Friday, April 29, 2022

Một bước ngoặt đối với chiến cuộc Nga - Ukraina

 HẠ VIỆN HOA KỲ THÔNG QUA «LUẬT CHO VAY - CHO THUÊ» đối với UKRAINE

Theo thông báo của Vụ Báo chí - Viện Dân biểu (tức Hạ viện) Hoa Kỳ, cơ quan lập pháp này vừa bỏ phiếu ủng hộ «Luật cho vay - cho thuê và bảo vệ nền dân chủ ở Ukraine» («Law on Lend-Lease and the Defense of Democracy in Ukraine»), sau đây sẽ gọi ngắn gọn là «Luật Lend-Lease».

Luật được thông qua với 417 phiếu thuận vs 10 phiếu chống. Hiện giờ luật còn phải được ký bởi Tổng thống Joe Biden.

Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak, cho biết những điểm chính trong ý nghĩa của luật này đối với Ukraine.

~~~

• Luật nói về việc cho phép Tổng thống Hoa Kỳ mở rộng quyền chuyển giao hoặc cho thuê các tài sản quốc phòng cho Ukraine để «bảo vệ dân thường khỏi sự can thiệp quân sự của nước Nga» và cho các mục đích khác.

• Sau khi Luật được thông qua, người đứng đầu Nhà Trắng có nghĩa vụ trong vòng 60 ngày phải thiết lập các thủ tục nhanh chóng để chuyển giao các sản phẩm.

• Luật Lend-Lease sẽ giúp đẩy nhanh đáng kể việc cung cấp vũ khí, phương tiện vận tải, lương thực và viện trợ từ Hoa Kỳ cho Ukraine.  «Và tất cả những điều này sẽ cho phép chúng ta đánh đuổi quân đội Nga ra khỏi lãnh thổ của chúng ta,» Yermak tin chắc.

~~~

Người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng lưu ý rằng Luật Lend-Lease có nghĩa là «sự tin tưởng của Hoa Kỳ vào chiến thắng của Ukraine trước nước Nga.»

«Đây là một thắng lợi (ngoại giao quốc tế) quan trọng đối với những con người bất khuất của chúng ta, những người đã có thể đoàn kết thế giới văn minh xung quanh mình trong cuộc chiến chống lại cái ác của nước Nga. Chúng ta sẽ cùng nhau đánh bại nước Nga,» Andriy Yermak nhận định.

(Bản tin Liga•Net 28.04.2022, 11:25pm)

.oOo.

VỀ «ĐẠO LUẬT CHO VAY - CHO THUÊ» («LEND-LEASE ACT») TRONG LỊCH SỬ HOA KỲ

«Lend-Lease Act» là một chương trình viện trợ của Hoa Kỳ đối với Vương quốc Anh, nước Pháp Tự do, Trung Hoa Dân quốc, Liên Xô và các quốc gia Đồng minh khác trong Thế chiến II. Các mặt hàng viện trợ bao gồm lương thực - thực phẩm, xăng dầu, và các trang thiết bị quân sự từ năm 1941 đến năm 1945. Các khoản viện trợ được thông qua dựa trên nhận thức rằng giúp đỡ các nước Đồng minh cũng là để bảo vệ nước Mỹ. Phần viện trợ về quân sự bao gồm tàu ​​chiến và máy bay chiến đấu, cùng với các loại vũ khí khác. «Lend-Lease Act» được ký vào ngày 11 tháng 3 năm 1941 và kết thúc vào ngày 20 tháng 9 năm 1945. Nhìn chung, các khoản viện trợ là không hoàn lại, mặc dù một số thiết bị quân sự (chẳng hạn như tàu chiến) đã được trả lại sau chiến tranh.

Tổng số vật tư trị giá 50,1 tỷ đô la (tương đương 575 tỷ đô la vào năm 2019) đã được viện trợ, hay 17% tổng chi tiêu chiến tranh của Hoa Kỳ. Tổng cộng, 31,4 tỷ đô la được viện trợ cho Vương quốc Anh, 11,3 tỷ đô la cho Liên Xô, 3,2 tỷ đô la cho Pháp, 1,6 tỷ đô la cho Trung Quốc, và 2,6 tỷ đô la dành cho các Đồng minh còn lại. Các điều khoản của đạo luật quy định rằng trang thiết bị quân sự phải được sử dụng cho đến khi được trả lại hoặc bị tiêu hủy. Trên thực tế, rất ít thiết bị được trả lại và hầu hết đã bị phá hủy trong chiến tranh.

