Thursday, September 30, 2021

Những suy nghĩ về bác Việt

 Mấy hôm nay trên mạng rất nhiều bài về bác Việt, mà mình chưa có bài nào thực là không đúng. Có một số lý do:

     1. Mình với bác Việt có quan hệ đặc biệt, không muốn viết những gì mà người khác cũng có thể viết. Cuộc đời của bác Việt có hai huyền thoại: huyền thoại của một vị tướng (hàm trung tá, cố nhiên, ai cũng biết, không muốn khai thác thêm chỗ này) và huyền thoại của một con người (cái này thì ít người nói). 

     2. Ý tưởng mới về bác Việt thì có nhiều nhưng đều chưa  chín, viết ra có thể na ná như người khác viết, hoặc không đúng ý mình. 

     3. Tết vừa rồi, đem quà đến không gặp. Ra đến ngõ thì gặp "đại vương" đi xe máy về, xem chừng cũng còn khỏe. Có lẽ chỉ có vấn đề ở cái phổi. Mấy năm nay bác ho ghê quá.

     4.  Mấy năm trước, bác thường xuyên ghé văn phòng chơi, lúc nào cũng vào lúc đang bận nhất. Đành xếp mọi việc lại nói chuyện đánh trận. Mình hay nói với các kỹ sư trẻ: "Được nhìn thấy ông ở khoảng cách gần thế này là dịp may hiếm có. Một con người đặc biệt đấy."

     5. Sau nhiều năm thân quen mình mới dám hỏi về vấn đề "gái gú". Bác nói "cũng muốn lắm chứ. Nhưng không dám. Một mặt là bao giờ cũng có liên lạc viên bên cạnh. Thứ hai quan trọng hơn, mình phải giữ hình ảnh để ra trận ra lệnh lính mới nghe. Lính mà không thấy lời chỉ huy thiêng, chỉ chần chừ tý là chết sạch cả lũ. Nhưng mình có thằng đại đội trưởng khá lắm, anh em gọi là Thống chế Gà Sống. Đến đâu cũng chỉ sau 2-3 giờ, không biết làm thế nào là hắn đã xong ít nhất một cô rồi. Hắn đánh giặc cũng hay, nên cứ kệ nó thôi. Không ai hỏi tới thì mình cứ lờ tịt như không biết".

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Từ sống mòn đến chết mòn...

 

Wednesday, September 29, 2021

Sự xâm lăng VN của chinazi: Từ âm mưu chia cắt VN đến đường sắt CL-HĐ, BK đang đạt được những gì chúng muốn.

 Tướng Lê Văn Cương:

VIỆT NAM TỪNG 5 LẦN BỊ TRUNG QUỐC BÁN ĐỨNG 

Tôi cho là Việt Nam từng năm lần bị bán đứng. 

Lần thứ nhất tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải vĩ tuyến 17 mà có thể là 13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã nhân nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17. Sau này chính Pháp nói với ta điều ấy. 

Lần thứ hai khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 1-3-1972, Kissinger về Tokyo họp báo, nói một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời trước đây các tổng thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó là phong tỏa cảng Hải Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế giới, cho máy bay đánh sát biên giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thiệt hại về người và tài sản trong cuộc không chiến của Mỹ ở miền Bắc từ 1-3-1972 đến khi ký Hiệp định Paris bằng cả sáu năm trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu nữa. Nên thông cáo Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người Việt Nam.

Lần thứ ba, họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh.

Lần thứ tư, chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ thảm sát hơn 2 triệu người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z, lương thực thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến tranh biên giới Tây Nam 1976-1978 là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh Việt Nam. Sau đấy, khi ta giải phóng Campuchia, Trung Quốc là kẻ lu loa trên thế giới rằng Việt Nam có âm mưu lập “Liên bang Đông Dương”. Kẻ gây ra họa diệt chủng lại vu cáo cho những người cứu người Campuchia khỏi họa diệt chủng.

Lần thứ năm là chiến tranh biên giới năm 1979. Năm lần họ buôn bán trên lưng mình.

Tuesday, September 28, 2021

 YÊU KIỂU NGA!

 Khi bà Clavia Novicova mất ở tuổi 94 tại làng Progress (Tiến bộ) vùng Viễn Đông, Nga, tiễn đưa bà chỉ có dăm ba người, không có người thân, không có bạn bè vì tất cả đã từ lâu về bên kia thế giới.

 Chỉ ở Nhật Bản, các hãng truyền hình lớn nhất đã đưa tin đậm: Người vợ Nga của ông Yasaburo đã mất!

 Ở đất nước mặt trời mọc, bà Clavia đã trở thành biểu tượng của tình yêu và sự hy sinh: sống chung 37 năm, bà đã khuyên chồng trở về nước, về với người thân, về với người vợ Nhật đã chờ ông hơn nửa thế kỷ... 

 Clavia và Yasaburo gặp nhau năm 1959 khi cả hai đều trải qua trại tập trung của Stalin. Bà bị kết án 7 năm tù vì tội "hoang phí tài sản XHCN", còn ông phải 10 năm "bóc lịch" vì là "gián điệp Nhật". 

Cả hai lại cùng có nỗi đau riêng: bà đã có chồng, sinh con trai và chờ chồng trở về từ mặt trận. Nhưng khi bà bị kết án đưa đi vùng khỉ ho cò gáy là Kolyma thì chồng bà trở về đã lập gia đình khác. Ông cũng không kém bi kịch: sau khi cưới vợ ở Nhật Bản đã cùng vợ trẻ đến sống ở Triều Tiên và ở đó họ sinh 2 con, 1 trai, 1 gái

Vào mùa thu năm 1945, hồng quân Liên Xô tiến vào Triều Tiên, đã bắt gần như tất cả người Nhật và đưa về Liên Xô cải tạo với tội danh "làm gián điệp chống Liên Xô". Yasaburo ngồi tù cùng Clavia ở gần thành phố Magadan. Khi ông ra tù, người ta lại quên không đưa ông vào danh sách tù binh chiến tranh để trao trả về Nhật. Thêm nữa, ông tuyệt vọng vì cứ nghĩ vợ con mình đã chết  và sợ hãi không biết đi đâu về đâu, nên rốt cục quyết định nhận quốc tịch Liên Xô, đổi tên thành Yakov Ivanovich.

 Họ gặp ngẫu nhiên. Nàng Clavia thấy một người đàn ông gày gò với  khuôn mặt không có nét Nga, mắt thì ngập tràn nỗi buồn mênh mang nên trái tim bỗng thắt lại vì thương cảm. Sau đó, bạn gái bà rủ bà đến sống ở làng Tiến Bộ, vùng Viễn Đông. Bà tạm biệt ông rời đi.

 Yasaburo viết thư cho bà, nài nỉ đến sống cùng bà ở nơi mới. Ban đầu bà từ chối vì sợ liên lụy khi quan hệ với một hàng binh Nhật, nhưng rồi tình yêu đã thắng và họ sống chung gần 40 năm. Ông làm nghề cắt tóc, chụp ảnh và châm cứu, bà thì trồng cà chua, dưa leo, nuôi dê. Cả hai sống cơ hàn, nhưng êm ấm, hạnh phúc. Ông không bao giờ to tiếng với bà, nhưng chỉ tiếc là hai ông bà không có con. 

Bà thổ lộ: "cả vùng không thể kiếm ra người đàn ông thứ hai: không uống rượu 🍷, không hút thuốc lá 🚬".

 Yasaburo đã mua về 2 cỗ quan tài để nếu có chết cả hai sẽ cùng chết một ngày.

 Khi bắt đầu Cải tổ và tấm màn sắt buông xuống, một người thân đã kể cho các bạn hàng Nhật về một người Nhật kỳ lạ sống với vợ Nga ở làng Tiến Bộ. Họ về Nhật kiếm tìm người thân của ông Yasaburo, tìm thấy em trai ông, con gái ông và sau đó là người vợ Nhật tên là Hisako. Bà Hisako đã từ Triều Tiên về nước và vẫn chung thủy chờ chồng (con trai họ đã mất ở Triều Tiên). Bà hành nghề y tá và cả đời ky cóp đồng lương ít ỏi để xây cho mình và cho người chồng thất lạc một căn nhà nhỏ. Dù không chắc chắn ông còn sống hay đã mất, bà Hisako vẫn để tên chồng là người sở hữu nhà và tài khoản tiền tiết kiệm gửi ngân hàng. Khi tìm ra thì con gái họ đã ngoài 50 tuổi.

 Sau đó, em trai và con gái ông sang Nga đến làng Tiến Bộ khuyên ông về nước, song ông đã từ chối nói với người vợ Nga "anh không bỏ em, em là tất cả với anh".

 Bà Clavia đã quyết định đưa ông về lại Nhật vì ở đó điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn với người già và nhất là thương cảm người vợ Nhật mòn mỏi chờ chồng, mòn mỏi sống với mong ước được thấy lại mặt chồng, được ôm chồng lần cuối... 

 Một mình bà Clavia đã xoay sở làm cho ông hộ chiếu xuất ngoại, tự bà rút tiền tiết kiệm đổi ra đô la mua vé máy bay và chi phí ăn ở, đi lại cho ông... Và lại còn ly dị ông để ở Nhật Bản ông có lương hưu cũng như có quyền sở hữu và thừa kế tài sản.

Tháng 3 năm 1997, bà mãi mãi chia tay với người chồng Nhật. Yasaburo vẫn thường gửi đồ từ Nhật về cho bà, hàng tuần cứ vào thứ bảy ông lại gọi điện thăm bà...

 Sau khi biết được mối tình xuyên biên giới qua báo chí và cả phim tài liệu, truyện ký, người Nhật đã tổ chức quyên góp tiền cho chuyến đi tới Nhật của "bà Clavia".

 Bà đến Nhật lúc đã ngoài 80 tuổi và lập tức trở thành nữ anh hùng ở đất nước này. Bà gặp người vợ Nhật của ông, cả hai ôm nhau khóc, họ hiểu nhau không cần phiên dịch.

 Sau đó, bà còn 2 lần đến Nhật, lần cuối là có mặt dự ra mắt vở kịch viết dựa trên câu chuyện về mối tình giữa người phụ nữ Nga và một hàng binh Nhật. Ông Yasaburo và bà Hisako đều muốn Clavia ở lại Nhật Bản, song bà đã từ chối vì muốn Yasaburo của mình "được sống đàng hoàng" và bà đã quen với cuộc sống đạm bạc ở Nga.

Hay tin bà mất, chàng Yasaburo lúc đó đã rất yếu viết thư gửi về làng bằng tiếng Nga

 "Clavia! Anh biết em đã mất và nỗi buồn tràn ngập trong anh. Anh đã định gọi điện cho em ngày 30/8 nhưng anh không còn sức. 40 năm sống cùng em ở Nga, em luôn bên anh, chăm sóc cho anh. Cảm ơn em về tất cả. Anh về được Nhật là nhờ những nỗ lực của em. Anh cám ơn em vô ngần. Anh còn nhớ chúng mình đã đóng quan tài cho cả hai. Giá còn sức khỏe, anh đã lao về bên em, ôm chặt em...nhưng anh không còn sức lực. Hãy ngủ ngon, Clavia yêu dấu! 

