Ngày 23/10/1956, nhân dân Hungari nổi dậy chống ách đô hộ của ngoại bang. Khi đó Andropov là Đại Sứ Liên Xô tại Hungari.
Liên quan tới sự kiện này có 4 nhân vật đáng nói: 1. Nagy Imre, Thủ tướng Hungari 2. Kádár János, sau này là Tổng Bí thư (gọi là Bí thư thứ nhất) Đảng Công nhân XHCN Hungari (cầm quyền suốt thời kỷ 1956-1988 mà lịch sử gọi là thời kỳ Kádár 3. Pozsgay Imre, Ủy viên Bộ Chính trị, Quốc vụ khanh, người đóng vai trò quan trọng về tư tưởng văn hóa và thay đổi nhận thức sự kiện 1956 từ Phản Cách mạng sang Khởi nghĩa nhân dân. 4. Nyers Rezso, Ủy viên Bộ chính trị, Quốc vụ khanh, người đóng vai trò quan trọng trong thay đổi nền kinh tế Hungari từ nền kinh tế XHCN sang nền kinh tế theo mô hình phương Tây. Ông cũng là một người ủng hộ cải cách.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
Người Hung thì khát khao tự do hơn người Việt cũng là lẽ thường vì người Việt ko có nhu cầu quá lớn này. Họ tập trung vào những cái thiết thực hơn, dù chê bọn Tây là thực dụng... ham vật chất này nọ v.v và v.v.
ReplyDeleteNhưng ngày xưa thì có thể chê bai cả đồng chí anh em thế này thế khác. Còn bây giờ thì lấy tư cách gì để phán khi chỉ biết có mỗi thiên triều phương Bắc ?
Có lẽ, cũng có thể tôi nhầm, người Hung đã phần nào thức tỉnh đc Andropov để sau đó, khi có cơ hội là Mikhail Sergeyevich Gorbachev giải quyết vấn đề đâu ra đấy luôn?
ReplyDelete"Năm 1954, Andropov trở thành Đại sứ Liên Xô tại Hungary và giữ chức vụ này trong cuộc nổi dậy của người Hungary. Sau các sự kiện này, Andropov rơi vào một tình trạng "rắc rối Hungary", theo nhà sử học Christopher Andrew: "ông đã theo dõi một cách sợ hãi từ các cửa sổ đại sứ quán những sĩ quan an ninh Hungary bị căm ghét đang bị treo cổ lên các cột đèn. Andropov bị ám ảnh trong suốt cuộc đời về tốc độ mà một nhà nước độc đảng cộng sản hùng mạnh bắt đầu bị lật đổ. Khi những chế độ cộng sản khác sau này dường như gặp nguy cơ - tại Praha năm 1968, tại Kabul năm 1979, tại Warsaw năm 1981, ông tin tưởng rằng, như tại Budapest năm 1956, chỉ lực lượng vũ trang mới có thể đảm bảo sự tồn tại của chúng""
ReplyDelete(Wikipedia)
Đây là thời Nikita Sergeyevich Khrushchev cầm quyền ở LX, vì thế, đừng cho rằng ông ta là kẻ "xét lại"/hèn yếu như VN vẫn đánh giá theo khuynh hướng của mình.
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Andropov sau này là một nhà cải cách nếu còn sống vai trò sẽ như Gorbachev. Có tin ông bị ám sát
ReplyDelete