Chương trình Lend-Lease đã đánh dấu sự can thiệp của Hoa Kỳ vào cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, một sự chuyển hướng quan trọng về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ so với nguyên tắc Không Can-thiệp trước đó. Lend-Lease Act là sự ủng hộ đầy cởi mở của Hoa Kỳ đối với các quốc gia Đồng minh.

~~~

Hãy nghe một số đánh giá về ý nghĩa trọng đại của «Lend-Lease Act» đối với chiến thắng chung cuộc của Liên Xô đối với nước Đức Quốc Xã trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Nhà sử học Liên Xô Boris Vadimovich Sokolov: «Về tổng thể, nếu không có những viện trợ của phương Tây dưới hình thức Lend-Lease, Liên Xô không những không thể giành chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại mà thậm chí còn không thể chống lại quân xâm lược Đức, vì Liên Xô khi đó không thể tự sản xuất đủ số lượng vũ khí và thiết bị quân sự, đồng thời cũng không đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu và đạn dược đầy đủ. Các nhà chức trách Liên Xô đã nhận thức rõ về sự phụ thuộc này vào Lend-Lease. Do đó, Stalin đã nói với Harry Hopkins [đặc phái viên của FDR tới Moscow vào tháng 7 năm 1941] rằng Liên Xô không thể sánh với sức mạnh của Đức.»

Nikita Khrushchev, từng là Tổng Chính uỷ Hồng quân và người trung gian giữa lãnh tụ Liên Xô Stalin và các tướng lĩnh Hồng quân  trong chiến tranh, đã đề cập trực tiếp đến tầm quan trọng của viện trợ Lend-Lease của Hoa Kỳ trong hồi ký của mình: «Tôi muốn bày tỏ ý kiến ​​thẳng thắn của mình về quan điểm của Stalin về việc liệu Hồng quân và Liên Xô có thể đối phó với Đức Quốc xã và chiến thắng mà không cần viện trợ từ Hoa Kỳ và Anh hay không.Trước tiên, tôi muốn kể về một số nhận xét mà Stalin đã đưa ra và lặp đi lặp lại nhiều lần khi chúng tôi "thảo luận tự do" với nhau. Ông tuyên bố thẳng thừng rằng nếu Hoa Kỳ không giúp đỡ chúng tôi, chúng tôi đã không chiến thắng trong cuộc chiến. Nếu chúng tôi phải chiến đấu với Đức Quốc xã một chọi một, chúng tôi đã không thể đứng lên chống lại sức ép của Đức, và chúng tôi đã thua trong cuộc chiến. Không ai từng thảo luận chính thức về chủ đề này, và tôi không nghĩ rằng Stalin để lại bất kỳ bằng chứng văn bản nào về ý kiến ​​của ông ấy, nhưng tôi sẽ nói ở đây rằng vài lần trong các cuộc trò chuyện với tôi, ông ấy đã lưu ý rằng đó là những tình huống thực tế.»

Iosif Stalin, trong Hội nghị Tehran năm 1943, đã thừa nhận công khai tầm quan trọng của những nỗ lực hỗ trợ của Mỹ trong một bữa ăn tối tại hội nghị: «Nếu không có hỗ trợ từ Mỹ, các nước Đồng minh sẽ không bao giờ có thể chiến thắng trong cuộc chiến.»

Trong một cuộc phỏng vấn bí mật với phóng viên thời chiến Konstantin Simonov vào năm 1963, Nguyên soái Liên Xô Georgy Zhukov đã nói: «Ngày nay [1963], một số người nói rằng quân Đồng minh đã không thực sự giúp đỡ chúng ta... Nhưng nghe đây, không thể phủ nhận rằng người Mỹ đã viện trợ vũ khí cho chúng ta mà nếu không có chúng, chúng ta không thể trang bị cho các lực lượng dự bị và có thể tiếp tục chiến đấu.»

Qvoc Khanh tổng thuật từ:

13 comments:

  1. Dui Nguyen
    Có cái hay để xem. Ai ai cũng hiếu chiến.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dui Nguyen, như xem bóng đá World Cup vậy.
      Giờ đang ở vòng Tứ kết.
      Đến Bán kết mới căng!
      Cuối cùng sẽ phải tới chung kết thôi.
      Kẻ muốn giành ngôi với đương kim vô địch ko thể cứ tung hoả mù “trỗi dậy hoà bình” mà có thể thành công.
      Thắng hay bại cũng phải khoác áo ra sân mới chứng tỏ được.

      Delete
  2. Hoàng Quôc Thành
    Mỹ họ rất biết chuyện với nhân loại . 1941 mà bắt tay với họ thì nay đã khác xa , ko phải chịu cảnh nồi da nấu thịt .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hoàng Quôc Thành, TT Mỹ lúc đó e ngại VM, ko bắt tay theo đề nghị của ông Cụ.

      Delete
    2. Hoàng Quôc Thành