Yakov của em"

Chia sẻ từ fb Tuấn Mai SG

Monday, September 27, 2021

Chân tướng giặc phương Bắc: Từ sự trỗi dậy của chinazi

 BÀI VIẾT ĐÁNG SUY NGẪM

Tác giả Nguyễn Trung SN 1935 tại Hà Nội, vào đảng CSVN 1965, 40 năm ở ngành ngoại giao, từng là đại sứ VN tại Thái Lan và CHLB Đức. Trở về nước, ông làm TTK HĐ Kinh tế đối ngoại của CP, rồi làm trợ lý cho TT Võ Văn Kiệt. Ông cũng đã là thành viên Tổ nghiên cứu KTĐN của TT Phan Văn Khải, cộng tác viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Sau đây là bài viết tâm huyết của ông về làm thế nào cho cả nước là một chiến tuyến thống nhất bảo vệ tổ quốc, làm cho cả nước dốc lòng xây dựng đất nước sớm giầu mạnh. (NTS 23.9.2019)./. * * * Mấy tháng nay cả thế giới lo lắng theo dõi: Chỉ cần một phát súng định mệnh nổ ra trên Biển Đông – dù vô tình, hay vì chủ ý, do bất kể nguyên nhân gì, từ phía nào…(vì phải tự vệ, hay do khiêu khích…) – trong những đợt quần rượt, xua đuổi nhau,giữa một bên là các lực lượng bảo vệ bờ biển của Việt Nam xua đuổi những kẻ xâm phạm đến từ phía Trung Quốc, và một bên là các lực lượng hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống tầu hải dương địa chất HD8 và tầu cần cẩu khủng Lam Kình liên tục mấy tháng nay ngang nhiên tiến hành những hành động chỉ có thể đặt tên là xâm lược – nhiều lúc xảy ra tại những điểm rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam – có khi chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam 11 hải lý, và cách đảo Lý Sơn 30 Hải lý (vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có chiều rộng là 200 hải lý tính từ đường cơ sở)… Giới nghiên cứu quân sự của NATO, EU.., hoặc của những tổ chức có tên tuổi như RAND Corporation, Học viện Hải quân (Mỹ)… cho rằng phía TQ rất cần một tia thuốc súng như thế cháy lên ở Biển Đông, để có cớ cho họ chủ động ráng cho lực lượng bảo vệ biển của Việt Nam đòn chí mạng, và xúc tiến luôn thể một số việc đã rồi khác! Trung Quốc đang theo đuổi đến cùng mục tiêu này!..v.v. Cho đến nay, phát súng định mệnh này chưa nổ ra trên Biển Đông – về phía VN rõ ràng là do sự tự kiềm chế đến buốt gan buốt óc, với sự kiên định tới cùng còn nước còn tát vì hòa bình! – còn về phía TQ, như trong tình trạng đất nước họ ở thời điểm này (bao gồm cả vấn đề Hongkong và vấn đề Đài Loan đang rất nóng bỏng) cho thấy, có lẽ cũng không đơn giản lắm nếu lúc này chủ động khiêu khích cuộc chiến trên biển!.. Song ai dám nói trước điều gì về sự hành xử của TQ?!.. [Ai cũng biết, chủ tịch Tập Cận Bình ngày 29-08-2019 đã bác bỏ thẳng thừng ý kiến của tổng thống Duterte về bãi Sacarborough của Philippines, và còn nói TQ sẽ rộng lượng để cho phía Philippines hưởng tỷ lệ ăn chia là 60% trong khai thác dầu tại đây. Ông Duterte nhận lời, nhưng phó tổng thống Philippines - bà Leni Robredo– và cả nước Philippines phản đối, gọi đấy là bán tương lai Philippines cho TQ… Còn giới nghiên cứu nước ngoài – trong đó có Bill Hayton…- cho rẳng bất cứ một thỏa hiệp nào kiểu như thế này sẽ làm cho hệ thống pháp lý ở Biển Đông và ở những nơi khác sụp đổ!..] Cũng trong những ngày tháng này rộ lên những nhận định từ những giới nghiên cứu này: Giới quân sự TQ lộ rõ ý đồ rất muốn lựa chọn VN làm đối tượng cho cuộc chiến khởi động (warm up fight) để chuẩn bị cho những cuộc chiến lớn! Ngày 14-09-2019 kho dầu của Ả-rập Saudi bị vũ khí từ máy bay không người lái tấn công, khiến cho nguồn dầu của quốc gia này giảm 5,7 triệu thùng / ngày (tương đương 1/5 sản lượng cung hàng năm của thế giới), với mọi tác động nhiều chiều cho khu vực và toàn cầu. Lực lượng Houthi ở Yemen đứng ra nhận là họ tấn công. Nhưng Mỹ và một số nước thành viên NATO nghi ngờ đây là hành động do Iran chủ mưu vì nhiều lẽ. Trump phản ứng ngay, nói (đại ý) “đạn đã lên nòng” và còn chờ xác minh kẻ tấn công". Một vùng chiến tranh lớn từ Iran đến A-rập Saudi kéo theo toàn bộ khu vực Trung Đông sẽcó thể bén lửa! Chưa thể nói nếu bén lửa, cái gì sẽ đến với cả thế giới! Tấn công bằng máy bay không người lái thực sự đã mở ra một chương mới rất khó lường trong chiến tranh đương đại. Với những diễn biến mới ở Trung Đông, ở châu Phi.. , tính hỗn loạn và sự căng thẳng của cục diện thế giới kể từ thời xuất hiện đối kháng thế kỷ Trump- Tập đang leo thang lên một nấc cao mới. Nước Mỹ thời Trump đã chính thức từ bỏ vai trò “sen đầm quốc tế” để tập trung cho “America first!”, vì trong các mối tương quan quốc tế hôm nay nước Mỹ đã vượt qua thời kỳ đỉnh cao của mình, và phải đối mặt với một thế giới đa cực hoàn toàn khác, đầy hỗn loạn, rất khó tiên liệu.Mới đây nhất, việc Mỹ giữ thái độ tự kiềm chế trước sự kiệnIran ngày 20-06-2019 bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ (UAV) trên vùng biển Hormuz cho thấy: Những tuyên bố của Trump dù quyết liệt như thế nào, song nước Mỹ đang phải rất thận trọng (điều này có lý lẽ riêng của nó, và hoàn toàn có thể hiểu được). Đúng là không còn nữa “sen đầm quốc tế” Mỹ. Song dù muốn hay không, cộng đồng các quốc gia trong thế giới hôm nay đang thiếu, và sự thực là không thể.., hay là chưa thể tạo ra được cho mình một “cảnh sát thế giới” với một “hiến pháp chung” đủ mạnh để giữ trật tự chung! Bàn riêng về Biển Đông, so với thời Obama với cao điểm là chính sách “xoay trục” (mới chỉ được nói ra và chưa thực hiện được gì), có thể nhận định: Chính sách, luật pháp, lời nói và việc làm của chính quyền Trump thay đổi một trời một vực, rất quyết liệt, theo hướng phải duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông, nhiều đồng minh của Mỹ đã hưởng ứng bằng hành động cụ thể. Song chưa thể nói phản ứng của Mỹ và đồng minh như thế là đủ, vì tại đây Trung Quốc vẫn đang leo thang tiếp. Nhất là Trung Quốc đang muốn phát huy thế mạnh áp đảo tại chỗ ở Biển Đông, để bù đắp cho những yếu kém khác của Trung Quốc trong đối kháng thế kỷ Mỹ-Trung! Nhất là trong những nỗ lực này Trung Quốc lựa chọn Việt Nam làm mục tiêu chính, Việt Nam đang trở thành “nạn nhân kép” trong chiến lược của Trung Quốc!.. Trên võ đài mất /còn (zero sum game) của thế giới hôm nay, lợi thế của kẻ này là thất thế của kẻ khác. (1) Những bước leo thang mới của Trung Quốc trên Biển Đông – cụ thể đối với nước ta là vùng bãi Tư Chính, và (2) Những diễn biến nguy hiểm khó lường đang xảy ra ở Trung Đông là hai sự kiện tác động lẫn nhau, có thể một lần nữa tạo ra cho nước ta nguy cơ “đục nước béo cò” – mà trên chặng đường kể từ sau chiến tranh thế giới II đến nay nước ta đã hàng chục lần là nạn nhân khốn khổ của tình trạng đục nước béo cò!. Hai lần mới đây nhất là: (1) Mỹ và Trung Quốc đi với nhau sau cuộc gặp Nixon-Mao năm 1972 và Liên Xô đang trong quá trình sụp đổ,Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 - trong lúc tình hình khu vực tranh tối tranh sáng! Sau đó TQ còn dậy cho Việt Nam “bài học” – cuộc chiến tranh 17-02-1979; (2) Lợi dụng khoảng trống trong khu vực và yếu kém của phía ta,năm 1988 Trung Quốc đã chiếm 7 đảo và bãi đá của ta ở Trường Sa, rồi sau đó còn đẩy nước ta đến Hội nghị Thành Đô năm 1990 – bất chấp tình hình Trung Quốc lúc đó đang khốn đốn vì sự kiện Thiên An Môn (04-06-1989). Trong mọi lúc đất nước là nạn nhân của bối cảnh đục nước béo cò, cần thẳng thắn thừa nhận để ghi nhớ cho hôm nay: Ngoài những trò chơi bẩn thỉu của các thế lực lớn, về phía ta thường có 2 sai lầm chủ quan không nhỏ - vì giới hạn của tầm nhìn, vì sự nô lệ của ý thức hệ, vì thiếu vắng phẩm chất và bản lĩnh chính trị phải có… Tựu trung 2 sai lầm đó là (1) thường đánh giá không đúng bàn cờ thế giới, và (2) là lựa chọn không chính xác, lựa chọn quyết định sai cho đất nước. Đất nước ta thường phải trả giá vô cùng cay đắng cho 2 yếu kém này. Chẳng lẽ nước ta – trước hết là giới cầm quyền – “học” đi học lại mãi như thế mà vẫn chưa đủ cho thế giới hôm nay!? Không có cảnh sát thế giới và hiến pháp chung đủ mạnh để giữ trật tự chung, nước ta chỉ có một con đường: Nếu không khoanh tay chịu làm nô lệ, thì phải tự cứu mình trước khi trời cứu!. Thật ra đấy là chân lý muôn đời! Là bài học số 1 của Việt Nam trong mọi tình huống kể từ sau chiến tranh thế giới II cho đến hôm nay! Xin nhắc lại để không bao giờ hiểu lầm: Tôi, và chắc chắn là mọi người Việt có suy nghĩ như tôi, không bao giờ muốn coi Trung Quốc là kẻ thù – ngoại trừ khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam và cố tình xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của Việt Nam! Thậm chí trước sau tôi không từ một nỗ lực nào có thể, những mong để vãn hồi, để duy trì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp có lợi cho cả hai nước và phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với nguyện vọng chung cho hòa bình, hợp tác và cùng nhau phát triển của cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Trên thế giới này còn ai muốn chung sống hòa bình, có quan hệ láng giềng tốt, bình đẳng cùng tôn trọng lẫn nhau với Trung Quốc hơn Việt nam!? Song bảo vệ tổ quốc đối với tôi trước sau luôn luôn là giá trị thiêng liêng, bất khả xâm phạm! . Xin được nói rành mạch với nhau tại đây, theo tôi: - 4 thập kỷ độc lập thống nhất vừa qua cho thấy nước ta chẳng xin được bất kể cái gì từ giữ đại cục, từ “4 tốt”, từ “16 chữ”, từ biết bao nhiêu hứa hẹn đường mật khác, nếu không muốn nói rằng nước ta đã mất quá nhiều – kể cả mất cả hòa bình và ổn định, tương lai phát triển bị kìm hãm… – chỉ vìta một bề cố giữ những cam kết này (thực ra đấy chỉ là những cam kết một chiều về phía ta)! - Cũng 4 thập kỷ này cho thấy, vì còn có những điểm Đảng biết sợ dân, biết nghe dân (ví dụ mới đây nhất là trong vụ “3 đặc khu kinh tế” vừa qua), nên còn giữ được cho đất nước những gì còn đang giữ được như hôm nay – không phải là quá nhiều so với đã mất nhiều, trong khi đó nguy cơ mất tiếp không hề nhỏ! Như vậy, bảo vệ tổ quốc và gìn giữ quan hệ láng giềng đúng đắn là 2 nhiệm vụ khác nhau. 4 thập kỷ vừa qua cũng cho thấy có bảo vệ được tổ quốc thì mới có thể giữ được quan hệ láng giềng tốt – nếu không nước ta sẽ chỉ là kẻ nô lệ, kẻ chư hầu – sự thật là trăm mưu nghìn kế của Trung Quốc đang thường trực đẩy tiếp nước ta xuống làm kẻ chư hầu !.. Cả cuộc đời làm công tác ngoại giao trong những quan hệ đụng chạm đến Trung Quốc đã cho tôi kinh nghiệm: Không thể mong chờ Trung Quốc sẽ ban cho ta thiện chí này nọ, cũng không thể thay đổi được những điều họ muốn theo đuổi đối với nước ta, họ chỉ hợp tác với nước ta hoặc để cho ta yên trong những trường hợp họ không thể làm gì khác. Vì vậy hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển không thể đi xin được, mà phải có phẩm cách, bản lĩnh và sức mạnh để giành lấy! Song bảo vệ tổ quốc chúng ta và xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt của ta với Trung Quốc bằng cách nào trong thế giới hỗn loạn hôm nay – một thế giới đang chịu tác động sâu sắc của đối kháng thế kỷ Mỹ - Trung như thế này?. Vâng, bằng cách nào?, Nếu không phải là: Hãy làm cho cả nước là một chiến tuyến thống nhất bảo vệ tổ Quốc! . Hãy làm cho các nước dốc lòng xây dựng đất nước sớm giầu mạnh!. Câu trả lời của tôi là như vậy. Còn của các bạn? Của mỗi người dân Việt chúng ta?. Tôi vô cùng mong muốn câu hỏi và câu trả lời của tôi trên đây phải là câu hỏi và câu trả lời của từng đảng viên ĐCSVN, phải trở thành chương trình nghị sự của Đại hội XIII. Đấy là trách nhiệm ràng buộc của ĐCSVN đối với đất nước trong cục diện thế giới hôm nay, rất sát phạt đối với mọi quốc gia. Nếu nhiệm vụ này vượt tầm với của Đảng hôm nay, thì Đảng hôm nay phải phấn đấu lột xác để dựa vào nhân dân mà làm cho bằng được! Vì hỏi được, và trả lời được như thế, ĐCSVN và từng đảng viên sẽ tìm được lối ra cho chính bản thân mình và cho đất nước!. Nếu không hỏi được và không trả lời được như vậy, họp Đại hội XIII để làm gì?. Tôi hiểu được và hoàn toàn thông cảm tình huống sẽ có nhiều người phát ớn đối với sự kiên định của tôi về trách nhiệm không thể tránh né nêu trên của ĐCSVN. Tôi cũng mong được thông cảm, vì kinh nghiệm đường đời của tôi mách bảo tôi lựa chọn như vậy! . Đất nước ta phải tự cứu mình trước khi trời cứu! Phải tự cứu mình, cả thế giới tiến bộ mới đứng về phía mình! Vì thế giới này không có “bữa trưa miễn phí” (There is no free lunch !). Và như thế nhất định sẽ giữ được nước – cho dù nếu xảy ra những thách thức long trời lở đất… Và chỉ như thế chắc chắn mới có hữu nghị thật và có thể chung sống hòa bình thật với Trung Quốc. Quan trọng hơn nữa, chủ động bảo vệ tổ quốc như vậy, là chủ động gìn giữ và phát triển được những mối quan hệ song phương hòa bình nhất định nào đó hiện còn có với Trung Quốc. Mọi nỗ lực hòa hiếu một bề cam chịu tất cả, 4 thập kỷ nay chỉ gặt hái được: Ta càng thỏa hiệp, càng nhân nhượng cho đại cục, cho “4 tốt”.., Trung Quốc càng lấn tới – như đang diễn ra trên bãi Tư Chính, và còn đang tiếp diễn !. Hết./.
Nguyễn Trung Hà Nội – Võng Thị, 18-09-2019

