Hôm 6-10 vừa rồi, ông đến hội chợ sách ở thành phố Turku. Ông đến một mình, không thấy vệ sĩ, để nghe một cuộc nói chuyện về bình đẳng tổ chức tại hội sách.
Vào đến nơi hơi trễ, toàn bộ ghế ngồi không còn, ông ngồi bệt xuống bậc tam cấp lối đi giữa mọi người, tay cầm sách và nghe.
Không ai để ý ông cả. Đến khi bức ảnh này lên mạng thì mọi người mới biết. Còn thêm tấm ảnh khác nữa: ông đi mua sách như mọi người, mua một chồng sách ôm không xuể. Nhiều người bình luận hình ảnh này chỉ có ở Phần Lan.
Phần Lan cũng là quốc gia phát triển bậc nhất dựa trên nền tảng văn hóa, văn hóa đi trước, kinh tế theo sau.
Phần Lan một quốc gia bị tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ 2, phải nhận trợ cấp của Unicef, không sở hữu nguồn tài nguyên phong phú nào ngoài gỗ, quặng đồng và thủy điện, Phần Lan đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Nước này giàu vì GDP đầu người lên tới hơn 45.000 USD (2017), tuổi thọ trung bình cao, (78 tuổi với nam giới và 84 tuổi với nữ giới), tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới, phúc lợi xã hội tốt, hệ thống cảnh sát và ngân hàng đáng tin cậy bậc nhất. Nước này có 4 đảng phái, nhưng các đảng phái này không cạnh tranh loại trừ lẫn nhau mà cùng thành lập ra các liên minh để thảo luận về mọi chính sách trong xã hội.
Người Phần Lan có niềm tin “với tất cả thành viên trong xã hội, tin tưởng hàng xóm, tin tưởng những người hoạch định chính sách, tin tưởng Chính phủ”, đồng thời “đóng thuế vào ngân sách trên tinh thần tự nguyện và vui vẻ”.
Ilkka Taipale, một giáo sư Phần Lan đã cùng cộng sự làm thí nghiệm vứt 100 ví tiền trên phố thì tới 95% số đó được người dân nộp cho sở cảnh sát. Hay theo một cuộc thử nghiệm về tính trung thực toàn cầu, cứ 12 chiếc ví bị cố tình bỏ quên ở thủ đô Helsinki thì có 11 chiếc được trả lại cho chủ nhân.
Từ một nước kém phát triển, bị chiến tranh tàn phá, Phần Lan vươn lên giàu có bậc nhất thế giới, để lại bài học cho mọi quốc gia: Không quốc gia nào mãi mãi nghèo.
Theo: Tapchihoaky com
No comments:
Post a Comment