, trong khi bộ máy đàn áp STASI đã đạt đỉnh cao. Không ai ở Đông Đức dám thách thức Honecker. 

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình công nhân, được giáo dục bằng các tư tưởng của chủ nghĩa Stalin từ bé, lúc trưởng thành được đào tạo lý luận ở Liên Xô, Honecker chịu ảnh hưởng nặng của các tư tưởng Xô Viết. Thêm vào đó là tính bảo thủ của người Đức nên Honecker có những quan niệm dị thường về đạo đức. Ví dụ:  ông ta coi tội ấu dâm là một sản phẩm của lối sống tư bản,  không bao giờ chấp nhận là ở CHDC Đức có loại tội phạm này.

CHDC Đức có hai bộ máy công an: Cảnh sát nhân dân (Volkspolizei hay gọi tắt là VOPO) và An ninh quốc gia (Staatssicherheit, gọi tắt là STASI). Lực lượng VOPO trực thuộc bộ nội vụ, hoạt động trong bộ máy dân sự, làm việc khá chuyên nghiệp và mẫn cán. Tôi đến Đông Đức năm 1967, vào tuổi 16, đến nay vẫn còn những kỷ niệm tốt về nhân viên VOPO. Dân Việt Nam sau này có tiền, mua xe máy Mokik, ô-tô Trabi chạy ở Đông Đức thường chứng kiến các cử chỉ thân thiện của VOPO. 

Trong khi đó STASI là một cỗ máy công an đáng sợ, nhưng vô hình. Trong suốt 4 năm tôi học nghề ở đó, không hề biết ai là STASI. Sau thống nhất nước Đức mới té ra rằng, vài người trong số các thầy cô mà tôi yêu mến từng là nhân viên chìm STASI. 

Khi các vụ án ấu dâm xảy ra, trẻ em mất tích, cảnh sát VOPO lập tức ra tay. Họ lập ra ban chuyên án và làm việc rất căng. Có một điều mà họ không giải thích được là không bao giờ họ chộp  được thủ phạm. Hầu như có một bàn tay vô hình nào đó luôn đi trước họ. Đó chính là STASI tìm cách xóa dấu vết các tội phạm này để không làm hổ danh nhà nước XHCN.

Cô Sonja, con gái Honecker, cưới người cộng sản Chile tên là  Betancourt, khi anh sang Đông Đức trốn sự đàn áp của chế độ độc tài Pinochet. Cặp vợ chồng trẻ Betancourt sinh được 3 người con: Roberto, Vivian và Mariana. Roberto kể lại là ông bà ngoại hết lòng yêu thương các cháu. Ông thường xuyên dành thời gian để chơi với chúng. Năm 1988 bé Mariana qua đời vì bệnh nặng. Việc này khiến hai vợ chồng Honecker vô cùng đau khổ. Ông Honecker thường xuyên đến thăm mộ cháu và lần nào cũng mang hoa cắm vào một cái bình đẹp bằng sứ để bên mộ.

Rồi cái bình hoa đẹp biến mất. Các nhân viên STASI hết hồn khi phát hiện điều đó. Giỏi như STASI mà cũng đành bó tay với kẻ trộm vặt. Thế là họ phải truy tìm nguồn gốc cái bình hoa để đặt làm gấp một chiếc bình y như vậy. Họ kịp để cái bình mới vào chố cũ trước khi ông ngoại quay lại thăm mộ cháu. Họ biết rằng ông chủ tịch sẽ nổi khùng khi ai đó báo cáo là có ăn cắp vặt trong thiên đường XHCN tươi đẹp của ông. Từ đó ban quản lý nghĩa trang phải lo cất cái bình hoa và mang ra trước khi Honecker đến thăm mộ cháu[2]

Quyền lực của Honecker còn được củng cố bằng vai trò của vợ, bà Margot Honecker, bộ trưởng bộ giáo dục CHDC Đức từ năm 1963. Bà có công lao biến ngành giáo dục CHDC Đức thành một cái lò đào luyện con người XHCN hiệu quả nhất. Rất nhiều con em những người bất đồng chính kiến, những người không yêu thích chế độ XHCN đã bị cưỡng bức tách khỏi cha mẹ, giao cho người khác giáo dục. Những em nào không tách được khỏi bố mẹ khác tư tưởng thì hoàn toàn không có cơ hội được vào đại học. 

Hệ thống trại “cải tạo thanh thiếu niên” của bà từng là cơn ác mộng của hàng trăm ngàn người Đông Đức. Họ bị giam cầm trong đó chỉ vì các lỗi lầm của tuổi thơ.

Ông bà tưởng như đã biến Đông Đức thành một xử sở không còn ai biết phản đối, một xứ sở của những người chỉ biết gật đầu.

Quyền lực vô biên dẫn đến tha hóa. Tha hóa ắt bị đào thải. Đó không phải là số phận mà là quy luật. Tháng 11.1989, bức tường Berlin bị nhân dân phá sập. Đầu năm 1990, ông bà Honecker bị các đồng chí của họ bỏ rơi, trở thành người vô gia cư ngay tại quê hương mình. 

Người đã góp phần tạo ra làn sóng tỵ nạn khiến 3,5 triệu người Đông Đức phải bỏ quê hương ra đi, nay trở thành người tỵ nạn.

Người giang tay cưu mang hai vợ chồng ông lại chính là một trong những nạn nhân của họ, mục sư tin lành Holmer ở Lobethal, gần Berlin.

Gần đến ngày 13.8, ngày bức tường Berlin được Ulbricht và Honecker dựng lên, tôi ngồi xem lại cuốn phim truyện “Honecker và ông mục sư” trên kênh truyền hình Đức ZDF [3]. Giữa những rừng tin xấu về sự độc ác của con người, ở Nga, ở Ukraine, ở Mỹ, ở Palestine, rồi ở Việt Nam… cuốn phim đã làm tôi ấm lòng.

Tôi rất thích phim truyện dựng theo các sự kiện có thật, kể về số phận những con người thật. “Honecker và ông mục sư” chính là một tác phẩm kiểu này, nhưng vào hàng xuất sắc.

Những người làm phim đã công phu tìm lại các nhân chứng để dựng lại thật trung thực câu chuyện hiếm có này. Kíp làm phim đã tái hiện lại các nhân vật một cách rất con người. Một ông Honecker thất thế, mất hết uy lực, sức khỏe suy tàn, tuy vẫn mù quáng nhưng đang đau xót, vật vã trở lại cuộc đời thường dân. Một bà Honecker chỉ biết nghĩ đến lỗi lầm của người khác, không hề day dứt về những tội lỗi của mình gây ra, nhưng vẫn chấp nhận quay trở lại vai trò bà nội trợ từ thuở hàn vi, cặm cụi ngồi lau cầu thang trong nhà ông mục sư. Một ông mục sư luôn tìm cách lấy kinh thánh để biện minh cho hành động của mình trước sự phản đối của bà con, của giáo hội. Một anh cảnh sát nhân dân VOPO trong những ngày tàn của chế độ nhưng thà chết không rời bỏ trách nhiệm…

Mười tuần lễ chung sống giữa những nạn nhân của chế độ STASI với người đã tạo ra thể chế đó không chỉ lột tả những góc khuất của lịch sử Đức, mà còn nói lên sức mạnh của lòng nhân đạo, của lòng tin vào những điều thánh thiện.

Tôi phải mất vài ngày nữa mới mong kể hết câu chuyện này. Ai biết tiếng Đức có thể vào xem phim theo link.

(còn tiếp)

Nguyễn Xuân Thọ

----

[1] Ed Stuhler: Margot Honecker. Eine Biografie. Wien 2003, ( sách "Tiểu sử Margot Honecke", trang 49)

Hà Nội và vẻ đẹp văn hoá

SỰ THẤT BẠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

(chép lại từ FB nhà văn Nguyễn Quang Thiều) 

Đến chơi nhà một người bạn thấy trên bàn có một giỏ đài sen và một đĩa hoa ngọc lan. Một cảm giác tinh khiết, thơm thảo và xa xôi khe khẽ lùa vào căn nhà. Sự tinh khiết và thơm thảo của loài hoa và của phong cách của những người đã làm nên kinh thành này. Nhìn ra phố thấy nắng đã khác cho dù trời vẫn nóng và người đã khác cho dù người vẫn là người hôm nay. 

Bạn nói: nhìn những đài sen thấy mùa hạ đang tàn. Câu nói vẻ vu vơ nhưng làm hiện lên những đầm sen đang chuyển dần sang thu với vẻ đẹp lạ lùng của nó.

Sen là một loài để lại cái đẹp trong bất cứ hình thức nào, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. Đó là khi những mầm sen đầu tiên vươn lên khỏi mặt nước, khi những lá sen mở rộng như những vết loang của diệp lục, khi hoa sen bắt đầu nở, khi lá sen thưa dần và hiện lên những đài sen và khi mặt nước thẫm màu và tĩnh lại với những cuống sen tối màu....và cả khi không còn dấu vết gì nhưng vẫn để lại hương thơm đâu đấy trên mặt nước mơ hồ sương khói. Và những bông ngọc lan kia có lẽ là những bông hoa cuối cùng trong năm. Rồi chỉ còn một lối phố nào đó hương thơm của ngọc lan trong tâm tưởng từ những vòm lá xào xạc tiếng thu và sang tận bên kia những ngày đông

Hà Nội đã đánh mất đi quá nhiều vẻ đẹp thanh tao và tĩnh lặng. Vẻ đẹp ấy chi còn đâu đấy trong một vài ngôi nhà. Vừa qua, người dân bàn nhiều đến tiêu chuẩn của một thị trưởng cho Hà Nội. Nhưng tôi nghĩ người đó trước hết phải thấu hiểu và rung cảm được những vẻ đẹp của "kinh thành " ngàn năm văn hiến. Bất cứ thủ đô nào trên thế giới trước hết phải là vương quốc của những vẻ đẹp văn hoá thẳm sâu nhất. Thủ đô không phải là một sàn chứng khoán hay một cái chợ tổng hợp và càng không phải những thứ khác. Hà Nội là văn hiến và chỉ như thế mới còn Hà Nội.