Những gì còn lại của con hổ

 Tôi thật đau buồn được tin cụ Đặng Văn Việt từ trần. Người bạn quý  ấy, mỗi lần ghé Hà Nội tôi đều đến thăm. Lần chót chúng tôi gặp nhau là ngày 19 tháng hai 2018. Dưới đây, tôi xin trích lại những dòng ghi chép của tôi sau cuộc hội ngộ cuối cùng ấy.

« Vẫn ngổ ngáo và niềm nở như mọi khi. Ông cưỡi cái xe ba bánh che bạt chạy bằng điện quà tặng của bạn bè. Bộ quần áo xám nhạt, hoen ố, gắn huy hiệu Võ Nguyên Giáp, mũ cát két xanh sẫm. 


Chúng tôi ôm nhau. « Menras, năm nay tôi trăm tuổi rồi đấy ! ».

Nhà 125 phố Minh Khai, Hà Nội. Cuối ngõ nhỏ, một cái sân bao quanh bởi mấy chung cư xập xệ. Ông đậu cái xe ba bánh ở dưới sân, nhiều khi để luôn cả cái cặp đựng tài liệu trên xe, dẫn tôi leo cầu thang, dọc theo những bức tường cũ ký loang lổ, lên lầu ba, tới tấm cửa sắt của « BT 205 » (BT là… Biệt Thự đấy !). Hai căn phòng nhỏ ở cuối một hành lang hẹp.

Ông pha trà. Rót rươu vào một chén nhỏ.

Năm năm liền, ông viết một cuốn sách về lịch sử quân sự Việt Nam, nhưng việc xuất bản gặp phải những chướng ngại hành chính và chính trị. Viện Lịch sử Quân sự vừa xuất bản bộ Quân sử 15 tập. Một công dân cá thể không thể công bố một bộ sử như vậy được, đó là công việc của một viện, của Đảng… ». Một nữ bác sĩ đã hứa đóng góp tài chính để xuất bản cuốn sách của ông, và nói chỉ cần chỉnh sửa đôi chút là cuốn sách có thể nhận được một giải thưởng quốc tế. Ông cũng tin chắc như vậy. 

Đến giờ ăn, chúng tôi thận trọng từng bậc bước xuống cầu thang, đợi taxi đến đón chúng tôi tới tiệm ăn mà ông gọi là « bít tết Napoléon ». Tôi mượn cửa hàng bên kia đường một cái ghế nhựa để ông ngồi đợi. Ông ngồi chờ ở góc phố, đợi mãi taxi vẫn chưa tới, ông đứng dậy, leo lên ngồi trên cái xe mô tô đậu gần đó. Quán Napoléon đóng cửa nghỉ tết.

Tới quán Lục Thủy gần hồ Gươm, chúng tôi ngồi bàn ngoài hè. Ông nhận xét « Việt Nam đang phát triển ». Vào bữa, ông làm một đĩa « T bone steak » nhập từ New Zealand và kiên trì chiến đấu tới cùng, chỉ ngừng vài lần để cụng ly rượu vang đỏ Chilê. Chúng tôi kết thúc bữa ăn bằng ly kem và một cốc « Irish Coffee ». Người chiến sĩ mang đầy thương tích trên người ấy có thể đọ sức với mọi tướng lĩnh bụng phệ trên thế gian này. Ông cụ mạnh khỏe, tráng kiện về mọi mặt, vật chất cũng như tinh thần.

« Khác với chúng nó, 70 năm tuổi Đảng tôi chưa hề ăn cắp một xu nào của nhân dân ». Thời khóa biểu hàng ngày của ông ? « Sáng dậy, một giờ thể dục. Sau đó đi nhảy và ăn sáng, một giờ rưỡi… Cả ngày viết sách, rồi một giờ học tiếng Anh ».

« Cảm ơn chú đã mời tôi tham gia cuốn phim của Đào Thanh Tùng « André Menras : một người Việt ». Thế là hình ảnh tôi được lưu trữ trong kho của Quân đội », ông cả cười. « Đảng này đang cản trở sự phát triển của đất nước. Khuất phục Trung Quốc. Tôi là một người lính bị bỏ quên. Không phải nhân dân, mà là lãnh đạo bỏ quên ».

Giao tranh với quân đội thực dân 120 trận, « con hùm xám đường 4 » đã đánh thắng 116 trận. Nhiều tù binh Pháp bị bắt không bị các đơn vị dưới quyền ông hành hạ. Nhiều người đã tỏ lòng biết ơn, thậm chí khâm phục ông. Ông đã viết 21 cuốn sách. Ông cười vang khi kể cho tôi nghe chuyện quân tàu (Tưởng) giải giới quân Nhật. « Khi viên sĩ quan Nhật hét to, ra lệnh cho quân lính trao nộp vũ khí, thì quân tàu hoảng sợ, toan bỏ chạy ». Ông kể cho tôi nghe chuyện nạn đói 1945 ở Hà Nội, thời ông là sinh viên y khoa… Chuyện ông không được tham gia trận Điện Biên Phủ, nơi trung đoàn của ông bị tiêu diệt gần như hoàn toàn, còn ông thì bị gửi sang học quân sự ở Trung Quốc. Kể chuyện về hưu phải trồng rau đem bán ngoài chợ. Kể mà cười tửng tưng, coi những chuyện bị đối xử tàn tệ vì lý lịch « xấu » ấy là chuyện của ai khác. Ông nói : « Kể ra chú với tôi, cả hai chúng ta đều hơi khùng. Chú thì cắm cờ và rải truyền đơn trước quốc hội Sài Gòn, tôi thì cắm cờ trước hoàng thành Huế với một khẩu súng Colt không đạn ». Tôi trả lời cờ của tôi còn có màu xanh, cờ của ông thì không. Và chúng tôi cả cười.

