Wednesday, April 10, 2019

Một môn hay nhiều môn

1. Trong tương lai làm khoa học cơ bản là hobby. Với sự hỗ trợ của các database, IT, AR, AI, chatbot, social network,... ai cũng có thể làm khoa học được ít nhiều. 
2. Thinking là liên thông, dữ liệu mở, phân tích bằng AI và theo schema, phương pháp được chuẩn hoá và nhúng vào phần mềm. Khi đó kinh nghiệm là vô nghĩa so với dữ liệu lớn + analytics+ search. Phương pháp và kỹ năng tính toán cũng được chuẩn hía thành các thư viện. Khi đó intuition, imagination, idea và association mới là quan trọng, nên expert có thể không còn ưu thế. 
3. Xã hội chỉ cần xây dựng các facility cho open access, chia sẻ quyền truy cập mở. Open supercomputer, open lab, open supercollider,...Open seminar, open lecture, ai cũng có thể tham gia từ xa, qua công nghệ AR. 
4. Con nguòi của tương lai không phải tìm cách acquire skills và knowledge rồi đi tìm việc. Họ sẽ bắt đầu bằng các vấn đề lớn, define câc task (công việc) và tìm, lựa chọn skills và knowledge phù hợp để giải quyết. Rèn luyện skills dù phức tạp đến bao nhiêu, tìm kiếm tri thức dù lớn bao nhiêu cũng trở nên dễ dàng nhờ ứng dụng thông minh và cơ sở tri thức khổng lồ được kết nối. Sẽ không có ai học tính giản đồ Feymann hàng năm, giải phương trình đạo hàm riêng hay tính toán siêu đối xứng cả đời để chỉ có được kỹ năng tính toán cần thiết.
5. Có lẽ trường học sẽ quay lại mô hình của Anh thế kỷ 17-18, hay xa hơn là ở Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa thời cổ, mọi lứa tuổi đều có thể nghe giảng trong một lớp chung. Điều khác biệt là họ truy cập từ xa nhờ công nghệ AR. Họ chỉ cần học cách đặt vấn đề, trực quan, tầm nhìn, ý tưởng được trình bày theo nhiều cách khác nhau. Do đó các thế hệ sẽ bình đẳng và cởi mở học hỏi lẫn nhau. 
6. Có lẽ sẽ chỉ cần một môn học duy nhất cần có giảng đường truyền thống với nhiều tương tác hơn. Các topics sẽ rất phức tạp liên ngành và xuyên ngành, chỉ đặt ra một cách ngẫu hứng, cốt để rèn luyện tư duy. Thầy giáo không thể nói những kiến thức và kinh nghiệm mà các chatbot nối với cơ sở tri thức toàn cầu xuyên ngôn ngữ đều biết đầy đủ, trình diễn sinh động hơn bằng thực tế tăng cường và có thể cắt bớt các chi tiết dư thừa vô bổ.
7. Trước một tương lai như vậy có lẽ việc đào tạo phải thay đổi từng bước để hướng tới cách dạy, câch học như thế. Chúng ta hãy khoan ảo tưởng về việc nạp tri thức như nạp phần mềm máy tính không cần học. Chúng ta hoàn toàn không có cơ sở nào dù là mờ nhạt nhất để tin điều đó có thể là hiện thực. Cố gắng thay đổi chương trình người ta muốn dạy lập trình trong tiểu học, nhiều skills mới, nhiều tri thức STEM, kỹ năng sống hơn. Người ta cũng muốn trẻ có kiến thức toàn cầu vừa nhiều bản sắc dân tộc hơn. Người ta cũng muốn trẻ biết hưởng thụ nghệ thuật, rèn luyện thể chất để thành khách hàng và người lao động mạnh mẽ hơn. Nếu nghe tất cả các đề xuất có lẽ trẻ sẽ bị nhồi như một lũ vịt tội nghiệp, bóp chết mọi cảm hứng sống, trực cảm và ý tưởng.
8. Người ta than phiền lập trình trong tiểu học 1h/ tuần quá ít không nên trò trống gì. 3h Toán, Ngữ văn, 2h cho câc môn khoa học tự nhiên và xã hội cũng bị câc chuyên gia than phiền là quá ít. Nếu không nên trò trống gì thì không nên dạy, và không thể có thời lượng hơn 20h/ tuần cho tất cả các môn. Trê cần được sống, vui chơi, giành thời gian cho người thân và bạn bè.
9. Tuy vậy thời gian dành cho lập trình sẽ rất lớn nếu mọi môn học đều được hỗ trợ bởi và rèn luyện năng lực lập trình. STEM cũng vậy. Nếu tri thức Toán học và Khoa học được vận dụng trong các vấn đề của nhau và của khoa học nhân văn, thời lượng sẽ tăng rất nhiều. Trong các môn STEM người ta có thể dạy những tri thức ngôn ngữ, ngữ văn, lịch sử, tâm lý, xã hội, địa lý. Điều đó có nghĩa là các môn học đã có nhu cầu tích hợp với nhau.
10. Như vậy, vấn đề trước mắt là tích hợp nhiều môn vào một hoặc một số ít môn hay giữ nguyên các môn riêng rẽ tất nhiên phải tinh giản và hỗ trợ lẫn nhau và có một môn “khâu” các môn lại với nhau.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)

1 comment:

  1. Do Xuan Phuong: Hiện nay các thư viện mở cho giáo dục đã có khá nhiều, cho nên ai muốn tham gia vào bức tranh tương lai như anh Việt đã vẽ, có thể tìm được ngay cơ hội.
    Dĩ nhiên, cũng cần vứt bỏ một số thứ thừa thãi hay lỗi thời. :)

    ReplyDelete