Bởi thế mà giỏ đài sen và đĩa ngọc lan kia dù chỉ là một chút mong manh và mơ hồ của Hà Nội nhưng lại vọng lên một tiếng kêu khe khẽ và buồn bã về những vẻ đẹp thanh tao và sâu thẳm đang bỏ nơi chốn này ra đi mà không biết bao giờ trở lại. Đấy mới thực sự là thất bại của người Hà Nội.

copy từ FB-PAS

Wednesday, July 27, 2022

Người Do Thái "ngồi chơi cũng giàu có"

Người Do Thái "ngồi chơi cũng giàu có" bằng quy tắc ngược đời: Đừng vội kiếm tiền khi tay trắng, hãy đầu tư 5 điểm này

Cho đến nay, người Do Thái được mệnh danh là dân tộc thông minh nhất thế giới. Theo thống kê, người Do Thái chỉ chiếm khoảng 0.2% dân số thế giới nhưng lại nắm trong tay hơn 30% lượng tài sản trên toàn thế giới.

Không chỉ trong giới kinh doanh, người Do Thái đều có những thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến những cái tên như: Vua hài kịch Charlie Chaplin, nhà vật lý học Albert Einstein, hoạ sĩ Pablo Ruiz Picasso, nhà tư tưởng học Karl Heinrich Marx,...

Trong số 680 người đoạt giải Nobel giai đoạn từ năm 1901 đến năm 2001 có đến 128 người là người Do Thái, chiếm tỷ lệ 20%. Tỷ lệ đạt giải thưởng của người Do Thái được ước tính cao gấp hơn 100 lần so với các dân tộc khác.

Châm ngôn của người Do Thái khi giáo dục con cái là khi gặp tai hoạ thì có thể vứt bỏ mọi thứ nhưng trí tuệ thì không. Điều đó có thể cho thấy rằng người Do Thái ý thức rất rõ về tầm quan trọng của trí tuệ.

Một trong những điều đáng ngưỡng mộ nhất ở người Do Thái là tư duy làm giàu độc đáo. Họ tin rằng chỉ có sử dụng trí tuệ để kiếm tiền mới thực sự là cách làm giàu nhanh nhất. Đối với dân tộc này, khi tay trắng, trước hết hãy làm những điều này để ''tiền đẻ ra tiền''.

1. Tránh xa những người tiêu cực

Đối với những người muốn trở nên giàu có thì vốn quý nhất chính là thời gian. Càng muốn làm giàu, bạn càng phải biết tận dụng thời gian. Đó là lí do vì sao bạn nên tránh xa những người lôi kéo, cản trở và làm bạn kiệt quệ trong cuộc sống.

Cụ thể, có 6 kiểu người bạn nên tránh xa: Những người hay phàn nàn; những người không giữ lời hứa; những người không có ý thức về thời gian; những người quan tâm đến mọi thứ; những người ích kỷ; những người không biết ơn.

2. Phá vỡ những quy tắc xưa cũ

Người Do Thái được mệnh danh là "những người kiếm được nhiều tiền nhất". Dù họ bán ớt, bán đậu, hay thậm chí là bán ngỗng thì đều có điểm chung đó là lối tư duy phá cách.

Ngày nay mọi người thường bị ràng buộc bởi những suy nghĩ đã được học từ trước. Nếu phải thay đổi cách làm, họ không biết phải làm thế nào để đạt được thành tựu nghề nghiệp, hoặc thậm chí là trì trệ.

Có câu nói, người có tiềm năng sẽ biết thay đổi. Những người biết ứng biến linh hoạt có thể đạt được những kết quả khác nhau cho dù họ làm trong ngành gì, bởi vì họ sẽ không bị ràng buộc bởi những quan niệm truyền thống. 

Từ đó, họ sẽ thử các phương pháp mới và tạo ra những bước đột phá. Vì vậy, nếu bạn không muốn bị trì trệ, thì bạn phải thoát ra khỏi lối tư duy cũ và làm cho ý tưởng của bạn mới mẻ hơn.

Chính vì điều này mà người Do Thái đã có thể tồn tại qua hàng nghìn năm mà không ngừng phát triển.

3. Đừng tiết kiệm tiền ăn mặc

Chi phí cho thực phẩm và quần áo là nền tảng hạnh phúc của một người. Nó quyết định nhận thức cơ bản nhất của một người về tiền bạc. Cuộc sống từ nhỏ sẽ ảnh hưởng không ít đến tương lai của một người. Nếu đứa trẻ lớn lên trong cảnh khó khăn, mọi thứ họ làm đều theo định hướng tiết kiệm. 

Do đó, để có tương lai rộng mở hơn, bạn cần rèn luyện thói quen cho bản thân cũng như thế hệ mai sau từ sớm. Chi tiền cho những nhu cầu hàng ngày có chừng mực chính là yếu tố cốt lõi.

4. Biết cách tiêu tiền để xây dựng mối quan hệ

Nhiều người nghĩ rằng tiền phải được tiêu ở nơi có thể nhìn thấy được, nếu không sẽ rất lãng phí. Nhưng đó không phải là sự thật.

Trong cuộc sống thực, có những thứ không thể nhìn thấy hay chạm vào được, nhưng có thể là bước đệm trên con đường thành công hay giàu có của bạn. Đó là tài sản vô hình tiềm tàng, nếu không có, dù bạn có quyền lực đến đâu vẫn rất khó để có được của cải. Những tài sản này gói gọn trong hai từ "mạng lưới".

Nhìn vào những người thành công, hầu hết họ không được "ngậm thìa vàng" từ khi sinh ra. Thành công của họ gắn bó chặt chẽ với sự tích lũy các mối quan hệ. Sức mạnh của một người luôn có giới hạn và chúng ta không tồn tại biệt lập, chúng ta thường cần sức mạnh của người khác để hoàn thành nhiều việc.

Mạng lưới các kết nối là tài sản vô hình quý giá nhất. Muốn giàu có và thành công thì phải học cách suy nghĩ như người giàu.

5. Đừng để khó khăn hạn chế tư duy

Rõ ràng tâm trí của chúng ta là có hạn. Một khi bạn có ý tưởng tiết kiệm tiền, trong tư duy của bạn tràn ngập việc tiết kiệm tiền.

Khó khăn là cái bẫy hạn chế trí tưởng tượng của một người. Bởi vì ưu tiên của bạn trong mọi trường hợp đó là làm thế nào để tôi có thể tiết kiệm tiền. Do đó bạn không có không gian để nghĩ về việc kiếm tiền.  

Thực tế khó khăn thực sự chỉ là một tấm gương, ánh xạ tất cả những suy nghĩ của bạn ra ngoài.

Theo Sohu

Tuesday, July 26, 2022

Trung học thay đổi thế giới,

1. Cuối thể kỷ 19, nước Hungary rút khỏi đế chế Áo Hung, giành quyền độc lập. Ngài bá tước Eotvos, thân sinh của nhà vật lý nổi tiếng Eotvos Lorant với thí nghiệm làm tiền đề cho thuyết tương đối của Einstein, nhận chức Bộ trưởng giáo dục. Trong một thời gian ngắn, ông tiến hành một loạt cải cách mở đường cho nền giáo dục Hungary đầu thế kỷ 20.

2. Có lẽ không đâu trên thế giới có nhiều trường trung học tốt như ở Budapest vào những năm 1920-1930. Đó là kết quả của Bộ trưởng Eotvos. Bản thân ông khi bất đồng với chính phủ, cũng từ chức mở trường trung học. Người ta hay nói đến trường đại học kỹ thuật Budapest đã sản sinh ra nhiều nhân tài lừng danh thế giới. Nhưng thực ra nó chỉ hưởng lợi từ hơn một chục trường trung học xuất sắc.

3. Tất nhiên người hưởng lợi là dân tộc Hungary. Nếu không mắc phải kiếp nạn với 2 thế chiến, nước Hung có thể đã trở thành một quốc gia hùng mạnh. Dù vậy đến bây giờ người Hung vẫn còn được thừa kế các giá trị một thế hệ tài năng và đông đảo trưởng thành từ các trường trung học Budapest.

4. Hưởng lợi trực tiếp nhất là nước Mỹ và nền khoa học công nghệ thế giới, khi thế hệ ”nguời sao Hoả” đổ bộ vào nước Mỹ trong Thế chiến 2, thực hiện dự án Manhattan, chế tạo bom nguyên tử, đưa nước Mỹ thành cường quốc số 1 thế giới về KHCN, và tạo ra rất nhiều kỳ tích KHCN cho thế giới.

5. Có lẽ chúng ta nên tập trung vào trung học hơn là đại học  và tiểu học.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Monday, July 25, 2022

TẠI SAO GẦN ĐÂY BÙNG NỔ CỤM TỪ “CHUYỂN ĐỔI SỐ”?

 Một vài năm gần đây trên khắp các diễn đàn, trên khắp các phương tiện truyền thông cả tây lẫn ta đều bùng nổ cụm từ “CHUYỂN ĐỔI SỐ”, những người làm CNTT nói đã đành, các doanh nhân, các chuyên gia kinh tế, các chính trị gia cũng đều nói cả.

Tại sao lại bùng nổ “chuyển đổi số” như vậy? Do sính chữ, do muốn sang mồm, do các ông làm công nghệ bịa ra để nâng cao giá trị của công nghệ hay do nhu cầu, do sự cấp thiết, do lợi ích to lớn của chuyển đổi số mang lại?. Rất nhiều người đặt câu hỏi “vậy chuyển đổi số khác gì tin học hoá”? Trong số những người đặt câu hỏi ấy có khá nhiều tiến sĩ về công nghệ thông tin (CNTT), những cây đa cây đề trong giới CNTT. Họ đặt câu hỏi cũng đúng thôi bởi vẫn là mấy ông làm công nghệ thông tin ấy thôi, giờ các ông đều đồng thanh nói “chúng tôi không chỉ tin học hoá mà chúng tôi chuyển đổi số”.