Lương hưu của ông mỗi tháng mười triệu đồng (khoảng 340 EUR). « Cũng nhiều đấy, nhưng tôi còn phải giúp năm gia đình nghèo… Riêng tôi chả cần gì nhiều ».

« Chỉ thích nhảy : boston, valse, tango, còn bọn kia – ông chỉ sang bên kia hồ Gươm nơi tượng đài Lý Thái Tổ – chúng bày ra chuyện nhảy để bịt miệng những người yêu nước ». 

Chia tay ông, tôi không biết đó là cuộc gặp cuối cùng. Tôi nhớ tới ông với tất cả sự kính mến đối với một người Việt Nam phi thường, chân chính và khiêm cung, một con người mà sử sách chính thức của một đảng phái vô ơn và bội bạc đã muốn quên đi. Vô phương. Tôi còn giữ cặp mắt kính cũ mà ông đã cho tôi khi cặp kính của tôi bị cán vỡ trong một tai nạn giao thông. Tôi thấy rõ, nhờ cặp kính ấy.


Texte en français suit

Je viens d’apprendre avec beaucoup de chagrin le décès de M. Đặng Văn Việt. C’était un très cher ami que j’aimais rencontrer lors de mes passages à Ha Noi. La dernière fois que nous nous sommes vus, c’était le 19 février 2018. Je vous livre ici les quelques notes brutes de littérature que j’avais prises de cette heureuse et ultime rencontre.
« Truculent et affable comme à l’ordinaire. Il arrive sur un tricycle électrique bâché que des amis lui ont payé. Costume gris clair, maculé de tâches, avec un petit écusson métallique à l’effigie du général Giáp, casquette bleu marine. Un petit air cabot.
Accolade. « Menras, je suis centenaire !». 
Appartement au 125 rue Minh Khai à Ha Noi, une cour entourée d’HLM vétustes au bout d’une petite ruelle… Il laisse dans la cour le tricycle électrique, souvent avec sa serviette à documents et me guide dans les escaliers aux murs décrépis jusqu’au 3 ème étage vers la grille métallique de ce qu’il appelle sa « BT 205 » (biệt thự) villa 205. Etroit couloir avec deux petites pièces à son extrémité. 
Là, il prépare le thé. Petite coupelle d’alcool.
Depuis 5 ans, Il écrit un livre sur l’histoire militaire du Viet Nam mais il a beaucoup de mal à l’éditer à cause des obstacles administratifs et politiques. L’institut de l’histoire de l’armée vient de publier 15 tomes. « Un citoyen particulier ne peut publier un tel ouvrage, il faut que ce soit l’institut, le parti, qui le fasse… ». Une doctoresse vietnamienne s’est engagée à l’aider financièrement pour la publication et lui a dit qu’avec quelques modifications, il pourrait prétendre à un prix international. Il le croit fermement. L’heure du repas arrivant, nous redescendons prudemment les escaliers et nous attendons le taxi pour aller au restaurant manger ce qu’il appelle un « bít tét Napoléon ». Je vais demander pour lui une petite chaise en plastique à la boutique d’en face. Il s’assoit au coin de la rue puis se lève d’impatience, le taxi n’arrivant pas, et va s’asseoir sur le siège d’une moto garée à proximité. Le « Napoléon » est fermé : c’est le Tết.
Arrivé au Lục Thủy, près du lac Hoàn Kiếm, nous nous installons sur la terrasse.  Il me guide avec sa canne entre les chaises. Il s’installe et trouve que le « Vietnam se développe ». Il s’attaque au T bone steack de Nouvelle Zélande qu’il ne lâche pas tant qu’il ne l’a pas vaincu et trinque régulièrement avec du vin rouge chilien. Nous finissons par une crème glacée et… un « Irish coffee ». L’homme, le combattant criblé de blessures, vaut bien tous les généraux ventrus d’aujourd’hui. Il est solide et sain sur tous les plans, aussi bien physique qu’intellectuel.
« Contrairement à eux, en 70 ans de Parti je n’ai jamais pris un sou du peuple ». Son emploi du temps ?  « Le matin au lever, une heure de gym. Puis danse pendant une heure et demie et petit déjeuner…Puis écriture du dernier livre en chantier suivie d’une heure d’apprentissage de l’anglais.
« Merci pour le film de Đào Thanh Tùng « André Menras : một người Việt » où tu m’as invité à paraître. Me voilà désormais dans les archives cinématographiques du Parti. » Rire. « Ce parti empêche le pays de se développer. Soumission à la Chine. Je suis un soldat oublié. Pas par le peuple mais par les dirigeants. » 
Sur 120 batailles contre les troupes coloniales, le « tigre gris de la route N°4 » en a gagné 116. Beaucoup de prisonniers français qui sous son commandement n’étaient pas maltraités. Certains lui en ont été reconnaissants et même admiratifs. Il a écrit 21 livres. Il me raconte, hilare, le désarmement des troupes japonaises par les Chinois. « Les Chinois ont pris peur et ont esquissé des mouvements de fuite quand l’officier japonais a hurlé l’ordre de remise des armes à ses soldats. » Il me raconte la grande famine de 1945 à Ha Noi, quand il était étudiant à la faculté de médecine… Il me raconte comment il fut privé de Điện Biên Phủ où son régiment fut décimé tandis que le Parti l’exilait en Chine dans une école militaire. Il me raconte comment, mis à la retraite, il a cultivé des légumes pour les vendre au marché. Toujours avec le sourire, comme si ces maltraitances et cet acharnement pour crime de curriculum vitae s’adressaient à un autre que lui. Il me dit : « Nous sommes un peu fous tous les deux : « toi, tu plantes le drapeau du Vietnam devant la chambre des députés de Saigon avec une poignée de tract, moi, devant la citadelle de Hue avec un colt sans balles ». Et je lui réponds que, sur mon drapeau, il y avait du bleu, pas sur le sien. Rires.
Il touche dix millions de dongs de pension par mois.   « C’est beaucoup, mais j’aide cinq familles pauvres… Je n’ai pas besoin de beaucoup d’argent. »
« Moi, j’aime la danse : le boston, la valse, le tango, mais eux – pointant son doigt vers l’autre côté du lac où se trouve la statue de Lý Thái Tổ- ils dansent pour étouffer les voix patriotiques ». 
Lorsque nous nous sommes séparés, j’ignorais que nous ne nous reverrions plus. Je garde de lui l’affectueux et respectueux souvenir d’un Vietnamien d’exception, authentique et modeste, que l’histoire écrite par un parti communiste ingrat et amnésique a voulu oublier. Sans succès. J’ai gardé aussi de lui une paire de vieilles lunettes qu’il m’avait offertes en dépannage quand les miennes avaient été écrasées dans la circulation. Pour que je continue à y voir clair.

André Menras

Sunday, September 26, 2021

Chân tướng Tàu đỏ

 Làn sóng ký tên “Kết liễu Đảng Cộng sản Trung Quốc” (ĐCSTQ), hay còn gọi là EndCCP lan nhanh tại nhiều quốc gia trên thế giới, sau một năm nỗ lực, đến ngày 5/6/2021 theo giờ Bắc Kinh, trang web đã vượt mốc 1 triệu chữ ký.

Vào tháng 6/2020, "Trung tâm Dịch vụ thoái ĐCSTQ Toàn cầu" (Global Service Center for Quitting the Chinese Communist Party) đã khởi xướng phong trào toàn cầu ký tên ​​"Kết liễu Ác ma ĐCSTQ" (Eliminate the Demon Chinese Communist Party) trên trang web EndCCP.com. Trang web này có tổng cộng có 40 phiên bản ngôn ngữ gồm tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Việt, v.v., với mục tiêu là giúp thế giới nhận ra bản chất của chính quyền Bắc Kinh, cùng nhau kết liễu nó và tránh xa bệnh dịch.

 NTD

----

Ký bản Kiến Nghị

https://endccp.com/vi/

Đại dịch này đã có thể được ngăn chặn nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) không lừa dối. Tuy nhiên, kể từ khi chiếm giữ Trung Quốc, hàng trăm triệu người đã phải chịu đựng sự lừa dố và tàn bạo vô hạn của nó. Ác ma Trung Cộng đã cướp đoạt vùng đất Trung Quốc cổ xưa, và bây giờ sự khủng bố của nó đã lan rộng ra toàn thế giới, ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Đã đến lúc tất cả chúng ta phải bài trừ những việc làm ma quỷ của nó và đặt một dấu chấm hết cho Đảng Cộng sản Trung Quốc!

Trung Cộng lừa dối, Con người mất mạng

Phải mất vài tháng bộ máy tuyên truyền của Trung Cộng mới thay đổi luận điệu từ “có thể kiểm soát được” thành “truyền từ người sang người” và thừa nhận sự nghiêm trọng của COVID19 (virus Trung Cộng) với thế giới. Điều này là quá ít ỏi và quá chậm trễ. Việc che dấu trong thời kỳ đầu đã dẫn đến đại dịch toàn cầu với hơn 3 triệu ca tử vong và số ca nhiễm bệnh không thể tính hết.

Giải thoát hay Tàn bạo

Vô số thảm kịch nhân đạo đã xảy ra tại Trung Quốc do hậu quả của các biện pháp cách ly cưỡng bức. Các gia đình bị lôi từ nhà của họ đến các trung tâm cách ly kém vệ sinh, những gia đình có người nhiễm bị cảnh sát hàn kín cửa nhốt họ ở trong, và người dân Trung Quốc chỉ còn tự hỏi: điều gì nguy hiểm hơn đây? Virus hay Trung Cộng?

Chủ nghĩa đế quốc của Trung Cộng

Nghị trình của Trung Cộng là thống trị thế giới. Dưới chiêu bài hỗ trợ 68 quốc gia xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (“Sáng kiến Vành đai Con đường”), Trung Cộng lên kế hoạch để đẩy tất cả các quốc gia đó vào tình cảnh nợ nần trong khi lấy các tài nguyên của họ, như đất hiếm, khoáng sản. Nó thèm muốn trở thành lãnh đạo khu vực và toàn cầu thông qua việc áp đặt “chủ nghĩa đế quốc với các đặc điểm Trung Quốc”.

Vô thần, Chống tôn giáo và đàn áp tín ngưỡng

Chủ nghĩa cộng sản dựa trên chủ nghĩa vô thần. Nó tuyên truyền để con người không tin vào Thần, và tấn công vào đạo đức nhân loại. Trong suốt thời kỳ cai trị của mình, Trung Cộng đã phá hủy và kiểm soát vô số tu viện và đền thờ, đồng thời bắt giữ các tín đồ của mọi tôn giáo – Cơ đốc giáo, Công giáo, Hồi giáo, Phật giáo và những tín ngưỡng khác. Trên thực tế Trung Cộng muốn con người thờ phụng nó như một Cuối cùng thì ĐCSTQ muốn người dân của mình tôn thờ mình như đấng tối cao duy nhất. Đây thực sự là một chính quyền tà giáo.

