Tuesday, October 15, 2019

TÂY DU KÝ: Ký sự từ Bacu

Anh Bùi Huy Hùng

TÂY DU KÝ Thời @

Bài 4 : 5O trở lại , cảm xúc và những nỗi niềm

1.Thật khó mà diễn tả bằng lời cái cảm giác của tôi khi đặt chân lên đất Azerbaijan, đi trên những con đường phố ở Ba Ku , đặc biệt là khi được quay lại Trường cũ , đứng trước mảnh đất ngày xưa là ký túc xá sinh viên mà tôi đã từng sống và học tập hơn 50 năm trước . Lâng lâng , xao xuyến , hồi hộp và đầy ý nghĩ , sự hồi tưởng đến nhanh trong đầu giữa những âm thanh pha trộn của dòng xe cộ và người đi lại trên đường phố lúc lên đèn . Ngày xưa khu này im ắng , thỉnh thoảng chỉ có tiếng xe điện và thưa thớt vài chiếc ô tô chạy qua ...Đối diện là dãy nhà cổ với những cây phong giãi dầu năm tháng ngả lá vàng vào đầu thu . Tôi cứ nghĩ vậy mà vui với ý nghĩ của mình chứ thật ra ,50 năm là 2/3 đời người khó mà nhớ hết mọi thứ. Khi đến đây , cũng vào khoảng này bọn trẻ chúng tôi 18-19 tuổi , lại đến từ nước việt nghèo đói , đang chịu bom đạn chiến tranh , tất cả với chúng tôi như là đến một hành tinh khác , hoà bình , no đủ , nhà cao cửa rộng ..., “ thiên đường “ CNXH , ai cũng bị choáng ngợp .
50 năm quá dài để nhớ và so sánh giữa cái còn trong ký ức và cái mới hiện đại hôm nay trên chính mảnh đất này . Hơn nữa , khu ký túc xá cũ của Đại học dầu khí đã bị phá đi , thay vào là toà nhà cao tầng hiện đại ốp kính dành cho sinh viên , đường tầu điện mà chúng tôi hay nhẩy lên để vào Trung tâm đã ko còn .

Tác giả tiễn 1 người bạn về VN bằng xe lửa. Hình chụp ở ga Bacu

Có một kỷ niệm ko bao giờ quên là ngay ngày đầu tiên đi tàu hoả từ Moskva đến Ba Ku mất 2-3 ngày đêm gì đó , chiều tối tàu cập ga , sau lễ đón tiếp tưng bừng , hơn 100 lưu học sinh việt nam được đưa thẳng vào bệnh viện ở ngoại ô để kiểm tra sức khỏe . Kết quả là rất nhiều người bị giữ lại ở bệnh viện , bị cách ly để chữa trị ghẻ lở , hắc lào, tẩy giun sán và kiểm tra các bệnh nhiệt đới dễ lây lan . Con trai tuy ngơ ngác và thất vọng nhưng còn chịu được , nhưng bọn con gái thì nhiều đứa khóc như mưa . Vậy là, 5-7 ngày đầu tiên ở thiên đường là bệnh viện nhiệt đới , bị cách ly (карантин) , hàng ngày : cháo sữa có bơ , thịt cừu băm viên hoi hoi ...nuốt ko nổi vì lạ quá . Tuy nhiên , cũng phải công nhận rằng , cũng chính những ngày sang Tây , dù thực ăn ko quen nhưng hình như ai cũng khoẻ ra vì cơ thể được nạp đủ chất béo , chất ngọt và chất đạm mà ở nhà ai cũng thiếu , cũng thèm . Thiếu đến mức , đứng lên ngồi xuống là hoa mắt , người quay quay như bị tiền đình .
Nhưng rồi mọi việc cũng đâu vào đấy với sự nhiệt tình , chu đáo của nhà trường và sự quan tâm , giúp đỡ của các anh khoá trước đang học ở Trường ĐH hoá dầu , Đại học tổng hợp ...
Tôi và các bạn học ko bao giờ quên được tình yêu thương , sự tận tâm nhiệt thành của các thầy cô giáo và cán bộ quản lý của nhà trường . Bà giáo chủ nhiệm lớp dậy tiếng Nga , Sofia Afrimovna , ông chủ nhiệm khoa Ngoại quốc Vadim Ziatlu , Hiệu phó , cựu chiến binh đặc biệt quan tâm đến sinh viên VN ông Mamedov.
Bà giáo Sofia của lớp tôi ko chỉ dậy tiếng của Pushkin mà đã dậy chúng tôi từ cái nhỏ nhất mà vì nhiều lẽ , bố mẹ , trường ở VN ko kịp dậy , đó là vào phòng phải gõ cửa xin phép , đi ra phải khép cửa lại phía sau , ko nói to gọi nhau í ới , ko cười ( vô duyên) khi mắc lỗi , ko xả rác ngoài đường ,chào hỏi và cám ơn...Bà còn luôn nhắc chúng tôi viết thư về cho bố mẹ ở VN.
Thật tuyệt vời , đôi lúc nhớ lại tôi vẫn thầm cám ơn bà , các thầy cô giáo của Trường đã dậy dỗ , cưu mang chúng tôi , những ngày đầu xa nhà , bước vào đời .
Cho đến giờ , tôi vẫn có ý nghĩ rằng mình thật may mắn đã được đến Azerbaijan, đã được sống một năm đầy ý nghĩa với những người dân azeri nhiệt thành , hiếu khách và cởi mở . Đất nước Azerbaijan, người dân Azerbaijan đã giang rộng cánh tay với tấm lòng chân thành giúp đỡ đất nước chúng ta , hơn 300 lưu học sinh khoá dự bị chúng tôi và hàng nghìn sinh viên ( sau này là những chuyên gia hàng đầu của Ngành dầu khí non trẻ VN ) nhiều chuyên gia trong những lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau . Hôm nay trở lại đất nước này, thăm lại những nơi từng sống , từng đến cảm xúc thật đặc biệt , có cái gì đó gần gũi , thân quen
.

