Monday, April 23, 2018

Một thời đã xa: "Make love, not war"

Đây là slogan của phong trào hippy của những năm 60-70s. Xuất phát từ Mỹ, rồi lan qua Canada và Anh, sau đó ảnh hưởng của phong trào lan rộng khắp thế giới, kể cả một số nước XHCN ở châu Âu.

Khởi đầu tại các trường ĐH Mỹ, mặc dù một phần của phong trào này là bày tỏ thái độ chống chiến tranh VN của thanh niên Mỹ, nhưng những người tham gia (hippies) thường không dính líu vào các hoạt động chính trị, họ tập trung chủ yếu vào sự phản kháng với những điều được coi là đạo đức trong cuộc sống chính thống của Mỹ (a countercultural movement that rejected the mores of mainstream American life).

Members of the Hog Farm commune celebrate the Fourth of July, 1968, aboard their bus, the Road Hog. © Lisa Law/The Image Works

Hippies cảm thấy xa lạ với xã hội của tầng lớp trung lưu mà họ thấy bị chi phối bởi chủ nghĩa duy vật và sự đàn áp, và họ đã phát triển lối sống đặc biệt riêng của họ. Họ thích để tóc dài và bề ngoài giản dị, thường là độc đáo, trang phục, đôi khi có màu “ảo giác”. Nam giới thường để râu. Áo dài granny là trang phục phổ biến của nữ, và kính granny không vành cho cả nam và nữ. Hippies thường sống chung thành một cộng đồng, và họ thường áp dụng chế độ ăn chay dựa trên thực phẩm chưa qua chế biến và thực hành y học toàn diện. "For many The Whole Earth Catalog", xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1968, đã trở thành nguồn cho nhu cầu thiết yếu của họ trong cuộc sống. Hippies có khuynh hướng bỏ học, bỏ việc và thường không chú trọng vào nghề nghiệp, mặc dù một số người đã phát triển các doanh nghiệp nhỏ phục vụ cho những người hippies khác.

Một chàng hippy

Hippies ủng hộ sự bất bạo động và tình yêu, một cụm từ phổ biến của họ là “Make love, not war”, điều làm họ đôi khi được gọi là “flower children”. Hippies thích các mối quan hệ tình dục mở, không ràng buộc và sống trong nhiều loại nhóm gia đình khác nhau. Họ thường tìm kiếm sự dẫn dắt tinh thần/tâm linh từ các nguồn bên ngoài truyền thống Kitô giáo, đặc biệt là Phật giáo và các tôn giáo phương Đông khác, và đôi khi trong các mối kết hợp khác nhau. Chiêm tinh học được phổ biến, và thời kỳ này thường được gọi là Age of Aquarius. Hippies khuyến khích cách giải trí bằng các loại thuốc gây ảo giác, đặc biệt là cần sa và LSD (acid lysergic diethylamide), còn được gọi là "head trips", để biện minh cho việc thực hành nó như một cách để mở rộng ý thức.

Một chiếc Volkswagen mang phong cách hippy

Hippies' symbol

Cả nhạc dân gian (folk) và rock đều là phần không thể thiếu của văn hóa hippie. Các ca sĩ như Bob Dylan và Joan Baez và các nhóm như Beatles, Grateful Dead, Jefferson Airplane, và Rolling Stones nằm trong số những ca sĩ và ban nhạc được xác định có sự liên hệ chặt chẽ nhất với phong trào này. Nhạc kịch, một kỷ niệm về lối sống hippie, được mở trên Broadway vào năm 1968, và bộ phim Easy Rider, phản ánh những giá trị và tính thẩm mỹ, xuất hiện vào năm 1969. Tiểu thuyết gia Ken Kesey là một trong những người phát ngôn văn học nổi tiếng nhất về phong trào này.

The Beatles theo cách thể hiện của trường phái pop-art

Các cuộc tụ tập công khai - một phần lễ hội âm nhạc, đôi khi biểu tình, thường chỉ đơn giản là lý do cho lễ kỷ niệm của cuộc sống - là một phần quan trọng của phong trào hippie. Chữ “be-in” đầu tiên, called the Gathering of the Tribes, được tổ chức tại San Francisco vào năm 1967. Một lễ hội âm nhạc kéo dài ba ngày được gọi là Woodstock, được tổ chức ở một vùng thôn quê thuộc bang New York vào năm 1969, thu hút khoảng 400.000-500.000 người và trở nên gần như đồng nghĩa với phong trào. Những người hippy đã tham gia trong một số buổi thuyết giảng tại các trường cao đẳng và đại học, ở đó sự phản đối chiến tranh Việt Nam của họ đã được giải thích, họ còn tham gia vào các cuộc biểu tình chống chiến tranh và tuần hành. Họ tham gia cùng những người biểu tình khác trong "moratorium" - một cuộc biểu tình trên toàn quốc - chống lại cuộc chiến năm 1969. Họ cũng tham gia vào việc phát triển phong trào môi trường. Ngày Trái đất (Earth Day) đầu tiên được tổ chức vào năm 1970.