Cuộc Bức hại Pháp Luân Công

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tâm linh ôn hoà dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”. Do hiệu quả trong việc chữa lành cả tâm lẫn thân của môn này nên đến năm 1999 đã có khoảng 100 triệu người theo tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Tật đố với sự phổ biến của môn tu luyện, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân Trung Cộng đã đơn phương phát động chiến dịch diệt chủng Pháp Luân Công. Hàng triệu học viên đã trở thành nạn nhân của việc bắt cóc, tra tấn, giết hại và thậm chí là thu hoạch tạng sống. Đáng tiếc thay, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi tình trạng này.

Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ

Từ năm 2017, Trung Cộng đã giam giữ một triệu người Hồi giáo (phần lớn trong số họ là người Duy Ngô Nhĩ) ở những trại giam giữ bí mật mà không thông qua một quá trình xét xử pháp lý nào. Những người Hồi giáo ở Tân Cương bị tra tấn, bắt buộc phải nghe tuyên truyền chính trị và giám sát hàng loạt. Vào tháng 1 năm 2021, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng Chính phủ Hoa Kỳ chính thức xác định tội ác chống lại người Duy Ngô Nghĩ và người gốc Thổ Nhĩ Kỳ cùng những người Hồi giáo hiện đang sinh sống tại Trung Quốc là tội diệt chủng, đây cũng là một bản phán xét từ lưỡng đảng trong chính phủ Hoa Kỳ.

Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng

Vào thời điểm hiện tại, một sự việc khó mà tin được nhưng lại được chứng minh là đang diễn ra. Trung Cộng đang điều hành kinh doanh ghép tạng với nguồn cung cấp là nội tạng bị thu hoạch từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc mà chủ yếu là học viên Pháp Luân Công (những người thông qua thực hành thiền định mà đạt được thân thể khoẻ mạnh). Những người bí mật theo đạo Thiên chúa, Đạo Hồi Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng cũng là đối tượng bị thu hoạch. Từ năm 2000 đến nay, ước tính khoảng một triệu ca ghép tạng giết người đã diễn ra tại Trung Quốc.

KHỦNG BỐ & ĐẪM MÁU

Cái kết của "Một Quốc gia, Hai Chế độ"

Trung Cộng đã cam kết Hồng Công sẽ có được quyền tự trị trong 50 năm sau khi được Vương quốc Anh chuyển giao vào năm 1997. Lịch sử cho thấy Trung Cộng không bao giờ giữ lời hứa của mình. Vào ngày 30 tháng 6, Trung Cộng đã ban hành Luật An ninh Quốc gia đối với Hồng Kông nhằm hình sự hoá “các hành vi lật đổ, ly khai, khủng bố và cấu kết” với “nước ngoài hoặc các thế lực bên ngoài” để chống lại nhà nước, với mức phạt cao nhất là tù chung thân. Luật này đã bị các nhà lãnh đạo thế giới lên án rộng rãi, và được coi như giấy chứng tử cho “một quốc gia, hai chế độ”.

Vô số các phong trào Chính trị

Kể từ khi chiếm giữ Trung Quốc năm 1949, Trung Cộng đã gây tổn hại đến vùng đất Trung Quốc cổ xưa và con người tại nơi này.

Phong trào Đại Nhảy vọt (1958-1962) dẫn đến hàng chục triệu người tử vong, ước tính khoảng từ 15 triệu đến 55 triệu, khiến cho Nạn đói lớn ở Trung Quốc trở thành nạn đói lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Cách mạng Văn hoá (1966–1976) đã cướp đi hàng triệu sinh mạng. Huỷ hoại không chỉ giới hạn ở sinh mạng con người mà nó còn phá huỷ hoàn toàn 5000 năm văn hoá truyền thống huy hoàng.

Vụ Thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn

Đối với những người Trung Quốc đủ “may mắn” sống sót vào thập niên 80 thì Trung Cộng đã đàn áp các quyền lợi và sự tự do mà họ đang mong đợi. Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều vụ thảm sát. Các sinh viên trẻ tập trung ôn hoà tại Quảng trường Thiên An Môn tay cầm biểu ngữ, vận động đòi chuyển sang nền dân chủ. Đám đông không có vũ khí đã được đáp trả bằng quân đội cùng với súng ống, xe tăng điên cuồng tiến về những nam nữ thanh niên này… Máu đã nhuộm trên quảng trường Thiên An Môn.

link ký : https://endccp.com/vi/

Thơ tân kỳ: Dòng hiện thực đời mới

 BÀ EM😃😃😃😃

Bà em mắt tím, môi trầm

Phóng xe ầm ầm, chẳng sợ công an

Váy Bà dài độ hai gang

Tiếng Anh, tiếng Pháp Bà phang ào ào.

Bà em thích đi guốc cao

Thích lướt phây búc, thể thao, nhảy đầm

Ra đường Bà đeo kính râm

Mặc áo hở ngực, tay cầm túi da.

Miệng Bà cười nở như hoa

Mấy anh trai trẻ xuýt xoa bần thần

Bà em rất sợ tăng cân

Nhưng thích đồ nướng, thích gần quán bia.

Thích chụp ảnh, thích cà phê

Thích chơi game, thích chạy xe đường dài

Hôm nay cô giáo ra bài

Làm văn miêu tả, đề tài: Bà em.

Em tả giống hệt như trên

Cô bắt làm lại, bảo thêm em rằng:

Đã là Bà, phải rụng răng

Tóc Bà phải trắng như trăng trên trời.

Là Bà: không được ăn chơi

Vì mắt Bà kém và môi ăn trầu

Là Bà thì phải ngồi khâu

Không được ngồi hát ka-râu-ô-kề .

Là Bà: không được lô, đề

Tuyệt đối không được phóng xe ào ào

Em nghe không biết thế nào

Phải về hỏi mẹ xem sao vụ này.

Tả sai thì sợ không hay

Tả đúng thì sợ ăn ngay trứng gà (0 điểm)

Tiện đây xin hỏi cả nhà

Rằng em phải tả về Bà sao đây?

(Thơ & Hình Tâm Văn Trương)

VĨNH BIỆT HÙM XÁM ĐƯỜNG SỐ 4

 Đêm qua, lúc 20 giờ địa phương Calfornia, ngày Thứ Sáu 24 tháng 9, người cháu con ông anh Cả của tôi ở Hà Nội gọi điện thoại báo tin: Bác Đặng văn Việt mới qua đời.

Đặng Văn Việt có danh hiệu “Con Hùm Xám Đường số 4” do Thực dân Pháp đặt, vì  anh đã chỉ huy Trung Đoàn 174 (một trong ba Trung Đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội Việt Minh) đánh tan hai Binh Đoàn của Thực dân Pháp là Trung tá Marcel Lepage và Pierre Charton trên đường biên giới số 4. Năm 2000, những sĩ quan trong Binh đoàn Pháp mang quà sang Việt Nam mừng thọ 80 tuổi Con Hùm Xám vì sự đối xử văn minh theo quy ước Genève của Trung Đoàn trưởng Đặng văn Việt.

Anh Đặng văn Việt là con trai bác ruột của tôi – Thượng thư Đặng văn Hướng.

Dù hai anh em ở khác chiến tuyến, nhưng tôi rất yêu quý anh Việt, vì anh có bản chất hiền lành, thật thà đến độ ngây thơ, khiến đôi khi tôi phát cáu, lớn tiếng với anh mà anh không giận. Khi anh Việt sang thăm bà con ở Mỹ, tôi “dụ dỗ” anh ở lại, nhưng anh nhất định về, vì anh nói rằng đã là Cọp sinh ra ở đâu thì Cọp phải chết ở đó! Tiếc rằng cọp đã bị dũa hết móng vuốt!

Năm 2011, các con của ông anh cuối của tôi (Đặng văn Châu) đem tro cốt của bố từ Pháp về chôn tại nghĩa trang dòng họ Đặng ở Nghệ An. Dù bị địch xem là “thành phần có nợ máu với nhân dân”, tôi vẫn quyết định trở về nước, vì tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi với ông anh đã thương yêu mình hết mực, thây kệ bản thân mình ra sao thì ra. Tôi đã bị hai Công An Văn Hóa giữ lại làm việc tại phi trường Nội Bài suốt 90 phút đồng hồ và vài ngày sau đó tại khách sạn hơn 4 giờ. Lúc bấy giờ anh Việt đã 91 tuổi, nhưng anh đến đón tôi đi chơi loanh quanh ở Hà Nội trên chiếc “scooter” cà tàng từ thời Bảo Đại còn trị vì, khiến cho tôi ngồi đằng sau cảm thấy bất an hơn cả khi lái máy bay vào đất địch.

Anh Việt thu xếp cho tôi có cuộc gặp gỡ với những đồng chí thuộc cấp của anh trước để trò chuyện. Những người này vốn con nhà tư sản nên đường binh nghiệp cũng lận đận giống anh Việt.

Anh Việt khoe với tôi: “Anh làm được mấy chuyện hay lắm chú ạ! Anh đã gửi đơn lên Bộ Chính Trị, lên Ban Chấp Hành Trung Ương yêu cầu đảng thi hành ba việc:

Thứ nhất, yêu cầu đảng trả lại danh dự cho Bác (tức là Thượng thư Đặng Văn Hướng, Bố của anh Việt).

Thứ hai, yêu cầu đảng phục hoạt Phong trào Hướng Đạo Sinh để đào tạo thanh niên.

Thứ ba, yêu cầu đảng nhìn nhận Sinh viên Trường Thanh Niên Tiền Tuyến có công Chống Pháp Giành Độc Lập”.

Tôi trả lời: “Em một lần nữa xin lỗi anh Việt nhé! Dù anh là một nhà quân sự đại tài, ngồi viết mấy cuốn Hồi Ký về lịch sử chiến tranh của dân Việt, nhưng anh vẫn ngây thơ một cách lạ lùng.”

Nghe tôi phản bác, anh Việt tỏ ra buồn rầu. Còn tôi thì cảm thấy thương ông anh mình.

Sau mấy ngày ở Hà Nội, tôi theo mấy cháu về Nghệ An chôn tro cốt anh tôi tại nghĩa trang dòng họ Đặng và làm giỗ Đại Tôn ở Nhà Thờ Họ. Hai anh em ở chung phòng khách sạn ba ngày, tôi cãi anh Việt đủ cả ba ngày, vì anh vẫn ngây thơ như một chàng sinh viên mới bước chân vào đời, mặc dù anh hơn tôi 20 tuổi và có một quá khứ lẫy lừng.

Tôi hỏi, sinh nhật 80 tuổi của anh, đảng có tặng anh cái gì không? Anh lắc đầu bảo không! Tôi nói: “Anh thấy chưa? Dù bọn Thực dân bị anh đánh tả tơi, bây giờ có người mang lon Tướng, nhưng vẫn nhớ ngày sinh nhật của anh, họ mang quà từ Pháp sang Việt Nam mừng anh.

