Saturday, September 30, 2023

Từ thói quen sẽ thành tích cách

 10 THÓI QUEN CỦA NGƯỜI SIÊU THÀNH CÔNG

Thói Quen 1: Đọc nhanh

Bắt đầu bằng cách nào đây?

Hãy bắt đầu tập luyện bằng 15 trang sách mỗi ngày, bạn sẽ thấy sự thay đổi nhanh chóng.

Thói Quen 2: Tưởng tượng

Bắt đầu bằng cách nào đây?

Đọc những cuốn sách như “Điều khiển tâm lý học” của Maxwell Malts, “Nghĩ giàu làm giàu” của Napoleon Hill và “Khi người ta tư duy” của James Allen.

Thói Quen 3: Ưu tiên

Bắt đầu bằng cách nào đây?

Hãy tìm ra duy nhất một việc quan trọng với bạn trong ngày hôm nay và làm nó ngay lập tức. Và đừng quên giới hạn thời gian cho những mục tiêu bạn đang theo đuổi. Sự giới hạn sẽ thôi thúc bạn hành động nhanh chóng để hoàn thiện chúng.

Thói Quen 4: Quản lý tiền bạc

Bắt đầu bằng cách nào đây?

Đọc những cuốn sách kinh điển về quản lý tài chính như “Người giàu có thành Babylon"“Triệu phú thần tốc” của MJ Demarco.

Thói Quen 5: Dậy sớm

Bắt đầu bằng cách nào đây?

Hãy thức dậy sớm hơn 1 giờ mỗi ngày, và thế là một năm bạn có thêm được 365 giờ - nó tương đương với hơn 2 tuần cơ đấy.

Vậy thì bạn còn chờ điều gì nữa? Hãy lên chuông báo thức đi.

Thói Quen 6: Thiết lập mục tiêu

Bắt đầu bằng cách nào đây?

Viết ra những mục tiêu của bạn. Viết hết chúng ra và làm theo mỗi ngày. Những người viết mục tiêu của mình ra thường sẽ kiếm được gấp đôi so với những người chỉ suy nghĩ trong đầu.

Thói Quen 7: Tập thể dục & ăn kiêng

Bắt đầu bằng cách nào đây?

Hãy chắc chắn rằng ngày nào bạn cũng tập thể dục và tập vào buổi sáng là tốt nhất.

Thói Quen 8: Thấu hiểu bản thân

Bắt đầu bằng cách nào đây?

Luôn đặt ra câu hỏi rằng bản thân mình đang vui vì chuyện gì, buồn vì chuyện gì, nguyên nhân thật sự là do đâu. Giải quyết những cảm xúc tiêu cực từ gốc rễ, và duy trì, tạo ra những cảm xúc tích cực.

Thói Quen 9: Kết nối

Bắt đầu bằng cách nào đây?

Kết giao với những người có cùng lối tư duy với bạn. Đọc những cuốn sách về kỹ năng xã hội cơ bản như “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie và lĩnh hội những kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.

Thói Quen 10: Đức tính

Bắt đầu bằng cách nào đây?

Viết ra những luật lệ nghiêm khắc cho bản thân, thành công sẽ đến khi bạn tuân theo chúng.

Đọc to những quy tắc này khi bạn thức dậy mỗi ngày và sống theo những điều lý tưởng này.

 St (Tony Buổi sáng)

Friday, September 29, 2023

Lãnh thổ Việt Nam

Lãnh thổ VN qua từng thời kỳ lịch sử là sự biến đổi không gian sinh tồn của người Việt từ vùng đất đai nguyên sơ thuộc châu thổ sông Hồng, sau nhiều thế kỷ chinh phục, đồng hóa, khai khẩn mà lãnh thổ đã trải dài đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. 

Bên cạnh sự mở rộng về lãnh thổ đất liền trong nhiều thế kỷ, người Việt cũng từng bước mở rộng chủ quyền, kiểm soát và khai thác vùng biển-đảo (lãnh hải) bên ngoài đất liền. Phạm vi này kéo dài từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, dài hơn 3.400 km, với khoảng 4.000 hòn đảo lớn nhỏ gần bờ và ngoài khơi xa.

Một số sử liệu và huyền thoại cho rằng: vào đầu thời kỳ Hồng Bàng, bộ tộc Việt có lãnh thổ rộng lớn từ phía nam sông Dương Tử (TQ) đến vùng Thanh Hóa. Bộ tộc Bách Việt có nguồn gốc từ nước Xích Quỷ do Lạc Long Quân lập nên, từ khi phân tán thì trở thành nhiều bộ tộc khác nhỏ hơn, hay gọi chung chủng tộc có tên là Bách Việt.

VN chính thức bước vào kỷ nguyên độc lập từ khi Ngô Quyền đánh bại nhà Nam Hán, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc vào năm 938. Tuy nhiên lãnh thổ bị co lại chỉ còn 8 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Trường, Ái, Hoan, Diễn. 4 châu bị Nam Hán chiếm là Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An.

Năm 968, Đinh Tiên Hoàng đặt quốc hiệu trở lại sau hơn 400 năm, là Đại Cồ Việt, sau đó Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt năm 1054. Lãnh thổ VN thời kỳ đầu độc lập bao gồm khu vực Bắc Bộ và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, tương đương với lãnh thổ truyền thuyết nước Văn Lang của các vua Hùng.

Phạm vi lãnh thổ VN cho đến khi thực dân Pháp xâm lược đã được phân định theo ko gian sống của người Việt với vùng dân cư sống bằng nông nghiệp (văn minh lúa nước). Những người nông dân sống rải rác trong những ngôi làng ở đồng bằng sông Hồng và hệ thống quan lại duy trì đời sống thuần nông là mô hình của xh VN thời đó. Đối với người Pháp (và phương Tây), xh VN khi đó hầu như chưa biết đến thương mại và sx công nghiệp, là hình ảnh thu nhỏ của người láng giềng phương Bắc khổng lồ.

Sau khi Pháp đánh chiếm thành Hà Nội, triều đình nhà Nguyễn đã cầu viện nhà Thanh, nhà Thanh đã giúp nhưng ko thắng được Pháp. Cuộc chiến tranh Pháp - Thanh chấm dứt, Hòa ước Pháp-Thanh 1885 và Công ước 1895 đã phân định biên giới phía Bắc VN với Trung Hoa. Phần biên giới giữa VN, Lào và Campuchia cũng do người Pháp phân định sau khi thành lập Liên bang ĐD (1887).

Bản đồ VN
Cập nhật & tóm lược từ net

Wednesday, September 27, 2023

Vùng xanh - Blue zone

 Khi thế giới tồn tại những vùng đất được gọi là Blue Zones - nơi mà người dân sống khỏe đến trên 80 tuổi - thì “trường thọ” đã không còn là ước mơ khó đạt tới. Đó là Vùng Loma Linda (bang California, Mỹ), Đảo Ikaria (Hy Lạp), Okinawa (Nhật Bản), Sardinia (Italy) và bán đảo Nicoya (Costa Rica), tất đều có “mẫu số chung” để tạo thành một cộng đồng khỏe vui bất chấp tuổi tác:

Rica), tất đều có “mẫu số chung” để tạo thành một cộng đồng khỏe vui bất chấp tuổi tác:

⭐ Nơi có thiên nhiên gắn bó trong từng bước chân, hưởng sự trong lành gần như tuyệt đối từ cỏ cây, sông biển bao quanh.

⭐ Nơi mọi người luôn chọn nguồn dinh dưỡng organic thuần túy, từ đánh bắt trồng trọt đến tận bàn ăn gia đình. 

⭐ Nơi con người có nhiều không gian để vận động và tham gia các hoạt động gắn kết ngoài trời, duy trì nhịp sinh hoạt tích cực ở độ tuổi 80 đến 90.

 Đó là nơi tâm hồn - thể chất - lẫn trí tuệ đều được cân bằng và nuôi dưỡng bởi thiên nhiên, một nơi mà từng cành cây ngọn cỏ hay âm thanh của gió, sự dịu mát của sông đều trở thành giá trị kết tinh cho sức khỏe và niềm vui.

Monday, September 25, 2023

Ahogy telik az idő

Születéskor felszállunk a vonatra és találkozunk a szüleinkkel. 

És hisszük, hogy mindig velünk fognak utazni.

Mégis egy állomáson a szüleink leszállnak a vonatról,

magunkra hagyva minket, hogy folytassuk az utunkat...

Ahogy telik az idő-

Mások is felszállnak a vonatra,

és fontosak lesznek: testvéreink, barátaink, gyermekeink, unokáink,

életünk szerelme is.

Sokan fognak leszállni (még életünk szerelme is),

kisebb nagyobb űrt hagyva maguk után.

Mások olyan visszafogottak lesznek, hogy

nem fogjuk észrevenni, hogy elhagyták a helyüket.

Ez a vonatút tele lesz örömökkel, bánatokkal, elvárásokkal,

új beköszönőkkel, viszontlátásokkal és istenveledekkel.

A siker az, ha jó kapcsolatot ápolsz az összes utassal

úgy, hogy a legjobbat adod magadból.

Nem tudjuk, melyik állomáson szállunk le.

Élj hát boldogan, szeress és bocsáss meg!

Ezt azért fontos megtenni, mert amikor leszállunk a vonatról,

csak szép emlékeket hagyjunk azoknak, akik folytatják útjukat...

Örüljünk annak, amink van, és köszönjük az égnek ezt a fantasztikus utazást.

Továbbá köszönöm, hogy utas voltál a vonatomon.

És ha le kell szállnom a következő állomáson,

örülök, hogy hosszú utat tettem meg veled! 

(Jean d'Ormesson)


Lê Minh (DEBRECEN.vidi69) st

Saturday, September 23, 2023

Chân lý của tôi: Từ cuộc cách mạng giành độc lập và chặng đường đến tương lai (8)


NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (VNDCCH) - NHỮNG NĂM ĐẦU TIÊN

(tiếp theo)

Biến cố Hải Phòng ngay lập tức được James O'Sullivan báo về Nhà trắng. Ông này nói mặc dù VM khai hoả trước nhưng thái độ của Pháp là không thể chấp nhận được. Đại sứ Mỹ tại Pháp Caffery được lệnh bày tỏ sự không hài lòng với chính phủ Pháp. Phía Pháp trưng ra bằng chứng là chính phủ HCM nhận chỉ thị từ Moscow. Từ Sài gòn, lãnh sự Mỹ là Charles Reed cũng cảnh báo là nếu Nam bộ rơi vào tay VM, thì Lào và Cambodia sẽ nguy hiểm. Đây là một trong những phát biểu đầu tiên của một quan chức về cái sau này được gọi là "học thuyết domino''.

Cuối tháng 11, bộ ngoại giao Mỹ cử Moffat vụ trưởng vụ Đông Nam Á sang ĐD để đánh giá tình hình và tìm hiểu bản chất của chính phủ Hà Nội. Moffat là người công khai ủng hộ độc lập của VN và được uỷ quyền thông báo với VN là Mỹ ủng hộ hiệp định 6/3 và có thể thuyết phục được chính phủ Pháp. Moffat cũng dự kiến sẽ khuyên HCM không dùng vũ lực và thoả hiệp trong vấn đề Nam bộ. Moffat đến Sai gon ngày 3/12 và ra Hà Nội ngày 7/12. Sullivan cho rằng HCM đang "cực kỳ cô đơn" và thông tin công khai về chuyến viếng thăm của Moffat sẽ làm tăng uy tín của ông. 

Mặc dù rất ốm do lao phổi trở lại, HCM vẫn mời Moffat đến Bắc bộ phủ. HCM khẳng định mình không phải là cộng sản mà chỉ đấu tranh vì độc lập, kêu gọi Mỹ ủng hộ và nhắc lại đề nghị cho Mỹ sử dụng Cam Ranh. Do không chuẩn bị trước vấn đề này, Moffat "không nói được câu nào" như về sau ông này điều trần trước Thượng viện Mỹ. Ông khẳng định rằng Mỹ không thể có quan hệ ngoại giao chính thức với VN nếu VN không thoả thuận được với Pháp về thể chế. Trong báo cáo sau khi rời ĐD, Moffat nhận định chính phủ Hà Nội đang nằm dưới sự kiểm soát của cộng sản và có thể có quan hệ với LX và Trung cộng. Tuy nhiên ông này cũng thấy sự khác biệt giữa những phần tử ôn hoà xung quanh HCM và các phần tử cứng rắn như Trường Chinh. 

Moffat kết luận: hiện tại cần có sự hiện diện của Pháp để không những chống ảnh hưởng của Nga mà đề phòng Tàu tấn công. Ông đề nghị Mỹ ủng hộ thoả thuận trước khi tình hình tiếp tục xấu đi cho Pháp. Nhà sử học Pháp Philippe Devillers cũng nhận thấy sự chia rẽ trong lãnh đạo VM giữa HCM và những phần tử hiếu chiến hơn như Trường Chinh, Giáp, Việt. Bản thân HCM cũng thường xuyên kêu gọi Pháp và các nước phương Tây giúp ông củng cố quyền lực với đối thủ. Nhưng cũng có người bi quan cho rằng đó là đòn của HCM sử dụng để gây sức ép với Pháp. Nhận xét của Moffat về quan hệ của Hà Nội và Nga có vẻ không đúng, thực tế thì HCM và đồng chí của mình chỉ có thể biết được tình hình LX qua FCP.cix Báo cáo của Moffat cùng với cuộc nội chiến đang nóng lên ở TQ đã dẫn Bộ ngoại giao Mỹ đi đến kết luận: "Sự có mặt của Pháp ở khu vực là quan trọng, không chỉ để ngăn ảnh hưởng của LX mà còn bảo vệ VN và ĐNA khỏi đế quốc Tàu".

(còn nữa)

Friday, September 22, 2023

ĐIỀU QUAN TRỌNG: Giá cả hay giá trị

 Bài đọc sáng nay cho tư duy mình, tự nhận khuyết điểm của mình và thay đổi nó nhé các bạn! Bài từ 2019, cũng có người đọc và nhận ra, thay đổi, cũng có người vẫn như cũ, vẫn y nguyên. 

Ai đọc hết mà hiểu được, thì mới nên xách ba lô đi du lịch, đi làm ăn. Còn lại tuyệt đối không nên đi, không nên tạo bad mood, tâm trạng xấu cho đoàn, cho người khác vì góc nhìn tiêu cực của mình. Vậy là ác và tạo nghiệp xấu. 

Nếu mình đi, lỡ không may lọt người này vô đoàn, tìm cách tránh xa, chớ nghe chớ đọc những gì họ nói họ nhắn trên group. Người tiêu cực lây lan cảm xúc tiêu cực rất mạnh, ở gần họ dễ sinh bệnh tật. Không sửa hay lý lẽ được họ đâu, họ luôn cho là họ đúng và tìm cách lôi kéo thêm người. Giải pháp duy nhất của mình khi phục vụ đám tào lao này, là xin lỗi và tìm cách tránh mặt. Không sai cũng nhận lỗi, không tranh cãi, không nói logic với họ. 

Tránh voi là không xấu mặt. Cỡ 10 năm sau, họ trưởng thành và sẽ hiểu chuyện, thấy ngày xưa họ tào lao hết chỗ nói.

-------------

Những khoảnh khắc 4h

1. Có lần mình bay với 1 ông khách Thuỵ Điển, thủ tục xong thì nghe chậm 4 tiếng. Hầu hết hành khách lo lắng, chạy tới quầy hỏi, thở dài, bắt đầu to tiếng. Mình cũng không ngoại lệ, 4 tiếng đồng hồ đó, chê hãng hàng không tham lam, mắng nhân viên mặt đất vô trách nhiệm, đăng lên FB đại loại "khộ quá khộ, lại delay, lần sau không đi hãng này nữa", trong khi ông Thuỵ Điển vẫn bình thản đọc sách, thậm chí không nhìn đồng hồ. Khi lên máy bay, ông nói "nhờ delay mà tao đọc hết cuốn sách này, thật thú vị". Oh my god!

Mình gọi cái hãng chó chết (dead dog), xách mé là delay airlines cho hả hê. Mình dùng hết mọi từ vựng trong giáo trình thobiology (thô bỉ học) để trút giận. Ông Thuỵ Điển nói, mày có chửi hơn nữa thì máy bay cũng không thể bay sớm. Trễ thì mình xoay sở kiểu trễ, ví dụ gọi lại xin cái lịch làm việc mới với đối tác. Cùng 4h đồng hồ đó, tao vui vẻ, mày tức giận. Trong cuộc đời tao và cuộc đời mày, sẽ có hàng ngàn khoảnh khắc "4h delay" như vậy, phản ứng của mình sẽ thể hiện CHẤT LƯỢNG cuộc sống. Mày nói tẩy chay hãng này là nóng giận tức thời thôi, chứ vài tháng nữa, nó rẻ hơn hãng khác 100,000đ thì mày cũng thức đêm ngồi canh vé đi à. Mình thề là free cũng không thèm (2 tuần sau, mình lại book tiếp hãng này vì rẻ hơn hãng khác 50,000 đồng, lên sân bay vẫn chụp hình cười khí thế). 