Trong số các định nghĩa về chuyển đổi số tôi thích nhất định nghĩa này: “Chuyển đổi số là sự tích hợp dữ liệu và công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của một tổ chức, làm thay đổi cơ bản cách mà tổ chức ấy vận hành (hay hoạt động) nhằm cung cấp giá trị và lợi ích lớn hơn cho các đối tượng mà tổ chức ấy phục vụ”.

Theo định nghĩa ấy thì khác biệt cơ bản của Chuyển đổi số (hiện nay) so với Tin học hoá (trước đây) là:

1) Tích hợp dữ liệu và các công nghệ số vào tất cả các hoạt động của tổ chức, trước đây công nghệ số chỉ có máy tính, thiết bị mạng và phần mềm, ngày nay bùng nổ các thiết bị số, bao gồm camera, robot, cảm biến, thiết bị đo, điện thoại di động, khoá cửa thông minh, công tơ (điện, nước, gas) thông minh, thiết bị điện thông minh…

2) Làm thay đổi cơ bản cách vận hành của tổ chức nhằm cung cấp giá trị và lợi ích lớn hơn cho đối tượng mà tổ chức ấy phục vụ (khách hàng, tổ chức, người dân và doanh nghiệp).

Như vậy chính các thành tựu của công nghệ với sự bùng nổ dữ liệu (dữ liệu lớn), bùng nổ mạng xã hội và thương mại điện tử, bùng nổ các thiết bị và công nghệ số, bao gồm trí tuệ nhân tạo AI, robot, chatbot, camera, thiết bị đo, cảm biến, điện thoại thông minh, công tơ thông minh (điện, nước, gas), thiết bị điện thông minh… là cơ sở để người ta đưa ra khái niệm chuyển đổi số.

Một số chuyên gia CNTT gạo cội cho rằng nếu không có khái niệm và định nghĩa chuyển đổi số thì theo lẽ tự nhiên, do nhu cầu của thực tiễn, do những tiến bộ về trí tuệ nhân tạo AI, về big data và các thiết bị công nghệ số thông minh, những người làm công nghệ thông tin, làm tự động hoá, làm công nghệ sẽ vẫn làm những công việc mà CĐS đang làm hiện nay mà thôi; xe ô tô tự lái, robot thông minh (trong sản xuất, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, làm dịch vụ) sẽ vẫn phát triển và vẫn đi vào thực tế cuộc sống; công tơ điện, nước, ga thông minh (tự đọc chỉ số tiêu thụ, tự ngắt, tự đóng công tơ), thu phí giao thông không dừng, ngân hàng số (tất cả các giao dịch giữa khách hàng với nhà bank hoàn toàn online), mạng xã hội, thương mại điện tử… sẽ vẫn phát triển và đi vào thực tế cuộc sống.

Tất nhiên không thể phủ nhận rằng chính cơn sốt CHUYỂN ĐỔI SỐ đã giúp cho các lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo bộ ngành, lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu quan tâm nhiều hơn, vào cuộc nhiều hơn, ra nhiều chính sách hơn và đầu tư nhiều hơn cho chuyển đổi số và nhờ đó mà xã hội phát triển nhanh hơn, văn minh hơn và người dân nhận được nhiều tiện ích hơn.

Cao Bao Do

Sunday, July 24, 2022

Câu chuyện SN của Stalin và Mao

 CHUYỆN LỊCH SỬ 

Nhân sinh nhật lần thứ 70 của Stalin,  người Nga nhất quyết yêu cầu Mao Trạch Đông tới dự. Mao không muốn. Ông ta ghét bay và không thích người Nga. Nhưng áp lực rất lớn: 'Chúng ta là anh em, chúng ta là những người Cộng sản', thế này và thế kia. Và, cuối cùng, Bộ Chính trị Trung Quốc đã quyết định rằng họ sẽ đi.

 Mao không thích đi máy bay, vì vậy họ đã đi tàu hỏa. Đang là mùa đông nên ông ấy phải mất 16 ngày để đi từ Bắc Kinh đến Matxcova. Trước khi họ đi, Bộ Chính trị đã họp để quyết định, Chúng ta sẽ mang món quà gì cho Stalin?. Chà, Trung Quốc có vàng, hay cho ông ta một bộ sưu tập vàng? Ta có bạch ngọc, thậm chí còn đắt hơn vàng. Vì vậy, có thể là tặng một bộ sưu tập của bạch ngọc? 

Sau đó Mao nói: “Xin lỗi, chúng ta là thuộc địa à? Chúng ta đang tri ân họ à? ' Và một trong những thành viên của Bộ Chính trị đã đề nghị tặng một bộ sưu tập các loại rau của Trung Quốc. 

Mao đến Matxcova, bị ốm vì chuyến tàu mùa đông này. Người Nga cho ông ta ở một căn nhà nhỏ, và họ không chú ý đến ông ta. Và họ nói với Stalin về món quà, ông ấy nói, “Ồ, ông ta muốn đầu độc tôi à. Trả nó lại đi. ” 

 Mao đã bị xúc phạm ghê gớm. Vì vậy, ông ta nói, 'Tôi đoạn tuyệt với người Nga rồi.'  Sau đó người Nga đột nhiên nhận ra những gì họ đã làm là sai. Vì vậy, họ đã cử một anh chàng tốt bụng, Kosygin, sang Trung quốc xin lỗi Mao. Người Trung Quốc bố trí anh ta ở trong một cái lều, có nhiều muỗi.

(P/S: Chuyện do Mao kể lại cho Kissinger, có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng nó phản ánh được suy nghĩ của người Trung quốc về nước Nga cũng như quan hệ giữa Liên xô và Trung quốc)

Ngô Mạnh Hùng

Saturday, July 23, 2022

25 THÓI QUEN

 1. Dậy sớm

Sáng sớm là thời gian mà cả thế giới còn đang ngủ, nó mang lại sự yên tĩnh và nguồn năng lượng dồi dào giúp bạn có thể toàn tâm toàn ý với những mục tiêu dài hạn của mình. Bất cứ ai có thái độ nghiêm túc để đạt được thành công đều hiểu tầm quan trọng của việc dậy sớm. 

Nếu chưa thể dậy sớm ngay được thì bạn có thể sử dụng cách thay đổi gia tăng. Bắt đầu với việc đặt báo thức sớm hơn 15 phút trong tuần đầu tiên, sớm hơn 15 phút nữa cho tuần tiếp theo và cứ như vậy. Giữ thói quen ấy cho tới khi bạn dậy sớm hơn 2 tiếng so với thời gian bạn thức dậy trong hiện tại.

2. Thái độ biết ơn.

Chúng ta thường dành phần lớn thời gian để dằn vặt bản thân trong những rắc rối ta gặp phải. Tuy vậy, những rắc rối chính là tất yếu của cuộc sống. Chỉ khi đã nằm dưới 6 tấc đất rồi thì chúng ta mới không phải đối mặt với khó khăn nữa. Và nếu muốn tránh việc bị ngập chìm trong những rắc rối thì bạn cần biết ơn những gì mình đang có.

Thái độ biết ơn là con đường chắc chắn nhất để có được sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Nó chuyển sự tập trung vào những gì chúng ta có chứ không phải những gì chúng ta không có. Đó là nguồn động lực dồi dào mang lại niềm vui giản đơn và những cơ hội.

3. Mỉm cười

Các nghiên cứu cho biết những người có nụ cười chân thành (thường được xem như nụ cười của Duchenne) là những người hạnh phúc hơn cả. Đây là một trong những thói quen tốt giúp bạn tìm sự bình yên nội tại. Đơn giản là hãy giữ nụ cười trên môi.

Các biểu hiện về thể chất có ảnh hưởng tới tâm lý của chúng ta. Khi chúng ta cau mày, uể oải hay làm bất cứ điều gì tỏ vẻ thất vọng, không vui thì tâm lý của chúng ta sẽ bị tác động. Tuy nhiên, khi chúng ta tự thay đổi vẻ ngoài của mình bằng cách tự điều chỉnh bản thân thì những cảm giác tâm lý cũng sẽ tích cực lên.

4. Ăn bữa sáng lành mạnh.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nếu bạn thật sự muốn thành công thì hãy ăn sáng theo chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Thói quen này không cần bạn phải nỗ lực nhiều. Chỉ cần có một kế hoạch và nếu bạn không có thời gian rảnh vào buổi sáng thì hãy cân nhắc tới việc thức dậy sớm hơn để thực hiện điều này.

5. Uống nước chanh

Một thói quen mang lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe đó là uống nước chanh mỗi ngày. Chanh không những chứa nhiều vitamin C mà còn chứa nhiều vi chất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như làm sạch và tái tạo cơ thể. Nước cũng có lợi ích giúp giải đ.ộ.c vào mỗi sáng khi Cơ thể vừa thức dậy sau 1 đêm dài. Duy trì thói quen này còn giúp bạn giảm cân, giảm viêm để có một hình thể lý tưởng.

6. Tập thể dục.

Một trong những thói quen cần phải có đó là tập thể dục mỗi ngày vì nó không những giúp bạn thấy khỏe mạnh hơn về thể chất mà còn giúp chúng ta có thêm động lực cũng như sức mạnh tinh thần. Khi tập thể dục, cơ thể bạn sẽ giải phóng dopaminine, oxytocin và serotonin giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng suốt cả ngày.

7. Đi bộ 10.000 bước.