Hippie
SUBCULTURE
WRITTEN BY: The Editors of Encyclopaedia Britannica

Hippie, also spelled hippy, member, during the 1960s and 1970s, of a countercultural movement that rejected the mores of mainstream American life. The movement originated on college campuses in the United States, although it spread to other countries, including Canada and Britain. The name derived from “hip,” a term applied to the Beats of the 1950s, such as Allen Ginsberg and Jack Kerouac, who were generally considered to be the precursors of hippies. Although the movement arose in part as opposition to U.S. involvement in the Vietnam War (1955–75), hippies were often not directly engaged in politics, as opposed to their activist counterparts known as “Yippies” (Youth International Party).

Hippies felt alienated from middle-class society, which they saw as dominated by materialism and repression, and they developed their own distinctive lifestyle. They favoured long hair and casual, often unconventional, dress, sometimes in “psychedelic” colours. Many males grew beards, and both men and women wore sandals and beads. Long flowing granny dresses were popular with women, and rimless granny glasses with both men and women. Hippies commonly took up communal or cooperative living arrangements, and they often adopted vegetarian diets based on unprocessed foods and practiced holistic medicine. For many The Whole Earth Catalog, which first appeared in 1968, became a source for the necessities of life. Hippies tended to be dropouts from society, forgoing regular jobs and careers, although some developed small businesses that catered to other hippies.

Hippies advocated nonviolence and love, a popular phrase being “Make love, not war,” for which they were sometimes called “flower children.” They promoted openness and tolerance as alternatives to the restrictions and regimentation they saw in middle-class society. Hippies often practiced open sexual relationships and lived in various types of family groups. They commonly sought spiritual guidance from sources outside the Judeo-Christian tradition, particularly Buddhism and other Eastern religions, and sometimes in various combinations. Astrology was popular, and the period was often referred to as the Age of Aquarius. Hippies promoted the recreational use of hallucinogenic drugs, particularly marijuana and LSD (lysergic acid diethylamide), in so-called head trips, justifying the practice as a way of expanding consciousness.

Both folk and rock music were an integral part of hippie culture. Singers such as Bob Dylan and Joan Baez and groups such as the Beatles, Grateful Dead, Jefferson Airplane, and Rolling Stones were among those most closely identified with the movement. The musical Hair, a celebration of the hippie lifestyle, opened on Broadway in 1968, and the film Easy Rider, which reflected hippie values and aesthetics, appeared in 1969. The novelist Ken Kesey was one of the best-known literary spokesmen for the movement, but he became equally famous for the bus tours he made with a group called the Merry Pranksters.

Public gatherings—part music festivals, sometimes protests, often simply excuses for celebrations of life—were an important part of the hippie movement. The first “be-in,” called the Gathering of the Tribes, was held in San Francisco in 1967. A three-day music festival known as Woodstock, held in rural New York state in 1969, drew an estimated 400,000–500,000 people and became virtually synonymous with the movement. Hippies participated in a number of teach-ins at colleges and universities in which opposition to the Vietnam War was explained, and they took part in antiwar protests and marches. They joined other protesters in the “moratorium”—a nationwide demonstration—against the war in 1969. They were involved in the development of the environmental movement. The first Earth Day was held in 1970.

By the mid-1970s the movement had waned, and by the 1980s hippies had given way to a new generation of young people who were intent on making careers for themselves in business and who came to be known as yuppies (young urban professionals). Nonetheless, hippies continued to have an influence on the wider culture, seen, for example, in more relaxed attitudes toward sex, in the new concern for the environment, and in a widespread lessening of formality.

5 comments:

  1. Những năm 70s là những năm chúng tôi được sống ở châu Âu, được hít thở không khí hòa dịu và cảm nhận được thế giới đang ngày càng trở nên tốt đẹp hơn với tinh thần yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh, ủng hộ Việt Nam của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước Bắc Âu mà dẫn đầu là các phong trào đấu tranh vì sự tiến bộ và hòa bình của loài người ở Thụy Điển. Những diễn biến đầy ấn tượng đó như mở ra triển vọng tươi sáng cho một thế giới văn minh hơn trong một tương lai đã kề cận cho việc hóa giải các mâu thuẫn phi lý của loài người... Có lẽ, đó là xu hướng phát triển của thế giới nói chung sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 (khôi phục và phát triển với tốc độ cao trong sự ổn định với những giá trị mới).
    Tôi không thể hiểu vì lẽ gì mà thế giới ngày nay đang bất ổn và hỗn loạn đến mức có thể làm cho con người không còn tin tưởng vào những gì từng là hy vọng nay trở nên vô vọng từ những chuyển biến khôn lường với sự trỗi dậy của TQ và các thế lực tạo nên thảm họa cho loài người đang diễn biến khắp nơi hiện nay.

    ReplyDelete
  2. Cũng có nhiều người cho rằng, hippy không phải là hippie. Họ chỉ gần giống nhau thôi.