Trên máy bay, khi tiếp viên phục vụ không niềm nở, bực. Thức uống không free, bực. Vào toilet, người trước quên xả nước rất hôi, bực. Khi xuống máy bay, đi taxi về công ty, kẹt xe, bực. Trên phố, mỗi người 1 chiếc xe máy đâm chéo qua chéo lại, leo lên lề, còi xe bóp inh ỏi...vì quá nhiều xe trên đường, ai cũng muốn đi nhanh hơn, bực. Mình ngán ngẩm, buộc miệng chê mấy câu về đường sá, nói tại nhà nước không chịu mở rộng, tại quy hoạch bất cập, tại dân chạy ẩu, người nhập cư gì mà nhiều, ...

Ông Thuỵ Điển nói mày suy nghĩ tiêu cực quá. Chính mày, cha ông mày, ba mẹ mày cũng nhập cư đến Tp này, đường sá thì có mở rộng mãi được đâu. Chính mày đã mua 2 chiếc xe máy và 1 chiếc ô tô, cái nhà cũ đã chia tách thành 3 căn, mặt tiền nào cũng biến thành hàng quán cửa hàng....thì chính mình đã xây dựng nơi mình sống như thế. Xưa sang VN, tao thấy cây dừa nước cả vùng, dân đông quá nên phải chặt bỏ, lấp rồi phân lô, xây cả chục khu đô thị đáng sống gì đó, ai mua được 1 lô đất hay cái nhà thì cười hỉ hả, rồi đi phản đối về việc mất rừng ở tỉnh khác, cái nhà mày đang ở xưa kia có phải đất rừng không. Có nhà đẻ 3-4 đứa con, nhân 3 -4 lên vậy thì tài nguyên phải bị mất dần chứ, vài năm nữa thì 4 đứa con đó lái xe ra đường, rồi nó lập gia đình với 4 người từ nơi khác tới nữa, thì chính mày tăng đến 8 người ra đường. Ham ăn, ham đẻ, ham đất đai nhà cửa, ham xe cộ vật chất, ham miễn phí....thì phải chấp nhận cảnh giành giật nhau từng m2 đường giao thông, giành nhau chỗ học, chỗ ăn, chỗ ngủ. Mọi thứ do mình cả thôi. Mình cũng tham như gì, cũng vun vén cá nhân như gì mà không nhận ra, lại đi chửi người khác. 

Mình nghĩ rất lâu, biết là mình lớn lên từ văn hoá Việt, xuất thân nghèo khổ, nhìn thấy tiêu cực nhiều hơn tích cực. Khi trái ý là tức giận, ăn nói thô tục, chửi mắng, không văn minh, tự thấy thật hổ thẹn. Nhớ lại các chuyến đi du lịch theo đoàn, chưa có chuyến đi nào vui vẻ. Khách phàn nàn liên tục vì nghĩ đã bỏ tiền ra, phải được hầu hạ như thượng đế, tưởng tượng lung linh quá, trong hình người ta photoshop chứ thực tế đâu có cảnh nào đẹp cỡ vậy. Từ lịch trình đến hướng dẫn đến đồ ăn đến điểm đến, luôn đòi đền bù, đòi làm lớn chuyện..., các bạn làm hướng dẫn viên sẽ hiểu rõ cái này. Cứ mua hàng là chê mắc, vì làm ra ít tiền quá nên không có sự phóng khoáng và sang trọng. Lo tranh đấu với công ty du lịch về mấy cái con con tiểu tiết nên không có tâm trí thưởng thức cảnh đẹp và văn hoá địa phương. Lúc đó toàn tức tối "tao phải làm cho nó dẹp tiệm", đăng đàn bắt bạn bè chia sẻ khắp cho nó biết mặt, mất uy tín cho nó sợ, với danh nghĩa là "không để người khác tốn tiền như mình". Vì sĩ diện nên nói, tiền với tôi không quan trọng, nhưng thực tế mọi tiêu cực và phàn nàn đều bắt nguồn từ việc TIẾC TIỀN. Phải mất chục năm sau, khi đầu óc trưởng thành, mình mới tiếc nuối là đã từng ngốc nghếch và vớ vẩn. Chính mình đã phá hỏng những "khoảnh khắc 4h" của cuộc đời mình. Gửi bạn bè xem hình mình đi du lịch, cái nào mặt mũi cũng nhăn nhó.  

2. Có lần đi 1 tour ở châu Âu với khách Âu, chỉ có mình và 1 gia đình người châu Á kia. Máy bay cũng delay, mấy ông bà Tây lấy sách ra đọc. Tài xế đi sai đường, họ nói wow, nhờ đi sai mà tao thấy được nhiều cái hay và lạ trên đường, tao rất thích. Đồ ăn không hợp khẩu vị, họ nói để tao challenge, cả nhà cùng nhau thử thách ai ăn hết được 10 điểm, cười vui rộn ràng. Riêng gia đình người châu Á trong đoàn thì khác. Bà vợ quên cái kính mát ở khách sạn, mà hôm đó đi biển, lớn tiếng chửi chồng sao không nhắc. Ông chồng, lúc lấy điện thoại ra chụp cảnh thì thấy hết pin do thằng con chơi game, ông liền chửi thằng con, I wil beat you die (tao sẽ đập cho mày chết). Group viber để mọi người chia sẻ ảnh đẹp lên đó thì thấy mỗi gia đình họ là post ý kiến chê bai lên, 30 người còn lại ái ngại vô cùng, không rõ vì sao mà cái "ego" của họ lớn đến vậy, cố gắng "show off" là mình cao cấp hơn, đến độ anh hướng dẫn nói họ là "they are the king and the queen of complaints, vua và nữ hoàng phàn nàn". Xếp hàng đợi là họ bảo lâu, bực bội. Bữa ăn nào họ cũng chê, món mặn quá, món ngọt quá, chẳng món nào hợp khẩu vị. Bà mẹ luôn gào thét bắt thằng con phải thế này thế kia cho đúng ý. Mấy người Tây nhún vai nói, bà mẹ châu Á luôn là a shouting mom (bà mẹ hay la). Cũng chương trình du lịch y chang nhau, người xem là thiên đường để enjoy, người tự biến thành địa ngục để đày đoạ nhau. 

Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải đi áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối sẽ được xanh tươi. Nắng nóng gay gắt là cơ hội để tiêu diệt mọi mầm vi khuẩn vi rút và nấm bệnh trong không khí. Lỗi lầm của người khác (do mình nghĩ vậy thôi chứ chưa chắc đó là lỗi lầm), thay vì tức giận, thôi bỏ qua, vì sự thoải mái của mình trước đã. Cơ quan công quyền ở nước nào cũng quan liêu hết, thấy cô nhân viên hành chính nhăn nhó, mình hãy bảo nhau "chắc hôm nay cô ấy đèn đỏ, đau bụng nên thông cảm, hỏi thăm giúp cô ấy vui vẻ lên đi". Mình hãy luôn miệng xin lỗi, cám ơn, chúc 1 ngày vui vẻ, tôn trọng cảm xúc của nhau để giúp nhau có được "1 good day". Hãy giải thích mọi thứ theo hướng tích cực, để có 1 cuộc đời chất lượng. 

Người tích cực dễ nhìn ra, họ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, cái tôi thấp, thích nghi cao nên có thành tựu rực rỡ. Mở miệng thốt lời hay ý đẹp, luôn khen ngợi nhau, nếu không nói lời tử tế được cho nhau thì họ im lặng. Còn người tiêu cực, có thể họ có tiền, nhưng họ không bao giờ có 1 cuộc sống chất lượng và có thành tựu lớn, vì cảm xúc tiêu cực đã chiếm hết quỹ thời gian. Gương mặt người tiêu cực nhìn không thoải mái, khó thiện cảm. Với 1 cốc nước, có người nhìn thấy "nước chỉ còn 1 nửa", và uống với cảm giác chán chường. Có người sẽ thấy "ối, còn tới cả nửa ly nước" và uống với tâm trạng vui vẻ. 

Nếu bạn vẫn còn trong văn hoá chê bai và phàn nàn; thích bàn tán về điểm xấu của người khác hay của xã hội, vẫn còn để tiền bạc chiếm hết tâm trí khiến bạn nhăn nhó khó chịu; bạn vẫn ưa làm mình làm mẩy; thích bốc phốt và đọc bốc phốt để gỡ gạc chút đỉnh tiền đền bù hay kiếm chút sĩ diện thể hiện cái tôi cá nhân mình;

thì bạn là người

xem giá cả quan trọng hơn giá trị.

Hẻm có sang.

Tony Buổi sáng

Thursday, September 21, 2023

Cuộc đời là những lựa chọn

 LỰA CHỌN NÀO QUAN TRỌNG TRONG CUỘC ĐỜI?

1. Tham hay không tham?

Tham thì nhận quả của tham,

Không tham thì nhận quả của ‘không tham’,

Mình không tham, nhưng muốn người khác không tham giống mình, thì đó vẫn là tham vi tế.

2. Lựa chọn hay nỗ lực?

Cả hai, vừa lựa chọn vừa nỗ lực.

Nhưng mới bước ra đời thì làm gì có nhiều sự lựa chọn để mà chọn,

Nên đời cho cái gì để làm thì ráng mà nỗ lực cho đàng hoàng,

Khi mình đàng hoàng được với cả cái mình không thích thì có cái gì mình ngại trên đời nữa.

3. Cố gắng hay may mắn?

Càng cố gắng càng may mắn !

4. Nhìn sâu hay nhìn thoáng?

Đỉnh cao của ‘nhìn sâu’ chính là ‘nhìn thoáng’.

Ở đời có 2 kiểu nhìn thoáng,

Một là không có nhu cầu hiểu, mackeno (mặc kệ nó), lướt qua cho nhanh.

Hai là quá hiểu rồi, đã nhìn đủ sâu rồi, nên bắt đầu nhìn thoáng đi.

Nó tương tự đoạn thiền ngữ:

Chưa tu, thấy núi là núi, thấy sông là sông,

Đang tu, thì thấy núi không phải là núi, thấy sống không phải là sông,

Tu xong rồi thì thấy núi vẫn là núi, và sông vẫn là sông.

5. Tu hay không tu?

Ai cũng đang tu cả, đó là bắt buộc của tự nhiên và nhân quả,

Chỉ khác là, có người phòng bệnh trước, và có người đợi bệnh tơi tả rồi mới uống thuốc.

6. Bản ngã hay vô ngã?

Ngã gì cũng được, đừng làm phiền ai là được.

7. Lý hay tình?

Lý tính quá thì khô khan,

Tình cảm quá thì không thực tế,

Vừa lý vừa tình, linh hoạt theo tình huống, nhưng nền tảng vẫn phải đúng nhân quả mà làm.

8. Hành trình hay đích đến?

Đích đến cũng là một phần của hành trình,

Tại sao không vui hay hạnh phúc trên cả hành trình và cả đích đến.

9. Biết nhiều hay biết ít?

‘Biết điều’ là được.

10. Dũng cảm tiếp tục hay dung cảm từ bỏ?

Dũng cảm tiếp tục cái sẽ làm mình tốt lên,

Dũng cảm từ bỏ cái đang làm mình tệ đi.

tốt hay tệ thì theo định nghĩa riêng của mỗi người.

11. Tích cực hay tiêu cực?

Không quan trọng,

Quan trọng là thấy ra được, và chấp nhận được, những khả năng có thể xảy ra,

Hoặc trên thước đo của mỗi người, chấp nhận điều tốt nhất và cả điều xấu nhất có thể xảy ra.

Lạc quan không căn cứ thì thành chủ quan,

Bi quan không căn cứ thì thành Tai-wan.. hay quan-tài.

12. Thiện hay ác?

Cha đánh con, vì thương nó muốn dạy cho nó nhớ, thì chưa chắn đã ác,

Nhưng Cha đánh con, vì đã hả hê cơn giận, thì đường ác cũng khó tránh.

Nên ở đời, cái trông giống thiện chưa chắc đã thiện,

và người ta vẫn đang nhân danh cái thiện để che giấu nhiều cái tâm tham ở đằng sau.

13. Sống hay chết?

Còn sợ chết thì chưa thực sự sống.

14. Thiên đường hay địa ngục?

Cái giây phút mà mình mất đi sự định tĩnh và sáng suốt thì mình đã sống ngay trong địa ngục ngay lập tức rồi.

Còn ngược lại, lúc nào cũng biết mình, thận trọng và đàng hoàng trong từng cái nhỏ, thì thiên đường luôn ở đây.

15. Trình độ hay thái độ?

Vẫn có trình độ ảo, trình độ real.

Nên chưa chắc người có trình độ đã có thái độ,

Nhưng người có thái độ thì chắc chắn phải có trình độ cao.

16. Tỉnh hay mộng?

Người đang mộng thì hay nói về tỉnh,

Còn người đã tỉnh thì không còn gì để nói nữa.

17. Khổ hay diệt khổ?

Càng muốn diệt khổ thì càng khổ trong khổ,

Khi thấy khổ không phải là khổ thì ngay đó là diệt khổ…

Vì cơ bản là chúng ta không thể diệt một cái không có thật được.

Nguồn: NGHỆ

Wednesday, September 20, 2023

Mọi cái xấu đều từ ích kỷ

Có mấy ai để ý đến lời cảnh cáo về sự vô ý thức của con người

Đã có những xáo trộn trong tự nhiên như là lời cảnh cáo về sự vô ý thức của con người. Tuy nhiên, đã mấy ai thấy trước được điều này? 

Hiện nay đa số vẫn sống một cách dửng dưng, vô ý thức, vì nó chưa xảy ra cho chính họ, gia đình họ hay quốc gia của họ. Nếu nó xảy ra ở một nơi chốn nào khác thì họ không cần quan tâm. Càng ngày con người càng sống một cách ích kỷ, tham lam, phung phí và vô cảm, họ không biết thế nào là đủ, mà vẫn muốn nhiều thứ, càng nhiều càng tốt. 

Ho tiếp tục phá hoại thiên nhiên không thương tiếc để thỏa mãn lòng tham lam muốn chiếm đoạt mọi thứ. Họ không bao giờ biết đủ và tiếp tục vơ vét những gì họ có thể chiếm đoạt nên sẽ phải học bài học này dưới những hoàn cảnh mà họ không bao giờ nghĩ là có thể xảy ra cho họ được. 

Nếu những người tham lam, ích kỷ chưa học được bài học về hậu quả của những gì họ đã gây ra cho người khác thì họ sẽ phải học lại bài học này qua những biến cố mà họ không thể tưởng tượng được.

Muôn kiếp nhân sinh | Nguyên Phong

Tuesday, September 19, 2023

Chân lý của tôi: Từ cuộc cách mạng giành độc lập và chặng đường đến tương lai (7)

 Phần 3: Hai cuộc chiến tranh

Sau Thế chiến thứ 2, 30 năm tiếp theo là ''30 năm vẻ vang'' của sức mạnh phát triển thần kỳ của kinh tế ở Tây Âu trong thế kỷ 20 (1945-1975). Ngược lại, ở VN, giai đoạn này đã xảy ra 2 cuộc kháng chiến liên tiếp. Bất chấp nỗ lực khai hóa về vh & giáo dục của những người Pháp tiến bộ ở ĐD, khái niệm này tiếp tục ý nghĩa đạo đức của sứ mạng truyền bá những giá trị phổ quát của nhân loại nhằm biện minh cho hành động thực dân (mà nghĩa vụ của nó là giải thoát các dân tộc lạc hậu khỏi những thảm họa của thiên tai, bệnh tật, dốt nát và sự chuyên chế bằng cách đem lại cho họ kỹ thuật và những ích lợi trong nền y tế, giáo dục và 1 hệ thống quản lý trong sạch).

Đây là mặt tốt đẹp của mục đích khai hóa về vh & kinh tế, bởi nước Pháp, từ thế kỷ 17 với thuyết cứu thế của Pháp và tiếp theo cuộc cm Pháp, Pháp trở thành ''cường quốc cứu thế quan trọng bảo trợ trí tuệ và tinh thần bên ngoài biên giới Pháp và bên trong các đế chế và cường quốc khác''. Khái niệm ''văn minh'' lúc đó được hiểu là ''những tiến bộ tập thể và độc đáo đưa nhân loại thoát khỏi tình trạng man dã'', đây là nội dung mang tư tưởng khai sáng với 9 nấc thang* (cấp thấp nhất là bộ tộc và cao nhất là chính thể Cộng hòa Pháp).

Người Pháp đã chinh phục ĐD bằng cuộc chinh phục lãnh thổ và tiếp theo là đến cuộc ''chinh phục tinh thần''. Tuy nhiên, phong trào đòi độc lập của những người theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa ở châu Á và châu Phi đã có ảnh hưởng lan rộng, đặc biệt là sau khi cuộc cm Tháng 10 nổ ra ở nước Nga. Đối với người Pháp, trong lời kêu gọi (ngày 18/6/1940), de Gaulle khẳng định: nước Pháp ''có hẳn một Đế chế thuộc địa như hậu phương'', nhưng Roosevelt ko giấu giếm sự khinh bỉ về chủ nghĩa thực dân và nước Pháp Tự do buộc phải nhượng bộ dưới sức ép của Mỹ.