Hầu hết mọi người đều đã nghe nói về lợi ích của việc đi bộ ít nhất 10.000 bước mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng ta thường không làm được điều đó. Tại Hoa Kỳ, trung bình mỗi người đi 5.117 bước chân. Kết quả thống kế được từ ba nước còn lại lần lượt là: người Úc đi trung bình 9.695 bước mỗi ngày, người Thụy Sĩ trung bình đi 9.650 bước và người Nhật Bản đi 7.168 bước mỗi ngày. Việc đi từ công viên tới chỗ làm hoặc đi cầu thang bộ có thể giúp cải thiện thói quen lười vận động của chúng ta. Bs thì vẫn thường leo 6 tầng thanh bộ mỗi khi lên xuống tại Cơ quan 😊

8. Bổ sung Vitamin và khoáng chất

Thường thì chúng ta bị thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết trong thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày.

Thực phẩm thô đã được tinh chế, chế biến công nghiệp… là nguyên nhân khiến việc thiết hụt vitamin và chất khoáng ngày càng nghiêm trọng. Hãy lựa chọn thực phẩm thô, nguyên củ quả hạt & chế biến đơn giản như salad, hấp, luộc, khó nhạt….để giữ lại tối đa vitamin và các khoáng chất. 

9. Quản lý thời gian hiệu quả.

Một thói quen cần thiết khác để thành công là quản lý thời gian hiệu quả. Cách quản lý thời gian của mình sẽ nói lên rất nhiều về thành tựu bạn có thể gặt hái được. Chúng ta đều có một lượng thời gian như nhau, vậy nên nếu biết tận dụng chúng thì bạn sẽ quyết định khả năng thành công của chính đời mình => Hãy học cách quản lý thời gian hiệu quả hơn thông qua việc sắp xếp các kế hoạch chi tiết ngắn-dài hạn cũng như gạt bỏ những cuộc gặp, việc làm ko cần thiết.

10. Đặt ra mục tiêu hàng ngày

Hầu hết mọi người đều có mục tiêu. Dù đó là mục tiêu kinh doanh hay mục tiêu trong cuộc sống thì chúng ta đang theo đuổi những mục tiêu ấy, không theo cách này thì theo cách khác. Trong khi mục tiêu dài hạn mang lại cho ta định hướng thì mục tiêu hàng ngày sẽ giúp chúng ta tạo ra các cột mốc quan trọng không thể thiếu để đi tới thành công. Mục tiêu dài hạn có vẻ là quan trọng nhất. Nhưng với việc thiết lập mục tiêu mỗi ngày, bạn có thể xử lý được với những vấn đề xảy ra trong kế hoạch dài hạn.

11. Tạo động lực cho bản thân.

Thường thì chúng ta sẽ gặp phải khó khăn trong việc tự tạo động lực cho bản thân trong cả một khoảng thời gian dài. Chúng ta dễ thấy chán nản và thất vọng khi có những trắc trở xuất hiện và chắn đường ta đi đến thành công. Một trong những cách tốt nhất để bạn luôn có cảm hứng hành động đó là tự truyền cảm hứng cho chính bản thân mình mỗi ngày. Bạn hãy đọc sách, xem video truyền cảm hứng và lấy cảm hứng từ câu chuyện thành công của người khác. Anthony Robbins gọi đây là ‘Giờ quyền lực’, nhưng bạn có thể dành nhiều thời gian hơn hoặc ít thời gian hơn nếu bạn muốn. Truyền cảm hứng là con đường dẫn đến thành công vì khi đó tâm trí bạn tràn ngập hình ảnh và niềm tin rằng bạn có thể thành công.

12. Tiết kiệm và đầu tư

Không có danh sách các thói quen tốt nào lại thiếu đề mục tiết kiệm và đầu tư. Chúng ta thường không để ý tới sự cần thiết của việc tiết kiệm cho tương lai vì chúng ta đang quá bận với cuộc sống hiện tại. 

Nhưng không chỉ về vấn đề tiết kiệm mà bạn còn phải đầu tư tiền bạn tiết kiệm được để sinh sôi thêm các giá trị. Bạn càng tập trung vào đầu tư ngay từ bây giờ, cuộc đời bạn càng có khả năng đạt được thành công về tài chính về sau.

13. Theo dõi ngân sách và chi tiêu

Benjamin Franklin từng nói: “Hãy cẩn trọng với những khoản chi tiêu dù là nhỏ nhất vì một l.ỗ thủng nhỏ có thể nhấn chìm cả một con tàu lớn.” Thật dễ dàng để chi trả cho các khoản chi phí nhỏ, nhưng chúng sẽ tăng dần lên, đặc biệt là khi chúng ta không có ngân sách. Hãy chắc chắn là bạn đang quản lý tất cả các khoản chi tiêu của mình. Khi nói đến những thói quen tài chính tốt, thói quen này rất quan trọng. Và nó sẽ dẫn bạn tới thành công về tài chính.

14. Học điều mới

Giáo dục bản thân, học điều mới mỗi ngày. Hãy cam kết học tập và trau dồi bản thân, dù là học thêm kỹ năng mới hay cải thiện kỹ năng hiện có. Chúng ta có thể học qua các kênh trực tuyến, qua sách nói, qua blog, video trên Y.o.uT.u.b.e hay thông qua TED Talks hoặc các phương tiện khác. Hãy tìm kiếm những điều đáng để học hỏi và trau dồi chúng mỗi ngày.

15. Ngăn nắp.

Thói quen lộn xộn có thể dẫn tới m.ất tập trung. Khi chúng ta sống vô tổ chức và mọi thứ hỗn loạn thì rất khó để có thể tập trung vào mục tiêu. Hãy dành thời gian để sắp xếp lại nhà cửa, văn phòng, ngăn kéo, góc nhà hoặc là dọn tủ trong văn phòng của bạn. Và bạn chỉ cần làm một chút mỗi ngày để biến nó thành thói quen

Tầm quan trọng của thói quen này được nhấn mạnh trong tạp chí Khoa học th.ần ki.nh có tiêu đề “Sự tương tác trong thị giác từ trên xuống dưới.” (Interactions of top-down and bottom-up mechanisms in human visual cortex) trong đó có đề cập đến thói quen lộn xộn và bừa bãi có thể khiến bạn m.ất tập trung.

16. Mang lại giá trị cho người khác

Trên con đường đi tới thành công, chúng ta thường quên đi người khác và quên mất rằng để có được ngày hôm nay, chúng ta luôn cần có sự giúp đỡ, quan tâm, động viên từ những người thân yêu, bạn bè & cộng đồng. Vậy nên trên mỗi bước đường chúng ta đi, hãy luôn hào phóng cho Đi & quan tâm, giúp đỡ, san sẽ để Nhân lên những giá trị nhân văn tốt đẹp.

17. Kết nối.

Để thành công, chúng ta cần kết nối với người khác để tăng thêm sức mạnh tập thể, bổ khuyết những điều mình còn yếu, phát huy thế mạnh của đối tác, đồng nghiệp. Những người kết nối giỏi nhất cũng là những người thành công nhất. 

18. Phá tan nỗi sợ hãi

Nỗi sợ ám ảnh chiếm đi của chúng ta rất nhiều thời gian. Hình ảnh ngày tận thế cứ tràn ngập trong đ.ầu ó.c chúng ta. Chúng ta quá lo lắng và hồi hộp về tương lai mà quên đi việc hưởng thụ thời gian hiện tại. Nỗi lo sợ về tương lai lớn tới mức trở thành vật cản đường chúng ta tới thành công.

Phá tan nỗi sợ hãi của bạn là một trong những thói quen quan trọng. Hãy quen với việc có những thứ xảy ra khiến bạn khó chịu mỗi ngày. Hãy nói chuyện với những người bạn tin tưởng về những điều khiến bạn không thoải mái hay lo sợ để thấy mình được bình an, che chở.

19. Hành động.

Hành động! Đó là điều chúng ta vẫn được nghe đi nghe lại nhưng chúng ta vẫn không hành động. Trong thực tế, chúng ta chỉ làm điều ngược lại – trì hoãn. Chúng ta thất bại trong việc đưa ra quyết định và có hàng ngàn lý do có thể cản trở chúng ta trên con đường thành công.

Cách tốt nhất để chiến thắng thói trì hoãn là sử dụng quy tắc 15 phút. Quyết định làm gì đó, đặt báo thức trong 15 phút và chỉ làm trong 15 phút thôi. Tại sao chỉ có 15 phút? Đầu tiên là vì nó sẽ giúp phá vỡ chu kỳ trì hoãn. Thứ hai là vì sau 15 phút, bạn có thể đã có thêm động lực vì vậy bạn có thể tiếp tục mà không trì hoãn nữa.

20. Theo kế hoạch

Lên kế hoạch là bắt buộc đối với mọi doanh nhân thành công. Bất cứ thứ gì bạn muốn trong đời, không chỉ là dài hạn mà cả mục tiêu trong ngày thì bạn cũng cần phải tuân theo kế hoạch chi tiết mà bạn đã lập ra & không bao giờ bỏ cuộc.

21. Suy nghĩ tích cực

Cũng giống như luật hấp dẫn, khi chúng ta suy nghĩ tiêu cực, chúng ta sẽ thu hút những thứ tiêu cực về phía chúng ta. Khi chúng ta suy nghĩ tích cực, chúng ta thu hút những điều tích cực. Để giữ được thái độ luôn tích cực thì không hề dễ và chúng ta thường bị những suy nghĩ tiêu cực bản năng điều khiển. Tuy nhiên, suy nghĩ tích cực là một trong những cách chắc chắn nhất đưa tới thành tựu cho bạn. Hãy gạt bỏ những người tiêu cực và những người nghi ngờ vào khả năng của bạn, hãy giữ thái độ tích cực mọi lúc mọi nơi. Hãy luôn suy nghĩ tích cực và chắc chắn điều tốt đẹp sẽ đến với bạn.

22. Tận hưởng thời gian riêng tư

Một trong những thói quen hầu hết chúng ta không làm đó là tận hưởng thời gian riêng của bản thân mình. Bạn hãy làm những thứ nhỏ bé nào đó mà bạn yêu thích mỗi ngày. Không cần phải làm để thành công hay vì thành tựu mà hãy tận hưởng nó. Với việc nhỏ bé bạn yêu thích, bạn sẽ thật sự có được sự tập trung và bình yên nội tâm. Dù nghe những bài hát yêu thích, đi dạo quanh công viên hay lái xe trên quãng đường quen thuộc, xem phim hay làm bất cứ điều gì bạn thấy thích thì hãy luôn chắc chắn rằng bạn đang toàn tâm dành thời gian cho bản thân.