    Hippy: Một người có mái tóc dài, yêu hòa bình và muốn kết bạn với mọi người. Một hippy sống rất thân thiện với những người xung quanh; họ là những người sống gần với thiên nhiên (aka nudists); hầu hết trong số họ hướng tới tình dục và tình yêu tự do; họ không bận tâm về cuộc đua tranh của những người khác; hippys hút rất nhiều thứ lá thuốc tạo "ảo giác"; họ ăn thức ăn lành mạnh (nhiều người ăn chay); nuôi dạy con cái theo cách tự do và rất yêu thương chúng. Hippys là những người ôn hòa. Họ chống lại việc thiết lập theo khuôn khổ có tính giáo điều. Họ nằm trong số những người bị phân biệt đối xử nhất trên hành tinh. Hippys yêu tất cả động vật. Họ có thể rất giống Phật tử và có khuynh hướng Thiền. Họ thích nghe nhạc rock hay nhạc country (đặc biệt là nhạc rock psychedelic vào cuối những năm 60); và hoàn toàn tin vào câu nói "đừng lo, hãy hạnh phúc" (“don’t worry, be happy”).

    Hippie: Hippies là người anh em họ gần gũi với hippys, nhưng họ không giống nhau. Nhiều hippie là những người thiên về "cánh tả" - và không sợ từ "tự do", trên thực tế những người hippies muốn được ghi nhận là tự do. Họ không ngại nói ra những gì họ tin vào - hippies sẽ tiếp nhận bất cứ ai. Họ sẽ gặp mặt người khác nếu cần thiết để có được quan điểm của họ; họ thích tham gia vào cuộc biểu tình phản đối, chống chiến tranh, vì nhân quyền. Họ chống lại những sự thiết lập một cách mạnh mẽ. Họ cũng bị hiểu lầm và phân biệt đối xử. Người ta không phải có mái tóc dài để trở thành hippie, hay hút thuốc lá, ngay cả khi nhiều người trong số họ làm. Hầu hết hippies kiểm soát chế độ ăn uống của họ, không để đi quá mức. Họ không phải là những người ôn hòa nhưng dễ chịu. Hippies thích tất cả các phong cách âm nhạc và không bị giới hạn chỉ rock hoặc nhạc country. Họ không có vấn đề với tình yêu tự do nhưng thường không tham gia theo cách của các hippys. Nhiều người trong số họ sống khỏa thân, nhưng không phải tất cả. Giống như hippys họ rất tự do trong việc nuôi dạy con cái của họ.

    ReplyDelete
  3. Nếu định nghĩa về hippy và hippie như trên thì tôi nghĩ: Lê Minh (Debrecen,VIDI69) đích thực là 1 hippy còn tôi mới là hippie thôi.

    ReplyDelete
  4. Con nguời ta không thể sống nếu
    không có một ai đó yêu thương mình,
    và cũng không thể sống nếu không có
    một ai đó để yêu thương.

    (Ngô Việt, Mỗi ngày một đoạn trích tiếng Hung - December 29, 2015)

    ReplyDelete
  5. Không bao giờ tôi tha thứ cho mình về việc đã đến Hungary như các bạn của mình, tuy nhiên, không như các bạn của tôi, dù cũng là 1 LHS VN nhưng tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ học tập mà phải về nước vào năm 1975 (trước 30.4.1975). Nếu tôi hoàn toàn có 1 khả năng học tập một cách bình thường nhưng do có tư tưởng phản đối học hành quy củ của 1 hippie thì lại khác. Nếu thế, tôi có thể không xấu hổ vì không chịu cố gắng. Chuyện đáng xấu hổ ở chỗ: thất bại thì có thể xảy ra nhiều lần, dù đã cố gắng hết sức, như thế thì không cần hối tiếc. Vấn đề của tôi là do lười biếng quen thân (đã thành tật xấu từ khi bắt đầu học cấp 2 cho đến hết cấp 3) nên không có 1 sự cố gắng/chuẩn bị tối thiểu về kiến thức cơ bản cho cơ hội may mắn chỉ xảy ra 1 lần trong đời. Đến khi hối tiếc thì đã quá muộn, bây giờ tôi mới thấy, lẽ ra khi đó tôi cần chuyển đổi theo hướng tốt hơn nhưng lại phạm 1 sai lầm ngu xuẩn khi tự chọn giải pháp về nước để tự trừng phạt mình dù vẫn "có cửa" ở lại Hungary để học 1 ngành phù hợp hơn với khả năng.
    Điều tệ hại nhất mà tôi tự thấy là mình chẳng kém nhiều người khác về mặt phẩm chất/"vốn tự có" nhưng chỉ vì vốn "ham vui" nên buông lỏng nên đã "lãnh đủ". Hậu quả phải chịu chẳng phải vì thua người khác về "sức mạnh hay thiếu hụt kiến thức. Mà đúng hơn là thiếu hụt ý chí" như Vince Lombardi đã nói.
    Thật ra, tôi cũng có thể học bất cứ ngành nào, nhưng đến bây giờ, nếu cần chọn thì có lẽ kết hợp lại, tôi sẽ chọn design hoặc kiến trúc. Còn bây giờ, nếu trở lại Hung thì tôi sẽ học lại tiếng Hung và chỉ nghiên cứu về Hungary một cách thấu đáo chứ không chỉ hời hợt với vốn tiếng Hung như thế này.

    ReplyDelete