Tháng 7/1943, Ủy ban Giải phóng quốc gia Pháp đề xuất ý tưởng về 1 ''chính sách bản xứ kiểu mới'' được thực hiện trong khuôn khổ 1 chế độ liên bang kết hợp giữa quyền tối thượng của Pháp và sự công nhận 1 ''pháp nhân chính trị'' cho các lãnh thổ ngoài biên giới Pháp, mang lại tự do hành chính, chính trị và kinh tế.

Tháng 12/1943: de Gaulle hứa cho ĐD ''một quy chế chính trị mới trong khuôn khổ liên bang. Các quyền tự do của các quốc gia thuộc Liên bang sẽ được nới rộng''. Đầu năm 1944, Hội nghị Brazzaville yêu cầu 1 cuộc cải cách hệ thống thuộc địa nhưng vẫn giữ quyền tối thượng của Pháp. Kết luận của hội nghị này tổng kết ''những mục tiêu của sự nghiệp khai hóa mà nước Pháp đã hoàn thành ở các xứ thuộc địa và gạt bỏ hoàn toàn mọi ý tưởng về quyền tự trị và mọi khả năng biến chuyển vượt ngoài Đế chế Pháp''.

Ngày 24/3/1945: Chính phủ lâm thời Pháp tuyên bố chính thức thành lập Liên bang Đông Dương với chế độ hưởng ''quyền tự do riêng'' và 5 xứ ''vẫn giữ quy chế của riêng mình''. Vậy là ko có chuyện độc lập hay tự quyết. Về giáo dục, bậc tiểu học sẽ trở thành bắt buộc. Giáo dục bậc trung và đại học sẽ được đầu tư nhưng ''việc học tiếng và tư tưởng dân tộc sẽ phải gắn chặt với văn hóa Pháp''. Tuyên bố này khẳng định sự biến chuyển trong nhận thức của dân bị trị và chứng minh nỗ lực cải cách của nước Pháp Tự do.

Do chính phủ Lâm thời ko nắm rõ hiện tình ĐD và đã rất ngây thơ nên những người Pháp Tự do vẫn muốn quay lại đây. Tờ Le Monde (ngày 8/5/1945) viết: ''lúc này, thuộc địa tươi đẹp của chúng ta đang chờ đón sự giải phóng trong cùng một điều kiện như ở Ấn Độ thuộc Hà lan hay Mã Lai''.

Thực tế mà Pierre Messmer và Jean Cédile (2 ủy viên của CH Pháp nhảy dù xuống VN vào tháng 8/1945) nhận thấy thật chua xót: ko như tuyên bố của người Pháp, người Việt đang cười nhạo cái tuyên bố ''hoàn toàn lỗi thời'' và họ chỉ thừa nhận quyền độc lập như điều kiện tiên quyết cho mọi đàm phán. Tuy nhiên, bất chấp thực tế như thế, tuyên bố tháng 3/1945 vẫn được người Pháp sử dụng như nền tảng cho chính sách của họ tại ĐD trong những năm sau đó.

Ở Nam kỳ, người Pháp lấy lại được 1 phần trong tầm kiểm soát vào đầu năm 1946, trong khi đó, VM nắm quyền kiểm soát ở Bắc kỳ. Tại đây, người Pháp bị cô lập và được đại diện bởi ủy viên Jean Sainteny.

Ngày 6/3/1946, HCM và Sainteny ký Hiệp định qua đó nước Pháp công nhận ''chính thể Việt nam Dân chủ Cộng hòa như một nhà nước tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội và nền tài chính riêng, nhưng vẫn trực thuộc Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp''. Từ ''độc lập'' ko được nhắc đến.

Sau Hiệp định 6/3/1946 là các cuộc đàm phán tại Đà Lạt rồi Fontainebleau nhưng ko đem lại kết quả nào trên những vấn đề thuộc về chủ quyền. Tại Nam kỳ, chiến tranh du kích của VM bắt đầu bằng những cuộc phản công và sau đó kiểm soát được 3/4 lãnh thổ vào tháng 10/1946. Ở Bắc kỳ, Pháp liên tục gây hấn về chính trị và quân sự.

Vào ngày 19/12/1946, Chủ tịch HCM ra ''Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến''. Cuộc chiến tranh ĐD chính thức bắt đầu.

(*): Trong cuốn Sơ Thảo Phác Đồ Lịch Sử, Condorcet, triết gia & chính trị gia, đại diện tiêu biểu của tư tưởng Khai sáng, đã miêu tả chín nấc thang của quá trình tiến hóa của nhân loại (NTP)

Lược ghi từ cuốn Trường Pháp Ở Việt Nam 1945-1975: Từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa (Nguyễn Thụy Phương-Omega & NXB Hà Nội-2022)

NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (VNDCCH) - NHỮNG NĂM ĐẦU TIÊN

Ko như thiện chí của Chủ tịch HCM bày tỏ với nước Mỹ (do Tổng thống Franklin D. Roosevelt chủ trương chống việc thực dân trở lại các thuộc địa sau Thế chiến thứ 2), người kế nhiệm Roosevelt là Tổng thống Truman đã từ chối những yêu cầu giúp đỡ của Chủ tịch HCM, với sự đồng lõa của Anh, đã ủng hộ thực dân Pháp trở lại đánh chiếm ĐD**.

Đây là quãng thời gian mà HCM phải chèo lái con thuyền cm để giữ vững nền độc lập trong bối cảnh quốc gia và quốc tế phức tạp với việc quân Tàu Tưởng vào giải giáp phát xít Nhật ở miền Bắc, quân Anh tiếp quản miền Nam từ vĩ tuyến 16 với mưu đồ đưa Pháp trở lại VN, đã là "một công thức" thảm họa. 

       Nước VNDCCH vừa ra đời đã đứng trước thử thách khắc nghiệt "ngàn cân treo sợi tóc". Thù trong giặc ngoài làm tình thế như "nước sôi lửa bỏng", thêm vào đó, nhà nước cm phải tiếp thu một gia tài đổ nát do chế độ cũ để lại: nền kinh tế tiêu điều, kiệt quệ, tài chính trống rỗng, nạn đói trầm trọng, 90% dân số mù chữ, tệ nạn xh đầy rẫy.

      Tổ quốc trên hết! Dân tộc trên hết! Triệu người VN như một dưới ngọn cờ đại đoàn kết của Chủ tịch HCM vì nền độc lập tự do vừa giành được. Dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc, Chủ tịch HCM đã quy tụ được hầu hết nhân tài ưu tú trẻ tuổi đầy nhiệt huyết của VN thời ấy tham gia cuộc cách mạng do VM lãnh đạo***.

     "Kháng chiến - Kiến quốc"! Chủ tịch HCM kêu gọi cả nước tập trung chống 3 thứ giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. William Duiker trong cuốn "Hồ Chí Minh: một cuộc đời" (Ho Chi Minh, A Life), đã ghi lại những tư liệu cho thấy tinh thần dân tộc và tính nhân văn của một chính phủ cm non trẻ qua "một loạt các biện pháp khẩn cấp để chống nạn đói... Thuế nông nghiệp được giảm và sau đó bãi bỏ hoàn toàn, một sở tín dụng nông nghiệp được lập ra giúp nông dân vay vốn dễ dàng hơn...".

      Chính quyền cách mạng lâm thời cố gắng phục hồi kinh tế bằng nhiều biện pháp cấp bách, chia đất cho dân, tuy không "quốc hữu hóa các ngành công nghiệp và cơ sở thương mại... Chỉ có đất đai của thực dân Pháp và Việt gian mới bị tịch thu".

Hình ảnh nhân dân thủ đô dựng chiến lũy để cản bước tiến của thực dân Pháp

(**): Rousevelt cho rằng ĐD không thể trả lại cho Pháp do thực dân Pháp đã mất nhân tâm và có nhiều tội ác ở đây. Ông gợi ý cho Tưởng Giới Thạch tiếp thu ĐD, Tưởng trả lời "Không bao giờ".

Ngày 22/8/1945, Truman phản bội ý chí của Rousevelt bằng cách ký cam kết mật ủng hộ Pháp trở lại ĐD. Ngày này có thể xem như là bắt đầu của cuộc chiến 30 năm.

(***): Trong khi hướng sự tập trung trên hết của Đảng vào công cuộc kháng chiến chống Pháp để giành độc lập cho VN, Chủ tịch HCM tạm bỏ qua mục tiêu (lần đầu tiên đưa ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất tháng 10 năm 1930) là giải phóng toàn bộ ĐD và thành lập 1 Liên bang các quốc gia ĐD độc lập, sau đó sẽ tiếp tục thực hiện các giai đoạn tiếp theo của cuộc cm.


Năm 1946 là một thời điểm rất quan trọng trong lịch sử VN sau khi vừa thoát ra khỏi ách thuộc địa. Trong quyển Vietnam 1946****, sử gia Na Uy Stein Tonnesson theo dõi quá trình diễn biến quan hệ Việt-Pháp từ nhân nhượng đến xung đột qua hai biến cố: Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và biến cố 19-12-1946 khi chiến tranh bùng nổ. Tonnesson trình bày hai phát hiện quan trọng. 

Thứ nhất, Hiệp định sơ bộ 6-3 có được do công của các tướng lãnh Quốc dân Đảng TQ đã cố gắng môi giới cho cả hai bên Pháp Việt tiến hành đàm phán. Mặc dù thực ra sau năm 1945, Paris chỉ muốn bảo vệ quyền lợi của Pháp ở Nam bộ, các viên chức Pháp ở ĐD đặt kế hoạch giành quyền kiểm soát lâu dài ở miền Bắc khi họ điều quân ra Bắc để thay thế quân đội chiếm đóng Quốc dân Đảng. Nếu không có phía Quốc dân Đảng (có Mỹ đứng phía sau) gây áp lực mạnh đối với cả hai bên Pháp Việt để ký Hiệp định sơ bộ 6-3, chiến tranh có lẽ đã bùng nổ vào lúc đó. 

Phát hiện thứ hai của Tonnesson liên quan đến câu hỏi ai chịu trách nhiệm đối với việc chiến tranh nổ ra vào ngày 19-12-1946. Cũng như đối với trường hợp trên, Tonnesson cho thấy những viên chức Pháp ở ĐD làm trái với chỉ thị của chính phủ Pháp khi họ khiêu khích chính phủ VNDCCH để nhử tướng Giáp tấn công trước. Quân đội VN đã cố gắng không trả đũa các trò khiêu khích của quân Pháp trong một thời gian, nhưng cuối cùng đã sập bẫy và nổ súng vào ngày 19-12, chỉ vài ngày sau khi chính phủ Đảng Xã hội lên cầm quyền ở Pháp và mở ra triển vọng đạt được hòa bình bằng con đường thương thuyết. Tonnesson cũng phê bình tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh của VN, vì đã ra lệnh khai chiến hoặc đã không ngăn cản được binh sĩ của ông ta nổ súng vào đêm 19-12-1946.

Tonnesson sử dụng rất nhiều tài liệu chủ yếu từ các kho lưu trữ ở các nước phương Tây. Rất rõ ràng và thuyết phục, ông cho thấy vì nhiều lý do, Paris đã bỏ bê tình hình ở ĐD, thông tin giữa Paris và Sài gòn (nơi Cao ủy Pháp đóng bản doanh) bị lệch pha, và các chỉ huy Pháp ở Sài gòn đã có những hành động dẫn đến chiến tranh. Chủ yếu dựa trên tư liệu Pháp kết hợp với một ít tư liệu Việt Nam, Tonnesson dựng lại bức tranh khá chi tiết mô tả các biến cố xảy ra từng giờ trong ngày 19-12 cực kỳ quan trọng. Bức tranh này phức tạp hơn nhiều so với câu chuyện chúng ta vẫn nghe về biến cố này như một cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng Pháp do quân đội Việt Minh tổ chức. Mặc dù tướng Giáp đúng là có soạn ra một kế hoạch tấn công như vậy từ trước, Tonnesson cho thấy rằng quyết định tấn công chỉ được đưa ra vài giờ trước khi nổ súng, và cũng không thể loại trừ khả năng binh sĩ dưới quyền tướng Giáp tự tiện nổ súng không có lệnh trên [và ông ta chỉ còn cách phải tuyên chiến với Pháp vì việc đã lỡ xảy ra].

Không chỉ soi rọi các biến cố xảy ra trong năm 1946, công trình của Tonnesson còn có ba đóng góp rộng hơn đối với lịch sử Việt Nam. Đóng góp thứ nhất là về vai trò của Quốc dân Đảng Trung Quốc trong diễn tiến lịch sử Việt Nam. Cho đến nay, giới sử học đã coi nhẹ vai trò của Quốc dân Đảng Trung Quốc đối với sự tồn tại của chính phủ Hồ Chí Minh. Nếu người Trung Quốc đã làm như người Mỹ ở Seoul (từ chối không công nhận một chính phủ thiên tả vừa mới thành lập sau khi Nhật đầu hàng), hay như người Anh ở Sài Gòn và Jakarta (cho phép quân đội Pháp và Hà Lan trở lại khôi phục thuộc địa cũ đã bị Nhật chiếm trong Thế chiến II), chính phủ Hồ Chí Minh có rất ít cơ hội sống sót. Bộ chỉ huy quân chiếm đóng Quốc dân Đảng Trung Quốc giúp chính phủ Hồ Chí Minh qua việc ép buộc các nhóm chống cộng là Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội phải tham gia vào chính phủ Việt Minh và ký Hiệp định sơ bộ 6-3. Mặc dù Đảng Cộng sản Đông Dương không thực sự chia sẻ quyền lực với các nhóm này, việc họ tạm thời chấp nhận tham gia vào chính phủ Việt Minh cho phép chính phủ này tuyên bố là Việt Minh đại diện cho tất cả mọi giai cấp và phe nhóm Việt Nam. Thay vì cảm ơn Tưởng Giới Thạch và các tướng lĩnh của ông ta, lịch sử quan phương ở Việt Nam lại chê trách họ: người Trung Quốc bị xem là một kẻ thù còn tệ hơn người Pháp. Các học giả Tây phương (trừ King Chen) cũng rất hay chỉ ra tính chất vô kỷ luật và thổ phỉ của quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc, nhưng quên mất vai trò quan trọng của họ đối với vận mệnh chính phủ Hồ Chí Minh.

Đóng góp thứ hai của Vietnam 1946 là góp thêm chứng cứ cho luận điểm ngược lại với quan điểm lịch sử quan phương về sự lãnh đạo tập trung của Đảng Cộng sản Đông Dương trong và sau “Cách mạng tháng Tám.”[2] Bức tranh ngày càng rõ nét cho thấy một Đảng Cộng sản Đông Dương yếu ớt, phải dựa vào những lực lượng khác để giữ chính quyền, mặc dù có thể Đảng này có tổ chức mạnh nhất so với tất cả. Đảng có rất ít quyền kiểm soát đối với chính quyền địa phương ngoài những thành phố lớn. Việc giải thể Đảng Cộng sản Đông Dương vào cuối năm 1945 làm cho tình hình này tồi tệ hơn. Dựa trên tư liệu của tình báo Pháp, Tonnesson (tr. 24) suy đoán rằng “công tác Đảng bị các lãnh đạo Đảng (nếu không phải là chính Trường Chinh) xem nhẹ trong giai đoạn 1946-47 vì họ bận rộn với công việc quản lý nhà nước.” Giả thuyết binh sĩ của tướng Giáp nổ súng tấn công Pháp bất chấp lệnh trên vào tối 19-12 góp thêm một chi tiết vào bức tranh chung trên.

Thứ ba, Tonnesson chia tay với một xu hướng chủ đạo trong Việt Nam học từ thập niên 1960. Các học giả theo xu hướng này né tránh việc phê phán các lãnh tụ cộng sản Việt Nam khi cần phải phê phán.[3] Theo xu hướng này, những người cộng sản được mô tả như chỉ quan tâm thuần túy và chính đáng đến việc giành độc lập dân tộc, nhưng bị buộc phải tiến hành chiến tranh tự vệ chống lại các thế lực xâm lược ngoại bang. Có vẻ như họ không bao giờ phạm sai lầm, mà nếu có phạm thì cũng rất thành thật thú nhận. Xu hướng này có lẽ do việc nhiều sử gia quá tin vào hồi ký của các lãnh tụ cộng sản như Trần Huy Liệu và Võ Nguyên Giáp. Không có gì lạ khi các nhân vật này tô vẽ hào quang lên Đảng của họ và lờ đi những sai lầm. Tonnesson mở đầu quyển Vietnam 1946 bằng việc kiểm điểm lại số người chết vì chiến tranh ở Việt Nam trong thế kỷ 20. Con số này lên đến hàng triệu người, cả người Việt lẫn nước ngoài. Tonnesson tin rằng tất cả những cuộc chiến tranh này đều có thể đã tránh được nếu chính phủ Việt Minh đã biết tự kiềm chế vào cái ngày định mệnh 19-12-1946 đó. Trong khi Tonnesson không trách Hồ Chí Minh về biến cố này, ông cho rằng Võ Nguyên Giáp có trách nhiệm để cho chiến tranh xảy ra, mặc dù trách nhiệm của ông ta ít hơn các quan chức Pháp như Đô đốc Georges D’Argenlieu, Leon Pignon, và tướng Jean-Etienne Valluy. Tệ hơn nữa, Tonnesson cho rằng Võ Nguyên Giáp là một người bướng bỉnh tự cho rằng ông ta không có trách nhiệm gì, mặc dù các chứng cớ lịch sử cho thấy khá rõ trách nhiệm của ông ta để cho chiến tranh xảy ra. Theo Tonnesson (tr. 257), “Đối với tướng Giáp, người chịu trách nhiệm rất lớn không chỉ đối với quyết định tấn công [ngày 19-12], nhưng đối với tất cả những thiệt hại nhân mạng và các khổ đau khác trong những cuộc chiến kế tiếp ở Đông Dương, ý nghĩ rằng chuỗi thảm kịch đó có thể bắt đầu từ một sự hiểu lầm là không thể chấp nhận được.”

