Thursday, January 28, 2021

Lịch sử chiến tranh: Giáp Tết, trở lại cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968

 GÓC NHÌN MẬU THÂN 1968

Câu chuyện hơn nửa thế kỷ được Lê Văn Lực chia sẻ và phân tích rất khách quan, khoa học giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự kiện lịch sử chống Mỹ cứu nước Mậu thân 1968

👉Đã có lúc thông tin mập mờ về sự kiện Mậu Thân (1968) như làn gió độc len lỏi làm lay động lòng người. Nay đã rõ và cũng rõ hơn vai trò của những nhân vật lịch sử liên quan. 

Lưu ý là nhờ Tổng nổi dậy Mậu Thân mà 10/1968 Mỹ buộc ngồi vào bàn đàm phán (Paris), sau Điện Biên Phủ trên không (12/1972) thì họ buộc phải ký Hiệp định (1/1973).

Tôi là lớp hậu sinh chả biết nhiều về MT 1968 nhưng nhờ quan tâm 1 cách nghiêm túc nên đã tìm đọc nhiều tư liệu, tiếp xúc với giới học giả tử tế & các vị am hiểu chính trị quân sự ở tầm cao nên sáng mắt ra phần nào. Xin góp đôi lời cùng cộng đồng.

1/ Bọn cơ hội, xét lại & phản động căm ghét, thù hận ai nhất? Lê Duẩn. Lý do? Vì chúng không tiêu hóa nổi nỗi đau MT 1968 nên tìm mọi cách đầu độc thiên hạ để các bạn trẻ nhao nhao vào chửi rủa bác Duẩn cho chúng hả dạ. Các số liệu về tương quan lực lượng (binh lực) từ 1965 - 1967 cho thấy điều gì? Hễ có thêm 1.000 bộ đội chính quy xuất hiện ở chiến trường Nam VN thì Mỹ & chư hầu đổ vào 5.000 lính (Năm 1968, ta có 320.000 quân thì Mỹ & chư hầu có 540.000 tại Nam VN, 200.000 lính Mỹ đóng ở Utapao, Cò rạt (Thái Lan. Clack, Subic (Philippines). Guam, Nhật, Nam TT.. Nếu kể cả 550.000 lính ngụy SG thì địch có 1,3 triệu quân. Đông gấp 4 lần). Năm 1965 ta đánh chủ yếu cấp đại đội thì đến 1967 đã đánh cấp trung đoàn nhưng tỷ lệ thương vong lại cao gấp 2 lần so với 1965 (không tương xứng với hiệu suất diệt địch). Nếu cứ tiếp diễn như thế thì ta chịu đựng được bao lâu? Chưa kể, giai đoạn đó CMVH đang hoành hành ở TQ còn LX thì đang rối bời sau khủng hoảng xét lại của Nikita Khrushov. Mao muốn VN "Trường kỳ mai phục", chỉ đánh Mỹ từ cấp trung đội trở xuống.. Có nghĩa, VN sẽ bị chia cắt vĩnh viễn, Bắc VN sẽ là "vùng đệm an toàn" cách ly Mỹ với TQ để Mao ngủ ngon. LX vẫn nhiệt tình ủng hộ ta nhưng hoài nghi về kết cục của cuộc chiến giữa chú tí hon với gã khổng lồ. (Năm 1967, LX, TQ & các nước XHCN viện trợ cho ta ~4 tỉ Usd thì Mỹ đổ vào Nam VN > 30 tỉ Usd)

2/ Quyết tâm chiến đấu & niềm tin chiến thắng là 1 chuyện nhưng các điều kiện thực tế để triển khai quyết tâm lại là chuyện khác. Nếu không mở "Mặt trận thứ 2" thì VN sẽ biến thành bãi chiến trường vùi chôn nhiều chục triệu người VN bằng vũ khí & tham vọng chính trị của nước ngoài trong khi mục tiêu của VN (chỉ) là "Đánh cho Mỹ cút - Đánh cho ngụy nhào" để "Bắc Nam sum họp..". Vì vậy, TBT Lê Duẩn đã thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bác Hồ: "Phải đưa cuộc chiến tranh (xâm lược bẩn thỉu) này vào tận bàn ăn, phòng ngủ của người dân Mỹ để thức tỉnh lương tri họ, để nhân loại tiến bộ đứng lên bảo vệ cuộc chiến đấu chính nghĩa của chúng ta" (tháng 08/1965). Đó là động lực để Quân ủy TW đề ra quyết sách Mậu Thân 1968 với định hướng "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (Lê Duẩn). Nhiệm vụ chính trị được đặt lên hàng đầu, chiến thắng quân sự đóng vai trò quyết định. Mục tiêu chiến lược là BẺ GÃY - ĐẬP TAN Ý CHÍ XÂM LƯỢC của đế quốc Mỹ. Mỹ, từ chỗ hy vọng CÓ THỂ THẮNG (bằng quân sự ở VN) chuyển qua CHẮC CHẮN THUA.

