Các thành phần chính của máu là hồng cầu (RBC), bạch cầu (WBC), tiểu cầu và huyết tương. Hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể, bạch cầu giúp chống nhiễm trùng, tiểu cầu giúp cho quá trình đông máu và do vậy ngăn chặn máu chảy nhiều trong trường hợp bị chấn thương. Bất cứ rối loạn nào trong những thành phần này và hoạt động của chúng đều có thể dẫn tới mất cân bằng thể chất nghiêm trọng. Một số loại rối loạn máu không phải là ung thư, trong khi một số có thể dẫn tới ung thư máu. Ngoài những thành phần này của máu, bất cứ sự mất cân bằng nào của tủy xương, thành phần protein trong máu, mạch máu, hạch bạch huyết cũng được coi là gây rối loạn máu.
Các triệu chứng phổ biến của rối loạn máu là mệt mỏi thường xuyên, yếu cơ, có vấn đề về vận chuyển khí oxy tới não, tim đập nhanh, khó thở… bạn có thể đi khám bác sĩ khi thấy những triệu chứng này. Dưới đây là những loại bệnh/rối loạn về máu:
Thiếu máu
Đây là một trong những loại rối loạn máu phổ biến nhất có thể xảy ra khi tế bào hồng cầu bị ảnh hưởng. Thiếu máu có thể là nhẹ nhưng nếu bị nặng, bạn có thể bị đau người, khó thở, da xanh xao và mệt mỏi.
Đây là một trong những loại rối loạn máu phổ biến nhất có thể xảy ra khi tế bào hồng cầu bị ảnh hưởng. Thiếu máu có thể là nhẹ nhưng nếu bị nặng, bạn có thể bị đau người, khó thở, da xanh xao và mệt mỏi.
Bệnh thiếu máu là do số lượng hồng cầu hay lượng hemoglobin thấp hơn mức bình thường. Thiếu máu khiến lượng ôxy trong cơ thể kém hơn bình thường làm bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở, hồi hộp, da xanh xao.
Tỉ lệ phụ nữ thiếu máu nhiều hơn nam giới vì họ bị mất máu sau mỗi kỳ kinh nguyệt.
Ở trẻ em, thiếu máu do thiếu sắt thường vì chế độ ăn không đảm bảo đủ chất sắt hoặc do thiếu vitamin b12, axit folic, rỗng ống tủy xương...
Bệnh thiếu máu ở người lớn thường do mất máu lâu ngày do một số loại bệnh như loét dạ dày, ung thư đại tràng, sử dụng một số loại thuốc giảm đau...
Muốn điều trị thiếu máu cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến thiếu máu.
Tỉ lệ phụ nữ thiếu máu nhiều hơn nam giới vì họ bị mất máu sau mỗi kỳ kinh nguyệt.
Ở trẻ em, thiếu máu do thiếu sắt thường vì chế độ ăn không đảm bảo đủ chất sắt hoặc do thiếu vitamin b12, axit folic, rỗng ống tủy xương...
Bệnh thiếu máu ở người lớn thường do mất máu lâu ngày do một số loại bệnh như loét dạ dày, ung thư đại tràng, sử dụng một số loại thuốc giảm đau...
Muốn điều trị thiếu máu cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến thiếu máu.
Bệnh bạch cầu
Đây là một dạng ung thư máu, xảy ra khi tế bào bạch cầu trở thành ác tính và sản sinh nhanh trong tủy xương. Bệnh bạch cầu cấp là tình trạng nghiêm trọng và diễn biến nhanh, trong khi bạch cầu mạn tiến triển chậm hơn. Hóa trị và ghép tế bào gốc là các phương pháp điều trị chính với bệnh này.
Đây là một dạng ung thư máu, xảy ra khi tế bào bạch cầu trở thành ác tính và sản sinh nhanh trong tủy xương. Bệnh bạch cầu cấp là tình trạng nghiêm trọng và diễn biến nhanh, trong khi bạch cầu mạn tiến triển chậm hơn. Hóa trị và ghép tế bào gốc là các phương pháp điều trị chính với bệnh này.