23. Đọc.

Hãy dành thời gian để đọc gì đó, có thể bạn đọc báo, bản tin tài chính, một quyển tiểu thuyết, sách hư cấu hoặc thể loại nào khác cũng được. Đọc là một thói quen quan trọng để phát triển bản thân. Đọc có thể giúp bạn khám phá thế giới, những ý tưởng hoặc những điều bạn chưa hề biết tới. Đây là cũng cách tuyệt vời để giáo dục bản thân và giải trí.

24. Nghỉ ngơi

Mặc dù dậy sớm rất quan trọng nhưng hãy nhớ nghỉ ngơi đầy đủ. Việc cân bằng cuộc sống có thể khó khăn đặc biệt khi bạn có con, có gia đình hay đảm nhận nhiều công việc, nghĩa vụ khác nữa. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm tới sức khỏe của bản thân cũng như thành công trong tương lai, bạn cần nghỉ ngơi đủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm.

Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, đừng uống cà phê hay r.ư.ợ.u gần thời gian đi ngủ. Cũng đừng h.ú.t t.h.u.ố.c, ăn quá nhiều đường hay ăn bất cứ đồ có hại sức khỏe trong ngày, bởi vì bạn sẽ nhận ra là chúng sẽ khiến bạn bị khó ngủ. Cần loại bỏ những thứ đó ra khỏi thói quen hằng ngày để có thể ngủ ngon hơn vào buổi tối.

25. Ghi nhật ký.

Ghi nhật ký là các tuyệt vời để nói lên con người của bạn và nó phản ánh những gì bạn đã làm. Thời gian có thể trôi qua rất nhanh khiến ta quên đi những chi tiết về những điều ta đã trải qua trong cuộc sống. Nhật ký như quyển tiểu thuyết giúp gợi nhớ về mục tiêu cuộc sống của ta, nhắc nhở ta về những bài học và những niềm vui theo năm tháng.

Hãy hình thành thói quen viết ra suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân mỗi ngày thông qua việc này, bạn nhé!

Lời kết: Anh Chị đã có bao nhiêu thói quen trong 25 nội dung ở trên rồi? Đây là những thói quen tốt nhất mà chúng ta nên có trong cuộc sống này để sống thực sự ý nghĩa, hạnh phúc & thành công, Anh Chị ạ.  Anh Chị đồng ý và cam kết thực hiện cùng Bs nhé 😊

Theo Entrepreneur .com (Bs. Trần Quốc Khánh)

Friday, July 22, 2022

Đàn ông & Đàn bà: GIỜ MỚI ĐỌC ĐƯỢC, CÓ VẺ MUỘN BÉNG RỒI

Khi người đàn ông và đàn bà lần đầu tiên kết hợp với nhau, họ đã gặp phải rất nhiều vấn đề trong các mối quan hệ. Bởi vì họ nhận ra rằng họ khác nhau, nhưng họ có thể giải quyết được những vấn đề này. Một trong những bí quyết thành công của họ là giao tiếp tốt. 

Trớ trêu thay, họ giao tiếp tốt nhưng họ nói các ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ đàn ông và đàn bà có những từ giống nhau, nhưng cách chúng được sử dụng mang lại những ý nghĩa khác nhau. Biểu hiện của chúng tương tự nhau, nhưng chúng có ý nghĩa khác nhau hoặc nhấn mạnh cảm xúc. Rất dễ hiểu nhầm lẫn nhau. 

 Đàn ông và đàn bà hiếm khi có nghĩa giống nhau ngay cả khi họ sử dụng cùng một từ. Ví dụ, khi  người đàn bà nói 'Em cảm thấy như anh không bao giờ lắng nghe em', cô ấy không mong đợi từ này được hiểu theo nghĩa đen. Sử dụng từ "không bao giờ" chỉ là một cách thể hiện sự thất vọng mà cô ấy đang cảm thấy vào lúc này. Nó không được coi như thể đó là thông tin thực tế. Để thể hiện đầy đủ cảm xúc của mình, phụ nữ cho phép mình sử dụng nhiều phép so sánh nhất, ẩn dụ và khái quát hóa khác nhau. 

Đàn ông hiểu nhầm những biểu hiện này theo nghĩa đen. Bản dịch theo nghĩa đen của một người đàn ông về 'Em cảm thấy như anh không bao giờ lắng nghe em' khiến anh ta tranh cãi với cảm xúc của cô ấy. Anh ta nghĩ rằng anh ta đã nghe cô ấy nếu anh ta có thể lặp lại những gì cô ấy đã nói. 

Bản dịch của người đàn bà nói “Em cảm thấy như anh không bao giờ lắng nghe em”  có thể diễn giải chính xác là: “Em cảm thấy như thể anh không hiểu hết những gì em thực sự muốn nói hoặc không quan tâm đến cảm giác của em. Anh có thể cho em thấy rằng anh quan tâm đến những gì em nói không? ” 

Bởi vì họ hiểu sai ý nghĩa đã định, họ thường phản ứng theo cách là cãi nhau. Và cãi nhau thường xuyên. Các cặp ít cãi nhau là do chịu đựng tốt, chứ không phải do hiểu nhau.

Ngô Mạnh Hùng

Wednesday, July 20, 2022

Con người và thời cuộc: Hãy là chính mình và vấn đề chính kiến

 Suy ngẫm(1) - Sao lại phải giống nhau?

Tôi có thói xấu là hay chửi chính phủ. Bà Merkel luôn bị tôi phê phán là „thân tàu“, là „ngậm miệng ăn tiền“. Ông Schröder, thủ tướng của đảng SPD thuộc cánh tả, thì bị tôi phê là „đồng chí của bọn chủ“. Chính phủ mới toanh của ông Scholz thì tôi coi là bọn „vừa éo vừa run“. Nói ủng hộ Ukraine nhưng lại sợ Nga nó coi mình là bên tham chiến. Thế là có mấy cái xe tăng mà cứ thậm thà thậm thụt.

Nhưng ở Đức không ai coi những kẻ như tôi là „bất đồng chính kiến“ (Dissident), là „phản động“ (Reaktionär).

Khái niệm „bất đồng chính kiến“ (Dissident theo tiếng Latin „dissidēre" là „bất đồng, mâu thuẫn") dùng để chỉ một người công khai chống lại quan điểm chung hoặc đường lối chính trị, tôn giáo. Thời trung cổ và cận đại, thuật ngữ này chủ yếu được gắn cho những ai chống lại giáo hội thiên chúa. 

Ngày nay trong các nền dân chủ tự do bày tỏ ý kiến của riêng mình là một quyền cơ bản và được coi là đương nhiên nên ở đó không có ai là người „bất đồng chính kiến“. Từ thời chiến tranh lạnh đến nay, khái niệm „bất đồng chính kiến“ chỉ còn được gắn cho các nhân vật đối lập trong chế độ độc tài và toàn trị. 

Gọi là „đối lập“ chứ họ lấy gì mà đối với chả lập với cái hệ thống khổng lồ đó. Những vị được coi là vĩ nhân, được cả thế giới biết đến, được giải thưởng Nobel, có tác phẩm lưu truyền toàn cầu như Boris Pasternak,  Alexandre Solzhenitsyn hay Andrey Schakharov còn chả có lấy một văn phòng kèm thư ký thì lực với lượng gì. Tên tuổi và uy tín của các ông chỉ giúp cho các ông không bị ăn đòn kiểu GULAG vào cuối đời. 

Còn ở các nước thế giới thứ ba lạc hậu, ít được để ý đến thì cuộc đời „bất đồng chính kiến“ thật là thảm hại. Những người này khổ lắm. Nặng thì bị tù đày, hành hạ đến chết, nhẹ thì bị người ta ném cứt đái vào nhà. Vì đã chống lại đường lối của giới cầm quyền nên họ thường chấp nhận sự trừng phạt đối với bản thân. Nhưng họ đau nhất là: con cái đi học luôn gặp khó khăn, người thân thì bị đóng dấu vào lý lịch, bạn bè họ hàng thì xa lánh, hàng xóm thì ghẻ lạnh. 

Khổ thế mà họ không chịu bỏ cuộc hoặc chặc lưỡi „Thôi thì uốn mình, hòa mẹ nó vào dòng chảy chung, cam chịu sống như mọi người cho xong“. 

Đó là cái đáng nói nhất ở họ.

Dissident nếu viết lái thành Diss-Ident cũng còn có nghĩa là không chịu giống ai. Thế giới chúng ta phát triển được như ngày nay chính là nhờ tính khác biệt (diversity) của muôn loài. Sự khác biệt càng lớn, quá trình phát triển càng mạnh.

Bọn „Môi trường“ đang sống chết đấu tranh để giữ cho thiên nhiên được đa dạng sinh học như trước đây. Công nghiệp hóa và nông lâm nghiệp đơn canh đang đe dọa đa dạng sinh học. Rừng cà phê, cao su, rùng keo lai đang thay thế rừng nguyên sinh. Đồn điền chuối đang hủy hoại rừng già Amazon... Tất cả cây cối giống nhau cũng là một kiểu chết của hệ sinh thái. 

Động vật cũng vậy: một quần thể càng nhiều khác biệt sẽ phát triển mạnh cả chất và lượng. Một quần thể khép kín, tự đồng hóa nhau, không chịu mở rộng ra ngoài sẽ suy kiệt giống nòi và ắt sẽ dẫn đến diệt vong (nạn Incest hay là sinh nở cận huyết).