 Anh có biết thân sinh Giáo sư Trần Đức Thảo than thở với con ông điều gì không? “Giá như ngày xưa tôi cho anh học nghề thợ nề, thợ mộc thì ngày nay cái thân anh đỡ khổ, cái thân tôi đỡ khổ và cái dân tộc này đỡ khổ”. Đó là những lời ai oán của một cụ già tận tụy suốt đời nuôi con ăn học mà con lại góp phần vào sự khổ hạnh của dân tộc! Anh Việt thở dài: “Thôi! Anh hiểu rồi! Chú đừng nói nữa chỉ làm anh buồn thêm!”

Bây giờ người anh hùng năm xưa được Thực dân ngưỡng mộ, phong cho danh hiệu “CON HÙM XÁM ĐƯỜNG SỐ BỐN” đã về Trời ở tuổi 101. Em viết bài này để tưởng niệm một người anh thật thà, lương thiện, một anh hùng mạt vận vì chẳng may bị sinh vào dòng dõi danh gia vọng tộc.

Em cầu chúc anh Việt mau siêu thoát.

-----------

Bằng Phong Đặng văn Âu chia sẻ bài viết của một người em họ ông Đặng Văn Việt. 

(Có lược bớt một số đoạn)

Saturday, September 25, 2021

Tâm tư: THÔNG ĐIỆP HÔM NAY

Sống thế cũng phải, bởi chẳng phải ai cũng là Vượng Vin, có muốn cũng chẳng được.

Còn lâu mới như Bill Gates hay Mark Zuckerberg...

-----------

Thang máy hỏng, không sang Cụ ăn trưa được. Đang sì sụp bát phở gói. Ngon. Có 6k mà nước ngon thế. 

Rồi chợt chững lại, ngồi đực mặt.

Trung bình mỗi tháng tôi chi tiêu từ 3 đến 4 triệu đồng, mà lương hưu 6 triệu. 

Làm sao người ta, còn trẻ, mà tiêu vặt 40 tỉ nhỉ? Sao phải chơi du thuyền, chơi golf, chắc cũng tốn nhiều tiền, làm gì nhỉ? 

Sao người ta không hiểu, không nghĩ rằng quan trọng là sau một ngày ta làm được gì, chứ không tiêu sang những gì và ăn sang ở đâu.

Tôi đang ở căn hộ 130m, ba phòng ngủ, bếp mênh mông, mà chỉ dùng duy nhất một phòng vừa ngủ vừa viêt. Thừa và vô bổ. Sao người ta cứ phải vila này, lâu đài nọ? Các bác thấy tôi nói đúng không?

*

THÔNG ĐIỆP  HÔM NAY 

Nói thật với các bác,

Rằng tôi cũng có tiền.

Có nhiều nữa là khác.

Tiền chính đáng, tất nhiên.

Nhưng xuất thân nghèo khổ,

Con một bác đi cày.

Cũng nếm mùi bom đạn

Và không ít đắng cay.

Nên tự tôi quyết định,

Mà quyết định từ lâu,

Sống khiêm tốn, giản dị,

Cả khi nếu tôi giàu.

Ăn - có gì ăn ấy,

Chủ yếu chỉ dưa cà.

Mặc - may sẵn, giá rẻ.

Nói chung là xuề xòa.

Thừa sức mua xe khủng,

Nhưng ô tô của tôi

Là chiếc Huyndai nhỏ,

Ít tiền nhưng không tồi.

Nhà - đang ở căn hộ

Khu chung cư Cầu Bươu,

Loại rẻ nhất Hà Nội,

Dù nhà tôi có nhiều.

Vì sao? Vì Phật dạy

Mọi đau khổ con người

Là do chiều thân xác

Và đua đòi với đời.

Hơn thế, tôi luôn nghĩ

Mình từng là người nghèo,

Thì không nên nổi trội

So với người đang nghèo.

*

Con cháu tôi thường nói:

Ông chính trực, công minh,

Trời cho sướng thì sướng.

Sao cứ làm khổ mình?

Đáp: Ông đâu có khổ.

Càng không bao giờ ki.

Như thế đã là sướng.

Sướng hơn nữa làm gì?

*

Tôi sống như thế đấy,

Chẳng biết đúng hay sai.

Ở đời chúng ta sống

Quả không ai giống ai.

Người già lắm “tâm sự”.

Luôn vẫn thế xưa nay.

Thêm chút “tâm sự” nữa -

Nhắc các bác thế này:

Một - làm nên hạnh phúc

Chủ yếu là tinh thần,

Chứ không phải nhà ở,

Xe cộ và miếng ăn.

Hai - Ăn quá béo bổ

Không hay ho gì đâu.

Cũng không hay ho nốt

Là thói thích khoe giàu.

Ba - Muốn thì hưởng thụ,

Nhưng nhậu nhẹt vừa thôi.

Xe, không mua Rolls-Royce.

Mua Huyndai như tôi.

Bốn - Tiền tiêu không hết

Thì dành cho cháu con.

Cháu con không chịu nhận

Thì mua Bộ Châm Ngôn.

Năm - Nói thì cứ nói.

Tôi già, chấp làm gì.

Các bác có điều kiện,

Sướng được thì sướng đi.

*

KHUYÊN CÁC BÁC

Tôi mới bán căn hộ,

Được hai tỉ, cũng nhiều.

Trong đó lãi một nửa.

Vậy phải tìm cách tiêu.

Thì đây, ngồi nhẩm tính:

Đi du lịch mỗi năm

Trung bình năm mươi triệu.

Vậy được bao nhiêu năm?

Bốn mươi năm, có thể

Gấp đôi con số này.

Vì cộng thêm tiền lãi,

Mà lãi đẻ hàng ngày.

Thú thật với các bác,

Tôi già nhưng ham chơi.

Thú thật thêm điều nữa,

Rằng tôi cũng thích lười.

Lười thì vứt thơ phú,

Xách ba lô và đi.

Sướng được thì cứ sướng,

Lăn tăn mà làm gì.

Trẻ đi theo kiểu trẻ.

Già đi theo kiểu già.

Ít tiền thì đi ít,

Chứ không ngồi ở nhà.

Thì các cụ đã nói

Về đoạn đàng, sàng khôn.

Đi, đầu óc mới thoáng,

Mới phong phú tâm hồn.

Chứ ở nhà ca cẩm

Thì đến Tết Công Gô

Mới thấy mình hết khổ

Và đời hết buồn lo.

Đừng nói nghèo, du lịch,

Không biết lấy tiền đâu.

Đi kiểu nghèo càng tốt.

Đi để học làm giàu.

Tóm lại, khuyên các bác

Đừng tiếc sức, tiếc tiền,

Đi du lịch cho sướng.

Không sướng, tôi sẽ đền.

Thái Bá Tân 

Friday, September 24, 2021

VN trước đại cục của Tàu đỏ

 Vận mệnh Tổ quốc trước thực trạng Tàu đỏ đang từng bước thực hiện âm mưu thôn tính và đồng hoá VN.

Đây là một bài viết quan trọng của ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên uỷ viên BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên phó trưởng ban Tuyên Giáo, TW ĐCSVN.

-----------

Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông

 Thật hiếm có một bài viết thẳng thắn, rất trúng, rất đúng lúc như thế này. Một bài viết liên quan trực tiếp đến vận nước. TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã gửi tới Bay lên Việt Nam bài viết "Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông".

Bài viết chia làm 4 đoạn. Để độc giả tiện theo dõi, chúng tôi đặt tiêu đề cho từng đoạn. Xin cảm ơn TS Vũ Ngọc Hoàng và trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

1. Đây mới là "Đại cục"  

Âm mưu của Trung Quốc về việc cưỡng chiếm Biển Đông của VN đã có từ lâu. Âm mưu đó có nguồn gốc từ bản chất Đại Hán của đế chế Phương Bắc này. Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, đến nay cảm thấy đủ điều kiện nên họ đang quyết tâm thực hiện một bước nhảy vọt đáng kể để thực hiện âm mưu này.

Việc tàu Trung Quốc vào ra vùng biển chủ quyền của VN vài tháng nay không phải là một cuộc “dạo chơi” mà là một bước leo thang ngoạn mục. Thế mà phía VN ta cũng có ý kiến cho rằng “nó vào rồi nó ra chứ đã làm được gì đâu”. Nghĩ vậy thật đơn giản và thơ ngây quá! Nó vào rồi nó ra, nó ra rồi nó lại vào. Nó muốn vào thì vào, muốn ra thì ra, vào nhà người ta mà cứ như nhà của nó. Một đất nước có chủ quyền mà sao có thể chịu vậy. Kiểu này thì có ngày nó bảo “hai nhà là một”, nhập chung thôi, rồi lấy tiếng Trung làm tiếng phổ thông vì đại đa số dân chúng đang nói thứ tiếng này. Thế là nó hoàn thành âm mưu thôn tính và đồng hóa, đạt mục đích mà hơn 4000 năm nay họ chưa làm được.

Thật nhẹ nhàng, ít tốn công tốn sức. Biển của VN mà họ bảo của họ, yêu cầu cùng khai thác. Theo luận điệu đó thì VN mất biển. Mà mất Biển Đông là mất nước. Phần còn lại nhỏ hẹp, không gian sinh tồn của dân tộc mất đi hơn một nửa, lục địa bị bao vây tứ bề, phần tài nguyên khoáng sản lớn và quý giá nhất bị cướp hết, không còn cửa để ra đại dương - cái mà rất nhiều quốc gia đều cần đến để thành cường quốc, hàng không cũng mất tự do, con cháu muôn đời sẽ bị o ép và lệ thuộc họ đủ điều. Mất lần này là mất hẳn, mãi mãi không bao giờ đòi lại được, niềm tự hào về lịch sử bất khuất của một dân tộc văn hiến cũng sẽ mờ nhạt và bị tan biến. Đất nước anh hùng chỉ còn lại một cái xác như một mảnh nhỏ vô hồn, một dân tộc sẽ mãi tụt hậu, tủi nhục và đau đớn.

Vào lúc này công việc lớn lao nhất, quan trọng nhất, hơn bất cứ thứ gì, là bảo vệ Đất nước, trước mắt là Biển Đông. Tổ Quốc trên hết! Có thể đình hoãn nhiều việc khác, kể cả việc quan trọng, để tập trung suy tính kỹ cả chiến lược, sách lược và giải pháp cụ thể (đừng chủ quan nói đã tính kỹ hết rồi).

Đây mới chính là “đại cục” chứ còn cái đại cục gì nữa? Đây là nội dung quan trọng nhất và là cốt lõi, chính yếu của Đại hội lần này, chứ không thể nội dung nào hơn được. Đây là phương hướng và quan điểm để chọn nhân sự chứ không có bất cứ tiêu chí gì quan trọng hơn vào lúc vận mệnh đất nước như thế này. Theo đó, TIÊU CHÍ ĐẦU TIÊN ĐỂ CHỌN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CÁC CẤP LÀ THÁI ĐỘ RÕ RÀNG, MẠNH MẼ VÀ TƯ DUY MẠCH LẠC TRONG VẤN ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ở Biển Đông.