3/ Vì mục tiêu chiến lược trên nên MT 1968 phải tiến hành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Tổng công kích dựa trên yếu tố bất ngờ để giáng đòn choáng váng vào tận đầu não, sào huyệt địch. Kết quả: Cả nước Mỹ bàng hoàng, sửng sốt! Hai chữ Việt Nam được in trang trọng trên tất cả các tờ báo, tin về cuộc Tổng tiến công túc trực trên mọi kênh truyền hình, đài phát thanh, hơn 10 triệu gia đình Mỹ ăn, ngủ cùng tin tức chiến trường. Họ tuyệt vọng đến cùng cực & phẫn nộ đến đỉnh điểm. Đặc biệt là ở Huế, Mỹ ném bom bừa bãi vào mọi nơi có chiến sự, sử dụng pháo 107mm bắn đạn đinh (5 vạn mảnh khi nổ), bom napalm, đạn pháo tăng, súng phun lửa.. trong nội thành gây nên cái chết cho hàng chục ngàn dân thường. Những hình ảnh chết chóc tang thương ở Huế được các phóng viên chiến trường ghi lại khiến cả thế giới ghê tởm Mỹ đến tột cùng. Đợt 1 đã đạt mục tiêu Gây tiếng vang, tạo chấn động với kết quả chính trị: Westmoreland bị cách chức. Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc. Chấp nhận đàm phán. nhưng sinh lực địch vẫn còn mạnh. Đó là lý do phải tiến hành Đợt 2 (giữa tháng 05/1968) nhằm ngăn chặn Mỹ ngụy & chư hầu phản kích. Đợt này ta chủ yếu đánh vào các vị trí địch co cụm sau đợt 1 (phòng ngự tạm thời nên bố phòng sơ sài). căn cứ không quân, kho tàng, sở chỉ huy hành quân. Kết quả đã đánh tiêu diệt nhiều đơn vị lính Mỹ tập trung (hơn 200 trận tiêu diệt từ 100 lính Mỹ trở lên) phá hủy 2/3 dự trữ chiến tranh của Mỹ. Đặc biệt, dù đã huy động tới 70% quân thường trực vào cuộc chiến nhưng Mỹ vẫn không đủ quân để điều động chi viện chữa cháy cho các chiến trường, buộc phải rút bỏ Khe Sanh. Quân Mỹ & chư hầu bị dàn trải, căng mỏng, phân tán trên khắp chiến trường - tạo nên nhiều sơ hở nghiêm trọng. Với phương châm tác chiến: Đánh bồi, đánh nhồi, đánh không cho địch phục hồi.. ta mở đợt 3 đánh chủ yếu ở Sài Gòn, Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Long) & Đà Nẵng. Kết quả: Tiêu diệt 22.000 (8.400 lính Mỹ), 250 máy bay, 180 pháo cối, >500 tăng thiết giáp, 2.600 xe quân sự, đốt cháy 4 kho dự trữ xăng dầu (38 triệu lít).. Đợt 3 là đòn đánh quyết định tính sinh tử của cuộc chiến. Mỹ hoàn toàn mất niềm tin vào quân đội & thực sự tuyệt vọng, bắt đầu rút quân. Để "Thay màu da trên xác chết", Mỹ phải tiến hành "VN hóa chiến tranh" với chi phí dự trù lên tới 49 tỉ Usd, đẩy nước Mỹ chìm sâu vào khủng hoảng kinh tế. Đây là lần lạm phát đầu tiên của đồng Usd kể từ sau 1945. Đánh dấu thời kỳ nước Mỹ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

Ở Nam VN, tinh thần chiến đấu của lính Mỹ & chư hầu sa sút thảm hại. Hơn 60% lính Mỹ sử dụng cocain, cần sa & các loại ma túy tổng hợp. Các vụ tự thương, tự sát.. xảy ra ở khắp các đơn vị. Lính Mỹ hầu như phát điên, gây ra hàng loạt vụ thảm sát man rợ khiến dư luận trong & ngoài nước Mỹ hết sức ghê tởm.

