Chỉ khi 70 tuổi, tôi mới nhận ra mình không nên đặt nhiều hi vọng vào 5 điều: Sống lâu chưa chắc đã tốt, đừng quá tin vào câu "nhiều con thì nhiều phúc", hãy dựa vào chính mình
Khi chúng ta đặt quá nhiều hi vọng thì sẽ càng thất vọng nhiều, giống như càng lên cao thì ngã sẽ càng đau hơn. Thà rằng ở chỗ thấp ngay từ đầu thì đã có cuộc sống vững vàng.
Vậy nên sau khi bước sang tuổi 70, tôi nhìn lại những hy vọng mà mình đã có khi còn trẻ và thấy rằng nhiều trong số đó là viển vông và tốt hơn hết là nên từ bỏ chúng.
Đừng quá tin vào câu "có nhiều con thì có nhiều phúc"
Ông bà tôi ngày xưa thường nói rằng, có con là niềm hạnh phúc lớn nhất, nếu có nhiều con, tương lai sẽ có một đứa có triển vọng. Khi bố mẹ già đi, các con sẽ thay phiên nhau hỗ trợ, điều này khiến các con bớt áp lực hơn và bố mẹ được hỗ trợ nhiều hơn.
Với ý tưởng này, ông bà tôi đã sinh tới 7 người con.
Chưa chắc các con đã có thể chăm sóc cho bạn khi về già, bởi vậy nên hãy tự chuẩn bị cho mình
Sau khi ông tôi qua đời, bà tôi sống một mình hơn mười năm. Mãi cho đến khi bà không thể đi lại được nữa, bà mới bắt đầu nhờ tới các con.
Mấy cô chú cùng nhau bàn bạc cách xoay xở những ngày cuối đời của bà ngoại.
Người cô út nói: "Em còn phải chăm lo cho gia đình bên chồng, em chỉ sang chăm mẹ vào những ngày lễ tết được thôi".
Người bác cả nói: "Bản thân tôi đang ốm nặng lắm".
Chú hai đã qua đời, dì hai nói: "Em là con dâu, không có lương hưu, có thể tự lo cho mình thì tốt rồi nên không thể gánh được mẹ nữa."
Chú ba là con rể nên không dám lên tiếng.
Nhìn chung, cha mẹ sinh con trời sinh tính, mỗi đứa con lại có tính cách và lòng hiếu thảo khác nhau. Tôi ngày càng hiểu rằng, mình nên chủ động lo cho chính mình, ít nhất về mặt tài chính. Bởi nếu bạn có tiền tiết kiệm, khi đau ốm chỉ cần con cái đóng góp một chút thì chúng chăm lo cho bố mẹ không khó đến thế. Thậm chí, bạn có thể tự xách va li vào viện dưỡng lão với số tiền mình đang có.
Tình yêu về già cần thực tế hơn là mơ mộng
Ông bà ta có câu: "Con chăm cha không bằng bà chăm ông", nhờ vậy mà nhiều người dù đã xế tuổi nhưng vẫn cố đi bước nữa để có người bầu bạn khi về già.
Ở tuổi trung niên, nếu một người tái hôn và chăm sóc chu đáo cho con của người cũ và con hiện tại thì gia đình sẽ tốt đẹp hơn. Về già, bạn vẫn có thể tận hưởng sự chăm sóc của tất cả con cái.
Song, trên thực tế mọi thứ không hề hoàn hảo như vậy. Một số trường hợp xấu sẽ xảy ra như:
Bạn đã quá già. Khi một người đã 70-80 tuổi mà mất vợ/chồng thì sẽ khó tìm được một người vợ chồng khác để duy trì sự hòa hợp. Giờ đây, con cái trong nhà đã lớn, việc ông già lấy vợ sẽ có sự phản đối. Từ đó, gia đình bỗng nhiên xào xáo, cha mẹ, con cái cãi cọ, mất sự đồng thuận.
Tình yêu khi về già càng phải tỉnh táo và thực tế, đừng mua dây buộc mình
Thứ hai, nếu như con cái của đối phương vẫn còn đi học, vô tình bạn lại bước vào giai đoạn phụ huynh phải nuôi con ăn học, tiêu tốn rất nhiều tiền. Đến khi trưởng thành, chẳng có điều gì chắc chắn là chúng sẽ nuôi bạn.
Thứ ba, cả hai đều không có kinh tế. Nếu tuổi trẻ hai người có thể cùng phấn đấu, thì khi về già chúng ta đâu còn sức lao động. Giờ đây hai người nghèo chung sống với nhau thì chẳng khác gì tăng gánh nặng.
Thứ tư, tuổi già thiếu tỉnh táo khiến bạn dễ bị lừa đảo, vừa mất tình lại mất tiền.
Bởi vậy, khi đã 70 tuổi, tôi nghĩ rằng bạn đừng mơ mộng về tình yêu đích thực như khi còn trẻ nữa và hãy tỉnh táo, nhìn vào thực tế để bảo vệ chính mình và gia đình. Bởi tiền quan trọng hơn tình yêu, chỉ nên tìm một người có thực lực để dựa vào chứ không chỉ vài lời quan tâm hão huyền.