Quyển sách có một điểm yếu quan trọng: đó là việc dùng rất ít tư liệu từ Việt Nam. Mặc dù Kho lưu trữ của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa cho phép các nhà nghiên cứu sử dụng tư liệu, có nhiều bộ Văn kiện Đảng đã được xuất bản, đặc biệt là bộ mới in gần đây từ năm 1999.[4 ]Các văn kiện trong Tập 8 (1945-1947) của bộ sách này cho thấy rõ sự tồn tại của cơ quan Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời điểm này.[5] Nhân vật bí ẩn trong tư liệu tình báo Pháp có tên là “Nhân Nhân” rất có thể là Trường Chinh, vì ông ta đôi khi ký tên Nhân dưới một số văn kiện.[6]

Chỉ đọc lướt qua Tập 8 nói ở trên, chúng ta có thể nêu thêm bốn sự việc quan trọng nhìn từ phía Việt Nam để bổ sung bức tranh phía Pháp do Tonnesson vẽ ra. Sự việc thứ nhất là chính phủ Hồ Chí Minh có vẻ sợ các đối thủ Việt Nam (Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội) hơn sợ Pháp. Trong một văn kiện ngày 3-3-1946, Thường vụ Trung ương giải thích lý do Đảng quyết định ký Hiệp định sơ bộ 6-3 với Pháp như sau. Trung ương Đảng nghĩ rằng nếu Việt Minh đánh nhau với Pháp sẽ có lợi cho Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội chứ không có lợi cho Đảng Cộng sản Đông Dương. Lãnh tụ Đảng thừa nhận rằng “chủ hòa lúc này có hai chỗ nguy hiểm: a) Bọn phản động lợi dụng tinh thần kháng chiến của quần chúng mà tuyên truyền phỉnh dân và vu ta là phản quốc, là bán nước cho Tây; b) bọn thực dân Pháp có thể tăng gia lực lượng trên đất ta để một ngày kia bội ước diệt ta.” Tuy nhiên, lãnh đạo Đảng cho rằng có hai điều lợi lớn khi ký Hiệp định sơ bộ: một là “phá được mưu mô bọn Tàu trắng, của bọn phát xít, và của bọn Việt gian, bảo toàn được thực lực;” và hai là, “dành được giây phút nghỉ ngơi để sửa soạn cuộc chiến đấu mới… tiến tới giành độc lập hoàn toàn.”[7] Một trong những biện pháp đầu tiên Đảng muốn thi hành ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ là “lợi dụng thời gian hòa hoãn với Pháp mà diệt bọn phản động bên trong, tay sai của Tàu trắng, trừ những hành động khiêu khích ly gián ta và Pháp.” Văn kiện này chứng tỏ rằng cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm người Việt cũng quan trọng không kém cuộc tranh giành độc lập giữa tất cả người Việt và thực dân Pháp. Việc Đảng Cộng sản Đông Dương e ngại các kẻ thù người Việt hơn là Pháp cho thấy rằng các biến cố năm 1946 không chỉ liên quan đến nền độc lập của Việt Nam mà còn đến việc giành quyền lãnh đạo đất nước của các đảng phái Việt Nam.

Sự việc thứ hai: tư liệu Việt Nam cho thấy lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương kỳ vọng rất nhiều vào Hiệp định sơ bộ 6-3, không phải như Tonnesson (tr. 5) nghĩ rằng họ chỉ ký cho xong chuyện nhưng sau đó sẽ tìm cách thoái thác thi hành. Thực ra họ coi Hiệp định sơ bộ 6-3 là một bước tiến quan trọng so với tuyên bố của De Gaulle cho Đông Dương tự trị ngày 24-3-1945. Mặc dù theo Hiệp định sơ bộ 6-3, Việt Nam chưa được độc lập, một văn kiện Đảng viết rằng “Pháp đã từ bỏ tham vọng lập lại chế độ thuộc địa tại Việt Nam và công nhận nguyên tắc tự do và thống nhất của ta. Kẻ thù trực tiếp của chúng ta bây giờ là bọn phản động Pháp…”[8] Ít nhất là vài tháng sau khi ký Hiệp định sơ bộ, lãnh đạo Đảng vẫn muốn tiếp tục đàm phán trên cơ sở Hiệp định sơ bộ chứ không phải thoái thác thi hành, mặc dù họ vẫn tiếp tục chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh vũ trang nếu cần thiết. Thái độ lạc quan của họ khi nghĩ rằng người Pháp đã từ bỏ tham vọng lập lại chế độ thuộc địa có lẽ là lý do tại sao Đảng Cộng sản Đông Dương sợ Pháp ít hơn sợ các đảng phái Việt Nam khác.

Sự việc thứ ba: Tonnesson chĩa mũi dùi phê phán vào tướng Giáp với tư cách người chịu trách nhiệm chính bên phía Việt Nam đối với việc chiến tranh bùng nổ. Tonnesson có nhắc đến việc Trường Chinh thuộc phe chủ chiến, nhưng tư liệu Việt Nam cho thấy giàn lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Đông Dương đều ủng hộ tướng Giáp. Sau vụ tàn sát ở Hải Phòng, Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác (Đảng Cộng sản Đông Dương trá hình) ra tuyên bố khen ngợi các chiến sĩ Việt Nam đánh nhau với Pháp ở Hải Phòng và Lạng Sơn và kêu gọi cảnh giác và tăng cường chuẩn bị chiến tranh. Tuyên bố này nói rằng Tạm ước 14-9-1946 (do chủ tịch Hồ Chí Minh ký ở Pháp) là “một bước nhân nhượng cuối cùng.”[9] Cùng lúc đó, Trường Chinh viết một bài với giọng điệu sặc mùi chiến tranh và máu lửa: “toàn dân sẵn sàng đứng dậy; tay đã để vào cò súng, mắt đã ngắm vào đầu bọn cướp nước, những bắp thịt đã căng thẳng; chỉ chờ lệnh là hàng triệu người ào tới băm vằm quân tàn bạo.” Trường Chinh hướng mối căm thù của ông ta không chỉ vào thực dân Pháp mà vào cả những người Việt không thích chiến tranh: “Phải gạt phăng những lời khuyên đầu hàng của bọn tự nhận là “bạn” ta hay của thù ta. Phải kịp thủ tiêu những chủ trương tháo lui, dao động của những kẻ non gan trong hàng ngũ dân tộc. Phải trừng trị thẳng tay những kẻ làm tay sai cho địch, bất kỳ trong tầng lớp nhân dân nào… Trước khi xông lên ngăn địch, phải chặt những dây dợ vướng chân.”[10] Mặc dù tướng Giáp có thể đã một mình ra quyết định nổ súng vào tối hôm đó, chắc hẳn ông ta có sự đồng thuận của ban lãnh đạo Đảng. Các biến cố năm 1947 ăn khớp với cách suy luận này. Sau khi chiến tranh bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập Hội nghị Cán bộ Trung ương để phân tích tình hình thế giới và trong nước, đồng thời thảo luận các chính sách và kế hoạch cần thiết. Bản nghị quyết dài 33 trang của Hội nghị này chỉ nói đến công tác ngoại giao trong một đoạn ngắn như trích dẫn một phần dưới đây:

Vấn đề ngoại giao: vấn đề Việt Nam vừa được đem ra bàn cãi náo nhiệt ở Quốc hội Pháp. Đảng Cộng sản Pháp, Tổng Liên đoàn Lao động Pháp vừa tỏ rõ thái độ đối với Chính phủ Pháp giảng hòa với Việt Nam. Bọn Đờ Gôn lại hoạt động mưu cho phản động thế giới mà lật đổ chế độ cộng hòa Pháp. Đứng trước tình hình ấy, đoàn thể [đây là nói đến Đảng Cộng sản Đông Dương] phải theo dõi từng tí thời cuộc và chính trị nước Pháp. Nếu Pháp nhận Việt Nam độc lập và thống nhất, nhưng phải làm cho cán bộ và nhân dân hiểu rằng, chưa đánh đến hết gia đoạn thứ ba của cuộc trường kỳ kháng chiến, thì dù có dàn xếp cũng chưa thể giải quyết hẳn được sự xung đột giữa ta và thực dân Pháp. Chẳng qua tạm hòa hoãn để dành thời gian, v.v… Bởi vậy tuy phải lợi dụng hết khả năng ngoại giao, làm cho cuộc đổ máu Việt-Pháp rút ngắn lại, nhưng không thể có thái độ chủ quan đối với những cuộc đàm phán và nhất là không được sơ hở để quân địch lợi dụng… đánh úp ta.[11]

Lãnh đạo Đảng có vẻ không đặt nhiều niềm tin vào chính phủ Đảng Xã hội của Pháp, cũng không có vẻ luyến tiếc rằng chiến tranh đã xảy ra. Mặc dù Hồ Chí Minh vẫn tìm cách đàm phán với Pháp và giao một số Bộ trong chính phủ cho các nhân vật không cộng sản vào đầu năm 1947, Trường Chinh và Lê Đức Thọ ban những chỉ thị cảnh cáo nghiêm khắc quần chúng không nên đặt quá nhiều hy vọng vào ngoại giao.[12]

Sự việc thứ tư: Tonnessson (tr. 10) cho rằng “bổn phận căn bản nhất của mọi chính phủ” là bảo vệ hòa bình, nhưng tư liệu Việt Nam chỉ ra rằng nhiều lãnh tụ Việt Nam không nghĩ như vậy. Quan điểm của họ về chiến tranh và hòa bình phải được đặt trong thế giới quan Mác-Lê đầy dẫy những tư tưởng cách mạng cực đoan.[13] Theo thế giới quan này, tương lai của thế giới sẽ được quyết định trong cuộc đấu tranh một mất một còn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Hòa bình với đế quốc chỉ là tạm thời vì bản chất của đế quốc là hiếu chiến và làm giàu nhờ chiến tranh. Hơn nữa, chính trị quốc tế không thể tách rời chính trị quốc nội. Như Trường Chinh từng tuyên bố, những người cộng sản Việt Nam có thể chấp nhận đoàn kết giai cấp tạm thời vì quyền lợi dân tộc, nhưng không bao giờ chấp nhận “thỏa hiệp giai cấp” (hy sinh các quyền lợi căn bản của giai cấp mình vì mục tiêu đoàn kết dân tộc).[14] Việc chung sống hòa bình với bọn đế quốc hay hòa hoãn với kẻ thù giai cấp có vị trí thấp trên thang giá trị của những nhà cách mạng Việt Nam mà tiêu biểu là Trường Chinh. Cuộc chiến tranh với Pháp năm 1946, nếu đúng như Tonnesson mô tả, thể hiện hành vi giống với cuộc cải cách ruộng đất từ năm 1953 đến 1956 mà thực chất là một cuộc đấu tranh giai cấp tàn bạo. Đánh giá theo hướng này, quyết định của tướng Giáp tấn công quân Pháp vào đêm 19-12-1946 không chỉ là một sai lầm chiến lược (như Tonnesson lập luận) mà là kết quả tự nhiên của những bộ óc cuồng tín thích tôn vinh những hy sinh cho các sự nghiệp “cao cả” không chỉ cho độc lập dân tộc mà còn cho cách mạng thế giới.

Để kết luận, dù sử dụng rất ít tư liệu Việt Nam, Vietnam 1946 là một công trình nghiên cứu có giá trị cao. Tonnesson đã giúp chúng ta hiểu biết thêm không chỉ về các sự kiện năm 1946 mà còn về lịch sử Việt Nam.

(****): VN 1946: How the War Began

How the War Began (From Indochina to Vietnam: Revolution and War in a Global Perspective) của Stein Tonnesson, NXB ĐH California, Berkeley, 2010 - Vũ Tường dịch

Chú thích

1. Dịch từ nguyên văn tiếng Anh trên Tạp chí mạng H-Diplo của Hội Nghiên cứu Lịch sử quan hệ đối ngoại Mỹ. Xem bài của các tác giả khác cùng điểm sách của Tonnesson và bài trả lời của ông tại trang web: http://www.h-net.org/~diplo/roundtables/PDF/Roundtable-XI-19.pdf

2. Về những luận điểm trái với lịch sử quan phương, xem Stein Tonnesson, The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh, and De Gaulle in a World at War (Oslo: International Peace Research Institute, 1991); David Marr, Vietnam 1945: The Quest for Power (Berkeley: University of California Press, 1995) và Vu Tuong, Paths to Development in Asia: South Korea, Vietnam, China, and Indonesia (New York: Cambridge University Press, 2010).

3. Vu Tuong, "Vietnamese Political Studies and Debates on Vietnamese Nationalism," Journal of Vietnamese Studies, 2: 2 (2007), 175-230.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đảng toàn tập (Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia, 1999-2007).

5. Tonnesson (sđd, tr. 29) bày tỏ nghi ngờ về sự tồn tại của cơ quan này, và dựa theo một tài liệu Việt Minh bị Pháp bắt được, kết luận rằng cơ quan này có thật.

6. Tonnesson (sđd, tr. 171) đoán rằng nhân vật này không thể là Trường Chinh vì Trường Chinh không đeo kính như người mà mật thám Pháp theo dõi, nhưng tên “Nhân Nhân” và những chi tiết khác cho thấy người đó là Trường Chinh.

7. “Tình hình và chủ trương.” Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đảng toàn tập, Tập 8, 45.

8. “Chỉ thị của Ban T.V.T.Ư., 9-3-1946. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đảng toàn tập, Tập 8, tr. 50.

9. “Lời kêu gọi quốc dân,” Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đảng toàn tập, Tập 8, tr. 148.

10. “Đánh và sẵn sàng đánh,” Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đảng toàn tập, Tập 8, tr. 452-453.

11. “Nghị quyết Hội nghị cán bộ trung ương,” Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đảng toàn tập, Tập 8, tr. 186.

12. Vu Tuong, “It’s Time for the Indochinese Revolution to Show Its True Colors: The Radical Turn in Vietnamese Politics in 1948,” Journal of Southeast Asian Studies 40: 3 (Oct 2009), tr. 528.

13. Xem Vu Tuong, “From Cheering to Volunteering: Vietnamese Communists and the Arrival of the Cold War 1940-1951,” trong Christopher Goscha and Christian Ostermann, eds. Connecting Histories: The Cold War and Decolonization in Asia (1945-1962) (Stanford University Press, 2009); và “Dreams of Paradise: The Making of a Soviet Outpost in Vietnam.” Ab Imperio(August 2008), tr. 255-285.

14. Vu Tuong, Paths to Development in Asia, tr. 196.

Vũ Tường là Giáo sư (Assistant Professor), ngành Khoa học Chính trị, Đại học Oregon.

© 2010 Vũ Tường

© 2010 talawas

(còn nữa)

Monday, September 18, 2023

CHỚM THU

"Bởi nắng mùa thu nắng rất tình

Rớt vào cửa sổ giọt lung linh

Thu đến nhẹ nhàng sao nhanh thế

Dịch mấy vần thơ giữ bóng hình"


Mình viết vài câu thơ trên khi xong bản dịch bài thơ “Chớm thu” của Petőfi Sándor mấy năm trước. Budapest vào thu bây giờ cũng “nắng rất tình” như ngày ấy. 


CHỚM THU – Petőfi Sándor, Phan Anh Sơn dịch

Dưới mái nhà tổ én đã trống trơn

Trên ống khói ổ cò không còn chủ…

Đàn chim di cư ngoài kia không ngủ

Bay về nam tránh rét bởi Thu về

Xa vời xa nơi xa ấy mịt mờ

Nền trời cao vài áng mây phảng phất

Có đúng là mây, tôi nhìn thấy thật,

Hay chỉ do mình nghĩ thế mà thôi?

Khách của mùa xuân, mùa hạ đâu rồi

Chẳng một tên, lũ chim trời ở đậu

Hoa trong vườn và hoa kia ngoài giậu

Tán lá vòm cây rồi sẽ đi theo

Trời mùa thu như cô gái được chiều

Ngúng nguẩy đong đưa sáng rồi chợt tối

Mới vui đây mà lệ rơi ướt gối

Mắt chưa khô lại đã mỉm cười.

Nụ cười buồn và giọt lệ vui tươi

Pha trộn tuyệt vời bao nhiêu cung bậc

Kéo ta đi thế giới nào ảo, thực

Vào cõi suy tư chẳng biết tự bao giờ

Tôi ngồi yên, trầm ngâm đến hàng giờ

Trong tĩnh lặng thả hồn đi xa miết

Tiếng chuông ngân giật mình mà chẳng biết

Bấy lâu chừ hồn dạo ở nơi đâu?