Xã hội dân chủ, cởi mở, cho phép tự do tư tưởng, luôn giao lưu du nhập cái mới thì luôn tạo ra nhân tài trong mọi lĩnh vực. Ngược lại sẽ làm thui chột hết. Tôi đã viết về đề tài này trong bài „Tự do và con người sáng tạo“.

https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/pfbid0PuCLwqNmNqLPmVqSnhrWM51vSeLbWtxQFmSFxvuTZ1UYaBdv6aBUH5Z6DgCrfd7rl

Vì vậy các nước có tự do không chỉ sản sinh ra nhân tài mà còn là nơi thu hút nhân tài. Người tài từ các xứ thiếu tự do cũng tìm cách bỏ mảnh đất chôn nhau của họ để đến đây. Họ đến đây để được phép „không phải nghĩ giống người khác“. 

Nói vòng vo loằng ngoằng như vậy chỉ để khẳng định rằng: Bất đồng chính kiến không hề có hại cho bất cứ xã hội nào, mà thật ra là rất cần thiết. Kể cả khi trong các tư tưởng mà họ đưa ra không phải cái gì cũng tốt. Đại văn hào Solzhenitsyn lừng lững như vậy vẫn là một kẻ mang nặng tư tưởng đại Nga bệnh hoạn mà Putin bám vào đó để phát động chiến tranh. 

Boris Pasternak (29.01.1890 – 30.05.1960) Nhà văn Liên Xô, tác giả cuốn "Doctor Zhivago", Giải thưởng Nobel văn học 1958

Andrej Schakarov (21.5.1921 – 14.12.1989) Tiến sỹ vật lý hat nhân, viện sỹ viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Giải thưởng Nobel về Hòa bình 1973

Alexandre Solzhenitsyn, (11.12.1918 – 3.8.2008) nhà văn, nhà tư tưởng Nga, giải thường Nobel văn học 1970, tác giả cuốn "Quần đảo GULAG"

Do đó nếu như ở Việt Nam có những người được gán cho cái mác "bất đồng chính kiến" một mặt ca ngợi dân chủ nhưng vẫn ủng hộ ông Trump tham quyền và thích độc đoán thì đâu có gì lạ. 

Thiên nhiên đa dạng cần cả cây ăn quả, hoa thơm lẫn cỏ dại, cần có thú ăn cỏ, thú ăn thịt và cả côn trùng độc. Chúng bù trừ và và tạo lý do tồn tại cho nhau. Quan trọng là sự đa dạng.

Vì vậy cũng chớ có ảo tưởng nhiều ở những người „bất đồng chính kiến“. Họ cũng là người bằng xương bằng thịt như bạn và tôi. Họ cũng có những lo toan về cuộc đời, cũng cần tiền để sống. Họ cũng mang mọi đức tính tốt và xấu như người đời, cũng biết ghen tỵ, biết cãi nhau, gây xích mích. Điều nổi bật duy nhất là họ không chịu khép mình, chịu nấp sau đám đông để ù xọe sống. Họ dám nói ra điều họ nghĩ, dám hành động theo lương tâm của họ. 

Tôi phục họ ở điều đó, nhất là ở Việt Nam, nơi mà sư sãi cũng cam kết đi theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, nơi mà đảng viên thi nhau vào chùa cúng như tế sao, nơi mà trẻ em thèm „phiếu bé ngoan“ hơn cả bánh trái...

Tôi có nhiều bạn bè đã và đang nắm các chức vụ „tốt“ trong chính quyền. Tốt vì nó đủ cho họ một cuộc sống sung túc (hơn xa tôi), đủ địa vị trong xã hội, mà không đến nỗi bị nhòm ngó như hàng loạt các ông bộ trưởng, thị trưởng lần lượt khóc van xin trước tòa. Khi nói chuyện với tôi, họ tỏ ra rất thức thời. Ít ra là không ngu si đến mức coi „cần thép Formosa hơn là cá biển“,  hay coi „Hoàng Sa, Trường Sa như những cồn cát chim ỉa“. 

Họ biết rất rõ các vụ quan chức ra tòa và các vụ xử người bất đồng chính kiến. 

Tháng 6.2009 tôi về Hà Nội tư vấn cho một đối tác xây mạng truyền hình DVB-T đơn kênh, phủ sóng toàn quốc. Mắt nhắm mắt mở mới sáng ra gặp một tay bạn kiểu này. Anh ta bảo tôi: Màn hình LCD bị tắt rồi“. Tôi hỏi: Màn hình nào?

Thì ra anh ta nói vụ Lê Công Định (LCD) mới bị bắt hôm qua. 

-OK hiểu. Vậy sao gọi là màn hình? 

-Vì cậu ta là luật sư sáng giá, đã có công góp phần bảo vệ các nhà sản xuất & chế biến cá ba sa Việt Nam bị phía Hoa Kỳ kiện vì tội bán phá giá. Không phải luật sư nào của ta cũng dám chơi với tòa án Mỹ nhé.

Có nghĩa là bạn tôi biết hết. Anh coi đám quan chức ngồi tù chỉ là „bọn không biết chùi mép“ và „không may“. Còn người bất đồng chính kiến thì bị anh coi là bọn „cầm đèn chạy trước ô-tô“.

-Thời này mà „cầm đèn chạy trước ô-tô“ thì tội nặng như tội "khi quân" thời xưa - Anh ta nói.

(Còn tiếp)

Nguyễn Xuân Thọ

Monday, July 18, 2022

Chân trời mới: Xh tự do và bình đẳng

 Tự do và con người sáng tạo.

Tuần rồi nhờ Facebook tôi tình cờ tìm được chị của một người bạn gái từ thời thanh niên. Bạn tôi đã qua đời cách đây ít năm vì một căn bệnh hiểm nghèo. Tôi cũng khá ân hận vì biết hơi muộn, nên dù đã cố gắng, không đưa đựợc ban tôi sang Đức chữa trị.

Cả chị và tôi đều mừng vì mấy chục năm nay, kể từ trước khi tôi rời Việt Nam, mới có dịp gặp lại nhau, biết được cuộc sống của nhau. Tôi mừng vì thấy cả gia đình chị hạnh phúc, sung túc, nhất là lại nhìn thấy ảnh mẹ bạn tôi, biết bà vẫn khỏe mạnh. Hồi đó bà quý tôi lắm, chị cũng vậy.

Một lát sau chị đưa niềm vui của chị lên Facebook :“ Cám ơn FB rất nhiều - chúng tôi bạn bè người Nam kẻ Bắc rất ít có dịp gặp nhau , nhờ FB kết nối mà bạn bè con cháu ở khắp nơi trên thế giới vẫn được nhìn thấy nhau, trò chuyện cùng nhau - Thank You so much!“

Không biết có phải chị vui vì gặp lại tôi không, nhưng tôi cũng đáp lại đại ý là; „Em rất mừng gặp lại chị, nhờ có FB…“

Hội ngộ ảo giữa chị và tôi chỉ là chuyện vặt so với rất nhiều câu chuyện có hậu, nhiều điều kỳ diệu đã xảy ra qua Facebook, Twitter hay Google.

Đáng nói là những công cụ tuy thay đổi cuộc sống của nhân loại như vậy lại không phải là những sản phẩm công nghiệp phức tạp như phi thuyền vũ trụ hoặc tầu ngầm hạt nhân, đòi hỏi một nền công nghiệp cực kỳ phát triển. Tất cả các sản phẩm phi vật chất hiện nay chỉ xuất phát từ các ý tưởng của con người. Vì vậy chàng trai Niklas Zenström người Thụy Điển cùng các chàng trai người Estonia là Jaan Tallin, và Ahtiy Heina người Phần lan không cần bất cứ nền công nghiệp nào đứng đằng sau, đã phát minh ra hệ thống Skype để cả thế giới nói chuyện với nhau miễn phí qua máy tính(1) . Lẽ ra một người Việt nào đó cũng có thể làm ra Skype hoặc Facebook.

Vậy tại sao các ý tưởng này chỉ đến từ phương tây, mà không đến từ nước Nga, vốn có một lực lương tin học hùng mạnh đủ sức phá cả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tại Sao một cuờng quốc điện tử như Trung Quốc phải copy các ý tưởng của Facebook, của Yahoo để lập ra các máy tìm kiếm và các mạng xã hội nội địa? Riêng việc bắt chước ý tưởng của Facebook để tạo Weibo, bắt chước Google tạo ra Baidu nhằm dùng khép kín trong nhà mình đã là bản án tử hình cho mọi sáng tạo tiềm ẩn trong một dân tộc 1,4 tỷ người với năm ngàn năm văn hiến.

Những ý tưởng đột phá và khai sáng cho nhân loại chỉ nảy sinh từ các xã hội mà ở đó con người có tự do tư tưởng, sức sáng tạo được giải phóng và thông tin không bị ngăn chặn.

Từ năm 1901 đến 2016 có 175 nhà khoa học nhận giải Nobel về hóa học, trong đó 66 người Mỹ, 29 người Đức, 28 người Anh, 38 người của các nước tư bản phương tây 14 người của các nước khác. 2 người Nga, ông Semionov là nhà khoa học Xô-Viết, còn ông Prigogine thì sống ở Bỉ từ bé, một người Trung Hoa duy nhất, nhưng sống tại Mỹ là ông Yuan Lee nằm trong số này . Điều đáng nói là không có nhà khoa học CHCD Đức nào nằm trong số các nhà khoa học Đức. Điểm lại các giải Nobel cho vật lý và y học, sự so sánh này cũng tương ứng (2) (xem ảnh minh họa).

Sự thật trên cho thấy: các nhà nước toàn trị như Liên Xô hoặc CHDC Đức trước kia, dù có thể dùng sức mạnh của nhà nước để nghiên cứu doping, đẩy nền thể thao lên hàng đầu thế giới, để chạy đua vũ trụ, hoặc như Trung Quốc hiên tại sử dụng tiền thuế của dân để tạo sức mạnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, nhưng lại không thể dùng tiền để tạo ra sự sáng tạo của trí tuệ.