Đừng quá đặt nặng việc mua nhà, khi chết đâu có mang đi được
Nếu bạn không có nhà, bạn có thể đi ở thuê, điều này cũng chẳng có vấn đề gì đáng xấu hổ.
Nhiều người khi còn trẻ chỉ biết cố gắng kiếm tiền, làm việc tới đổ bệnh để tích cóp mua nhà. Đến khi 70 tuổi, bạn bắt đầu nghĩ xem căn nhà này sẽ để lại cho ai. Nếu đóng góp cho xã hội, các con sẽ oán thán; nếu chia cho các con, chúng sẽ bắt đầu tranh giành. Và người được thừa hưởng ngôi nhà cũng chưa chắc đã muốn chăm sóc bạn, chúng sẽ đưa bạn vào viện dưỡng lão, tự sinh tự diệt.
Do đó, tôi phát hiện ra rằng, ngôi nhà chỉ giúp ta sống thoải mái tạm thời, lúc chết cũng chẳng mang đi được. Nếu có tiền mua nhà là điều tốt, nếu không có cũng chẳng sao, chẳng phải chúng ta chết đi cũng sẽ trở về với cát bụi ư.
Sống lâu chưa chắc đã hạnh phúc
Sau khi một người mất đi sức khỏe, hạnh phúc cũng dần biến mất. Đặc biệt là khi bạn đang dần trút hơi thở cuối cùng, sống thêm một ngày nữa chỉ cảm thấy đau khổ.
Nếu không có các con hiếu thảo chăm sóc, thì khi bệnh tật lâu ngày chỉ khiến chúng cảm thấy phiền toái.
Ban đầu, chúng có thể chăm sóc tốt cho bố mẹ, nhưng sau thời gian dài, mấy ai có thể chịu đựng được. Con cái còn phải chăm cho gia đình của chúng, còn phải làm việc, nuôi con. Nếu con cái không có tiền bạc thì bố mẹ già chính là gánh nặng.
Ngay cả khi bạn có người giúp việc chăm sóc thì cũng có lúc người ta trở nên cáu kỉnh, xấu tính.
Bởi vậy khi đã 70 tuổi tôi mới thấy, nằm trên giường 3-5 năm sẽ kéo dài tuổi thọ thêm vài năm, nhưng có ích gì? Ngồi trên xe lăn và di chuyển xung quanh giống như một khúc gỗ. Ban đầu, con cái có thể chăm sóc tốt cho bố mẹ, nhưng sau thời gian dài, mấy ai có thể chịu đựng được.
Hãy sống tốt mỗi ngày và đừng theo đuổi tuổi thọ, điều này sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn từ bên trong.
Hãy cân nhắc khi về quê để hưởng tuổi già
Nhiều người già có ý tưởng lá rụng về cội. Đặc biệt là những người lớn tuổi sinh ra ở nông thôn đều cảm thấy tuổi thơ của mình quá đẹp và quê hương là nơi ta cần trở về.
Nếu sống ở nông thôn, bạn có thể nuôi gà, vịt và cũng có thể trò chuyện với hàng xóm. Thỉnh thoảng rủ các bà cùng đi chợ, nấu ăn hay ngồi chơi bài.
Nhưng những người xa xứ nhiều năm sẽ cảm thấy đủ mọi bất tiện khi về quê: Giao thông đi lại không thuận lợi, có việc khẩn cấp thì không có xe, đó là một phiền toái thường trực; môi trường sống không tốt lắm, khắp nơi đều có bọ và chuột, mùi hôi thối từ chuồng trại chăn nuôi; những ngôi nhà cũ cần phải sửa chữa, chi phí không hề nhỏ; hàng xóm người còn người mất, hoặc đã chuyển lên thành phố nên mọi thứ đều vắng vẻ.
Hãy sống tốt cùng các con, đừng bắt chúng phải theo ý mình
Làm nông cũng là một công việc vất vả và bạn có thể không làm tốt được. Một trang trại thực sự không phải là một nhà nghỉ. Ở đây vài ngày thì rất sảng khoái, nhưng ở đây một, hai tháng thì không còn vui nữa.
Phong cảnh vẫn đẹp nhưng phong tục, tập quán đã thay đổi.
Do đó, bạn hãy trân trọng những người xung quanh thay vì khăng khăng đòi hỏi về nơi chốn cũ trong trí nhớ của bạn.
Khi về già hãy sống một cuộc sống bình lặng và đơn giản, buông bỏ những ý nghĩ không thực tế.
Hãy giữ mối quan hệ với con cái tốt hơn, còn việc chúng có hiếu thảo hay không thì cứ dựa vào lương tâm của chính mình.
Hãy rèn luyện cơ thể, chú ý đến những thay đổi trong cơ thể và chấp nhận sự sống và cái chết.
Nhìn chung sau 70 tuổi, thà đặt hy vọng vào chính mình thay vì trông cậy vào người khác. Hãy sống thật tốt và hạnh phúc ngay bây giờ.
Mai Nhung (Những câu chuyện nhân văn)