Một số bài thơ đã dịch khác ở đây: #phananhson_dichtho

Ảnh: vườn nhà vào thu

Saturday, September 16, 2023

Câu chuyện của những quân nhân Mỹ từng tham chiến ở VN

NHỮNG CỰU BINH CHIẾN TRANH VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VIỆT - MỸ. 

Khi Tổng thống J. Biden định giới thiệu Thomas Valelly, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nói, “Ở đây, mọi người biết ông ấy”.

Tổng thống Biden chụp chung với John Kerry và Tom Vallely tại Phủ Chủ tịch

Phát biểu tại tiệc chiêu đãi của Chủ tịch nước, Tổng thống J. Biden giới thiệu “Tom Vallely” là “my very close and old friend” và ông kể câu chuyện thời trẻ, khi vận động để được đảng Dân chủ chọn làm ứng cử viên tổng thống, Tommy là người sát cánh bên ông. Cùng bay trên chiếc máy bay nhỏ, Biden hỏi, “Tom, sao anh làm thế vì tôi?”. Tommy nói, “Vì tôi muốn thay đổi căn bản quan hệ với Việt Nam”.

Đấy là năm 1987, năm Thomas Vallely rời Hạ viện Massachusetts, bắt đầu một hành trình hoàn toàn cho Việt Nam. 

Năm 1990, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước Phan Văn Khải được giao đứng đầu nhóm soạn thảo “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000” và ngay sau đó được cử làm trưởng đoàn “khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế ở bốn nước châu Á”. Trong suốt hành trình, sau những phiên làm việc chính thức, về khách sạn, ông Phan Văn Khải, ông Trần Đức Nguyên đã trao đổi rất nhiều với Giáo sư David Dapice và ông Thomas Vallely, hai người của Đại học Harvard cử đi hướng dẫn đoàn nghiên cứu. 

Ông Phan Văn Khải, thừa nhận chuyến đi thực chất là “học” và nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình biên soạn “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000” mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình hình thành các chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thập niên 1990. 

Sau khi tiễn Biden và Kerry ra tận sân bay lên “Airforce One”, trở về khách sạn, Tom Vallely dành riêng cho tôi một cuộc gặp. Theo Tommy, con đường đưa quan hệ Mỹ - Việt đạt tới tầm “đối tác chiến lược, toàn diện” là một hành trình dài với sự vận động không mệt mỏi của những cựu binh chiến tranh Việt Nam như John Kerry, John McCain, Chuck Hagel, Bob Kerry… Và người luôn đứng sau lưng họ, J. Biden. 

Biden và J. Kerry cùng tranh cử năm 1972, nhưng phải 12 năm sau, Kerry mới trở thành nghị sĩ. Trong ba người bạn thân mà khi phát biểu tại tiệc chiêu đãi, Tổng thống Biden “muốn nói lời cám ơn” vì những đóng góp cho tiến trình bình thường hóa, ngoài J. Kerry, Tom Vallely, “Còn một người bạn thân nữa của ba chúng tôi, John McCain, hôm nay ông ấy không có ở đây”. 

Từ Việt Nam trở về, J. McCain làm trợ lý quân sự cho TNS Biden, và chính Biden đã đề nghị McCain ứng cử vào Thượng viện. McCain nghe theo nhưng ông chọn ứng cử ở phía đảng Cộng hòa. Cả Kerry và McCain đều là ứng cử viên tổng thống của hai đảng, Kerry thua Bush năm 2004 và McCain thua cặp Obama và Biden năm 2008.

Phải nghe những gì mà “giặc lái” John McCain chịu đựng trong thời gian bị bắt và nhìn những gì ông làm cho “bình thường hóa” mới thấy, dùng tư duy người Việt để tiếp cận là rất khó để hiểu người Mỹ.

Tôi hỏi Tommy, vì sao chính các cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam lại là những người quyết liệt nhất, bền bỉ nhất vận động cho tiến trình bình thường hóa. Tommy thay vì trả lời ngay, kể cho tôi cuộc trò chuyện trong xe Cadillac One trên đường ông tiễn Biden và Kerry ra sân bay Nội Bài: 

“Tôi hỏi, ông đã coi bộ phim Oppenheimer chưa? Biden nói, chưa”. 

“Oppenheimer là người đóng vai trò quan trọng trong thành công của dự án sản xuất bom nguyên tử và chính ông lại là người vận động hành lang để quốc tế kiểm soát nó. Chúng tôi nói về hai quả bom ném xuống Nhật Bản và thành công của Mỹ sau đó khi giúp Nhật tái thiết. Nhưng, những sai lầm của người Mỹ cũng bắt đầu từ những thành công này, bắt đầu khi người Mỹ ý thức quyền lực của mình quá lớn”. 

Theo Tommy thì chính Kerry thuyết phục Obama tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà Trắng. Những cố gắng của người Mỹ sau thế chiến thứ Hai nhằm giúp các quốc gia thiết lập nhà nước theo mô hình của mình thường thất bại. Người Mỹ không can thiệp vào mô hình chính trị của Việt Nam và biết ai là “người đứng đầu” trong mô hình ấy.

Trước khi trả lời câu hỏi của tôi, Tommy nói, ông khuyên Biden nên dành thời gian trên máy bay để xem phim “The Post” bộ phim nói về vụ bê bối “Pentagon Papers”. Biden cũng đã từng dự tuyển làm phi công trong chiến tranh Việt Nam nhưng ông không trúng vì sức khỏe. 

Khi những nhà lãnh đạo nước Mỹ ngồi với nhau, điều họ nói là những bài học sai lầm của chính quyền mình.

Cả Kerry, McCain, Tommy, Chuck Hagel… tham gia Chiến tranh Việt Nam đều với tư cách những người lính chứ không phải là những người quyết định gây ra cuộc chiến. Và câu trả lời mà Tommy nói thay cho các bạn của ông là, “Chính những người lính đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh ấy phải kết thúc nó và kiến tạo ở đó, hòa bình”.   

Cựu Ngoại trưởng John Kerry và đương kim Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, tại bia đánh dấu phi công John McCain bị bắt 1967. Ảnh, Thomas Vallely chụp 11-9-2023

Cho dù theo Biden, “Tom Vallely đã dành cả sự nghiệp đời mình để thay đổi quan hệ Việt - Mỹ”, tôi vẫn thấy trên gương mặt Tommy nhiều băn khoăn. Như Biden nói, “Quan trọng nhất là chúng ta sẽ tiến xa đến đâu trong những năm tới”. Không ai hiểu người Việt như Tommy, ông nói với tôi, “Điều duy nhất để Việt Nam khác với Myanmar và Bắc Triều Tiên là Việt Nam không ‘ngắt kết nối’ với thế giới”. 

Tôi hiểu, những cựu binh như Tommy, như McCain, Kerry… làm những điều này là vì nước Mỹ và vì chính họ. Tất nhiên, quan hệ hai nước còn có những lợi ích chiến lược, nhưng Việt Nam đã hưởng rất nhiều thuận lợi khi trên thượng tầng chính trị Mỹ có họ. 

Trong nhóm cựu binh Chiến tranh Việt Nam, Tommy là người trẻ nhất cũng đã ở tuổi 73, chính trường Mỹ sẽ không bao giờ có lại những người coi Việt Nam là mối quan tâm cả đời mình như họ nữa. Từ nay, Hà Nội sẽ là bên quyết định để ở Washington có những chính trị gia quan tâm đến Việt Nam là vì “thân Hà Nội” hay “thân Việt Tân” hơn.

PS1: Bài này viết xong thì xảy ra vụ cháy chung cư nên tôi để đến hôm nay mới post. 

PS2: BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT  MỸ 

[Dài nên chỉ dành cho ai thực sự quan tâm]

Bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ gần như bế tắc kể từ khi những nỗ lực dưới thời Tổng thống Jimmy Carter thất bại. Hai trở ngại chính cho tiến trình này là việc Việt Nam đóng quân ở Campuchia và việc tìm kiếm tù nhân và người Mỹ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA). Cho tới lúc đó, Việt Nam thường chỉ được người Mỹ nhớ tới như là tên của một cuộc chiến tranh, cuộc chiến được biết theo cách mô tả của Hollywood. 

Ngay sau Hiệp định Paris, 27-1-1973, 590 tù binh Mỹ bị bắt ở Việt Nam, Lào và Campuchia đã được trao trả. Tuy nhiên, vẫn còn 2.646 người Mỹ bị xếp vào danh sách mất tích. Không ai biết bao nhiêu trong đó bị chết mà không tìm được hài cốt. Việc tìm kiếm MIA gần như phải đình lại sau ngày 30-4-1975. Trong khoảng từ tháng 2-1973 đến tháng 3-1975, người Mỹ chỉ xác nhận được sáu mươi ba bộ hài cốt trong đó có hai mươi ba chết trong thời gian bị giam giữ và năm trường hợp chết tại Lào. Trong thập niên 1980, một số người Việt vượt biên đến Mỹ đã đổ thêm dầu vào lửa khi nói là họ vẫn nhìn thấy tù binh Mỹ ở Việt Nam. Nhiều người Mỹ tin rằng Hà Nội đã nói dối về số lượng tù nhân chiến tranh. 

Những cố gắng tìm kiếm của Chính phủ Mỹ ở Lào và Campuchia sau năm 1975 không làm hài lòng người dân. Một số cựu binh Mỹ trong vai người hùng đã quay lại Đông Dương trong các nỗ lực được gọi là “chiến dịch giải cứu” tù binh. Hollywood làm trầm trọng thêm vấn đề POW/MIA khi để trí tưởng tượng của mình tô vẽ những cuộc phiêu lưu của những cựu binh này. Trong thập niên 1980, có lẽ không mấy người Mỹ không biết đến Chuck Nor- ris và Sylvester Stallone. Đặc biệt là Sylvester Stallone trong vai Rambo. Trong khi tù binh Mỹ được mô tả là đã bị chính phủ của mình bỏ quên thì hình ảnh Stallone và Chuck Norris vạm vỡ, quả cảm trên những bích chương quảng cáo - “Chiến tranh chưa kết thúc cho đến khi chàng trai cuối cùng trở về” - đã tác động rất lớn đến tinh thần người Mỹ. 

Chính quyền của Tổng thống Reagan (1980-1988) phản đối việc bình thường hóa cho đến khi có sự xác nhận Việt Nam đã rút hết quân ở Campuchia và có sự hợp tác đầy đủ của Việt Nam nhằm đạt được mức độ cao nhất có thể về việc tìm kiếm những người mất tích có tên trong danh sách. 

Ronald Reagan cũng như người kế nhiệm ông, George H. W. Bush (1988- 1992), đã giao công cuộc tìm kiếm POW/MIA cho Bộ Quốc phòng, nhằm tránh áp lực của các nhóm vận động hành lang. Năm 1987, Reagan phái tướng về hưu John Vessey đến Hà Nội. Năm 1988, Hà Nội cho phép các nhóm tìm kiếm POW/MIA đến hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhưng vấn đề người Mỹ mất tích vẫn không nhờ thế mà dịu xuống. 

Chính quyền Mỹ liên tục bị chỉ trích là đã che giấu thông tin, những sản phẩm bịa đặt thường lại được tin cậy hơn là những thông tin chính thức. Tháng 7-1991, một thăm dò trên tờ Wall Street Journal cho thấy: 3/4 số người được hỏi tin chính quyền Mỹ đã không làm đủ những điều cần thiết để tù binh được trao trả. Tổng thống Nga Boris Yeltsin, tháng 6-1992, đã đổ thêm dầu vào lửa khi nói với NBC News rằng, một số tù binh Mỹ có thể đã được chuyển từ Hà Nội đến Liên Xô. 

Năm 1991, theo đề nghị của Thượng nghị sỹ Bob Smith, Thượng viện lập Ủy ban Đặc biệt về POW/MIA. Ủy ban do Thượng nghị sỹ John Kerry, một cựu binh trong chiến tranh Việt Nam làm chủ tịch. Một cựu binh khác, Thượng nghị sỹ John McCain[ 426] , tham gia với tư cách ủy viên. Tiếng nói của hai ông trở nên có trọng lượng nhất trong vấn đề này[ 427] . 

Từ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt cũng đã “đánh vào” tâm lý của dân chúng Mỹ khi ông trả lời phỏng vấn báo Time, tuần lễ từ ngày 7 đến 13-1-1992, nói rằng: “Sự nghi ngờ chúng tôi còn giam giữ một số người Mỹ còn sống... là một điều ngớ ngẩn. Động cơ nào có thể thúc đẩy chúng tôi làm điều đó?”. Báo Time hỏi: “Làm sao để dân chúng Mỹ có thể tin vào sự đảm bảo của các ông?”. Ông Kiệt: “Ở Việt Nam có hàng chục ngàn gia đình có người thân bị mất tích. Tôi cũng là một nạn nhân. Gia đình tôi có bốn người, vợ và ba con của tôi, bị mất tích trong chiến tranh. Trực thăng Mỹ đã giết 300 người trong một trận càn dọc sông Sài Gòn, vợ và con trai, một con gái của tôi đã mất trong trận càn đó. Tôi có thể thấu hiểu được nỗi đau của tất cả các gia đình Mỹ có người thân bị mất tích trong chiến tranh... Tôi mong muốn dân chúng Mỹ hiểu được hoàn cảnh của chúng tôi trong vấn đề này. Chúng tôi xin mời bất cứ người nào nghi ngờ còn người Mỹ sống ở Việt Nam hãy đến Việt Nam mà tìm hiểu”. 

Cuối năm 1992, khi tới Hà Nội lần thứ hai, ông John Kerry đã đề nghị Chủ tịch nước Lê Đức Anh cho phép một cộng sự của ông, Thượng nghị sỹ Bob Smith xuống đường hầm ở khu vực lăng Hồ Chí Minh để tận mắt thấy không có lính Mỹ bị giam dưới lăng như Hollywood nói. 

Vào cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống George H. W. Bush đã đi được một quãng dài trong “lộ trình” do phía Mỹ đơn phương đưa ra để bình thường hóa. Đáp lại việc Việt Nam chấp nhận một văn phòng của Mỹ tại Hà Nội để xử lý vấn đề POW/MIA, Mỹ bãi bỏ lệnh hạn chế đi lại trong bán kính hai mươi lăm dặm đối với các nhà ngoại giao Việt Nam ở Liên Hợp Quốc, đồng thời cho phép người Mỹ được đi đến Việt Nam một cách có tổ chức, thay vì chỉ được đi theo từng cá nhân. Tháng 12-1991, các công ty Mỹ được phép có một số hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Tháng 11-1992, lệnh hạn chế liên lạc điện thoại được bãi bỏ, dịch vụ gọi điện trực tiếp giữa Mỹ và Việt Nam được thiết lập. 

Lệnh cấm vận có thể đã được bãi bỏ nhanh hơn nếu G.H.W. Bush tái đắc cử. Nhưng ông đã thua cuộc trước Bill Clinton, một thống đốc chỉ bằng tuổi con trai ông. Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam sẽ rất khó khăn với Bill Clinton, người đã tránh nhập ngũ thời chiến tranh Việt Nam, nếu không có tiếng nói của hai cựu binh, Thượng nghị sỹ Dân chủ John Kerry và Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain. 

Đầu tháng 4-1993, Chính quyền Clinton lặng lẽ, thận trọng tìm kiếm những bước đi tiến tới bình thường hóa với Việt Nam. Ngày 12-4-1993, tờ Wall Street Journal tuyên bố “Bill Clinton dường như đã ở bên bờ của sự kết thúc hoàn toàn chiến tranh Việt Nam”. 

Nhưng ngay trong ngày hôm đó, tờ New York Times giật tít lên đầu trang nhất: “Nhiều tài liệu cho thấy năm 1972 Hà Nội đã dối trá về số lượng tù binh”. Bài báo được viết bởi Celestine Bohlen, trưởng văn phòng tại Moscow của tờ New York Times. Ngay trong ngày 12-4-1993, Hà Nội tuyên bố tài liệu này là bịa đặt. Nhưng, cả báo chí và chính trường Mỹ lúc đó dường như không ai còn đủ sự điềm tĩnh để đánh giá “bản báo cáo” về sau được chứng minh là ngụy tạo này[ 428] . Báo chí Mỹ tuyên bố: “Chúng ta không thể thiết lập quan hệ với những kẻ đã giết tù binh chiến tranh”. Một thăm dò do Wall Street Journal/NBC thực hiện vào các ngày 17 và 20-4-1993 cho thấy 2/3 người Mỹ tin rằng tù binh Mỹ vẫn còn bị giữ tại Đông Nam Á. 

Ngày 18-4-1993, Tướng John Vessey từ Hà Nội trở về khẳng định với Tổng thống Bill Clinton, không có cơ sở để tin là vẫn còn người Mỹ bị giam giữ ở Việt Nam. Tuyên bố này của Tướng Vessay tiếp tục bị các tổ chức hoạt động chống Việt Nam trong vấn đề POW/MIA phản đối. 

Khi đó, cựu Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Hảo đang ở Washington, D.C.. Hơn hai năm trước, ông đã nhận giúp Hà Nội vận động hành lang. Khi ông Hảo xuất cảnh năm 1981, ông Võ Văn Kiệt vẫn giữ liên lạc với ông thông qua bà Bùi Thị Mè [ 429]. 