      Nguyễn Cao Bình, Chứ ko fải ngược lại sao ?

      Delete
    3. Hoàng Quôc Thành, ông Cụ nhiều lần gửi thư cho Truman nhưng ko được phản hồi.

      Delete
  3. Doan Tang
    Mỹ thì cái gì có lợi cho nó mà không cố tìm trăm phương ngàn kế để có cho bằng được. Nhưng vẫn có những thất bại xảy ra như ở Việt Nam,Siry,Apganistan hay Li bi,không phải sẽ chiến thắng hết đâu nhé ! Mà thua đau nữa chứ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Doan Tang, Mỹ ko chỉ thua VN trên chiến trường (tuy đây là điều quyết định) mà còn thua trên nhiều lĩnh vực khác, kể cả phong trào chống lại cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN ngay trong nước Mỹ và trên thế giới.
      Những quốc gia nào thấy được con đường đúng sẽ chọn lợi ích của dân tộc trên hết, từ đó để phân biệt bạn hay thù.

      Delete
    2. Doan Tang
      Nguyễn Cao Bình ! Mỹ có nhiều người giỏi khắp nơi trên thế giới tụ lại,khôn một cách láu cá nên cũng thu nhập cao mà không một nước nghĩa hiệp nào qua được. Nó đã giàu theo nhiều người phân tích từ khi mới hình thành nước Mỹ,ví như buộc thế giới phải sử dụng đồng Petrodolars chẳng hạn… từ đó có những tập đoàn sx vũ khí rồi cứ vững chắc mà đi lên. Mình không phục ở chỗ đó! Đặc biệt là từ bên kia thế giới ( đúng nghĩa đấy) đem quân đánh Việt Nam,cho nên thế hệ như tuổi chị thì chị không thể có cảm tình với Mỹ,thế thôi !

      Delete
    3. Quy Phuong Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh ủy nhiệm, Việt Nam là tên lính đứng ở hai phía đánh nhau cho hai phe. Lời ông Duẩn đã nói "ta đánh là đánh cho Liên Xô, tầu+" chắc không phải ông ấy bịa. Còn chuyện thắng thua ở cuộc chiến này thì cũng nhiều cách để bàn. Nếu nhìn dưới góc nhìn của phe thì ai dám nói là Mỹ thua. Còn về dân tộc Việt thì cùng lắm là có bên thắng và bên thua và cả hai bên đến giờ vẫn không hoà giải được. Tác hại lớn nhất của cuộc chiến tranh này vẫn còn âm ỉ trong lòng dân tộc Việt

      Delete
    4. Quy Phuong Nguyen, em chỉ xét về mục đích ban đầu của Mỹ khi thực hiện chiến tranh VN cho đến 1973 thôi.
      Cho đến khi thất bại/sa lầy là đoạn phải ký Hiệp định Paris (sau khi đã leo nhiều nấc thang nhưng ko xoay chuyển được cục diện trên chiến trường), là Mỹ đã thất thế rồi.
      Cuộc chiến tranh này ngay từ lúc nổ ra đã ko cần thiết, nên bây giờ nhìn lại mới thấy cả Mỹ và VN đều chịu tổn thất lớn về người và của.
      Kẻ hưởng lợi nhiều nhất đến lúc này là Tàu đỏ, dù VN là bên thắng cuộc.
      Với em, hôm nay là ngày đã mất gần hết ý nghĩa rồi.

      Delete
    5. Doan Tang, cảm tình với Mỹ hay ko là do mình.
      Em cũng từng ảnh hưởng từ thế hệ cha ông căm thù thực dân Pháp đến tận xương tủy, đến khi sống trong cuộc chiến tranh và trải qua giai đoạn đánh phá bằng ko quân của Mỹ ở miền Bắc thì mối thù chuyển sang đế quốc Mỹ.
      Nhưng bây giờ, khi trở lại lịch sử những cuộc chiến tranh của VN trong thế kỷ 20 và nhìn lại tất cả các diễn biến cùng những tính toán và âm mưu của các nước lớn, dù với danh nghĩa gì đều vì mục đích củng cố/thực hiện tham vọng và có lợi cho riêng nước đó mà thôi.
      Điều này đã được khẳng định từ lâu, và ngay ở thế kỷ 19, L. Palmerston đã nhận thấy: "Giữa các quốc gia, ko có đồng minh vĩnh viễn, ko có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn" mà thôi.
      Vì thế, em cũng thay đổi kẻ thù, ko coi Tàu đỏ là bạn đường, anh em hay bất cứ cái gì được che đậy bằng chữ nghĩa/quan hệ sáo rỗng, mà coi chúng là kẻ thù nguy hiểm nhất của VN trong quá khứ (lịch sử) cũng như hiện tại.
      Mỹ là kẻ thù (của VN) đã thuộc về quá khứ, cũng như Pháp thôi!

      Delete
    6. Doan Tang
      Nguyễn Cao Bình ! Tất nhiên là chẳng tin thằng nào ở thế giới này hoàn toàn,nhưng ở mức độ trước mắt ai chưa xâm lược VN thì cũng tạm coi như chưa là kẻ thù!

      Delete