Nhưng mọi điều không diễn ra một cách suôn sẻ. Năm 1914, chiến tranh Pháp-Đức bắt đầu cuộc Thế Chiến thứ nhất và châu Phi phải hứng chịu hậu quả. Bác sĩ Schweitzer xuất thân từ Alsace, một miền lúc thì thuộc Pháp, khi thì thuộc Đức. Vào thời điểm nổ ra cuộc chiến, nó đang là lãnh thổ của Đức. Bởi vậy, ông được coi là công dân Đức, trong khi Ga - Bông lại thuộc Pháp. Vị bác sĩ và vợ trở thành tù nhân ngay trong bệnh viện của mình. Tới khi kết thúc chiến tranh, họ bị dẫn tới một trại tù ở Pháp, để lại một Lambarene không có thầy thuốc.
Bảy năm trôi qua trước khi Scgweitzer trở lại châu Phi, ở châu Âu ông đã kiếm tiền để trả hết nợ của bệnh viện. Ông lại nghiên cứu và viết sách. Cuối cùng, năm 1924, ông lại có thể quay lại Lambarene, và thấy rằng bệnh viện đã bị làm hư hỏng trong thời gian ông vắng mặt.
Ngay lập tức, ông bắt tay sửa chữa lại bệnh viện cũ, và tự tay làm rất nhiều việc. Buổi sáng ông vẫn là bác sĩ, nhưng buổi chiều đã là thợ xây. Nhưng rồi thành quả cũng chẳng được gặt hái, vì có quá nhiều người đói và sau đó là bệnh tật. Có nhiều y tá và bác sĩ đến làm việc hơn, và bệnh viện không đủ sức chứa cho công việc và con người nhiều như vậy. Rõ ràng nó cần phải được di chuyển.
Cách thượng nguồn dòng sông khoảng vài dặm, nơi đã từng có một vị tộc trưởng ngự trị, vị bác sĩ xây một bệnh viện mới với sức chứa bệnh nhân lớn hơn. Ông còn làm cả những trại nuôi các loài gia súc thu thập được.Những người Phi hiểu rằng ông đã để ân đức cho những con vật chứ không để chúng bị chết. Ông yêu tất cả các con vật, kể cả các giống vật hoang dã, những con rắn và những loài côn trùng nhỏ xíu. Ông không bao giờ giết chúng, mà chỉ giúp đỡ.
Ông cũng yêu mến cỏ cây hoa lá. Ông dành thì giờ chăm sóc cẩn thận những cánh đồng và những mảnh vườn bao quanh bệnh viện. Quả chín trên cành, điều đó quan trọng với sức khỏe của bệnh nhân. Nhưng những bông hoa lại là những vật sinh động, ông không bao giờ ngắt chúng để trang điểm cho ngôi nhà của mình.
Ở bất cứ đâu ông tới, cũng có những con chó, con mèo, và cả những con vật ít quen thuộc. Một lần, ông đã cứu sống ba con bồ nông nhỏ, rồi làm một cái tổ, tự tay cho chúng ăn, và còn dạy chúng tự nhón lấy thức ăn. Một trong ba con chim quý vẫn còn sống ở Lambarene sau khi những con kia đã bay xa. Ban đêm nó canh gác từng bước chân tiến đến căn phòng của bác sĩ, và kêu to nếu có kẻ lạ bước vào. "Cô" bồ nông đã trở thành một nhân vật nổi tiếng không chỉ ở bệnh viện mà cả trong vùng.
Những khi bệnh viện cần tiền hay sự trợ giúp, bác sĩ lại quay về châu Âu. Ông lại tổ chức các buổi hòa nhạc, giảng bài với nhiều chủ đề. Và, mặc dù công việc của một bác sĩ và một nhà xây dựng có vất vả, nhưng về đêm, ông vẫn viết sách dưới ánh sáng của một ngọn đèn dầu. Ông là một trong những nhà tư tưởng lớn của thế giới.
Năm 1939, khi đã xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng của Thế Chiến thứ hai sắp đến, ông bỏ dở chuyến thăm vợ và con gái ở châu Âu, trở về Lambarene và sống những năm tháng chiến tranh ở đó. Khi cuộc chiến khủng khiếp này kết thúc, ông thường hay nói về sự nghiệp hòa bình.
Kể từ đó cho đến khi ông mất (1965), ông đã được nhiều quốc gia tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng. Lớn nhất là giải Nobel Hòa Bình ông được trao tặng năm 1952. Toàn bộ số tiền của giải thưởng, ông đã giúp vào việc xây dựng một bệnh viện phong. Ông đã làm việc ở Lambarene cho đến lúc chết ở tuổi 90.
Phải chăng con người vĩ đại ấy đã từng tiếc nuối vì đã bỏ lại nhiều thứ để đến chiến đấu chống lại bệnh tật và lạc hậu ở châu Phi? Phải chăng một tấm gương về tình thương yêu con người lại là tương xứng với một sứ mệnh thánh thiện?
Albert Schweitzer chắc cũng đã nghĩ như vậy. Ông viết:
"Làm việc cho thế giới, không đòi hỏi bất cứ cái gì ở thế giới và con người, thậm chí không được cho đó là hạnh phúc thực sự ...", và "Tôi chẳng có cái gì khác để mà phụng sự ngoài con người, và đó là điều tự nhiên. Song, tự nhiên, đó là tình thương yêu".
Những khi bệnh viện cần tiền hay sự trợ giúp, bác sĩ lại quay về châu Âu. Ông lại tổ chức các buổi hòa nhạc, giảng bài với nhiều chủ đề. Và, mặc dù công việc của một bác sĩ và một nhà xây dựng có vất vả, nhưng về đêm, ông vẫn viết sách dưới ánh sáng của một ngọn đèn dầu. Ông là một trong những nhà tư tưởng lớn của thế giới.
Năm 1939, khi đã xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng của Thế Chiến thứ hai sắp đến, ông bỏ dở chuyến thăm vợ và con gái ở châu Âu, trở về Lambarene và sống những năm tháng chiến tranh ở đó. Khi cuộc chiến khủng khiếp này kết thúc, ông thường hay nói về sự nghiệp hòa bình.
Kể từ đó cho đến khi ông mất (1965), ông đã được nhiều quốc gia tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng. Lớn nhất là giải Nobel Hòa Bình ông được trao tặng năm 1952. Toàn bộ số tiền của giải thưởng, ông đã giúp vào việc xây dựng một bệnh viện phong. Ông đã làm việc ở Lambarene cho đến lúc chết ở tuổi 90.
Phải chăng con người vĩ đại ấy đã từng tiếc nuối vì đã bỏ lại nhiều thứ để đến chiến đấu chống lại bệnh tật và lạc hậu ở châu Phi? Phải chăng một tấm gương về tình thương yêu con người lại là tương xứng với một sứ mệnh thánh thiện?
Albert Schweitzer chắc cũng đã nghĩ như vậy. Ông viết:
"Làm việc cho thế giới, không đòi hỏi bất cứ cái gì ở thế giới và con người, thậm chí không được cho đó là hạnh phúc thực sự ...", và "Tôi chẳng có cái gì khác để mà phụng sự ngoài con người, và đó là điều tự nhiên. Song, tự nhiên, đó là tình thương yêu".
No comments:
Post a Comment