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Các bệnh về máu cũng bao gồm các rối loạn tiểu cầu. Nếu số lượng tiểu cầu giảm trong máu và bạn bị bầm tím và chảy máu, có thể là bạn đang bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.
Các bệnh về máu cũng bao gồm các rối loạn tiểu cầu. Nếu số lượng tiểu cầu giảm trong máu và bạn bị bầm tím và chảy máu, có thể là bạn đang bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.
Thiếu máu hồng cầu hình liềm
Đây là một bệnh di truyền xảy ra do rối loạn của tế bào hồng cầu. Tình trạng này xảy ra nhiều hơn với các gia đình đến từ Nam và Trung Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, Quần đảo Caribe, và Ả rập sau-đi. Do bệnh này, tế bào hồng cầu trở nên cứng, dầy và làm cản trở lưu thông máu.
Đây là một bệnh di truyền xảy ra do rối loạn của tế bào hồng cầu. Tình trạng này xảy ra nhiều hơn với các gia đình đến từ Nam và Trung Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, Quần đảo Caribe, và Ả rập sau-đi. Do bệnh này, tế bào hồng cầu trở nên cứng, dầy và làm cản trở lưu thông máu.
Loạn sản tủy
Đây là một loại ung thư máu khác tấn công tủy xương và nó là một trong những rối loạn máu làm giảm số lượng bạch cầu. Loạn sản tủy là bệnh mạn tính, tiến triển chậm và đột ngột, sau đó thường trở thành bệnh bạch cầu. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi nếu được ghép tế bào gốc, truyền máu và hóa trị.
Đây là một loại ung thư máu khác tấn công tủy xương và nó là một trong những rối loạn máu làm giảm số lượng bạch cầu. Loạn sản tủy là bệnh mạn tính, tiến triển chậm và đột ngột, sau đó thường trở thành bệnh bạch cầu. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi nếu được ghép tế bào gốc, truyền máu và hóa trị.
Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)
Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh thiếu máu do tan máu. Bệnh có yếu tố di truyền - bẩm sinh và gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể.
Bệnh nhân da xanh xao, nhợt nhạt và mệt mỏi do thiếu máu kéo dài. Nếu để tình trạng này kéo dài dẫn tới gan lách to ra, biến dạng cả bộ mặt. Giải quyết tình trạng thiếu máu của bệnh nhân máu tan chỉ có thể là truyền máu nhiều lần để đảm bảo duy trì lượng huyết cầu ổn định trên 100g/lít để bệnh nhân sinh hoạt và phát triển bình thường không bị to gan, to lách.
Tan máu bẩm sinh là căn bệnh nguy hiểm tác động đến hàng ngàn người trong đó có trẻ em. Những khó khăn về kinh tế cũng như những mặc cảm do di chứng của bệnh gây ra khiến cho bệnh nhân mặc cảm, thiếu tự tin.
Bố mẹ mang gen Thalassemia thì con sinh ra có khả năng bị bệnh tan máu bẩm sinh. Ở Việt Nam có khoảng hơn 5 triệu người mang gen bệnh và có hơn 20 ngàn bệnh nhân cần điều trị mỗi năm.
Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh thiếu máu do tan máu. Bệnh có yếu tố di truyền - bẩm sinh và gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể.
Bệnh nhân da xanh xao, nhợt nhạt và mệt mỏi do thiếu máu kéo dài. Nếu để tình trạng này kéo dài dẫn tới gan lách to ra, biến dạng cả bộ mặt. Giải quyết tình trạng thiếu máu của bệnh nhân máu tan chỉ có thể là truyền máu nhiều lần để đảm bảo duy trì lượng huyết cầu ổn định trên 100g/lít để bệnh nhân sinh hoạt và phát triển bình thường không bị to gan, to lách.