Tháng 2-1990, vừa tới Thụy Sỹ dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Kiệt gọi điện thoại ngay cho ông Hảo, khi ấy đang là một chuyên gia tư vấn của World Bank. Ông Nguyễn Văn Hảo kể: “Đang ở Haiti, tôi nhận được điện thoại, người đàn ông ở đầu dây bên kia hỏi tôi có nhận ra ai không. Tôi đề nghị ông nói lại một lần nữa, rồi kêu lên: Sáu Dân. Tôi hỏi ông đang ở đâu? Ông bảo: Geneva. Tôi nói: Mai tôi qua”. 

Tháng 12-1991, sau khi trở thành chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ông Võ Văn Kiệt mời ông Nguyễn Văn Hảo trở lại Việt Nam. Ông Kiệt bàn với ông Hảo việc quay trở lại Washington, vận động Mỹ bỏ cấm vận và thúc đẩy nhanh tiến trình bình thường hóa. Ông Kiệt không làm việc này “đơn tuyến”. Ông bố trí để ông Hảo gặp Chủ tịch Lê Đức Anh và Tổng Bí thư Đỗ Mười. Theo ông Hảo: Ông Đỗ Mười coi ông như một “người của mình”. Ông Mười hỏi: “Anh về đã vào viếng lăng Cụ chưa?”. Ông Hảo trả lời: chưa. Ông bảo: “Anh nên đi”. Ông Hảo nói: “Vậy anh đưa tôi đi đi”. Thế là ông Đỗ Mười đích thân đưa ông Hảo viếng lăng Hồ Chủ tịch. 

Sứ vụ của ông Nguyễn Văn Hảo bắt đầu cuối năm 1992, khi ứng cử viên của Đảng Dân chủ, Bill Clinton dần dần thắng thế. Thông qua một nhà cung cấp thực phẩm cao cấp, Marc Ashton, ông Hảo đã ba lần tiếp cận được ông Ron Brown. Lần đầu, khi Ron Brown đang là chủ tịch Ủy ban Toàn quốc của Đảng Dân chủ, tổ chức thành công đại hội của Đảng đưa Bill Clinton chính thức ra tranh cử tổng thống Mỹ. Cuộc gặp gần như tình cờ khi ông Hảo đang ở nhà Ashton và Brown từ cuộc gặp với các thành viên Đảng Dân chủ ở Virginia trở về ghé ngang. Họ kéo nhau ra một nhà hàng gần đó. Bữa tối diễn ra khá thân thiện, Brown còn nói đến việc hợp tác làm ăn với Việt Nam khi giao thương được tái lập. 

Tháng 12-1992, khi cuộc bầu cử đã ngã ngũ với phần thắng thuộc về Bill Clinton, Ashton đến thăm cô em vợ, Madsen, đang là “bạn rất thân” của Brown, đang ở trong nhà của chính Brown, rồi rủ Brown cùng ghé lai rai chút đỉnh. Khi Brown đến thì ông Hảo đã ở đó. Cuộc gặp được viết lại trên báo Time ngày 11-10-1993 rằng, ông Hảo mang theo một lá thư được viết sẵn của Chính phủ Việt Nam chúc mừng ông Brown và hy vọng quan hệ hai nước sẽ tốt đẹp hơn. 

Brown để lại lá thư trên bàn sau khi nói rằng ông không muốn nhận một lá thư như thế. Mấy ngày sau, theo đề nghị của Ashton, Brown gửi ông Hảo một mảnh giấy ghi: “Nice to have met you. Happy holidays”. Lần gặp thứ ba diễn ra vào trưa 13-2-1993, Ashton lại mời Brown ăn trưa cùng cô bạn Madsen, cùng đi có thêm ông Hảo. Rồi chính ông Ashton đề nghị Brown đưa mọi người ghé thăm Bộ Thương mại nơi Brown vừa được bổ nhiệm làm bộ trưởng. Brown đồng ý. 

Thượng nghị sỹ John Kerry đưa tên của Thủ tướng Võ Văn Kiệt lên đầu danh sách những người Việt Nam mà ông cho là có đóng góp đặc biệt cho chương trình POW/MIA và tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Thượng nghị sỹ John Kerry gặp ông Kiệt nhiều lần, và năm 1993 khi ông Kiệt tiếp ông ở Thành phố Hồ Chí Minh, John Kerry đã đề nghị ông Kiệt nên viết thư gửi Tổng thống Bill Clinton yêu cầu Mỹ xóa lệnh cấm vận thương mại, tiến tới bình thường hóa. Ông Kiệt hỏi: “Theo ngài thì tôi nên viết cho tổng thống như thế nào?”. Thay vì chỉ góp ý, ông John Kerry đã lấy giấy bút ra tự tay thảo giúp ông Kiệt lá thư gửi Bill Clinton. Theo ông Võ Văn Kiệt: “Tôi gần như chỉ phải sửa lại rất ít bản thảo mà ông John Kerry chuẩn bị giúp. Tôi cho chuyển bức thư ra Hà Nội đóng dấu rồi gửi vào ngay để kịp nhờ Thượng nghị sỹ John Kerry mang về Mỹ”. Ngày 2-7-1993, Clinton tuyên bố: “Mỹ không còn phản đối những dàn xếp được ủng hộ bởi Pháp, Nhật, và các nước khác nhằm nối lại sự giúp đỡ của các định chế tài chánh quốc tế cho Việt Nam”. 

Đầu năm 1994, Việt Nam được Liên Hợp Quốc mời đến Ohio dự một hội nghị của Tổ chức Thương mại và Phát triển, UNCTAD. Thủ tướng Võ Văn Kiệt cử Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết đi với tư cách là trưởng đoàn. Ông Lê Văn Triết kể: Vừa tới Ohio thì Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Boutros Boutros Ghali, gặp nói: “Tôi muốn có một cuộc họp riêng giữa ông và ông bộ trưởng Thương mại của nước chủ nhà”. Không kịp xin ý kiến Hà Nội, ông Triết trao đổi với phiên dịch Trần Đức Minh và một quan chức Bộ Ngoại giao đi cùng rồi nhận lời. Hôm sau, ông B. B. Ghali giới thiệu ông Triết với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Ron Brown rồi lấy cớ bận một việc khác, rút lui. 

Sau vài câu xã giao, Ron Brown nói: “Tôi muốn có cuộc gặp này để thông báo với ông, tổng thống của chúng tôi sắp tuyên bố bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam”. Ông Triết cố gắng giấu sự xúc động, trả lời: “Tôi rất hoan nghênh; điều đó rất phù hợp với nguyện vọng của người Việt Nam cũng như người Mỹ”. Brown nói: “Tôi muốn nghe ông nói sâu hơn về suy nghĩ của người Việt Nam”. Ông Triết: “Lịch sử hai nước có sự bất hạnh là gặp nhau trong chiến tranh, tôi không nói lỗi của ai, nhưng chiến tranh ở Việt Nam cũng là bất hạnh của cả nhân dân Mỹ. Lệnh cấm vận gây thiệt hại rất lớn cho chúng tôi, chúng tôi có nhiều hàng hóa mà không thể bán sang đây, nhưng nhiều doanh nghiệp Mỹ muốn làm ăn với Việt Nam cũng không thể được”. Brown: “Tôi cám ơn ông. Tôi muốn hỏi thêm, sau dỡ bỏ cấm vận, cái gì sẽ đi theo?”. Ông Triết: “Với tư cách cá nhân, tôi nghĩ, sau đó là thiết lập quan hệ ngoại giao”. Brown: “Ở tầm nào?”. Ông Triết: “Đại sứ”. Brown: “Đó cũng là ý kiến của Thủ tướng?”. Ông Triết: “Thủ tướng sẽ có ý kiến riêng, nhưng tôi biết ông là một người cởi mở, đường lối của Đảng chúng tôi hiện nay là làm bạn với tất cả, đây là một quyết định phù hợp với thời đại”. Ron Brown cám ơn rồi nói tiếp: “Tôi đề nghị chúng ta nên thường xuyên quan hệ với nhau. Sau ngoại giao, thương mại sẽ có rất nhiều việc để làm”. 

Ở thời điểm Bộ trưởng Ron Brown gặp Bộ trưởng Lê Văn Triết, ông đang chuẩn bị để ra trước một bồi thẩm đoàn. Giữa năm 1993, một cộng sự của Tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo, ông Lý Thanh Bình - Việt kiều ở Miami - tố cáo: Chính phủ Việt Nam đã hối lộ ông Brown 700 nghìn USD nhằm đổi lại việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận và thiết lập bình thường hóa. Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo, Bình đã cùng ông về Việt Nam và trong cuộc gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam ông đã đưa Bình theo và ông ta biết được phần nào câu chuyện. Sau khi máy kiểm tra không phát hiện ra Bình nói dối, cảnh sát Miami đã khởi tố vụ án. Bình được trang bị các thiết bị ghi âm, mang mật danh “radar” và được hướng dẫn cách đưa ông Nguyễn Văn Hảo vào bẫy điều tra của cảnh sát. Nhưng những băng ghi âm của Bình sau đó đã không cung cấp được thêm bằng chứng nào cho thấy ông Hảo đang thực hiện một âm mưu hối lộ. 

FBI thu được hai bản fax ông Hảo gửi cho các quan chức Việt Nam hồi tháng 12-1992 nói rằng phản ứng của Ron Brown là tích cực. Theo tờ New York Times thì FBI cũng tìm thấy dấu hiệu chính quyền Việt Nam dự định mở một tài khoản ở Singapore. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy việc mở các tài khoản này có liên quan tới những hoạt động vận động hành lang của ông Hảo. Các tổ chức phản đối tiến trình bình thường hóa Việt - Mỹ đã khai thác những lời tố cáo của Bình. Nhưng cả ông Hảo và Brown đều chỉ nhận là có gặp nhau ba lần và không làm gì sai trái. Sau bảy tháng điều tra công phu, ngày 1-2-1994, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Ron Brown phải ra hầu tòa. Trong ngày, bồi thẩm đoàn cho rằng Ron Brown vô tội. Hai hôm sau, 3-2-1994, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại Việt Nam. 

Tuyên bố của Tổng thống Clinton được đưa ra vào 5 giờ sáng ngày 4-2- 1994 theo giờ Việt Nam. Chưa đầy hai giờ sau, Công ty Pepsi Cola tung một quả bóng bay khổng lồ (hình cái lon Pepsi) lên vùng trời Thành phố Hồ Chí Minh, và phát không những lon Pepsi đầu tiên sản xuất tại Việt Nam. Ngày 5-2-1994, Coca Cola bảo trợ một cuộc biểu diễn nhạc rock tại Việt Nam. Pep- si và Coca Cola là hai trong số hơn 100 công ty Mỹ có mặt ở Việt Nam lúc đó. 

Ngay trong tháng 4-1994, một hội chợ triển lãm hàng Mỹ lần đầu được khai mạc. Ở thời điểm ấy, các doanh nghiệp Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật, Pháp và Úc đã ký kết các dự án đầu tư lên tới 8 tỷ đôla. Giới do- anh nghiệp Mỹ đã tạo sức ép khá lớn để bỏ cấm vận. 

BÊN THẮNG CUỘC, Chương 18, TAM NHÂN PHÂN QUYỀN [từ trang 265 – 270].

[426] John McCain đã từng trải qua sáu năm bị giam giữ trong nhà tù Hỏa Lò sau khi máy bay của ông bị bắn hạ và dù của ông rơi xuống hồ Trúc Bạch. 

[427] John Kerry nhớ lại: “Chúng tôi đã trở về nhà trên hai con đường khác nhau nhưng cùng có những trải nghiệm giống nhau trong thời gian tại ngũ. Chúng tôi cùng chia sẻ một tầm nhìn về con đường phía trước, không phải như những cộng sự mà như hai người bạn... Chúng tôi cam kết truy tìm sự thật cho dù điều đó dẫn chúng tôi tới đâu”. Thượng nghị sỹ John Kerry mô tả công việc sau đó của Ủy ban là “hàng nghìn giờ chậm rãi, đau xót và tỉ mẩn”, giải mật hàng triệu trang tài liệu của Chính quyền Mỹ. John Kerry nói tiếp: “Tôi đã bay tới Việt Nam và các nước trong khu vực mười bốn chuyến, nghiên cứu từng chi tiết các câu chuyện kể về hàng trăm trường hợp mất tích và hồi tưởng từng ký ức chiến tranh của cá nhân mình gần như hàng ngày”. 

[428] Tài liệu trên đây, còn được gọi là “Russian Document” hay “smoking gun”, được nói là một báo cáo 30 trang của Tướng Trần Văn Quang gửi Bộ Chính trị Việt Nam được KGB dịch ra tiếng Nga ngày 15-9-1972, được tìm thấy trong kho lưu trữ Liên Xô bởi một nhà nghiên cứu có uy tín người Úc, Stephen J. Morris, đang làm việc tại đại học Harvard. “Russian Document” đề cập đến số lượng tù binh bị giữ ở Việt Nam cho tới trước 15-9-1972 là 1.205 người Mỹ thay vì chỉ 368 người như thừa nhận lúc đó của Lê Đức Thọ. Nếu báo cáo này là đúng thì Hà Nội còn giữ tới 614 tù binh Mỹ vì 591 tù binh đã được trao trả vào tháng 3-1973. 

[429] Nguyên “thứ trưởng” trong Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, người đồng thời làm “hộp thư” giữa ông Kiệt và Đại tướng Dương Văn Minh, sau khi ông Minh sang định cư ở Pháp vào năm 1978.

Trương Huy San

Friday, September 15, 2023

Chân lý của tôi: Từ cuộc cách mạng giành độc lập và chặng đường đến tương lai (6)

 Phần 2: Xứ ĐD thời kỳ 1911-1945

Con đường Hồ Chí Minh & Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 02-09-1945 (tiếp theo)

NGÀY QUỐC KHÁNH 

Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà, báo Cứu quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ lâm thời, chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn độc lập, các thành viên Chính phủ tuyên thệ, ông Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Nội vụ giãi bày tình hình trong nước và nhiệm vụ của Chính phủ, ông Trần Huy Liệu tường trình vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lương Bằng đại biểu của Tổng bộ Việt Minh thuật qua lại cuộc tranh đấu của Việt Minh để mưu giải phóng cho dân tộc.

Lễ đài được làm vội vã từ gỗ và được trang hoàng bằng lớp vải trang trí trắng và đỏ, do đó cho phép hầu hết khán thính giả có thể thấy được những vị lãnh đạo mới của mình, dù chỉ như những chấm li ti. Hồ Chí Minh và các đồng sự của mình đã cố gắng truyền trực tiếp bản Tuyên ngôn độc lập đến mọi miền Tổ quốc nhưng các vấn đề kỹ thuật lúc đó đã không cho phép điều này diễn ra. Mặc dù đã ở nước ngoài trong suốt hơn 30 năm nhưng phong cách nói tiếng Việt của Hồ Chí Minh vẫn đầy tự tin và mạnh mẽ. Bản tuyên ngôn độc lập có độ dài vừa đủ do những người Việt tham gia buổi lễ hôm đó phần lớn còn chưa tiếp xúc với hoạt động mít-ting kiểu châu Âu như thế này bao giờ. Ngày mùng 2 tháng 9 năm đó, nhiều gia đình đã dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đốt pháo để ăn mừng buổi lễ.

Từ Phủ Toàn quyền, Jean Sainteny, viên chức cao cấp của nước Pháp Tự do (Free French)–nước Pháp sau khi được giải phóng khỏi Phát-xít Đức đã có mặt ở Hà Nội, đã quan sát hàng chục ngàn người Việt Nam đi thành từng hàng băng qua đại lộ Brière-de-l’Isle để tiến vào quảng trường. Jean Sainteny ngạc nhiên trước sự tham gia công khai của giới Công giáo và sửng sốt trước sự trật tự của đám đông, không có bất kì hành vi gây rối nào. Không ai có cử chỉ thù địch đối với Jean Sainteny hay đối với tòa nhà phủ Toàn quyền.

Vấn đề an ninh cũng được suy xét đáng kể, với đội quân danh dự của Quân Giải phóng đảm bảo không ai trong số khán thính giả có thể tới gần khán đài trong phạm vi 20 mét, những công nhân và sinh viên có vũ trang cũng được xếp đặt tại mọi góc của mấy khu vườn, và một đơn vị tự vệ cảnh giác trước bất kì sự quấy rối nào từ hướng Thành Hà Nội nơi quân Pháp vẫn còn bị Nhật giam giữ. Trước cuộc mít-tinh, lính Nhật ở khu đất thuộc Phủ Toàn quyền đã thiết lập mấy khẩu súng máy chĩa về quảng trường, làm những nhà tổ chức phải dựng lên một bức màn người gồm những dân quân tự vệ với chỉ thị thà chết còn hơn rút lui.