Đầu năm 2004, công ty tôi thắng thầu quốc tế trong dự án xây dựng một hệ thống làm phim hoạt hình bằng tin học tại Hà Nội. Sau vài tuần lắp đặt, các kỹ sư Đức đã bàn giao một hệ thống làm phim hoạt hình khá đồ sộ, có khả năng làm phim 3D với công cụ mô phỏng động tác bằng motion tracking v.v. Vào thời điểm đó, tổ hợp máy tính có cluster server với 30 thành viên (Seat licences) trong một render farm cũng là một giấc mơ cho nhiều xưởng phim hoạt hình châu Âu.

Vì cả năm sau xưởng vẫn không làm được phim nào hay, ngoài những phim hoạt hình thô sơ, động tác cứng nhắc mà ta vẫn thấy chiếu trên TV, ông giám đốc có nhờ tôi tìm cho mấy nghệ sỹ hoạt hình về đào tạo giúp, kinh phí Bộ Văn hóa lo.

Tôi nhờ được ba bạn Đức và Hà Lan, chuyên gia phim hoạt hình tại các kênh WDR, NDR , NOB, sang Việt Nam huấn luyện cho các họa sỹ, đạo diễn và quay phim Việt Nam. Các bạn tôi rất thích sự mến khách và hiếu học của các học viên, rất ưa các món ăn Hà Nội. Ba tuần sau đoàn về Đức, tôi hỏi họ về chất lượng khóa đào tạo.

Trả lời: Các bạn trẻ đó có rất nhiều tài năng và sáng ý, chỉ nói qua là họ hiểu và vẽ rất nhanh. Khiếu thẩm mỹ của các bạn trẻ cũng tốt lắm. Duy chỉ có điều là họ thiếu sáng tạo, không có các ý tưởng độc đáo. Thiếu những cái đó khó làm được phim hoạt hình!

Sau gáo nước lạnh đó của họ vài tháng, xưởng phim có nhờ tôi tìm những hãng phim hoạt hình từ châu Âu đang cần đối tác gia công phim hoạt hình để hãng nhận làm gia công, tức là nhận vẽ động tác và tô màu các nhân vật, phông cảnh. Tôi đã giúp liên hệ với vài hãng phim hoạt hình ở Anh, Đức và Úc. Các hãng này có nhiều kịch bản hay, có nhiều họa sỹ tạo nhân vật rất độc đáo, nhưng họ không có hệ thống hiện đại như hãng phim nhà nước ở Hà Nội. Nếu thuê ở châu Âu thì giá thành rất đắt. Họ chuyển hình ảnh chính qua FTP và hãng phim ở Hà Nội lấy xuống để gia công, tô màu hoặc nhân bản rồi gửi lại cho họ. Một thực tế phũ phàng!

Sau khi ông giám đốc về hưu 2011, tôi không biết thêm gì về số phận của hệ thống làm phim đó nữa. Chỉ biết rằng: Nếu có tự do, sẽ có con người sáng tạo và sẽ có tất cả. Nguợc lại, nếu không có tự do, ngồi trên đống vàng vẫn là thân phận kẻ làm thuê

Nhiều thế hệ thanh niên Việt đã bị thui chột vì xã hội đã kìm hãm sự sáng tạo phát triển từ bé. Đã có không biết bao nhiêu bài báo gây sốc dư luận về các bài văn „Lạ“ bị cho điểm kém của học sinh phổ thông. Khi mỗi tư duy tự do của con người đều bị bóp chết từ trong trứng thì bao giờ xã hội mới có nhân tài? Nhân tài Việt Nam chỉ được tỏa sáng khi sang phương Tây tự do để sinh sống hoặc làm việc.

Chính vì vậy mà báo chí Việt Nam hay tự hào về thành tích của cháu bé Việt kiều A hay của giáo sư Việt kiều B. Những bản tin kiểu này một mặt chỉ rõ sự yếu kém của đất nước, mặt khác lại là sự suy tôn phi lý về giống nòi Việt, một sự liên hệ khá nguy hiểm đến thuyết chủng tộc. Nếu có một phép mầu nào đó mà ngày mai Việt Nam bỗng thành một cường quốc thì tư tưởng đề cao giống nòi Việt kia sẽ thành gánh nặng, vì nó sẽ đẩy chúng ta đến chỗ coi thường những chủng tộc khác như Chăm-Pa, Cao-Miên, Ai-Lào, Chà-Và, Xiêm-La mà đã có thời chúng ta mắc phải.

Nếu ai nói muốn đưa dân tộc lên văn minh hạnh phúc, thì hãy biến Việt Nam thành một xứ sở mà ở đó, mọi chính kiến, mọi tư tưởng đều được phát triển tự do, mọi chủng tộc đều bình đẳng, là mảnh đất cho nhân tài thế giới đổ về lập nghiệp, thay vì cứ để con em chúng ta lần lượt ra đi!

Trở lại câu chuyện của chị gái bạn tôi. Chị là một phụ nữ đẹp nền nã, nhân ái. Chị lớn lên trong một gia đình trí thức theo cách mạng, trung thành với CNXH, được ưu đãi nhiều của chế độ. Nếu nhìn Facebook của chị, ai cũng sẽ nghĩ rằng, chị chỉ còn biết tận hưởng tuổi hưu của mình trong cái vỏ bọc khép kín của tổ ấm. Nhưng trao đổi với tôi, chị cũng rất khó chịu với cuộc sống tù túng, tức giận với những tha hóa cảm nhận được trong xã hội và có phần tỏ ra bế tắc.

Cuộc sống vật chất no đủ đã không thể bù đắp các khát vọng tự do trong tâm hồn!

Nguyễn Xuân Thọ

Tháng 12.2016

Sunday, July 17, 2022

Dạy và học toán ở bậc Tiểu học

 Tính và toán,

    1.  Tôi không cho rằng tính giỏi là thể hiện của tài năng toán học, thậm chí tài năng nói chung. Nhất là ngày nay, phương tiện giúp tính chính xác luôn ở trong tầm tay. 

    2. Sách giáo khoa ngày nay vẫn dạy trẻ 4 phép toán ở tiểu học, bắt đầu từ lớp 1. Mặc dù, các soạn giả đã cố gắng làm nội dung trở nên sinh động hơn nhiều so với chương trình cũ, tôi vẫn cảm thấy nó nặng nề và nhàm chán kéo dài. Tôi ngờ rằng những đứa trẻ giỏi tính ở Tiểu học sẽ có bất cứ ưu thế nào trong việc hình thành tư duy Toán học, tiếp thu tri thức Toán ở các lớp trên, chưa nói việc học Toán ở mức cao hơn. Về mặt tư duy thông thường tôi thấy trẻ mê tính toán quá sớm sẽ có bất lợi trong việc tiếp cận các vấn đề thực sự trong cuộc sống.

    3. Tôi không phải là một đứa trẻ giỏi tính ở Tiểu học. Tôi tính luôn sai sót, không đến nỗi sai be bét vì không biết cách tính, nhưng không bao giờ được điểm 10. Lý do là vì tôi cực ghét những thao tác lặp đi lặp lại nhàm chán. Đến mức sau này ở trung học, đi thi học sinh giỏi Toán, sau khi giải tất cả các bài tôi vẫn sai sót ở con tính đơn giản ai cũng làm được cuối cùng. Sau này một ngày đẹp trời, tôi sắp xếp lại các ý nghĩ, từ đó tính nhanh, chính xác. Do đó tôi ngờ rằng khi lớn lên nếu có vài tuần học tính cũng như luyện chữ là đủ. 

    4. Giai đoạn tiểu học theo ý tôi nên để rèn luyện phương pháp tư duy, khái niệm cơ bản và kỹ năng mềm. Tôi ngờ ở việc cho rằng con số là khái niệm cơ bản và 4 phép tính là kỹ năng bắt buộc để có phương pháp tư duy lành mạnh. GIai đoạn này nếu để học các thứ khác, khối lượng kiến thức sẽ rất lớn. Mặt khác rèn phương pháp tư duy qua các phép tính quá mức có thể để lại các thói quen không có lợi. Phải rất lâu tôi mới hiểu rằng con số là một biểu diễn về lượng của sự vật. Hoàn toàn có thể biểu diễn sự vật bằng nhiều cách khác nhau. Một câu, văn bản biểu diễn bằng vector rõ ràng sẽ hay, cao cấp hơn việc đếm các từ, dấu ngắt câu, chữ viết hoa thô sơ. Thói quen quy mọi sự ra con số là giá tiền không thể được cho là thông minh, giỏi toán hay biểu hiện của tài năng. Cho dù điều đó có ích, hoàn toàn có thể giỏi trong vài tuần nếu cần.

     5. Quan sát một nhóm người, nếu chỉ lo đếm số nam nữ, số kính, số váy, cho dù có vô hạn cái để đếm, cộng trừ, tôi cho là thể hiện hạn chế về năng lực quan sát. Nhận thức tổng thể về nhóm người, từng cá thể và tương tác của họ sẽ là một kỹ năng quan sát tinh tế hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn và không phải không có tư duy toán học. 

     6. Một trong những ý tưởng toán học có ích nhất (ít ra đối với tôi) là tập hợp. Mỗi tập hợp sẽ được định nghĩa bởi các thuộc tính. Thêm thuộc tính sẽ hạn chế về tập hợp con. Tập hợp chính là cơ sở hình thành các khái niệm. Logic của con người hình thành nhờ các phép Toán với tập hợp. Trẻ con Tiểu học có học được thứ Toán này không. Quá được. Quá dễ. Quá hấp dẫn. So với các con số vô hồn. Những người nghĩ khác là những người chỉ biết lấy ví dụ về tập hợp bằng các con số. Học tiểu học sẽ học tập hợp bằng các con vật, giống loài, các chủng tộc người, biết phân loại và tổng hợp. Đặc biệt chúng sẽ biết phân biệt các mệnh đề có lý với các kiểu cãi chầy, hô khẩu hiệu vô nghĩa và nguỵ biện.