Tan máu bẩm sinh là căn bệnh nguy hiểm tác động đến hàng ngàn người trong đó có trẻ em. Những khó khăn về kinh tế cũng như những mặc cảm do di chứng của bệnh gây ra khiến cho bệnh nhân mặc cảm, thiếu tự tin.
Bố mẹ mang gen Thalassemia thì con sinh ra có khả năng bị bệnh tan máu bẩm sinh. Ở Việt Nam có khoảng hơn 5 triệu người mang gen bệnh và có hơn 20 ngàn bệnh nhân cần điều trị mỗi năm.
Rối loạn đông máu (Hemophilia)
Mọi rối loạn tiểu cầu đều có thể cản trở khả năng đông máu. Do vậy, bệnh nhân bị các rối loạn tiểu cầu có thể bị chảy máu quá nhiều hoặc đông máu quá mức. Nếu hình thành các cục máu động, cần sử dụng các thuốc chống đông máu.
Bệnh rối loạn đông máu di truyền do yếu tố đông máu 8 và 9 làm bệnh nhân dễ chảy máu và không thể cầm được. Bệnh Hemophilia càng nặng thì càng có biểu hiện sớm. Triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi trẻ tập đi và sau những cú ngã hoặc va chạm có thể xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi thường có biểu hiện sưng, đau khớp, hạn chế vận động do chảy máu khớp.
Bệnh có thể gây chảy máu ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể với các dấu hiệu như bầm tím dưới da nhưng gặp nhiều nhất là chảy máu ở vị trí các khớp, các cơ gây sưng đau và nặng hơn có thể bị xuất huyết não dẫn đến tử vong.
Mọi rối loạn tiểu cầu đều có thể cản trở khả năng đông máu. Do vậy, bệnh nhân bị các rối loạn tiểu cầu có thể bị chảy máu quá nhiều hoặc đông máu quá mức. Nếu hình thành các cục máu động, cần sử dụng các thuốc chống đông máu.
Bệnh rối loạn đông máu di truyền do yếu tố đông máu 8 và 9 làm bệnh nhân dễ chảy máu và không thể cầm được. Bệnh Hemophilia càng nặng thì càng có biểu hiện sớm. Triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi trẻ tập đi và sau những cú ngã hoặc va chạm có thể xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi thường có biểu hiện sưng, đau khớp, hạn chế vận động do chảy máu khớp.
Bệnh có thể gây chảy máu ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể với các dấu hiệu như bầm tím dưới da nhưng gặp nhiều nhất là chảy máu ở vị trí các khớp, các cơ gây sưng đau và nặng hơn có thể bị xuất huyết não dẫn đến tử vong.
Bệnh đa hồng cầu
Bệnh đa hồng cầu là bệnh lý tăng sinh tủy ác tính với sự tăng sinh của cả 3 dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong tủy xương. Biểu hiện thường thấy của bệnh nhân đa hồng cầu là đau đầu, hoa mắt, ù tai, nhìn mờ, chảy máu cam, bầm tím tự nhiên, các biểu hiện tắc mạch như đau cách hồi, nhồi máu não. Có 2 phương pháp điều trị bệnh đa hồng cầu: trích máu và dùng thuốc.
Bệnh đa hồng cầu là bệnh lý tăng sinh tủy ác tính với sự tăng sinh của cả 3 dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong tủy xương. Biểu hiện thường thấy của bệnh nhân đa hồng cầu là đau đầu, hoa mắt, ù tai, nhìn mờ, chảy máu cam, bầm tím tự nhiên, các biểu hiện tắc mạch như đau cách hồi, nhồi máu não. Có 2 phương pháp điều trị bệnh đa hồng cầu: trích máu và dùng thuốc.
Nhiễm khuẩn huyết
Ngoài các rối loạn máu của tế bào máu và tiểu cầu, huyết tương cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu có nhiễm trùng của cơ thể xâm nhập vào máu và bạn có biểu hiện sốt, khó thở, tụt huyết áp và các rối loạn hô hấp, thì có thể là bạn bị nhiễm khuẩn huyết.