Mặc dù chương trình được mong đợi bắt đầu vào đúng 2 giờ chiều, nhưng xe hơi chở các thành viên trong nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đến trễ hai mươi lăm phút khi phải đi xuyên qua các đám đông. Hồ Chí Minh dẫn đầu những người còn lại bước nhanh lên khán đài, điều làm ngạc nhiên nhiều người đứng xem vì họ mong chờ những người cầm quyền sẽ di chuyển với phong thái từ tốn và trang nghiêm. Trong khi hầu hết các đồng sự của ông trên khán đài đều mặc đồ vest Tây và thắt cravate, nhưng Hồ Chí Minh cố ý chọn mặc bộ đồ kaki phai màu với cổ cao và mang đôi dép cao su trắng.

Sau lễ chào cờ và hát quốc ca, Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ, bước tới micrô giới thiệu Hồ Chí Minh, người được chào mừng bằng những tiếng hô vang dội được sắp xếp trước, “Độc lập! Độc lập!” Hồ Chí Minh vẫy tay trước khán thính giả trong vài phút, đoạn nâng hai bàn tay lên để kêu mọi người im lặng. Bằng giọng Nghệ Tĩnh đặc trưng, Hồ Chí Minh bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập. Đọc đến giữa chừng, Hồ Chí Minh hỏi: "Tôi nói, Đồng bào có nghe rõ không?” và đám đông đồng thanh hô vang “Rõ!”.

Trong buổi lễ này, thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các nước Đồng minh ủng hộ nền độc lập chân chính do nhân dân Việt Nam vừa tự tay giành được thông qua Cách mạng tháng Tám. Ông tuyên bố rằng Chính phủ lâm thời đã huỷ bỏ hết mọi hiệp ước do Pháp kí trong quan hệ với Việt Nam và bãi bỏ hết mọi đặc quyền của người Pháp, và cảnh báo rằng người Việt “kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”. Kết thúc bài phát biểu của mình, Hồ Chí Minh giới thiệu từng bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời với quần chúng nhân dân và tất cả đều làm lễ tuyên thệ nhậm chức.

Võ Nguyên Giáp khi đó bước tới và đọc một diễn văn dài đầy vẻ nghiêm trang để tô điểm thêm cho bản Tuyên ngôn. Sau đó, Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ thông tin và tuyên truyền, báo cáo trước khán thính giả về buổi lễ thoái vị của Bảo Đại ở Huế ba ngày trước đó, và rồi trao thanh kiếm hoàng gia và ấn cho Hồ Chí Minh. Là một người có khả năng ăn nói thiên bẩm, Trần Huy Liệu dường như đã làm cho đám đông cười ồ lên và vỗ tay khi mô tả sự cáo chung của chế độ quân chủ. Hòa vào bối cảnh đó, Hồ Chí Minh tuyên bố rằng thanh kiếm, trước đây được dùng để đàn áp dân chúng, giờ đây sẽ được dùng để “chặt đầu kẻ phản bội”.

Đại diện cho Tổng bộ Việt Minh là Nguyễn Lương Bằng sau đó nói ngắn gọn về nhu cầu cần thống nhất và đấu tranh, phát biểu thẳng thừng rằng đánh Pháp là chuyện cần thiết. Vào một thời điểm nào đó giữa buổi lễ lúc chiều, hai chiếc máy bay Tia chớp P-38 của Mỹ sà xuống thấp ngay trên đám đông, một sự kiện được tuyên bố ngay tức thì và ai cũng tin là đại diện cho lời chào mừng của Mỹ dành cho chính quyền non trẻ của Việt Nam. Cuối cùng, trước khi kết thúc buổi lễ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Chúng ta sẽ phải trải qua nhiều khốn khó và đau khổ hơn nhiều. Đồng bào phải ủng hộ chính quyền, để sau này có thêm nhiều buổi ăn mừng và thắng lợi!". Buổi lễ kết thúc bằng việc đoàn người có tổ chức ở quảng trường sau đó diễu hành ra phố, giải tán ở hồ Hoàn Kiếm, và gia nhập vào bầu không khí vui chung cho đến giờ giới nghiêm.

Lễ đài ngày Quốc Khánh

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP-1945 (Proclamation of Independence of the Democratic Republic of Vietnam)

Nội dung bản tuyên ngôn

Bản tuyên ngôn gồm 3 phần:

Phần 1: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.

Phần 2: Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.

Phần 3: Lời tuyên bố độc lập.

Toàn văn bản tuyên ngôn

"Hỡi đồng bào cả nước,

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!"

Những người ký tên gồm: Hồ Chí Minh (chủ tịch), Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Mạnh Hà, Cù Huy Cận, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Xuân, Vũ Trọng Khánh, Phạm Văn Đồng, Đào Trọng Kim, Vũ Đình Hòe, Lê Văn Hiến.

Hình ảnh chọn từ net

ĐẰNG SAU TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA HCM 

Nói về mặt chính trị, Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh đọc trước đám đông ở Hà Nội vào ngày 2/9/1945 là một trong những văn bản quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Đối với nhiều người thì nó biểu trưng cho hồi cáo chung của sự cai trị ngoại quốc, mặc dù chuyện này còn cần đến chín năm thử thách bằng máu lửa. Chắc chắn nó đánh dấu việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH), tiền thân của hệ thống nhà nước ngày nay, mặc dù ông Hồ đã cẩn trọng gọi tên chính quyền của mình là lâm thời, đợi tổng tuyển cử cả nước và ban hành hiến pháp.

Cơ bản hơn thì bản Tuyên ngôn chứa đựng một thế giới quan đầy kịch tính, một lịch sử cô đặc, một vài khẳng định táo bạo, những cụm từ sinh động, và hình tượng đầy cảm xúc – tất thảy những điều này nhằm cố gắng thu hút trí tưởng tượng của trước tiên là những khán thính giả trực tiếp trong số hàng mấy trăm ngàn người, và sau đó là của hàng triệu người Việt Nam khi họ nghe lại hoặc đọc nó trên báo chí. Cùng với hình ảnh trực quan của một quý ông mảnh khảnh lúc tuyên bố độc lập cho Việt Nam sau 80 năm chịu ách nô dịch, những điều Hồ Chí Minh nói với người dân ngày ấy đã giúp tiếp nhiên liệu cho cuộc tranh đấu sau đó chống trước tiên là việc quay lại của người Pháp, và tiếp sau là người Mỹ. Trớ trêu thay, tuy những phần then chốt trong bản Tuyên ngôn không nhắm trực tiếp đến người Việt mà nhắm đến người nước ngoài nhưng lại bị phần lớn những thành phần được nhắm tới đó làm lơ đi.

Hồ Chí Minh từ vùng đồi núi Bắc Bộ tới Hà Nội trước đó chỉ một tuần, được che dấu kỹ lưỡng và được nhanh chóng chuyển tới chỗ ở bí mật ở phố Hàng Ngang để đề phòng những đòn tấn công phủ đầu của nhiều phe đối thủ. Việt Minh đã kiểm soát hầu hết các toà nhà chính phủ từ ngày 19 tháng Tám, và có nhiều bằng chứng cho thấy sự ủng hộ của quần chúng đối với chính quyền mới chớm, tuy vậy không thể loại trừ sự phản công của quân đội Nhật hoặc của lực lượng an ninh Pháp, chưa nói đến việc có thể có sát thủ đơn độc người Việt nào đó. Ngoài những khả năng xấu như vậy, ông Hồ có thể nhận ra rằng bằng cách ẩn mình tới lúc xuất hiện chung cuộc trước bàn dân thiên hạ thì ông sẽ làm tăng hiệu ứng kịch tính cũng như vầng hào quang của sự tò mò và các phỏng đoán đầy hào hứng vốn đã vây xung quanh ông.

Suốt những tháng ngày cao trào trong năm 1945, Hồ Chí Minh chọn cách không lộ thân phận ra trước công chúng, hay thậm chí trước hầu hết những thành viên thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương. Có lẽ không tới 500 người biết được chắc chắn ông chính là nhân vật Nguyễn Ái Quốc huyền thoại, người đã cố gắng trình bản thỉnh nguyện của người yêu nước lên Hội nghị Versailles năm 1919, trở thành một thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, làm việc cần mẫn cho Quốc tế Cộng sản ở Trung Quốc và Đông Nam Á, và sau đó được báo tử tại nhà tù Hồng Kông. Nguyên do chính cho việc không phục hồi lại cái tên Nguyễn Ái Quốc (cũng là bút danh) có liên quan đến mong muốn của Đảng nhằm loại bỏ hình ảnh trước 1941 của việc đấu tranh giai cấp và chủ nghĩa quốc tế vô sản, nhằm ủng hộ đoàn kết các giai cấp, tinh thần yêu nước bất diệt, và sự thăng hoa trong mặt trận thống nhất dân tộc Việt Minh. Cho dù Ái Quốc nghĩa là “yêu nước”, nhưng người sở hữu biệt danh này đã được nhận dạng công khai là một người theo đường lối vũ trang kiểu Lê-nin-nít. Cái tên Chí Minh, nghĩa là “ý chí vươn tới sự khai minh”, nghe có âm hưởng truyền thống nhiều hơn. Trong một thời gian, ông Hồ có vẻ chần chừ trong việc cho cái tên Nguyễn Ái Quốc đi vào quên lãng hoàn toàn, bởi ông đã dùng tên đó để kí hai bản kêu gọi gây xúc cảm hồi năm 1941 và giữa tháng Tám 1945. Tin tức nhanh chóng lan khắp hàng ngũ Đảng cho biết hai người ấy thực chất là một. Sau một hai năm, hầu hết người dân cũng đều nghe nói đến điều này, tuy thế mối kết nối vẫn chưa được đưa ra chính thức đến tận nhiều năm sau đó. Một bầu không khí bí ẩn nhất định luôn bao quanh ông Hồ, là thứ mà ông không bao giờ ngăn lại.

Chính bản Tuyên ngôn, chỉ dài 760 chữ, được thiết kế để thể hiện lập trường chung của chính quyền gửi tới người dân trong nước lẫn quốc tế.[1] Do muốn liên kết hiện tại của Việt Nam với những truyền thống cách mạng thế giới trong quá khứ, và để thể hiện sự tôn trọng ngoại giao với Washington và Paris, Hồ Chí Minh mở đầu bằng câu trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776, như đã đề cập trước đó, và tiếp theo là đoạn văn trích từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1791. Những lí tưởng về cuộc sống, tự do, hạnh phúc, và bình đẳng khi đó được so sánh với các hành vi trong hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp – ông Hồ đặc biệt đề cập đến chuyện Việt Nam bị phân chia thành ba hệ thống hành chính, việc giết hại hay cầm tù những người yêu nước, bán thuốc phiện và rượu để “làm cho nòi giống ta suy nhược”, cưỡng đoạt đất đai và các nguyên liệu thô, và đặt ra “hàng trăm thứ thuế vô lí”. Những lời lẽ này gợi nhớ tới bản thỉnh nguyện ở Versailles năm 1919, cũng như bài luận Le procès de la colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp) của ông Hồ năm 1925, những văn bản mà một số rất ít người có thể đã biết tới.

Về những sự kiện cụ thể gần đó hơn, Hồ Chí Minh khẳng định Pháp đã “bán” lãnh thổ Việt Nam cho Nhật hai lần trong vòng 5 năm qua, mặc dù Pháp đã đảm nhận trách nhiệm “bảo hộ”. Dân chúng trở nên nghèo khổ hơn, dẫn đến nạn đói khủng khiếp hồi đầu năm đó khi mà “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh, “nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền và lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.[2] Cùng với việc Bảo Đại thoái vị, người dân còn làm được chuyện lật đổ chế độ quân chủ tồn tại hàng mấy ngàn năm.

Sau khi dành hơn hai phần ba bản Tuyên ngôn cho các bài học lịch sử súc tích mà đầy màu sắc, Hồ Chí Minh trong những đoạn văn cuối cùng đã chuyển sang những hoàn cảnh ngoại giao trước mắt. Ông tuyên bố rằng Chính phủ lâm thời đã huỷ bỏ hết mọi hiệp ước do Pháp kí trong quan hệ với Việt Nam và bãi bỏ hết mọi đặc quyền của người Pháp. Ông cảnh báo rằng người Việt “kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”. Có phần nào ai oán, ông Hồ kêu gọi phe Đồng minh công nhận quyền của người Việt được hưởng độc lập trên tinh thần của những hội nghị Teheran và San Francisco. Tuy nhiên, nếu họ không công nhận, thì những lời cuối cùng của ông Hồ đã loan báo cho thế giới biết rằng trong bất kì trường hợp nào thì:

    Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Khi tiếng vỗ tay và reo hò lắng xuống, Hồ Chí Minh giới thiệu từng bộ trưởng, và tất cả đều làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Võ Nguyên Giáp khi đó bước tới và đọc một diễn văn dài đầy vẻ nghiêm trang để tô điểm thêm cho bản Tuyên ngôn của vị chủ tịch.[3] Sau đó, Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ thông tin và tuyên truyền, báo cáo trước khán thính giả về buổi lễ thoái vị của Bảo Đại ở Huế ba ngày trước đó, và rồi trao thanh kiếm hoàng gia và ấn cho Hồ Chí Minh. Là một người có khả năng ăn nói thiên bẩm, Trần Huy Liệu dường như đã làm cho đám đông cười ồ lên và vỗ tay khi mô tả sự cáo chung của chế độ quân chủ. Hòa vào bối cảnh đó, ông Hồ tuyên bố rằng thanh kiếm, trước đây được dùng để đàn áp dân chúng, giờ đây sẽ được dùng để “chặt đầu kẻ phản bội”.[4] Đại diện cho Tổng bộ Việt Minh Nguyễn Lương Bằng sau đó nói ngắn gọn về nhu cầu cần thống nhất và đấu tranh, phát biểu thẳng thừng rằng đánh Pháp là chuyện cần thiết.[5] Vào một thời điểm nào đó giữa buổi lễ lúc chiều, hai chiếc máy bay Tia chớp P-38 của Mỹ sà xuống thấp ngay trên đám đông, một sự kiện được tuyên bố ngay tức thì và ai cũng tin là đại diện cho lời chào mừng của Mỹ dành cho chính quyền non trẻ của Việt Nam.[6]

Mục cuối của chương trình liên quan đến việc người dân lặp lại lời tuyên thệ long trọng cho việc trung thành với Chính phủ lâm thời và với Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lời thề bảo toàn nền độc lập của tổ quốc, “thậm chí có dẫn đến hi sinh mạng sống của chúng ta”, một lời hứa không giúp đỡ Pháp nếu họ quay trở lại xâm lược.[7] Trong một cảnh báo cuối cùng, ông Hồ cầm micrô và tiên đoán:[8]

    Chúng ta sẽ phải trải qua nhiều khốn khó và đau khổ hơn nhiều. Đồng bào phải ủng hộ chính quyền, để sau này có thêm nhiều buổi ăn mừng và thắng lợi!

Những nhóm người có tổ chức ở quảng trường sau đó diễu hành ra phố, giải tán ở hồ Hoàn Kiếm, và gia nhập vào bầu không khí vui chung cho đến giờ giới nghiêm.[9]

Trở lại bản Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể nói gì về vị thế của nó như một “văn bản” khác biệt với buổi lễ ngày 2 tháng Chín tại Hà Nội? Điều tôi thấy đáng chú ý nhất là tính sắc sảo của bài văn, kết cấu chặt chẽ, không giả tạo. Gần như không từ nào có thể được coi là thừa. Ví dụ điển hình nhất cho tính súc tích là câu: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo đại thoái vị”. Nhiều sự kiện chính trị đương thời, chất chứa nhiều ý nghĩa chính trị, được gói gọn trong chín từ. Thực ra ông Hồ có thể giảm câu đó xuống còn tám từ, nhưng lại chọn cách cho Bảo Đại có được danh tước bình dân bằng cách dùng từ vua, mặc dù không phải tước hiệu chính thức là Hoàng đế. Lối nói cô đọng này ngay lập tức gợi lại những tác phẩm kinh điển Trung Hoa thời Chiến quốc, vốn là thứ rất quen thuộc với nhiều người Việt những năm 1940, tương tự như cách mà nhiều người Mỹ nhận ra nhiều đoạn trích ngắn từ Kinh Cựu ước. Dĩ nhiên ông Hồ thời trẻ có đọc kinh điển Trung Hoa, và từ đầu thập niên 1940 ông đã thấy sẽ hữu ích nếu đóng vai trò một trí thức Khổng giáo trong một số dịp nhất định.

Dù vậy, ấn tượng phong cách nói chung của Tuyên ngôn Độc lập là nó mang tính đương đại, chứ không truyền thống. Hồ Chí Minh không chêm vào bất kì dòng thi ca nào, vốn là điều thường được người ta mong chờ ở các Nho gia. Những câu chữ gọn gàng của ông có thể phần nhiều nhờ vào ba thập niên tiếp xúc với các bản văn xuôi hiện đại của Pháp, Anh, và Nga, và nhờ vào sự nghiệp hoạt động chính trị bí mật và dạy học, hơn là nhờ vào Tuân tử hay Mặc tử. Ông không rắc vào bài diễn văn của mình những thuật ngữ ngoại lai, vốn là điều thường thấy ở giới trí thức Việt Nam ngày đó. Thay vì vậy, người ta cảm thấy ảnh hưởng Tây phương ít trực tiếp hơn, thể hiện ở việc tránh dùng các câu văn biền ngẫu, lối phát triển logic rõ ràng, hay tính chất thẳng thừng. Khi ông Hồ chọn cách tăng chất hùng biện bằng cách dành ra một phần tư toàn bộ bản tuyên ngôn để công kích những đặc điểm cụ thể của chế độ thực dân Pháp, từ “chúng” mang tính miệt thị được sử dụng 14 lần liên tục để gọi những kẻ thực dân. Ở đây, ông rõ ràng lấy cảm hứng từ các bản cáo trạng tư pháp kiểu Tây phương hoặc cụ thể hơn là từ những lời cáo buộc chống lại Vua George III trong bản Tuyên ngôn Mỹ, chứ không phải lối công kích kẻ thù của các vị vua nước Việt, lối tranh cãi giữa các già làng, hay lối cãi nhau giữa chợ.

