Chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc 1979, Liên Xô đã làm gì?
Ngày 17/2/1979, sau khi Trung Quốc huy động khoảng 600 ngàn quân tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Hai ngày sau đó, trên các phương tiện thông tin Liên Xô công bố bản "Tuyên bố của Chính phủ Liên Xô" thứ nhất. Trong có đoạn viết: “Nhân dân Việt Nam anh hùng lại một lần nữa trở thành nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược mới, nhưng quân và dân Việt Nam có đủ sức mạnh và ý chí để đánh bại kẻ thù xâm lược, hơn nữa, nhân dân Việt Nam có những người bạn thủy chung và là chỗ dựa vững chắc cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện đầy đủ những điều khoản cam kết được ghi trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Việt Nam. Liên bang Xô Viết kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa chống nhân dân Việt Nam và lập tức rút quân khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Tại Việt Nam, các chuyên gia và cố vấn lập tức tham gia vào những hoạt động quân sự cùng với những người đồng chí Việt Nam. Từ phía Liên Xô, các lực lượng cố vấn và chuyên gia quân sự được tăng cường. Một cầu hàng không được thiết lập từ Liên Xô đến Việt Nam. Ngày 19.2.1979, một đội chuyên gia kỹ chiến thuật binh chủng và cố vấn quân sự của tất cả các quân binh chủng đứng đầu là đại tướng G.Obaturovym. Đội chuyên gia và cố vấn có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ và cố vấn cho các cán bộ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong tình huống phức tạp của chiến trường.
Liên Xô đồng thời cũng tiến hành những hoạt động nhằm chấm dứt chiến tranh tại Liên Hiệp Quốc, đại diện chính thức của Liên bang Xô Viết đưa ra yêu cầu đòi xét xử kẻ xâm lược.
Ngày 22.2/1979, Tùy viên quân sự Liên Xô tại Việt Nam cảnh cáo “Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện những điều khoản đã ký kết Trong Hiệp định hợp tác, đoàn kết hữu nghị và tương trợ lẫn nhau (trong cả lĩnh vực quân sự) đã được ký với Việt Nam".
Ngày 22.2/1979, Tùy viên quân sự Liên Xô tại Việt Nam cảnh cáo “Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện những điều khoản đã ký kết Trong Hiệp định hợp tác, đoàn kết hữu nghị và tương trợ lẫn nhau (trong cả lĩnh vực quân sự) đã được ký với Việt Nam".
Riêng về mặt quân sự, viện trợ cho Việt Nam là 1 việc rất quan trọng và cần thiết, nhằm mục tiêu gia tăng nhanh chóng tiềm lực quân sự cho Việt Nam. Chỉ trong giai đoạn từ khi cuộc xung đột bắt đầu (giữa tháng 2) đến cuối tháng 3/1979, bằng đường thủy, Liên Xô đã đưa sang Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe bọc thép, xe chở quân, 400 cỗ pháo và súng phóng lựu, 50 dàn phóng đạn phản lực 40 nòng, cỡ 122 mm “Grad”, hơn 100 cỗ pháo cao xạ, 400 đồng bộ cao xạ di động cùng hàng ngàn tên lửa đi theo, 800 súng chống tăng của bộ binh, 20 máy bay tiêm kích.
Trong thời gian từ 12 đến 26/3/1979, nhằm kiên quyết tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc, theo chỉ thị của BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô, các Quân khu biên giới phía Đông (các vùng đất tiếp giáp với Trung Quốc của Liên Bang Xô Viết), tại lãnh thổ Mông Cổ. Liên Xô đã tổ chức cuộc diễn tập quân sự lớn chưa từng có trong lịch sử thế giới. Tổng cộng đã có 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân tham gia, với tổng quân số lên tới hơn 200.000 sĩ quan, chiến sĩ, hơn 2.600 xe tăng, gần 900 máy bay, 80 tàu chiến các loại. Diễn tập bắt đầu bằng lệnh động viên, và chuyển các đơn vị vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Đã động viên 52.000 quân nhân dự bị, huy động hơn 5.000 xe máy của nông nghiệp sang phục vụ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.
Tại biển Đông, và biển Hoa Đông, gần 50 chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, trong số đó có 6 tàu ngầm của Hải quân Liên Xô luôn đặt trong tình trạng trực chiến sẵn sàng chiến đấu và tiến hành tập trận đánh tiêu diệt hải quân đối phương. Sự có mặt của các chiến hạm Liên Xô đã thực sự chặn lối vào Vịnh Bắc Bộ. Không một tàu thuyền nào được phép đi qua ngả này, ngoại trừ tàu Liên Xô và tàu của các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw mang vũ khí và thực phẩm đến Hải Phòng, bảo vệ an toàn tuyến vận tải biển chở hàng viện trợ vào Việt Nam, đảm bảo hành lang vận tải nối với cảng Hải Phòng chỉ cách vùng chiến sự hơn 100km, đồng thời thể hiện "thiện chí" sẵn sàng "xung đột" với lực lượng Hải quân Mỹ đang hiện diện tại khu vực này nếu có ý định tham chiến.
Vận tải có vai trò trọng yếu trong đảm bảo nhu cầu của quân đội khi tiến hành chiến tranh. Đối với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của quân và dân Việt Nam năm 1979, vận tải đặc biệt quan trọng trên hai phương diện: Thứ nhất, kịp thời vận chuyển hàng hóa viện trợ quốc tế đến với Việt Nam; thứ hai, vận tải vũ khí, khí tài và nhân lực phục vụ chiến đấu. Vì vậy, Không quân Liên Xô còn cử các đơn vị của mình sang công tác tại Việt Nam để giải quyết vấn đề trinh sát đường không cũng như làm nhiệm vụ vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam. Suốt thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Việt - Trung lực lượng Không quân Liên Xô đã giúp Việt Nam vận chuyển tổng cộng 20 ngàn quân, hơn 1.000 đơn vị trang bị xe máy, 20 máy bay và trực thăng, 3 ngàn tấn quân dụng, đạn dược từ chiến trường Campuchia về nước, kịp thời chi viện cho cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.
Sự kháng cự kiên cường của quân đội Việt Nam cùng một loạt các hành động quân sự - chính trị của Liên Xô dưới dạng các bước chuẩn bị cho việc tiến quân vào lãnh thổ Trung Quốc, cũng như các sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo và tác chiến của quân đội Trung Quốc… đã dẫn đến việc ngày 5/3/1979, Bắc Kinh phải ra quyết định rút quân, và 20/3/1979 phải thực hiện rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Ảnh: Các thủy thủ và thủy thủ trưởng Liên Xô thuộc Hạm đội Thái Bình Dương sau một phiên làm nhiệm vụ tại quân cảng Cam Ranh Việt Nam, 1979 (lưu trữ của trung sỹ hải quân Оvsiankin).
TNT Tổng hợp
No comments:
Post a Comment