Saturday, July 16, 2022

Một thiên tài đa tài

RICHARD FEYNMAN…

copy từ FB-Quốc Khánh 

---------------------------------------

GIUN ĐŨA

Richard Feynman (1918~1988) là một nhà vật lý lỗi lạc, người Mỹ gốc Do Thái. Bố mẹ ông di cư từ Nga và Ba Lan sang Mỹ. Mẹ làm nội trợ, bố bán hàng rong. Ông từng tham gia nhóm làm bom nguyên tử cho chính phủ Mỹ. Được tặng Giải Nobel Vật lý năm 1965. Một thiên tài rất đa tài. Đọc các bài giảng vật lý của ông như đọc thơ, ai thích triết học và khoa học tự nhiên nên đọc. Ngoài vật lý học, Feynman am hiểu nhiều môn từ âm nhạc, hội hoạ, sinh học đến yoga.

Cái ti-vi màu bạn xem hàng ngày được chế tạo trên các nghiên cứu của ông về mắt người đấy.

Giun đũa thì liên quan gì?

Cô thư ký của Feynman mắc chứng viêm mũi dị ứng. Vào mùa hoa cô suốt ngày sụt sịt, mặt sưng húp, nước mắt, nước mũi đầm đìa, không thể làm việc gì. Chữa tỷ cách không khỏi.

(Tôi cũng bị bệnh này, chữa đủ cách, đi vài chục bệnh viện mà không khỏi.)

Feynman thương người giúp việc của mình, bỏ công nghiên cứu bệnh này.

Ông phát hiện ra rằng trước năm 1945 bệnh này rất hiếm. Sau 1945 thì số người bị bệnh tăng dần, chủ yếu là người giàu, ở thành phố và các nước phát triển. Người nghèo, vùng nông thôn, nước nghèo không bị bệnh này.

Ông loay hoay tìm lý do và phát hiện vùng nào tỷ lệ người mắc giun đũa cao thì có tỷ lệ người mắc viêm mũi dị ứng thấp và ngược lại.

Vì sao Feynman tìm thấy mối liên hệ này thì trời biết. Thế mới tài. Ty tỷ người bị trái cây, thậm chí gạch đá rơi vào đầu nhưng chỉ có Newton nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn. Bạn đừng dại dột thả mít vào đầu chồng mình, chẳng ra nổi định luật nào đâu. Cũng đừng cởi đồ chạy rông ngoài phố hét "Eureka," bởi làm thế không thể phát minh được cái gì ngang tầm định luật Archimedes.

Feynman đặt giả thuyết rằng sự tồn tại của giun đũa trong cơ thể người sẽ tạo nên một sự cân bằng nào đấy và giúp cơ thể không bị dị ứng.

Suy cho cùng, loài giun đũa vô hại. Bình thường nó nằm trong dạ dày và ruột, xơi thức ăn của người. Nghèo đói thì thành vấn đề. Giàu như dân Mỹ, toàn người thừa cân thì không sao, tốt là khác.

Giun đũa chỉ nguy hiểm khi cơ thể chủ đói, giun đói theo, bò lung tung tìm thức ăn khiến người có giun nôn nao, và nếu giun chui vào ống mật thì phải cấp cứu.

Nếu người có giun lúc nào cũng ăn đủ no thì ô-kê.

Vấn đề còn lại là tính toán lượng giun ký sinh cho phù hợp.

Giun đũa rất đặc biệt. Trứng giun theo đường thức ăn vào bụng người nở ra giun. Giun đẻ trứng trong bụng người nhưng lứa trứng này không thể nở luôn thành giun ngay, chúng phải ra ngoài theo đường tiêu hoá rồi quay trở lại bụng người theo đường ăn uống thì mới nở tiếp thành giun được.

Không cần uống thuốc, chỉ cần ăn uống sạch sẽ, giun trong người sẽ tự chết đi, không có trứng giun bổ sung để nở thành giun mới thì cơ thể sẽ tự hết giun. Việc tẩy giun là vô nghĩa.

Điều này giúp cho việc kiểm tra số lượng giun trong cơ thể trở nên dễ dàng, bằng phương pháp chụp X quang.

Feynman lập tức tính ra số giun cần thiết cho cô thư ký và kiếm ngay mớ trứng giun đũa cho cô uống, dặn cô phải thường xuyên ăn no và hàng tuần soi chiếu X quang. Khi hết giun (vì vệ sinh thực phẩm ở Mỹ rất tốt) lại làm lọ trứng nữa, như uống thực phẩm chức năng.

Quả nhiên cô thư ký khỏi hoàn toàn bệnh viêm mũi dị ứng. Một hiệu ứng phụ tuyệt vời là cô giảm cân từ 95 ki-lô xuống còn 65. Cô lập tức tăng số trứng giun phải uống lên để được ăn uống thoải mái mà không tăng cân.

Giun thần chứ không phải giun đũa nữa.

Chữa khỏi cho cô thư ký chứng viêm mũi dị ứng, Feynman tặng luôn người trợ tá của mình bản quyền liệu pháp y khoa này. Tuy nhiên, ngay sau đó cô thư ký đi lấy chồng, việc hoàn thiện đề tài để đăng ký bản quyền với DEA đã bị gác bỏ.

Phí của.

.oOo.

Lời chú:

Nhiều sinh viên Việt Nam khi còn ở trong nước thì không bị viêm mũi dị ứng. Chỉ khi sang châu Âu học, sau khi tẩy hết giun thì mới bị viêm mũi dị ứng. Tôi đã bị đúng như vậy.

~~~~~~

Richard Feynman đang giảng bài. Ảnh lấy từ Internet

Nguyen Van Bao

17-Jul-2017

3 comments:

  1. Replies
    1. Khanh Phanvan, tao rất thích những bài viết của anh này. Tiếc là anh ấy đã gác bút ko rõ nguyên do!

      Delete
  2. R. Feynman (1918-1988), thiên tài đoạt giải Nobel Vật lý mà cuộc đời là 1 cuốn phim hấp dẫn như những cuộc phiêu lưu kỳ thú với những trải nghiệm của mình (được mô tả trong cuốn sách của ông) khi trao đổi các ý tưởng về Vật lý nguyên tử với Einstein và Bohr, cũng như những mưu mẹo cờ bạc với Nick the Greek; khi mở những cái két khủng lưu giữ những bí mật hạt nhân được bảo quản vô cùng cẩn mật; khi đệm trống bongo cho 1 vở balê; khi vẽ 1 nữ đấu sĩ bò tót ở trần - và rất nhiều trải nghiệm khác của 1 bậc kỳ tài rất đỗi ngạc nhiên.
    Feynman là cuộc sống chứa đựng nhiều niềm tự hào khác nhau, pha trộn tinh tế của trí thông minh đỉnh cao, tính ham hiểu biết ko giới hạn, và sự tự tin tuyệt vời!
    (viết theo nhận xét của New York Times Book Review)

    ReplyDelete