Cách tiếp cận Tây phương này ít khả năng sẽ làm khó chịu người nghe ở buổi mít-tinh ngày 2 tháng Chín hay những người đọc sau đó, bởi hai lẽ. Thứ nhất, tiếng Việt đã trải qua những thay đổi quan trọng hồi thập niên 1920 và 1930, trong lúc Hồ Chí Minh đang ở hải ngoại. Đã có sự giảm dần những lối nói hoa mỹ, văn vẻ, ít chú tâm hơn đến những nhịp điệu và lối hoà âm, hiệp vận. Ở chừng mực nào đó những thuộc tính truyền thống này đã nhường lối cho tính chuẩn xác trong cách biểu đạt và cú pháp logic.[10] Chúng ta không biết ông Hồ có dịp đọc nhiều văn liệu tiếng Việt thời đó trong lúc sống ở Liên Xô và Trung Quốc hay không, nhưng ông quả có tương tác với những thanh niên lưu vong người Việt, và ông luôn nhanh nhạy khi lưu ý những sắc thái trong ngôn ngữ. Ngoài việc đó ra thì có lẽ tất cả chỉ là sự tình cờ khi có sự hội tụ giữa những trải nghiệm ngôn ngữ của ông Hồ ở hải ngoại với những đổi thay bên trong đất nước.

Thứ nhì, Hồ Chí Minh có sự lựa chọn thẳng thắn về từ ngữ, không cố gắng giới thiệu thuật ngữ lạ cũng như không có dấu hiệu gì cho thấy lên giọng kẻ cả với người nghe. Phải thừa nhận là những từ như bình đẳng và lâm thời, hay ngay cả từ độc lập và tự do, tất cả đều không phải cách diễn đạt truyền thống của người Việt, nhưng chúng đã bắt đầu được giới trí thức sử dụng lác đác từ hồi thập niên đầu tiên của thế kỉ 20, và cho đến thập niên 1940 thì đạt được mức thịnh hành.

Khi quyết định mở đầu bản Tuyên ngôn bằng những trích dẫn từ các bản văn 1776 và 1789, Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện sự tôn trọng Washington và Paris, mà quan trọng hơn là đặt Việt Nam ngang hàng trong dòng cách mạng thế giới nối tiếp nhau. Mặc dù nếu đề cập đến cách mạng Bolshevik 1917 sẽ không thuận lợi về mặt chính trị, nhưng các thính giả có học có thể tự mình rút ra kết luận.

Những đoạn dẫn từ văn bản 1776 và 1789 cho phép ông Hồ có được cơ sở triết học và tư cách luân lí về “các quyền tự nhiên” (của con người), hoàn toàn tương phản với tính dã man và chế độ nô lệ của thực dân Pháp. “Quyền tự nhiên” chỉ được tranh luận công khai giữa những trí thức Việt từ cuối thập niên 1920, và ý tưởng này chưa bén rễ sâu. Chính ông Hồ cũng không theo đuổi chủ đề quyền tự do cá nhân bên ngoài những trích dẫn này, thay vào đó lại chuyển tức thì sang quyền tự nhiên dành cho các dân tộc. Tồn tại giả định mặc nhiên rằng những quyền tự do cá nhân cần được trì hoãn lại cho đến khi đất nước Việt Nam lớn mạnh và an toàn trước những mối đe doạ của nước ngoài. Trong lúc đó, mặc dù ông Hồ không nói ra điều này, nhưng toàn thể người Việt đều rơi vào một trong hai loại: yêu nước hoặc phản bội. Từ khoảng năm 1951, người dân càng lúc càng bị phân chia theo nguồn gốc giai cấp cũng như theo mối quan hệ. Với tư cách một người hết lòng theo Lenin, Hồ Chí Minh ủng hộ những phân loại giai cấp như thế, mâu thuẫn trực tiếp với những khẳng định hồi năm 1945 của ông.

Những người đọc cẩn trọng của bản Tuyên ngôn độc lập hẳn chú ý đến khác biệt tinh tế giữa những điều Hồ Chí Minh nói dành cho người trong nước so với những điều dành cho người ngoại quốc. Với người Việt, nền độc lập là một sự kiện đã xong xuôi, phải được bảo vệ hoàn toàn, không thoả hiệp. Đối với quân Đồng minh, bởi vì nền độc lập của Việt Nam tương ứng với những gì các lãnh đạo Đồng minh đã cam kết tại các hội nghị quốc tế, nên nó phải được công nhận. Nhấn mạnh của ông Hồ về tính chất lâm thời của chính quyền của ông do vậy không chỉ liên quan tới nhu cầu cần tổ chức bầu cử quốc gia và soạn thảo hiến pháp, mà nó còn ra hiệu cho các chính quyền ngoại quốc biết rằng ông sẵn sang thương thảo những thoả thuận dài hạn.

Hồ Chí Minh đã mời thiếu tá Patti xuất hiện trên khán đài ở buổi lễ Độc lập chính thức, nhưng Patti quyết định chọn cách tới cùng ba đồng đội OSS khác với tư cách người quan sát, họ tự chọn chỗ đứng giữa những chức sắc địa phương ở trước khán đài. Trong khi lắng nghe người thông ngôn liên lạc của Việt Minh cung cấp phần dịch tại chỗ về diễn văn của ông Hồ, Patti quan sát phản ứng của đám đông, nhanh chóng kết luận rằng ông Hồ “đã chạm được tới họ”. Khi được cung cấp bản Tuyên ngôn tiếng Việt sau đó vào buổi chiều, Patti đảm bảo rằng nó sẽ được dịch và truyền đi theo sóng radio tới Côn Minh. Qua sóng radio, Patti bổ sung vào những lí giải sống động của chính mình, ví dụ như mô tả bề ngoài ông Hồ là “trán cao, mớ râu tóc bị cơn gió nhẹ thổi phất phơ, và ông ấy dùng lối truyền tải mạnh mẽ đầy cảm xúc…”.[11] Dù tới thời điểm đó một số cấp trên hẳn đã nghĩ Patti đã “thành dân bản xứ” rồi, nhưng họ vẫn chuyển lại một cách chính xác những báo cáo của ông về cho giám đốc OSS tại Washington. Giám đốc OSS đã tóm lược lại chúng thành những bản báo cáo nội bộ ngắn để trình lên Ngoại trưởng, người vì có quá nhiều thứ để đọc nên có thể đã hoàn toàn không hề để ý tới chúng.[12]

Khi Jean Sainteny có được những báo cáo chi tiết về những phát biểu tại buổi mít-tinh, ông đã chú ý tới cách Hồ Chí Minh giữ được đường lối ôn hoà hơn so với những đồng chí của ông.[13] Ngày kế tiếp, một trong những trợ lí của Sainteny bước hùng hổ vào tổng hành dinh của chính quyền lâm thời, nói chuyện với ông Hồ và phụ tá của ông về những vấn đề ngoại giao, và sau đó tỏ ra bị thuyết phục rằng có thể đạt được thương lượng.[14] Sainteny tha thiết mong muốn mở ra những cuộc thương lượng với ông Hồ, nhưng không thể nhận được chỉ dẫn nào từ Paris. Khi các văn bản các bài phát biểu trong ngày lễ Độc lập tới được Paris, thì dường như người ta đã làm ngơ chúng. Vài tháng sau, một phân tích tình báo đã mô tả phần nội dung một cách chế nhạo:

    … một sự kết hợp lai tạp giữa chủ nghĩa quốc tế theo sách vở với chủ nghĩa yêu nước kiểu sô-vanh, một sự pha trộn giữa chủ nghĩa Marx trí thức với các nhu cầu xã hội nguyên thuỷ, tương ứng chính xác với những khát vọng của một thành phần dân chúng lạc hậu ở những vùng châu thổ Á châu này.[15]

Thực tế thì Paris rất ít lưu tâm đến các ý tưởng của Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp so với việc lưu tâm đến chuyện một lần nữa giành lấy ưu thế quyền lực ở Đông Dương, sau chuyện đó mới có thể bắt đầu những thương thảo với những thành phần bản địa tự nhận là đại diện cho thứ này hay thứ khác.

Một khi thương lượng bắt đầu giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Pháp thì những bản cáo trạng sống động, đầy cảm xúc của Hồ Chí Minh dành cho chế độ thực dân Pháp, chẳng hạn như bản cáo trạng được trình bày trong Tuyên ngôn Độc lập, đã khiến cho thậm chí những người theo tư tưởng tự do ở Pháp như Sainteny cũng phải nổi giận. Nghiêm trọng hơn, thứ ngôn ngữ cứng rắn như vậy đã hợp pháp hóa thái độ thù địch của quần chúng Việt Nam đối với binh lính và thường dân Pháp, những người quay lại theo những hiệp ước mà ông Hồ là một bên tham gia thoả thuận. Ông Hồ cố gắng giải quyết chuyện này bằng cách phân biệt công khai giữa “những kẻ đế quốc cũ” và những người đại diện cho chính quyền Pháp hiện tại, nhưng những phân biệt này thật khó để duy trì trên thực tế. Tới tháng Mười một năm 1946, cả hai bên đều trở thành tù nhân của những cuộc đấu khẩu hàng ngày và luận điệu của mình. Xung đột toàn diện là điều không tránh khỏi.

Suốt nhiều thập niên kể từ lúc Hồ Chí Minh đứng trên khán đài gỗ tạm tại Hà Nội, bản Tuyên ngôn Độc lập đã trở thành một biểu tượng quốc gia, với việc những em học sinh ghi nhớ những đoạn văn trong đó, các nhà chính trị dùng nó liên tục như một cái neo cung cấp thẩm quyền cho các công bố chính sách của mình, và các sử gia dẫn nó ra như là điểm bản lề giữa chế độ nô lệ thực dân và sự giải phóng thắng lợi. Ngày nay bản Tuyên ngôn có thể là văn bản mang lại tính chính danh quan trọng nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, giúp giải thích tại sao hệ thống chính trị này đến nay vẫn vượt qua được mọi cơn chấn động phát xuất từ Moskva. Dù vậy, rất ít người Việt có thể đọc lại được bản Tuyên ngôn nếu được hỏi tới (không như Truyện Kiều hay những bài thơ có độ dài đáng kể). Nó hiếm khi được xuất bản trọn vẹn, và các viên chức Đảng Cộng sản đã cực kì phóng túng khi biên tập lại hay thậm chí sửa đổi bản văn, đó là chưa kể tới việc diễn giải nó theo cách làm sao phục vụ được cho bản thân nhiều nhất.[16] Cho đến gần đây những điểm nhấn mạnh của bản Tuyên ngôn về quyền được sống, tự do, hạnh phúc, và bình đẳng, cùng với nền độc lập quốc gia, hiếm khi được chú ý một cách chi tiết, ngay cả với những cây bút phi Cộng sản. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi khi giới trí thức tìm cách hình thành nên những lí tưởng cho một xã hội mà trong đó chủ nghĩa Marx-Lenin đã chết chỉ còn lại cái tên. Tuy nhiên vẫn còn phải chờ xem thử bản Tuyên ngôn có phai nhạt đi cùng với ý thức hệ thống trị hiện nay hay không, hay vẫn giữ được vị thế trong đài tưởng niệm của chủ nghĩa ái quốc, cùng với những áng văn cổ xưa của Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, và Nguyễn Trãi./.

———————-

[1] Văn bản của Tuyên ngôn được in thành bản luận bốn trang vào ngày 3 tháng Chín, sau đó in trên tờ Cứu Quốc (Hà Nội)  6 (ngày 5 tháng Chín, 1945), và Cờ Giải Phóng (Hà Nội) 16 (ngày 12 tháng Chín, 1945). Như được đề cập, những bản in sau này và dễ tiếp cận hơn thì lại kém chính xác hơn. Các văn bản năm 1945 viết thêm vào tên toàn bộ mười lăm thành niên nội các, cho thấy sự đồng thuận của chính quyền chính thức, nhưng không nghi ngờ gì về việc Hồ Chí Minh là tác giả của bản Tuyên ngôn. Bản dịch Anh ngữ đầu tiên được kèm vào cuốn sách nhỏ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cuối năm 1945 có nhan đề Documents, với bìa đỏ tươi cộng ngôi sao vàng; bản sao có thể tìm thấy ở AOM, INF, GF 46. Đối với mắt người nước ngoài, thì đất nước này có tên “Việt Nam Cộng hoà”, trừ đi từ “Dân chủ”. Các bản dịch khác có thể tìm thấy ở: Harold R. Isaacs, chủ biên, New Cycle in Asia (New York, 1947), trang 163-165; C. Kiriloff, dịch giả, Documents of the August 1945 Revolution in Vietnam(Canberra, 1963), trang 66-70; Gareth Porter, chủ biên, Vietnam: The Definitive Documentation of Human Decisions, (New York, 1979), tập 1, trang 64-66; và tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (Hà Nội) 3 (1985): 145-147.

[2] Nó vẫn còn phải được chứng minh chắc chắn rằng Hồ Chí Minh đã dùng từ “Dân chủ” trong bài nói chuyện, mặc dù những bản in lại sau này có chứa từ đó. Trong bản dịch Anh ngữ trong cuốn Documents như được dẫn ra bên trên, trong đoạn văn này ông ấy đề cập đến “Chính quyền Cộng hoà hiện tại”.

[3] Porter, Definitive Documentation, trang 660-71. Tập sách Documents, ở AOM, INF, GF 46.

[4] Trần Trung Thành, Hà Nội Chiến Đấu, trang 20-21. Độc Lập (Hà Nội) số 1 như được trích trong Vũ Ngự Chiêu, “Political and Social Changes in Viet Nam between 1940 and 1946” (luận văn tiến sĩ, University of Wisconsin, 1984), trang 380-81.

[5] Nguyễn Văn Tố, chủ biên, Chặt Xiềng (Hà Nội, 1960), trang 96-98.

[6] Sainteny, Histoire d’une paix manquée, trang 93. Patti không đề cập đến sự kiện này trong cuốn sách của mình nhưng nhớ lại nó rõ ràng khi được phỏng vấn trên đài phát thanh, nhấn mạnh rằng việc bay ngang qua đó hoàn toàn là tình cờ. Xem Michael Charlton và Anthony Moncrieff, Many Reasons Why: The American Involvement in Vietnam (Middlesex, 1979), trang 13-14.

[7] Võ Nguyên Giáp, Những Năm Tháng, trang 28-29. Trần Trung Thành, Hà Nội Chiến Đấu, trang 21.Vũ Ngự Chiêu, “Political and Social Changes”, trang 381.

[8] Tung Hiệp, “Hôm nay là ngày Độc Lập!”, trang 23.

[9] Patti, Why Viet Nam?, trang 253. Tung Hiệp, “Hôm nay là ngày Độc Lập!”, trang 23-24.

[10] Điểm này được nêu ra trong cuốn Hoàng Tuế, “Về Văn Bản Tuyên Ngôn Độc Lập”, trong Hồ Chí Minh: Anh Hùng Giải Phóng Dân Tộc Danh Nhân Văn Hoá, chủ biên Vũ Khiêu (Hà Nội, 1990), trang 324-25.

[11] Patti, Why Viet Nam?, trang 249-52.

[12] Porter, Definitive Documentation, trang 71-72.

[13] Sainteny, Histoire d’une paix manquée, trang 92-93.

[14] François Missoffe, Duel Rouge (Paris, 1977), trang 24-27. Sainteny, Histoire d’une paix manquée, trang 96-97.

[15] “Le Viet Minh”, báo cáo SDECE ngày 25 tháng Sáu, 1946, trang 40, trong AOM, INF, thùng carton 138-139, tập tài liệu 1247.

[16] Trong một bài viết gần đây, cựu giám đốc của Viện bảo tàng Cách mạng ở Hà Nội, Nguyễn Thành, chỉ ra các bản in lại chính thức của bản Tuyên ngôn chứa đựng nhiều lỗi khác nhau như thế nào, cũng có thể được thực hiện thông qua bản dịch tiếng nước ngoài. Có lẽ điểm đáng kể nhất là sự thay đổi “Mọi người đều sinh ra bình đẳng” thành “Mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”, và khuynh hướng bỏ tên những thành viên nội các được liệt kê bên dưới bản Tuyên ngôn. Nguyễn Thành, “Tìm lại bản chính Tuyên Ngôn Độc Lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2-9-1945”, Tạp chí Cộng Sản (Hà Nội) 9 (1990): 73-76. Xin cám ơn Frank Proschan mang lại bài viết này để tôi có thể chú ý đến.

(còn nữa)

Hình ảnh chọn từ net

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.