Độ này tôi ít trò chuyện Facebook vì thấy người Việt, kể cả nhiều bạn bè và những người tôi vốn cho là "có nghĩa lý" bị chính trị hóa và tâm linh hóa theo hướng đạo đức nhiều quá.
Chính trị hóa và tâm linh hóa đã không hay lắm nhưng còn chịu được. Theo hướng đạo đức thì quả thực ghê tởm. Không phải ghê tởm kiểu gì mạnh mẽ kinh khủng, mà giống như nhớt sứa hay đờm rãi gì đó.
Có lẽ Einstein cũng có cùng cảm giác đó khi nói về chủ nghĩa yêu nước quá khích. Chủ nghĩa yêu nước vốn hay, nhưng theo hướng đạo đức, thì đúng như Einstein nói, rất kinh tởm vì đạo đức giả*.
Nói thế không có nghĩa là tôi bài xích chính trị và tâm linh. Nhưng dùng đạo đức để áp đặt quan điểm chính trị và tâm linh của mình cho người khác thì không thể chấp nhận. Vì vậy tôi xin lỗi một số người tôi có lý do để yêu quý là sẽ không đọc các loạt bài họ đang thả bom, có thể do sợ hãi, về việc họ bị chính trị hoặc tâm linh hóa theo hướng đạo đức.
(*): Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Albert Einstein
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
Trần Xuân Khương
ReplyDeleteChính trị là thủ đoạn,sao ghép đạo đức vào được!
Aiviet Nguyen
DeleteTrần Xuân Khương, Vì là thủ đoạn nên mới hay nói đạo đức.
Tann Lou Lou
ReplyDeleteNietzsche là kẻ luôn đánh động con người hiện đại hoặc hậu hiện đại về thói đạo đức giả.
Cool Hunter
ReplyDeleteChính trị và tâm linh hóa theo hướng đạo đức <== nghĩa là thế nào hả anh. Có thể cắt nghĩa thêm không ạ. Em cảm ơn
Aiviet Nguyen
DeleteCool Hunter, Thôi. Tự suy luận đi. Áp dụng vào những gì chúng ta đang thấy. Nếu không thấy gì thì có thể là mình may mắn không bị rơi vào hoàn cảnh đó hoặc mình theo một quan điểm khác. Trong cả 2 trường hợp đều không cần biết thêm làm gì. Đó là quan sát của tôi chia sẻ thôi.
Hong Ho
ReplyDeleteĐạo đức là gốc của tâm linh và chính trị,
Aiviet Nguyen
DeleteChính trị hóa và tâm linh hóa khác với Chính trị và tâm linh. Hướng đạo đức không phải là đạo đức.
Aiviet Nguyen
DeleteHong Ho, Nghĩ kỹ thì thấy đạo đức không thể là "gốc" mà là "ngọn" (cách thể hiện) của tâm linh và chính trị. Quyền lực mới là gốc.
Pham Minh Duc
ReplyDeleteAiviet Nguyen, Như có môn tâm linh lấy “ chân thiện nhẫn” làm nguyên lý của vũ trụ thì sao bác, có xu hướng “ đạo Đức” không bác?
Aiviet Nguyen
DeletePham Minh Duc, "Chân thiện nhẫn" là các đức tính hay phẩm hạnh (virtue). Đạo đức là quy tắc đánh giá (chủ yếu là người khác). Tuy có liên quan nhưng khác nhau.
Võ Thanh Tú
ReplyDeleteVậy nên, Thầy nghĩ cần định nghĩa Đạo đức là gì không ạ
Aiviet Nguyen
DeleteVõ Thanh Tú, Đạo đức bao gồm các quy tắc đánh giá tốt xấu. Ví dụ anh nói thế, nghĩ thế, làm thế chứng tỏ anh xấu, tôi nói thế, nghĩ thế, làm thế chứng tỏ tôi tốt.