4/ Ở VN ngày nay, do tác động của tư duy con buôn nên người ta có xu hướng tính toán các giá trị dựa vào số liệu thuần túy số học. Nếu xét về số liệu thì thương vong của ta & địch như sau: Phía ta thương vong khoảng 110.000 người (45.000 hy sinh, 60.000 bị thương, 5.000 mất tích hoặc bị bắt). Phía Mỹ & chư hầu = 630.000 chết & bị thương (Mỹ thừa nhận 310.000 chết, bị thương), 13.000 tăng thiết giáp & xe cơ giới, 1.000 tàu chiến, 2.000 pháo cối các loại, 80 triệu lít xăng dầu, 1.200.000 tấn bom đạn & các vũ khí/phương tiện chiến tranh khác. Nếu với số liệu của Mỹ thì xác suất thương vong là 1/3 (1 ta, 3 địch). Đây là 1 thắng lợi ngoài sức tưởng tượng, vượt mọi dự kiến.. của bất cứ nhà quân sự, tướng lĩnh nào.

Nếu xét về tỷ lệ tương quan lực lượng thì trước khi vào chiến dịch Mậu Thân, ta có khoảng 320.000 quân, địch có khoảng 1,3 triệu quân (tỷ lệ 1/4) nên có vài ý kiến cho rằng ta thiệt hại nhiều hơn (về binh lực). Vâng, đó là tư duy con buôn chuyên kinh doanh xác chết. Họ không biết rằng: Nếu KHÔNG THẮNG về tầm vóc CHIẾN DỊCH thì không thể xoay chuyển cục diện CHIẾN LƯỢC. Tạo ra THẾ THƯỢNG PHONG về chính trị, ngoai giao cho ta trong tất cả các vấn đề sau đó.

5/ Những kẻ xét lại & bọn cơ hội chính trị tìm mọi cách để "Tắm máu Mậu Thân" cho bác Lê Duẩn. Họ vin vào chuyện Bác Hồ, tướng Giáp "đi nước ngoài chữa bệnh" ở thời điểm Tổng tấn công với hàm ý là Bác Hồ, tướng Giáp không nhất trí với kế hoạch của bác Duẩn. Đúng là lũ ngớ ngẩn! Chính Bác Hồ là người đưa ra ý tưởng về kế hoạch X đánh vào đầu não Mỹ ngụy từ năm 1965. Bác Lê Duẩn là Tổng công trình sư (am hiểu nhất về chiến trường miền Nam). Tướng Giáp là kỹ sư thiết kế. Các tướng lĩnh khác phụ trách thi công (Nếu tướng Nguyễn Chí Thanh không đột tử ngay trước ngày đi B triển khai kế hoạch tác chiến năm 1967, có lẽ ta đỡ tổn thất phần nào vì tướng Thanh là người "Hiểu" Mỹ nhất).

Bác Hồ thu thanh bài thơ Xuân 68 trước chiến dịch 1 tháng & dặn dò BTL chiến dịch những điều cần lưu ý chỉ vài ngày trước giờ nổ súng. Tướng Giáp là người lên kế hoạch chi tiết cho từng kịch bản của chiến dịch. Khi mọi công việc chuẩn bị đã hoàn tất, cả 3 người: Bác Hồ, bác Duẩn & tướng Giáp đều tìm cớ "đi chữa bệnh nước ngoài" để đánh lạc hướng sự chú ý của địch. Quả nhiên, chúng đã bị lừa.

