Đầu máy TỰ LỰC 141-158 trong khuôn viên ga Sài Gòn
Đầu máy TL 141-158 được lắp ráp năm 1964 tại nhà máy xe lửa Gia Lâm (Nguyễn Văn Trỗi) theo kiểu dáng công nghệ thuộc thương hiệu đầu máy Mikado nổi tiếng.
Số 141 là ký hiệu của phân hiệu công nghệ đầu máy xe lửa Mikado (Pháp).
158 là thứ tự sản xuất của chiếc đầu máy.
Đây là dòng đầu máy hơi nước - đốt than, được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới từ thập kỷ 1970 trở về trước. Đầu máy có 1 nồi hơi thể tích 4m3, phía sau là khoang nhiên liệu có khả năng chứa 10 tấn than và 16 m3 nước, đủ để kéo 20 toa hành khách trên đoạn đường 50km.
Ngày 31.12.1976 ghi dấu lịch sử khi đầu máy TL 141-158 đã kéo đoàn tàu đầu tiên khai thông tuyến đường sắt Bắc Nam.
Trong giai đoạn sau đó, 141-158 cùng các đầu máy hơi nước tương tự hoạt động chủ yếu ở miền Bắc.
Từ năm 1996, các đầu máy hơi nước ngừng hoạt động trên các tuyến đường trường, chỉ chở khách du lịch theo yêu cầu và phục vụ vận chuyển nội bộ với thời lượng thấp.
Đến năm 2003, toàn bộ đầu máy hơi nước của Việt Nam chính thức dừng hoạt động. Giờ đây, đầu máy Tự Lực 141-158 được lưu giữ như chứng tích về một giai đoạn lịch sử của đất nước trong thế kỷ 20.
Nguồn: Cận cảnh đầu máy huyền thoại của ngành đường sắt Việt Nam (kienthuc.net.vn)
Dù chỉ là công nghệ của thực dân, nhưng các đầu máy này đã đi vào lịch sử thật vẻ vang. Đáng tiếc là những cái đầu máy thật sự quan trọng của thời đại hiện nay, phải luôn đổi mới/up to date vẫn chỉ là những đống sắt rỉ, ngày một tệ hại.
ReplyDeleteTrích lại một phần lịch sử của ngành Đường sắt VN:
ReplyDelete"Đó là những năm đầu 1940 khi các tuyến xe lửa trên đất Việt đã đi vào hoạt động ổn định. Nhiều đầu máy xe lửa của các hãng như Decauville, Corpet & Louvet, Weidknecht, Cail, Fivers – Lille, SACM – Graffenstaden, SLM – Winterthur, Hanomag và cả Borsig – Berlin do Đức bồi thường chiến phí được nhập về trong thời kỳ đầu. Nhưng bước ngoặt lớn nhất của tốc độ là khi những chiếc đầu máy Pacific và Super Pacific được nhập về VN từ năm 1933.
Một cuộc thử nghiệm thú vị cho thấy đầu máy Pacific số hiệu 1.000 đã đạt đến tốc độ 94km/giờ trên đường bằng với các toa xe nặng 250 tấn và lên dốc 11mm/m nó vẫn giữ được tốc độ 48km/giờ cùng đoàn tàu nặng 300 tấn. Thời kỳ trước chiến tranh nó đã “làm mưa làm gió” mà chính Vương Hồng Sển kể bạn mình từ Sóc Trăng vừa đi xe khách vừa ngồi xe lửa tốc hành ra Hà Nội rồi quay vào chỉ mất ba đêm hai ngày như “một giấc chiêm bao”. Tuy nhiên, rồi Pacific cũng dần kết thúc thời vàng son. Khoảng từ năm 1948, đầu máy xe lửa thế hệ mới Mikado được nhập về. Chúng chính là một trong những loại đầu máy quan trọng đã gắn bó với ngành đường sắt miền Bắc sau năm 1954, khi người Pháp rời khỏi VN."
(Giao thông Việt nam – Những chuyến xe không quên, 13/12/2012, http://tvkshathanh.com.vn)
Tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến tàu từ Hà Nội lên huyện Đa Phúc (nay là Sóc Sơn), Vĩnh Phúc. Khi ấy tôi còn là 1 cậu học trò tiểu học, theo mẹ lên tham gia công trình xây dựng sân bay Thủ Đô (Công trình 120), nay là sân bay Nội Bài.
ReplyDelete