Vừa qua, Chính phủ, Bộ Ngoại giao VN và các lực lượng cảnh sát biển, hải quân…đã có nhiều cố gắng, và lần này thái độ ta có mạnh mẽ hơn các lần trước. Chúng tôi xúc động khi được biết tình hình các sĩ quan và chiến sĩ của quân đội ta lúc xung trận húc nhau với các tàu xâm lăng của Trung Quốc ở khu vực bãi Tư Chính, đã thể hiện một tinh thần rất dũng cảm xứng đáng là con em của một dân tộc anh hùng. Tuy nhiên, nhìn chung thái độ tổng thể bộ máy lãnh đạo quản lý đất nước thì thấy sự thể hiện rất chưa đủ, chưa tương xứng với tính chất nghiêm trọng của tình hình. Và tất nhiên, muốn bảo vệ được Biển Đông thì không chỉ có tinh thần, bản lĩnh, trách nhiệm với Tổ Quốc (mặc dù phải bắt đầu từ các yếu tố ấy), mà quan trọng hơn nữa là phải ĐỔI MỚI CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ, ĐỔI MỚI TƯ DUY, QUAN ĐIỂM, KỂ CẢ CHỦ TRƯƠNG VÀ HÀNH ĐỘNG.

Bảo vệ Biển Đông và đổi mới là hai yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay, cần được thực hiện đồng thời.

2. Kiện là giải pháp hòa bình, là giải pháp ngăn chặn chiến tranh.

Có ý kiến bảo phải kiện Trung Quốc ngay, công khai chủ trương và thúc đẩy nhanh công việc. Ý kiến khác lại không đồng ý vì nhiều lẽ khác nhau. Ý kiến khác nhau trong quá trình thảo luận là việc bình thường. Nhưng cần phải có phương pháp tiếp cận tốt và khả năng quyết đoán sắc sảo, kịp thời, nhất là khi có tình thế nghiêm trọng đối với vận mệnh đất nước. (Xin nhắc lại để nhớ, lần này không phải họ “dạo chơi”, mà là quyết tâm tạo ra một bước nhảy vọt đáng kể để thực hiện âm mưu lớn lâu dài).

Trong đọan ý kiến này, tôi xin có đôi lời góp phần trao đổi để tham khảo về việc kiện Trung Quốc. Kiện là giải pháp hòa bình. Kiện chẳng những không phải là chiến tranh mà còn là một giải pháp ngăn chặn chiến tranh. Sử dụng luật pháp và dư luận quốc tế khi có mâu thuẫn giữa các bên là biện pháp cần thiết và đúng đắn trong một thế giới văn minh và hội nhập. Đó cũng là tư tưởng pháp quyền tiến bộ. Vì sao ta lại sợ kiện, trong khi chính nghĩa thuộc về ta. Sợ kiện hay là sợ Trung Quốc? Đặt câu hỏi như vậy là vì tôi nghe có ý kiến cho rằng, nếu ta kiện thì Trung Quốc sẽ làm căng hơn nữa, trong khi ta phải sống bên cạnh họ lâu dài, nếu để họ thù vặt thì rất khó ở. Đó cũng là một cách suy nghĩ. Mà họ cũng dọa ta như thế. Dọa để ta đừng kiện. Họ không muốn ta quốc tế hóa vấn đề mà chỉ để riêng họ và ta với nhau nhằm dễ bề ức hiếp. Đó là cách đấm người ta mà muốn bịt miệng không cho la. Tôi nghĩ, không thể đồng ý với cái lý lẽ cho rằng vì sợ họ ép ta (hơn nữa) nên thà rằng cứ để cho họ ép dần dần như thế mà không cần phải kiện. Họ sẽ chèn ép ta ngày càng nhiều thêm là quy luật tất yếu, vì mục đích của họ là độc chiếm Biển Đông, và vì thấy ta yếu mềm nên có thể chèn ép được.

Các loài cá lớn ăn thịt sở dĩ không nuốt hết những loài cá nhỏ là vì không nuốt được, sợ bị gai nhọn đâm hoặc sợ nọc độc và còn sợ bị phản công của các nhân tố khác từ môi trường chung quanh, chứ hoàn toàn không phải nó thương cảm vì sự mềm yếu của đối phương. Trung Quốc to làm vậy nhưng đâu có dễ cưỡng chiếm Đài Loan.

Ý kiến khác lại nói rằng, kiện cũng chẳng được gì, nó không chấp nhận, không chấp hành, chẳng có chế tài nào để cưỡng chế. Cách tiếp cận ấy theo tôi là không đúng. Khi lãnh đạo nước ta tuyên bố khởi kiện Trung Quốc thì tập họp cả một dân tộc, cả kiều bào khắp nơi trên thế giới, tập họp thêm nhiều bạn bè quốc tế, bản thân chúng ta cũng nhanh chóng trưởng thành về sự hiểu biết luật pháp quốc tế. Đồng thời cũng là lên tiếng để nhân dân Trung Quốc biết thái độ rõ ràng của VN, chứ không phải như lâu nay nhà cầm quyền Trung Quốc cứ tuyên truyền một chiều, còn ta thì im lặng hoặc ít nói, nên dân Trung Quốc nhiều người đang hiểu sai bản chất của vấn đề.

Vậy thì kiện là được chứ, sao lại không được gì. Được dân và được bạn bè quốc tế chẳng phải là cái được lớn sao. Mặt khác, hãy tin rằng, với nhận thức của thế giới ngày nay, chân lý không dễ bị chà đạp đâu. Khi chân lý rõ ràng và thuộc về ta chẳng phải là cái được lớn hay sao.

Một mình ta nói với họ không xong vì họ coi thường ta, không thèm nghe ta mà lại còn dùng mọi thủ đoạn để áp đặt. Cần phải dựa vào luật pháp và thông lệ quốc tế để đối mặt với họ là một giải pháp không thể khác trong tình thế này. Nếu không kiên quyết như thế hãy coi chừng sẽ mất Biển Đông. Mà mất Biển Đông là mất nước như đã trình bày trong điểm 1.

Còn việc ta phải sống cạnh họ lâu dài là tất nhiên, và cũng chính vì thế mà phải đứng lên nói thẳng, phải biết tôn trọng lẫn nhau để có thể sống cùng theo đúng nghĩa là sống. Đây cũng là mục tiêu độc lập dân tộc mà Hồ Chí Minh đã chiến đấu suốt đời.

3. Chọn bạn mà chơi

Quan điểm không liên minh quân sự là đúng trong trường hợp nhằm để chống nước khác, nhưng sẽ không đúng đối với trường hợp để bảo vệ Tổ Quốc của mình. Cần có cách tiếp cận mới và sớm điều chỉnh quan điểm chỉ đạo này. Vì mục đích bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của đất nước thì chẳng những cần thiết mà thậm chí nên chủ động liên minh trước với các nước thật sự tôn trọng độc lập chủ quyền của VN. Không thể tự trói mình bởi những quan điểm bất lợi mỗi khi Tổ Quốc có nguy cơ bị xâm lăng. Nhân dịp này cần nhìn nhận đánh giá lại các đối tác của chúng ta để mà hiểu cho đúng bạn bè.

Tiêu chí quan trọng nhất để CHỌN BẠN lúc này là AI THẬT SỰ TÔN TRỌNG VÀ ỦNG HỘ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN CỦA VN. Trong số các đối tác chiến lược của VN thì một “đối tác” đã lộ diện rõ ràng là kẻ có âm mưu cưỡng chiếm Biển Đông của nước ta. Trong khi đó lại có nước tuy chưa gọi là đối tác chiến lược nhưng chính họ đã lên tiếng sớm nhất và mạnh mẽ nhất để ủng hộ chủ quyền của VN. Theo tôi, với thực tế đó họ xứng đáng là đối tác chiến lược của chúng ta, kể cả trường hợp trước đây họ có lúc đã không phải với ta. Ít nhất là họ xứng đáng hơn nhiều so với “đối tác chiến lược toàn diện” kia đang xâm lăng đất nước ta. Thực tiễn đã kiểm nghiệm ai tốt ai không tốt. Một dân tộc biết điều không thể quay lưng lại với thực tế trong văn hóa ứng xử với bạn bè. Nước có chủ quyền phải biết tự chủ trong chọn bạn mà chơi, không phải sợ gì ai bất bình hay quở trách. Cái Phương Bắc bá quyền ấy có động cơ và âm mưu xấu với ta, họ luôn tìm mọi cách để giữ ta trong vòng kiểm soát của họ, không muốn và không cho ta thoát ra khỏi họ để quan hệ thân thiết với các cường quốc khác.

Ta không gây thù hận với ai và luôn thật lòng mong muốn sống hòa hiếu với lân bang, nhưng đồng thời ta cũng phải biết cảnh giác và có bản lĩnh tự cường. Hãy đừng bao giờ quên mà ngược lại phải luôn nhớ đến bài học cay đắng thuở ông cha ta vì nhẹ dạ mất cảnh giác mà bị Phương Bắc cướp nước để cho cả một dân tộc phải sống nô lệ lầm thang điêu đứng trong cảnh “chim lồng cá chậu” đầu rơi máu chảy suốt một nghìn năm mới thoát ra được.

Các nước Đông-Nam-Á về cơ bản là tốt, không có chuyện gì mâu thuẫn lớn với nhau, nhưng chưa phải đã đoàn kết một lòng cùng nhau thành một khối thống nhất vững mạnh, mà cá biệt đôi khi cũng có chuyện “đồng sàng dị mộng”. Mặt khác thì Phương Bắc lại tác động vào, kể cả bằng tiền và bằng các thủ đọan chính trị, tranh thủ lôi kéo dụ dỗ nước này nước khác, để khu vực này không thành một khối được, không có sức mạnh chung, cho họ dễ bề chi phối. Thực chất là “tách ra từng chiếc đũa” chứ không để “một bó đũa”, không để cho khu vực này chụm lại thành một khối. Thực tế ở khu vực Trường Sa mặc dù của ta là chính nhưng vẫn đang có nhiều nước quản lý một số đảo, mà việc này đã có từ trước, chỉ riêng Trung Quốc thì đến sau, bắn giết người của VN ta để chiếm đảo, rồi đồn trú ở đó đến nay, lại còn muốn lấy tiếp, lấy hết. VN cần phải có cách ứng xử phù hợp thực tế ở đây trong mối quan hệ với các nước Đông-Nam-Á, thừa nhận và bảo đảm quyền lợi chính đáng của các nước nhỏ, đừng để họ bị xuyên tạc mà suy nghĩ rằng Trung Quốc là đại bá còn VN cũng là tiểu bá mà dẫn đến phân tâm.

4. Nhân dân ta không cần thứ "Chủ nghĩa xã hội" đi xâm lược

Còn có ý kiến khác cho rằng, ta với Trung Quốc là anh em đồng chí, cùng XHCN với nhau, cùng một hệ tư tưởng và còn có quan hệ giữa hai đảng cộng sản đang cầm quyền, vì vậy cần kiên trì trao đổi ý kiến, đối thoại với nhau, không nên kiện ra quốc tế, không nên tỏ ra căng thẳng…Tinh thần hữu nghị với mọi người nói chung là tốt, nhưng nếu nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác, để cho những người có tâm địa và âm mưu xấu lợi dụng làm hại đến chủ quyền quốc gia thì sẽ là sai lầm lớn, thậm chí là có tội lớn với dân tộc mà lịch sử, không thể tha thứ.