Và theo đó là những hồi tưởng.

Nhà ga xưa vẫn còn , ngôi trường xưa vẫn đó , đại lộ Ba Ku ven biển

Caspian vẫn đó với những hàng cây cổ thụ , chỉ có điều giờ hiện đại hơn và hình như rộng lớn hơn . Tôi đã đi dạo một vòng , ghi lại vài hình ảnh và hít thở gió mát từ biển thổi vào . Khoan khoái , thư thái và nhẹ nhàng .
Còn có điều vui nữa là dù ko gặp được những người cùng thế hệ , nhưng khi nói chuyện với những người trẻ hơn , trên xe hay ở trên phố đi bộ , ở khách sạn hay trên sân golf ( duy nhất ở TP 3 triệu dân , sân Dreamland) , người Azerbaijan tỏ ra vui vẻ và cởi mở khi biết chúng tôi từ việt nam tới và có người còn gọi tôi là đồng hương BaKu khi biết 50 năm trước , tôi từng sống ở nơi đây. Cũng như khi đến Almaty hay Tashken , ở sân golf hay chốn đông người , tôi cố ý đội chiếc mũ có gắn cờ đỏ sao vàng để người ta ko ngộ nhận mình là người Nhật hay Hàn Quốc ! Một thông điệp rõ ràng , tôi là người Việt Nam .