Bệnh máu trắng
Máu trắng là một dạng ung thư máu khi các tế bào bạch cầu phát triển không bình thường. Cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư máu. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu người ta có thể thấy, ung thư máu thường gặp ở những người tiếp xúc với bức xạ năng lượng cao, tiếp xúc trong lĩnh vực điện từ làm tăng nguy cơ bệnh bạch cầu (ung thư máu). Ngoài ra, ung thư máu còn có yếu tố di truyền.Việc điều trị bệnh bạch cầu khá tốn kém và tỉ lệ tử vong cũng rất cao. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm bệnh ung thư máu có yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của người bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu ban đầu của bệnh máu trắng (ung thư máu) mà bạn không thể bỏ qua.
Đau xương, khớp là dấu hiệu của máu trắng dễ nhầm với một số bệnh khác. Bệnh nhân cảm giác đau nhói hoặc đau âm ỉ khi tủy xương mở rộng do sự tích tụ của tế bào bạch cầu trong tủy. Vị trí hay đau nhất là xương chân và cánh tay.
Những cơn đau đầu kéo dài và khủng khiếp là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng của bệnh bạch cầu. Do lưu lượng máu đến não và tủy sống bị hạn chế khi mạch máu teo lại tạo ra những cơn đau nửa đầu.
Khối u bất thường hoặc sưng bạch huyết ở các tuyết và hạch bạch huyết. Người bệnh xuất hiện khối u màu xanh hoặc tím nhưng không đau ở một số khu vực như cổ, bụng, hoặc vùng háng.
Mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều loại bệnh trong đó có bệnh máu trắng. Khi số lượng hồng cầu giảm, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, ốm yếu, hay buồn ngủ, thường xuyên nghỉ hoặc ngồi, khó thực hiện các sinh hoạt bình thường.
Bệnh nhân bị máu trắng dễ bị chảy máu và bầm tím. Một số người xuất hiện các cụm đốm đỏ hoặc tím nhỏ dễ nhầm với phát ban nhưng thực chất đó là các mạch máu bị vỡ do số lượng tiểu cầu thấp. Đặc biệt cần chú ý khi các vết loét không lành, chảy máu cam thường xuyên không rõ nguyên nhân, chảy máu lợi ngay cả khi không bị bệnh nướu răng hoặc phụ nữ kéo dài kỳ kinh bất thường.
Do bị giảm khả năng miễn dịch của cơ thể nên bệnh nhân thường xuyên bị sốt và nhiễm trùng. Các tế bào ung thư máu phát triển nhanh, lấn át các bạch cầu bình thường nên khi thiếu tế bào bạch cầu khỏe mạnh, cơ thể mất đi những “chiến binh” chống lại tác nhân bên ngoài.
Do lượng hồng cầu ít nên không đủ ôxy cung cấp cho các cơ quan của cơ thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở. Một số người phải thở gấp trong khi nhiều người lúc nào cũng có cảm giác thiếu ôxy. Bản thân bệnh nhân cũng có thể nhận thấy hơi thở nhanh hơn bởi cơ quan hô hấp đang làm việc tích cực hơn giúp cơ thể có đủ không khí để thở.
Bệnh máu trắng cấp tính tiến triển có thể gây sưng gan hoặc lá lách dẫn đến đau bụng hoặc cảm giác đầy bụng dưới xương sườn. Một số bệnh nhân bị nôn hoặc buồn nôn do sưng gan hoặc lá lách.
Khi có những dấu hiệu kể trên cần đến ngay các cơ sở y tế xét nghiệm máu để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh máu trắng.
Những cơn đau đầu kéo dài và khủng khiếp là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng của bệnh bạch cầu. Do lưu lượng máu đến não và tủy sống bị hạn chế khi mạch máu teo lại tạo ra những cơn đau nửa đầu.
Khối u bất thường hoặc sưng bạch huyết ở các tuyết và hạch bạch huyết. Người bệnh xuất hiện khối u màu xanh hoặc tím nhưng không đau ở một số khu vực như cổ, bụng, hoặc vùng háng.
Mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều loại bệnh trong đó có bệnh máu trắng. Khi số lượng hồng cầu giảm, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, ốm yếu, hay buồn ngủ, thường xuyên nghỉ hoặc ngồi, khó thực hiện các sinh hoạt bình thường.
Bệnh nhân bị máu trắng dễ bị chảy máu và bầm tím. Một số người xuất hiện các cụm đốm đỏ hoặc tím nhỏ dễ nhầm với phát ban nhưng thực chất đó là các mạch máu bị vỡ do số lượng tiểu cầu thấp. Đặc biệt cần chú ý khi các vết loét không lành, chảy máu cam thường xuyên không rõ nguyên nhân, chảy máu lợi ngay cả khi không bị bệnh nướu răng hoặc phụ nữ kéo dài kỳ kinh bất thường.
Do bị giảm khả năng miễn dịch của cơ thể nên bệnh nhân thường xuyên bị sốt và nhiễm trùng. Các tế bào ung thư máu phát triển nhanh, lấn át các bạch cầu bình thường nên khi thiếu tế bào bạch cầu khỏe mạnh, cơ thể mất đi những “chiến binh” chống lại tác nhân bên ngoài.
Do lượng hồng cầu ít nên không đủ ôxy cung cấp cho các cơ quan của cơ thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở. Một số người phải thở gấp trong khi nhiều người lúc nào cũng có cảm giác thiếu ôxy. Bản thân bệnh nhân cũng có thể nhận thấy hơi thở nhanh hơn bởi cơ quan hô hấp đang làm việc tích cực hơn giúp cơ thể có đủ không khí để thở.
Bệnh máu trắng cấp tính tiến triển có thể gây sưng gan hoặc lá lách dẫn đến đau bụng hoặc cảm giác đầy bụng dưới xương sườn. Một số bệnh nhân bị nôn hoặc buồn nôn do sưng gan hoặc lá lách.
Khi có những dấu hiệu kể trên cần đến ngay các cơ sở y tế xét nghiệm máu để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh máu trắng.
Sốt rét
Sốt rét là do muỗi đốt. Tuy nhiên, đây là một trong những rối loạn máu tấn công tế bào hồng cầu. Hồng cầu bị vỡ gây sốt cao, tổn thương các cơ quan và rét run. Bệnh cần được điều trị sớm, nếu không có thể gây tử vong.
Sốt rét là do muỗi đốt. Tuy nhiên, đây là một trong những rối loạn máu tấn công tế bào hồng cầu. Hồng cầu bị vỡ gây sốt cao, tổn thương các cơ quan và rét run. Bệnh cần được điều trị sớm, nếu không có thể gây tử vong.
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ bằng các xét nhiệm máu để biết được tình trạng sức khỏe của cơ thể mình và nguy cơ nhiễm các bệnh huyết học.
Tập hợp từ bài viết của Nguyễn Thu Hiền & Nguyễn Quốc Khánh (vietnamnet.vn)
Cuộc sống hiện đại khiến ngày càng có nhiều người mắc các căn bệnh nguy hiểm về máu. Tuy nhiên, những kiến thức ít ỏi về bệnh liên quan đến máu khiến cho sức tàn phá của căn bệnh thêm trầm trọng.(vietnamnet.vn)
ReplyDeleteĐiều buồn nhất khi chính bạn của mình bị căn bệnh về máu mà không thể chữa.
Sau những thông tin về sức khỏe gần đây của các bạn cùng khóa, nhất là của Ngô Tiến Nhân và Bùi Thúc Yên (những bạn sống quy củ, nề nếp và chú ý giữ gìn sức khỏe bằng tập luyện, ăn uống và sinh hoạt), tôi thấy chúng ta cần nâng cao hơn nữa về ý thức/kiến thức và tập luyện cũng như sinh hoạt/ăn uống và theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của mình. Chúc các bạn luôn vui vẻ và có sức khỏe tốt!
ReplyDelete