6/ Cũng có ý kiến cho rằng, Đợt 1 đã đạt mục tiêu chính trị thì cần gì đợt 2 & 3. Xin thưa, đợt 1 mới chỉ khiến Mỹ chấp nhận đàm phán nhưng thái độ vẫn cao ngạo, trịch thượng, đỏng đảnh. Creighton Abrams vẫn đề nghị tăng quân (thực tế, Mỹ điều 25.000 quân tăng viện cho Nam VN), bổ sung phương tiện chiến tranh. Mỹ ngụy tăng cường nống ra ngoại vi các đô thị nhằm xây dựng vành đai phòng thủ có chiều sâu hàng trăm km. Nếu không đánh tiêu diệt sinh lực địch thì chắc chắn chúng sẽ chầy bửa trên bàn đàm phán & Khe Sanh vẫn là cái gai cắm giữa lòng bàn chân Trường Sơn - Trung bộ. Nhổ được cái gai Khe Sanh mà không cần phải lao mình vào đó là cả 1 nghệ thuật quân sự siêu việt, tuyệt đỉnh. Nhờ phát quang miền Tây Quảng Trị mà ta mới có chỗ đứng vững vàng ở Tây Nguyên từ 1972 để làm bàn đạp thốc về SG. Đợt 1 có khoảng 200 phóng viên chiến trường có mặt ở Nam VN nhưng đến đợt 2 thì con số đó là 1.200. Lo sợ những hình ảnh gây sốc, Mỹ ngụy cấm họ đi theo các đơn vị tác chiến. Vậy là họ túc trực ở các bệnh viện dã chiến, nhà quàn xác, các sân bay, huyết mạch vận tải.. để ghi hình, chụp ảnh những chuyến trực thăng, xe chở thương binh tử sĩ ăm ắp từ khắp mặt trận dồn về. Và điều này khiến nước Mỹ đột quỵ! Quốc hội Mỹ tước bỏ quyền quyết định chiến tranh của tổng thống. Chính thức tuyên bố rút quân Mỹ (lộ trình 3 - 5 năm) & gây sức ép lên Henry Kissinger trong nỗ lực đàm phán "cứu vãn danh dự Hoa Kỳ", buộc phái đoàn Mỹ phải nhượng bộ ta.

7/ Mượn lời thơ Lê Anh Xuân thay lời kết: "Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng"

Tổn thất, hy sinh, mất mát là to lớn, hết sức to lớn nhưng chính từ những máu xương ấy, cầu vồng chiến thắng đã rạng ngời tỏa sáng. Mậu Thân là chiến thắng tạo nên từ cầu vồng máu của những người VN ưu tú & kiệt xuất nhất mọi thời đại. Là đỉnh cao trí tuệ của tập thể những nhà lãnh đạo tuyệt vời, là tầm nhìn chiến lược trác tuyệt của Bác Hồ kính yêu.

  Diệu Thiện ST

Tìm hiểu về lịch sử Việt Nam (The history of Vietnam) 

5 comments:

  1. Tìm hiểu đầy đủ/xác thực về lịch sử là việc chọn lọc/xử lý thông tin.
    Tuy nhiên, rất khó để có thể nêu mọi vấn đề thật khách quan và chính xác. Dù nhiều người trong chúng ta đã trải qua giai đoạn này và là nhân chứng của cuộc chiến.

    ReplyDelete
  2. Yen Vu
    Chiến thắng ư? Tết Mậu Thân chết nhiều quan và dân quá!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Yen Vu, xét về kết quả ko lường được là chiến thắng.
      Xét về mục đích và tổn thất là thất bại.

      Delete
  3. Ngày 28/12/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Bộ Chính trị (Khóa III) họp quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968 nhằm giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Ngay sau đó, công tác chuẩn bị đã được triển khai một cách nhanh chóng và bí mật. Bác đã ra chỉ thị cụ thể cho các chiến trường:
    “Kế hoạch phải thật tỉ mỉ
    Hợp đồng phải thật ăn khớp
    Bí mật phải thật tuyệt đối
    Hành động phải thật kiên quyết
    Cán bộ phải thật gương mẫu”.
    (Bài thơ Xuân 1968 của Chủ tịch Hồ Chí Minh)

    ReplyDelete
  4. Sau những lời chúc mừng gửi tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước, lời chúc mừng năm mới tới các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, các nước bạn và nhân dân toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ đã ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, chúc kiều bào ở nước ngoài năm mới cố gắng mới, tiến bộ mới! Bác đã gửi tới toàn dân tộc câu thơ:
    “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
    Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
    Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
    Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”.
    Xem thêm từ nguồn: http://btlsqsvn.org.vn/Desktop.../News.Display/Print.aspx.

    ReplyDelete