     7. Khi nắm được khái niệm, cố nhiên có thể dạy đếm dễ dàng. Phép đếm sẽ có hồn, trẻ sẽ có trực giác tốt hơn về ý nghĩa của các con số.  Chúng ta có thể giới thiệu các phép toán, nhưng không cần luyện các quy tắc cộng phạm vi 10, 20, có nhớ, không nhớ, thuộc bẳng cửu chương, bảng chia. Tôi cho rằng có thể cho phép trẻ sử dụng máy tính thay thế cho các quy tắc nhảm nhí. 

     8. Tiếp theo tôi cho rằng có thể cho trẻ học về sự tương quan giữa các đại lượng, sự vật, luật nhân quả trên cơ sở nhận thức về một thế giới luôn vận động. Vâng, đó chính là khái niệm hàm số. Những đứa trẻ hiểu sâu sắc khái niệm hàm số theo cách tiếp cận đó sẽ là những đứa trẻ có đầu óc cách tân. Khái niệm hàm số dạy ở trung học và đại học hiện nay vô cùng tù mù, tối tăm và dễ làm ngu người. Ở trung học, trẻ có thể chơi với các đại lượng, tìm ra mẫu hình tương quan và có thể xây dựng các công thức. Đúng thế, trẻ có thể học đại số mà không cần bảng cửu chương dựa trên việc sử dụng bảng tính EXcel. Điều quan trọng là trẻ sẽ chơi với các đại lượng và các công thức chử không phải học vẹt các định nghĩa trừu tượng, Nếu đã có trong tay vô số ví dụ, việc hệ thống hoá chỉ trong vài giờ là hiểu và hiểu sâu sắc.

    9. Một ý tưởng Toán học nữa vô cùng có ích cho mọi hoạt động trong cuộc sống, ngày nay được xem là cao cấp, hoàn toàn có thể dạy ở Tiểu học là thống kê. Thống kê là bước phân tích dữ liệu quan sát. Trẻ sẽ chơi với các phân bố về người, hành tinh, mây, tài sản,… bằng phần mềm Excel. Điều quan trọng nhất là chúng nắm được quy luật ngẫu nhiên và tất yếu của thế giới vận động. Tất nhiên chúng sẽ không cần đi sâu và các tính toán chi tiết. Có hề gì, các phần mềm sẽ thực hiện các thao tác đó. Chúng sẽ học các công thức đó nếu muốn chế ra các phần mềm tốt hơn. Nếu không, chỉ cần dùng phần mềm là đủ.

    10. Với ngần đó nội dung, cùng với máy tính là đủ Toán dùng cho cả đời với một người thường và kg thùa tí nào.

     11. Bạn nghĩ sao về một xã hội mới với các công dân nắm chắc các khái niệm mà họ dùng, suy nghĩ nói năng có logic, nhận thức được xã hội luôn phải vận động, nắm được nhân quả, ngẫu nhiên và tất yếu như ngày nay chúng ta đang cộng trừ nhân chia. Có thể các nhà Toán học trong xã hội đó cũng sẽ khác, gần gũi hơn với mọi người.

     12. Nếu được dạy thêm một nội dung nữa cho học sinh Tiểu học, không thiết chỉ cho học sinh giỏi, tôi sẽ đề nghị dạy không gian n chiều. Không gian n chiều cho học sinh tiểu học? Đúng vậy, không gian n-chiều cho Tiểu học. Chắc nhiều vị phụ huynh, ông bà sẽ của thế hệ +-x: sẽ cho đó là ý tưởng của một tay cuồng toán. Đối với họ không gian n chiều là toán cao cấp, một ác mộng và món xa xỉ không dùng tới. Xin thưa, trước hết không gian n chiều ở khắp nơi quanh ta, đầy rẫy ứng dụng trong bất cứ lĩnh vực nào. Không gian n chiều quả thực khó với những người đã bị không gian 2-3 chiều đóng đinh vào não. Đối với trẻ em Tiểu học, chỉ cần chơi với một bảng excel 4-5 cột đã là không gian 4-5 chiều. Mọi thứ xung quanh ta có thể phụ thuộc vào nhiều tham số, đó là khi chúng ta cần nhận thức được không gian n chiều. Nếu chúng ta chỉ nhận thức được 2-3 tham số trong n tham số. Đó chính là thầy bói sờ voi. Chúng ta đều đang sờ voi suốt ngày vì thiếu thông tin mà không hề hay biết.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Saturday, July 16, 2022

Một thiên tài đa tài

RICHARD FEYNMAN…

copy từ FB-Quốc Khánh 

---------------------------------------

GIUN ĐŨA

Richard Feynman (1918~1988) là một nhà vật lý lỗi lạc, người Mỹ gốc Do Thái. Bố mẹ ông di cư từ Nga và Ba Lan sang Mỹ. Mẹ làm nội trợ, bố bán hàng rong. Ông từng tham gia nhóm làm bom nguyên tử cho chính phủ Mỹ. Được tặng Giải Nobel Vật lý năm 1965. Một thiên tài rất đa tài. Đọc các bài giảng vật lý của ông như đọc thơ, ai thích triết học và khoa học tự nhiên nên đọc. Ngoài vật lý học, Feynman am hiểu nhiều môn từ âm nhạc, hội hoạ, sinh học đến yoga.

Cái ti-vi màu bạn xem hàng ngày được chế tạo trên các nghiên cứu của ông về mắt người đấy.

Giun đũa thì liên quan gì?

Cô thư ký của Feynman mắc chứng viêm mũi dị ứng. Vào mùa hoa cô suốt ngày sụt sịt, mặt sưng húp, nước mắt, nước mũi đầm đìa, không thể làm việc gì. Chữa tỷ cách không khỏi.

(Tôi cũng bị bệnh này, chữa đủ cách, đi vài chục bệnh viện mà không khỏi.)

Feynman thương người giúp việc của mình, bỏ công nghiên cứu bệnh này.

Ông phát hiện ra rằng trước năm 1945 bệnh này rất hiếm. Sau 1945 thì số người bị bệnh tăng dần, chủ yếu là người giàu, ở thành phố và các nước phát triển. Người nghèo, vùng nông thôn, nước nghèo không bị bệnh này.

Ông loay hoay tìm lý do và phát hiện vùng nào tỷ lệ người mắc giun đũa cao thì có tỷ lệ người mắc viêm mũi dị ứng thấp và ngược lại.

Vì sao Feynman tìm thấy mối liên hệ này thì trời biết. Thế mới tài. Ty tỷ người bị trái cây, thậm chí gạch đá rơi vào đầu nhưng chỉ có Newton nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn. Bạn đừng dại dột thả mít vào đầu chồng mình, chẳng ra nổi định luật nào đâu. Cũng đừng cởi đồ chạy rông ngoài phố hét "Eureka," bởi làm thế không thể phát minh được cái gì ngang tầm định luật Archimedes.

Feynman đặt giả thuyết rằng sự tồn tại của giun đũa trong cơ thể người sẽ tạo nên một sự cân bằng nào đấy và giúp cơ thể không bị dị ứng.

Suy cho cùng, loài giun đũa vô hại. Bình thường nó nằm trong dạ dày và ruột, xơi thức ăn của người. Nghèo đói thì thành vấn đề. Giàu như dân Mỹ, toàn người thừa cân thì không sao, tốt là khác.

Giun đũa chỉ nguy hiểm khi cơ thể chủ đói, giun đói theo, bò lung tung tìm thức ăn khiến người có giun nôn nao, và nếu giun chui vào ống mật thì phải cấp cứu.

Nếu người có giun lúc nào cũng ăn đủ no thì ô-kê.

Vấn đề còn lại là tính toán lượng giun ký sinh cho phù hợp.

Giun đũa rất đặc biệt. Trứng giun theo đường thức ăn vào bụng người nở ra giun. Giun đẻ trứng trong bụng người nhưng lứa trứng này không thể nở luôn thành giun ngay, chúng phải ra ngoài theo đường tiêu hoá rồi quay trở lại bụng người theo đường ăn uống thì mới nở tiếp thành giun được.

Không cần uống thuốc, chỉ cần ăn uống sạch sẽ, giun trong người sẽ tự chết đi, không có trứng giun bổ sung để nở thành giun mới thì cơ thể sẽ tự hết giun. Việc tẩy giun là vô nghĩa.

Điều này giúp cho việc kiểm tra số lượng giun trong cơ thể trở nên dễ dàng, bằng phương pháp chụp X quang.

Feynman lập tức tính ra số giun cần thiết cho cô thư ký và kiếm ngay mớ trứng giun đũa cho cô uống, dặn cô phải thường xuyên ăn no và hàng tuần soi chiếu X quang. Khi hết giun (vì vệ sinh thực phẩm ở Mỹ rất tốt) lại làm lọ trứng nữa, như uống thực phẩm chức năng.

Quả nhiên cô thư ký khỏi hoàn toàn bệnh viêm mũi dị ứng. Một hiệu ứng phụ tuyệt vời là cô giảm cân từ 95 ki-lô xuống còn 65. Cô lập tức tăng số trứng giun phải uống lên để được ăn uống thoải mái mà không tăng cân.

Giun thần chứ không phải giun đũa nữa.

Chữa khỏi cho cô thư ký chứng viêm mũi dị ứng, Feynman tặng luôn người trợ tá của mình bản quyền liệu pháp y khoa này. Tuy nhiên, ngay sau đó cô thư ký đi lấy chồng, việc hoàn thiện đề tài để đăng ký bản quyền với DEA đã bị gác bỏ.

Phí của.

.oOo.

Lời chú:

Nhiều sinh viên Việt Nam khi còn ở trong nước thì không bị viêm mũi dị ứng. Chỉ khi sang châu Âu học, sau khi tẩy hết giun thì mới bị viêm mũi dị ứng. Tôi đã bị đúng như vậy.

~~~~~~

Richard Feynman đang giảng bài. Ảnh lấy từ Internet

Nguyen Van Bao

17-Jul-2017