Ga Bacu

2. Kết thúc chuyến đi và đôi điều chia sẻ .
Azerbaijan , Ba Ku là điểm cuối của chuyến đi 3 nước Trung Á từng là các nước XHCN trong Liên Bang Xô Viết từng tồn tại hơn 70 năm trong lịch sử thế giới hiện đại mà nước ta từng gắn bó . Có lẽ , ko khó để nhận ra những cái giống nhau hay dở đều có đến nay , dù 3 nước này đã đoạn tuyệt với CNMLN và con đường xây dựng CNXH, còn ở ta vẫn tuyên bố trung thành với con đường đã chọn với chính sách đổi mới .
Gần 30 năm qua , tất cả họ và chúng ta đều có những thay đổi quan trọng theo hướng tiến bộ và hội nhập , đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt .
Cái nhìn thấy rõ là ở Kazakhstan , Uzbekistan, Azerbaijan , hạ tầng , đường xá , đô thị được quy hoạch rất tốt , khắp nơi đã và đang xây dựng những thành phố khang trang , hiện đại , rất sạch sẽ, rất có trật tự , cái mà chúng ta rất thiếu , nếu ko muốn nói là ở ta rất thừa sự lộn xộn .
Có điều đặc biệt là , theo cảm nhận của tôi từ những gì tôi thấy và nghe được thì quan liêu , tham nhũng , sân sau, cánh hầu nơi quan trường,phân hoá giầu nghèo thì họ và chúng ta chẳng khác nhau là bao . Thật khó giải thích , khi mà ở những nước này thiết chế chính trị cơ bản như các nước tư bản vơi nền kinh tế thị trường , đa nguyên chính trị và xã hội dân sự được Hiến pháp bảo đảm từ khi tuyên bố độc lập . Thế mới biết con đường đi đến tự do , dân chủ , dân quyền cho người dân với những nước từ trình độ như chúng ta là con đường khó khăn như thế nào .
Có điều còn khó hiểu hơn là tại các sân bay , nhà ga mới được xây dựng với trang thiết bị hiện đại mà cái cách hành xử của nhân viên công vụ ( Công An biên phòng , Hàng không ...) thật lắm nhiêu khê và nhiều điều khó chịu .Ngay anh bạn người Hàn Quốc , người tổ chức chuyến đi cho chúng tôi từng nhiều năm làm việc ở VN và 3 nước trên cũng phải giải thích rằng , thế này là khá lắm rồi , vài năm trước còn khó khăn phức tạp và khó chịu hơn nhiều .
A ta còn nhận xét rằng , so với các nước này , việt nam hội nhập tốt hơn nhiều . Người việt nam , theo nhận xét của anh ấy , từ kinh nghiệm thực tế bản thân là những người thông minh , học nhanh và rất thích nghi .
Nghe mà thích nhưng chợt nghĩ sao mình vẫn nghèo và tụt hậu .
Tôi gọi bài viết 4 phần của mình là Tây du ký thời @ là mượn đề Truyện văn học TQ mà chúng ta đều biết và yêu thích một thời , tuyệt nhiên ko có ý mình đi “ lấy Kinh “, dù đúng là chuyến đi dài sang Tây . Có chủ ý đến những nước từng giống nước ta trên một con đường, chiêm nghiệm những điều đang suy nghĩ , phân vân , khám phá những vùng đất mới , có đôi chỗ huyền bí với những Thánh đường Hồi giáo .
Ra về tôi đi đến suy nghĩ rằng , chẳng có đâu là thiên đường , miền đất hứa . Mỗi nước , mỗi dân tộc phải tự chọn cho mình con đường đi đến ấm no , hạnh phúc. Và người Việt Nam chúng ta cũng vậy , phải chọn cho mình con đường đi đúng , phù hợp nhất với mình trong xu hướng chung của thời đại .
Càng đi nhiều , càng thấy nước ta có rất nhiều thử thách nhưng cũng đầy tiềm năng và cơ hội .Để cho đất nước nghèo khó và tụt hậu là có tội với tổ tiên và cả với thế hệ mai sau .
Cám ơn hai bạn đồng hành , cám ơn anh Shin Hàn Quốc , người dẫn đường , nhà tổ chức tuyệt vời để có một chuyến đị thú vị , đầy cảm xúc .


Bùi Huy Hùng

3 comments:

  1. Thiên đường LX, mà ở đây là 1 nước CH vùng Trung Á thuộc Liên bang CHXHCN Xô-viết, là có thật với những ai từng là LHS trước đây.
    Cảm tưởng của chúng tôi, những LHS những năm 60-70 trước đây, hầu như giống nhau, về sự giúp đỡ quý báu từ các thầy cô ở trường và bạn bè/người dân của mỗi nước..., tuy mỗi người sẽ có những ký ức khác nhau về Bacu, St. Petersburg/Leningrad, Matxcơva... hay Budapest.

    ReplyDelete
  2. Quy Phuong Nguyen: Cảm tưởng của mình cũng giống như các bạn nhưng ấn tượng thì khác. Các bà mẹ Nga thương các cháu Việt Nam vì chiến tranh chứ ít tự hào vì chống Mĩ...và cú sốc "vỡ da" với mình là khi được một ông công nhân đỏ tự hào là lực lượng bảo vệ Đảng CNXHCN Hung ga ri, rất quý Việt Nam và kiên quyết học tập Việt Nam để đuổi bè lũ Liên Xô đang chiếm đóng nước Hung. Rồi sau đó cả phía Việt Nam nữa cũng cho mình thấy rằng tình hữu nghị anh em cộng sản không phải là như người ta nói

    ReplyDelete
    Replies
    1. VN hồi đó chảnh lắm: coi LX và các nước Đông Âu là sợ chiến tranh/xét lại... dù họ vừa trải qua chiến tranh và yêu hoà bình (xu thế của cả Đông và Tây Âu, phản đối/chống chiến tranh). Những người lớn tuổi lúc đó, 1 phần vì thế mà thông cảm với VN, rất quý ae mình và những người VN. Tuy nhiên, ko ít kẻ lạm dụng điều này 1 cách đáng xấu hổ.
      Ngày trước, khi sang Hung thì em ko rành về cuộc cm 1956, và cũng cho rằng: đó là do phương Tây xúi giục và là cuộc nổi loạn của những phần từ phản động. Nay thì em hiểu rằng: đó là vì Tự do.

      Delete