Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan:
Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có "Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."
Ải Nam Quan đầu thế kỷ 20
Hình ảnh dưới đây cho thấy địa thế của Ải Nam Quan vào đầu thế kỷ 20. So với Hữu Nghị Quan hiện nay, có thể thấy TQ đã dời/lấn cái cửa-mốc biên giới này đến vị trí có lợi cho họ. Cùng với việc mất đất ở khu vực này, VN đã bị mất rất nhiều đất trên tuyến biên giới giáp TQ cùng với những hòn đảo ở Biển Ðông nằm trong đường "lưỡi bò" của BK.
Việt Nam mất bao nhiêu đất đai ở khu vực Hữu Nghị Quan? (hay còn gọi là Ải Nam Quan, Mục Nam Quan).
Sự thay đổi của đường biên giới nơi đây cho thấy khi xây dựng lại Hữu Nghị Quan, phía Trung Quốc đã thay đổi vị trí của cửa quan.
Điều này cho thấy ý đồ sâu xa của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi họ lập luận: “Trấn Nam Quan là của Trung Quốc, do người Trung Quốc xây dựng; từ trước đến nay đường biên giới luôn luôn nằm ở phía Nam của Trấn Nam Quan”. Vị trí của đường biên giới đáng lẽ phải tùy thuộc vào tọa độ địa lý được xác định một cách khoa học lại lệ thuộc vào vị trí của cửa ải. Do vậy, khi “Trấn Nam Quan” bị dời đi nơi khác thì đương nhiên đường biên giới cũng bị dời theo cửa ải.
Cho tới nay, chúng ta vẫn dựa vào tiền đề: “Hữu Nghị Quan ngày nay chính là Ải Nam Quan ngày xưa”. Căn cứ của tiền đề này là những lời giải thích chính thức cho rằng sau năm 1954, ải Nam Quan được đổi tên là Mục Nam Quan (mục : hòa thuận, tin cậy, thân thiết) và sau đó, đổi tên một lần nữa thành Hữu Nghị Quan (cửa quan của tình hữu nghị, người Trung Quốc dịch sang tiếng Anh thành Friendship Pass).
Sự thay đổi của đường biên giới nơi đây cho thấy khi xây dựng lại Hữu Nghị Quan, phía Trung Quốc đã thay đổi vị trí của cửa quan.
Điều này cho thấy ý đồ sâu xa của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi họ lập luận: “Trấn Nam Quan là của Trung Quốc, do người Trung Quốc xây dựng; từ trước đến nay đường biên giới luôn luôn nằm ở phía Nam của Trấn Nam Quan”. Vị trí của đường biên giới đáng lẽ phải tùy thuộc vào tọa độ địa lý được xác định một cách khoa học lại lệ thuộc vào vị trí của cửa ải. Do vậy, khi “Trấn Nam Quan” bị dời đi nơi khác thì đương nhiên đường biên giới cũng bị dời theo cửa ải.
Cho tới nay, chúng ta vẫn dựa vào tiền đề: “Hữu Nghị Quan ngày nay chính là Ải Nam Quan ngày xưa”. Căn cứ của tiền đề này là những lời giải thích chính thức cho rằng sau năm 1954, ải Nam Quan được đổi tên là Mục Nam Quan (mục : hòa thuận, tin cậy, thân thiết) và sau đó, đổi tên một lần nữa thành Hữu Nghị Quan (cửa quan của tình hữu nghị, người Trung Quốc dịch sang tiếng Anh thành Friendship Pass).
Km số 0: Từ chỗ là trụ Km số 0 của ngành giao thông, nó đã từng được dùng làm “vật thay thế” cho cột mốc biên giới số 18 – do chỗ nước láng giềng vĩ đại đã “lỡ” cho xe ủi nát cái cột mốc “khó thương” này. Để chuẩn bị xóa đi dấu tích, người ta đổ thêm một lớp nhựa đường, biến nó thành một vật vừa xấu xí vừa thừa thãi! (xem ảnh). Rồi đây, trụ Km nổi tiếng này (thật ra là “vật thay thế”, vì nó không phải là cột mốc biên giới, cũng không giống với trụ Km mà người ta nhìn thấy vào năm 2002, và càng không thể giống với trụ Km của thời Pháp thuộc) sẽ được “phi tang” để người đời sau không còn nhìn thấy cái tang vật có liên quan đến một vụ cướp đất diễn ra ngay trước Hữu Nghị Quan trong thế kỷ 20.
