Monday, September 18, 2017

Những chứng tích bí ẩn từ xa xưa (2): Cao nguyên Nazca

Các bạn trở lại phần trước ở đây

Nazca Lines

Nazca là một cao nguyên khô cằn ở phía Nam Peru, rộng hơn 130 km2, nằm ở gần gần bờ Thái Bình Dương, giữa hai thị trấn Nazca và Palpa ở Pampas de Jumana.

Khu vực Nazca nhìn từ trên cao (Ảnh vệ tinh)

Trên một vùng bằng phẳng của cao nguyên này, có hơn 13.000 đường thẳng và 800 hình vẽ khổng lồ, phần lớn mô tả các động vật, thực vật. 
Các hình vẽ được tạo ra bằng cách đào bỏ lớp đá cuội ôxít sắt phủ trên bề mặt sa mạc Nazca. Khi đá sỏi bị đào đi, đất có bề mặt sáng màu dưới những đường rãnh đó tương phản với vùng bên cạnh. Có hàng trăm đường vẽ đơn giản và các mô hình hình học, hơn bảy mươi đường cong, hình động vật, côn trùng và mặt người trên cao nguyên Nazca. Vùng chứa các hình vẽ rộng gần 200 dặm vuông, và hình vẽ lớn nhất dài 900 feet. Các hình vẽ còn tồn tại được nhờ khí hậu rất khô, không có gió và nhiệt độ ổn định của vùng Nazca. Sa mạc Nazca là một trong những vùng khô nhất thế giới với nhiệt độ khoảng 25 °C (77 °F). Sa mạc ít có gió khiến các hình vẽ không bị đất cát che phủ cho đến tận ngày nay.


Nazca lines: Hình vẽ một con chim ruồi

Đường/rãnh tạo hình trên mặt đất

Nhà sử học Pedro de Cieza de León trong đoàn quân chinh phục của Tây Ban Nha ở châu Mỹ đã đề cập tới những hình vẽ này lần đầu tiên năm 1547. 

Toribio Mejia Xespe là người đầu tiên nghiên cứu những hình vẽ này vào những năm 20s ở thế kỷ 20. UNESCO đã công nhận đây là một địa điểm thuộc về di sản thế giới vào năm 1995.

Biểu tượng cổ của Ấn Độ

Mandala là điều tạo thêm bí ẩn cho những hình vẽ ở Nazca. Nằm ở một khu vực rất xa xôi trên cao nguyên khô cằn, nó đặt ra nhiều câu hỏi khó khăn cho những ai đã có dịp đến quan sát trực tiếp.
Mandala được xem như một hình tượng trong nghi thức tôn giáo của Ấn Độ và cũng là đại diện cho vũ trụ, Mandala đã trở thành một thuật ngữ thông dụng, được dùng để nói đến tất cả các mô hình hình học, biểu đồ hay hoa văn của vũ trụ. Mandala cũng là hình tượng đại diện cho sinh mệnh vĩnh hằng luôn tuần hoàn không có sự chấm dứt. 
Các nhà khảo cổ ngày nay không thể hiểu được vì sao một biểu tượng cổ của Ấn Độ lại hiện diện khắp nơi trên thế giới và có mặt tận vùng núi hẻo lánh này.
Khu vực có hình vẽ Mandala ở Nazca
Hình vẽ Mandala còn tượng trưng cho khái niệm sự sống luân hồi không bao giờ chấm dứt. Nhưng ai đã vẽ nên hình vẽ đó và vẽ để làm gì?

Những đường băng trên đỉnh núi

Cao nguyên Nazca nổi tiếng không chỉ với những hình vẽ khổng lồ mà còn có những dải “đường băng” đầy bí ẩn, mà khi kết hợp với thông tin từ những món đồ tạo tác cổ đại có hình dạng của những vật thể bay được tìm thấy trong những ngôi đền Inca, có thể đưa chúng ta tới một giả thuyết khó tin nhưng hoàn toàn có thể xảy ra.

Vẫn là những câu hỏi: Tại sao và bằng cách nào người xưa đã làm được điều trông ''giống như đường băng'' bằng phẳng trên những ngọn núi từ hàng ngàn năm trước như thế?


Những đỉnh núi bị cắt bằng (Ảnh 1)

Nazca runways (Ảnh 2)


Dấu hiệu này dành cho ai?


Vị trí của Nazca và Peru trên lục địa Nam Mỹ

Các bạn xem tiếp phần sau ở đây
sưu tầm từ nhiều nguồn

2 comments:

  1. Theo một số truyền thuyết địa phương, đấng sáng tạo Viracocha của người Inca đã tạo ra những đường Nazca và hình chạm khắc.
    Viracocha là một trong những vị thần quyền năng nhất trong số các vị thần Inca và được coi là đấng sáng tạo ra muôn loài và các vật chất, gắn kết với biển. Thần Viracocha sinh ra từ hồ Titicaca (hoặc hang Pacaritambo) trong thời kỳ tranh tối tranh sáng.
    Cho đến nay, toàn bộ hệ thống hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru được vẽ cách đây 2000 năm cho là kỳ lạ và khó hiểu nhất hành tinh.

    Nguồn: Ancient Code

    ReplyDelete
  2. Ở Peru, còn có Machupicchu với những con đường nổi tiếng của người Inca. Đây là 1 thành phố bằng đá không dùng vữa trên những ngọn núi ở độ cao 2.430m mà bây giờ người ta vẫn còn nghiên cứu về những kỹ thuật xây dựng hoàn hảo của người xưa. Machupicchu đã tồn tại hàng trăm năm trên một khu vực nhiều mưa và động đất mà không bị sạt lở. Hệ thống thoát nước và cung cấp nước sinh hoạt cũng như nước tưới đã đáp ứng được cho cư dân và cây cối theo tính toán trên cơ sở bậc thang để giữ nước và bảo vệ công trình không bị xói mòn/ngập lụt.

    theo Wikipedia

    ReplyDelete