Di tích của cột mốc Km số 0
Hình ảnh dưới đây là cột mốc số 18 do quân đội Nhật Bản chụp tháng 7 năm 1940 ngay tại tường
thành Trấn Nam Quan. Cột mốc số 18 lịch sử xác định biên giới Trung-Việt vào
năm 1887. Xác định lãnh thổ bảo hộ của thực dân Pháp tại Đông Dương và cũng là
khởi điểm Nam tiến của quân đội Thiên Hoàng giao tranh với các nước Châu Âu.
Trên Cột mốc số 18 ta đọc được: “Trung Việt Quốc Giới, Trấn Nam Quan Ngoại, Đệ
Thập Bát Hiệu – No.18 FRONTIERE”
Cột Mốc Biên giới Số 18
Nguồn:
Thai Do: Theo các nguồn tin không chính thức của các hãng thômg tin phường Tây. Trong các cuộc giao tranh từ năm 1978 đến năm 1990 giữa TQ và VN thì ở biên giới phía Bắc của VN "có đến hơn 600.000 km2 bạn thì quên trả, mà ta thì quên đòi".
ReplyDeleteNghia Doan: Diện tích cả VN có hơn 300.000 km2 mà để quên 600.000 km2? Nghe là biết fake news.
DeleteThai Do: Có thể họ tính cả 2 tỉnh Quảng đông và Quảng châu, cùng một phần biển Đông mà từ ngày xưa TQ không có nay lại đòi gần hết là của VN cũng nên ông ạ.
DeleteNghia Doan: Thế sao lại mang chuyện từ 1978-1990 vào? Nghe thấy còn phản tác dụng.
DeleteCái đúng là: "bạn thì quên trả, mà ta thì quên đòi" Nghĩa ơi.
DeleteNghia Doan , hay là bọn phương Tây đúng khi chúng ngụ ý rằng VN mà thua trong cuộc chiến này thì sẽ mất gấp đôi, tức là mất cả Đông Dương ??? hehehe...
DeleteNghia Doan: Mất là mất cái gì còn phân biệt được con người, dân tộc. Đất đai quan trọng gì
DeleteThai Do: Có lẽ bọn nó tính toàn bộ diện tích biển Đông (theo hình lưỡi bò) vào chăng ?
DeleteNghĩa rất đúng! VN bị mất những cái rất giá trị, rất lớn lao của một dân tộc, một đất nước, một nền văn hóa và cả một lịch sử chống ngoại xâm... mà từ đó, TQ có thể thôn tính cả vùng ĐNA.
DeleteChi tiết lịch sử: Ngày 28.5.1980, 2 bên Trung-Việt đã tiến hành trao trả tù binh tại “Km0″ trên đường Đồng Đăng dẫn vào khu vực Hữu Nghị Quan.
ReplyDelete"Hơn 100 năm đã trôi qua từ lúc người Pháp chụp những bức hình trên. Vạn vật đã đổi thay. Một mầm cây non có thể đã trở thành cổ thụ. Một con sông có thể đã cạn khô hay đổi dòng. Một ngọn núi có thể đã trở thành bình địa. Các triều đại cũng vậy. Ải Nam Quan xưa có phải là Hữu Nghị Quan ngày nay? Người ta sẽ chẳng tranh cãi khi xung quanh nó không có những bức màn bí ẩn. Dù thế nào, trong tâm thức mỗi chúng ta dải đất hình chữ S bắt đầu từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau."
ReplyDelete(trích từ bài gốc: Ải Nam Quan – Hình Lịch Sử)
Trải qua hàng trăm năm dù Ải Nam Quan do chính các đời vua TQ dựng thì cái cột mốc biên giới lớn nhất này cũng ko ngăn được bọn "bành trướng Bắc Kinh" thay đổi dã tâm xâm lấn. Vì vậy phải trả lại cho chúng cái tên gọi đích danh "bành trướng" mà lâu nay thế lực cầm quyền ngại dùng và để chúng xâm lấn không phải chỉ những mảnh đất biên cương mà còn thực hiện những tham vọng lớn hơn vì cái "đại cục" bỉ ổi của chúng.
ReplyDelete