Đồng chí anh em gì mà vô cớ bất ngờ đem 60 vạn quân sang VN để bắn giết dân chúng và đốt phá các làng mạc, nay lại quyết dùng mọi thủ đoạn để độc chiếm Biển Đông. CNXH gì mà đi xâm lược VN. Nhân dân ta chắc không ai cần cái kiểu CNXH xâm lược ấy. Đừng có nhân danh XHCN để lừa phỉnh nhau. Không có CNXH chân chính nào lại như thế cả (chuyện XHCN và TBCN cũng cần có cách tiếp cận khác căn bản so với cách hiểu, cách nghĩ lâu nay - sẽ nói sau ở bài khác). Đó chỉ là một ĐẾ CHẾ PHONG KIẾN TRÁ HÌNH và biến tướng. Một quốc gia bảo vệ độc lập chủ quyền và một quốc gia khác đi xâm lăng sao lại cùng tư tưởng? Đảng cộng sản VN từ khi ra đời đã lấy mục tiêu dân tộc và dân chủ làm mục tiêu phấn đấu. Đảng CSVN quan hệ với các đảng khác không thể và không bao giờ được gây tổn hại cho mục tiêu độc lập chủ quyền của dân tộc.

Còn kiên trì trao đổi, đối thoại? Trung Quốc đâu có cần trao đổi đối thoại với ta. Họ không tôn trọng và không coi VN là đối tác bình đẳng. Họ chỉ áp đặt và chèn ép. Còn VN ta đâu có tỏ ra căng thẳng gì. Sự căng thẳng là do họ chủ ý gây ra đấy chứ. Sao lại đổ vấy cho ta. Còn việc ta buộc phải kiện họ chính là do họ đẩy ta đến đó, không còn con đường nào khác.

Lòng tự trọng dân tộc không cho phép ta nhân nhượng thêm nữa, vì ta càng nhân nhượng thì họ càng lấn tới./.

Vũ Ngọc Hoàng (2019)

Thursday, September 23, 2021

Những người khốn khổ

 CHUYỆN VỀ "TÊN ĐỒ TỂ ĐẶNG ĐÌNH HƯNG" CHA ĐẺ NSND ĐẶNG THÁI SƠN!

Khi kẻng báo động vừa khua vang ngoài đầu xóm thì hai người khách lạ đã thập thò trước sân.

– Chúng tôi muốn gặp ông Đặng Đình Hưng…

– À, ra thế là các ông; các ông muốn gặp ông Đặng? Các ông là ai? Gặp có việc gì?

Ông công an xã đưa mắt nhìn ông bí thư thở phào rồi xoi mói nhìn khách.

– Chúng tôi ở trên Bộ Văn Hoá về gặp ông ấy có chút việc riêng.

– Việc riêng không thể nói ra đây được à?

– Tôi là Huy Du, bí thư đảng đoàn Hội nhạc sĩ, yêu cầu ông mời hộ ông Hưng ra cho chúng tôi nói chuyện!

– Dạ… dạ, bác Hưng ngồi ở góc kia…, đó ông có nhìn thấy không? Thôi để tôi vào gọi hộ cho.

Vừa thoáng nghe đến cái tên Huy Du. ông Hưng đã xây xẩm mặt mày. Bao nhiêu rượu uống từ đầu bữa tới giờ toát hết hơi lạnh sau gáy. Nhè miếng giò đang nhai dở trong miệng vào bát, ông ngồi thừ ra lo nghĩ. Ông công an xã sốt ruột bèn xốc nách ông đứng dậy. Chân nam đá chân xiêu, quên cả xỏ guốc, ông lảo đảo vịn vai đám khách đang ngồi bệt dưới đất lần ra ngoài. 

Huy Du cái tên gợi lại cho ông những hình ảnh đấu tố của Bộ Văn hoá 20 năm về trước. Huy Du, bạn ông; Huy Du, người ngưỡng mộ ông; Huy Du đầu thú; Huy Du thủ trưởng; Huy Du, người phát động đấu tố Nhân Văn Giai Phẩm; Huy Du, cơn ác mộng của nửa đời ông… và bây giờ Huy Du lại về đây…

Phần 2

Ông còn lúng túng chưa biết xưng hô làm sao thì hắn ta đã ào tới ôm lấy vai, nụ cười gắn sẵn trên môi.

– Sao có khoẻ không Hưng? Bệnh tật vậy mà vẫn còn sức uống rượu à?

Ông cảm thấy nhột nhạt và lo sợ về cử chỉ thân mật bất ngờ nầy. Đã bao lần người ta êm ái, ân cần, nhân danh sự giúp đỡ khuyên vợ ông bỏ ông… và đẩy ông vào tù.

– Nghe tin cậu bị ung thư anh em rất lo. Hôm qua anh Trần Độ điện thoại hỏi thăm và yêu cầu mình về đón cậu đi nhà thương. Anh ấy nhường cả chiếc xe Volga thường ngày đi làm để cho cậu đấy.

Chúng nó vẫn để ý theo dõi mình? Vẫn chưa buông tha… sao chúng nó biết mình ung thư?

– Đời sống dễ chịu không? Chắc cũng khó khăn nhiều phải không? Nhưng giờ thì khá rồi! Cậu biết không, tay đại sứ của mình từ Ba Lan vừa điện về nhà xin ý kiến nên chuyển 30.000 đô-la tiền thưởng vào Ban tiếp nhận viện trợ trung ương hay chuyển vào ngân quỹ của sứ quán. 

Tụi mình chạy vội lên ông Phạm Văn Đồng xin giúp đỡ… Và thế là Thủ tướng ký lệnh trả lại cho thằng bé số tiền đó.

– Tiền gì? Thằng bé nào…?

– Thì thằng Sơn nhà cậu ấy. Cậu chưa biết chuyện gì xảy ra à? Thằng Sơn giật giải nhất thi Chopin ở Vác-sa-va ba ngày nay, báo chí đài phát thanh phát ầm lên mà cậu không hay sao?

– Tôi có cái đài cái đóm nào đâu mà biết… Sao? Nó đoạt giải nhất Chopin à?

– Ồ… ở đây sao người ta lại lười đọc báo, nghe đài quá! Các địa phương chả bao giờ nắm vững tình hình được…

Ông đã bắt đầu yên tâm với chiều hướng của câu chuyện, nhưng lòng vẫn còn bán tín bán nghi.

– Được ba ngày rồi à? Thế lúc nầy cháu nó ở đâu?

– Hiện cháu đã về lại Nga rồi. Nửa tháng nữa sẽ nghỉ phép về thăm nhà.

– Về Hà Nội à?

– Ừ, về Hà Nội. Sao? Cậu thấy trong người thế nào? Phải thu xếp lên ngay Hà Nội ngay bây giờ, tớ đã liên hệ với bệnh viện K, họ hứa sẽ thu xếp ngay cho cậu một chỗ nằm.

– Chả hy vọng gì đâu, xin cứ để tôi được yên ở đây. Cái bệnh nầy giỏi lắm cũng chỉ năm sáu tháng nữa là cùng, mà đừng có đụng dao kéo gì tới thì mới được…

– Cậu bệnh nầy lâu chưa?

– Nửa năm nay rồi…

– Bậy thật, thế mà chúng tớ có biết gì đâu, mãi đến hôm kia Thủ tướng điện hỏi thăm xem thằng Sơn là ai, cha mẹ nó làm gì v.v… tụi mình mới hay.

Họ sánh vai nhau đi trên đường làng. Huy Du ôm riết lấy vai ông bạn cũ, thỉnh thoảng lại ghé tai nói nhỏ điều gì rồi cười lên rinh rích. Những lúc đó, ông Hưng dừng lại, chờ cơn cười của Huy Du qua đi, hai bàn chân đi đất gãi gãi vào nhau cho đỡ ngứa rồi đi tiếp.

– Đi đây, rẽ đây… đường làng chật quá, tớ phải cho lái xe đỗ tuốt ngoài đầu đình… cậu đi đâu vậy? Tớ nhận được chỉ thị của anh Trần Độ là phải đưa cậu lên Hà Nội ngay lập tức!

– Cho tôi về nhà cái đã… còn nửa cút rượu uống dở giắt trong vách nhà… mà tôi bỏ quên đôi guốc ở đâu rồi?

– Lấy rượu thôi nhé… đồ đạc không cần, lên Hà Nội lấy quần áo của tớ mặc cho nó tươm tất một chút…

***

Gió Thu lờ lững vờn quanh dẫy nhà hai tầng quét vôi mầu vàng. Hàng sấu già mọc giăng hàng trước cửa đài phát thanh sướng run lên vì được vuốt ve.

Mở toang cửa sổ của văn phòng điều trị, ông Hưng vươn cổ uống lấy từng cơn gió. 

Bữa cơm chiều ba món nấu đơn giản nhưng đầy chất lượng của bệnh viện dành cho những con người tuyệt đường sinh lộ đang óc ách trăn trở trong bụng ông. Ăn uống kham khổ lâu ngày đã quen bỗng dưng từng khối thịt cá như đạn trái phá nã thẳng vào dạ dầy đâm ra hỏng bét hết cả. May mà ông nghe lời bác sĩ không ăn thêm món thịt ngỗng quay không biết của ai mua ở phố Hàng Buồm gửi vào. Quà cáp thật nhiều, của người quen có, của những cái tên lạ hoắc cũng có.

Sau cái trò Phạm Tuân lên vũ trụ, giờ lại tới tin con trai ông trở thành đệ nhất dương cầm thế giới đang gây dư luận sôi nổi trong cả nước. Quán rượu, quán cà phê, nước trà, đang khi chen chúc nhau trên xe buýt, người ta kháo nhau về cái tin bất ngờ đó. 

Nhiều gã thanh niên sau khi thêm thắt một vài chi tiết chung quanh cuộc thi rồi xuống giọng trầm buồn kể về cuộc đời gian truân đầy éo le của bố nó – Tôi vẫn thường uống rượu với ông Đặng Đình Hưng mà! – Một chi tiết đáng giá bảo đảm cho sự quen biết đối với bậc danh nhân. 

Ngay cả đến ông hàng xóm thật, hồi mà thiên tài của thằng Sơn còn mong manh trong vỏ trứng, đã một ngày hai bận sang đấm cửa nhà nó yêu cầu câm ngay cái âm thanh không thích hợp với rau muống, chuyện đấu đá ở cơ quan, để cho ông được yên tĩnh, cũng ngậm ngùi oán trách sự ngược đãi của chế độ đối với nhân tài.

Thôi cũng chả sao; bất mãn đang là cái mốt của người Hà Nội mà. Giới văn nghệ sĩ thì sung sướng ra mặt. Gặp nhau ngoài đường anh nào anh nấy mặt mũi tưng tửng làm như mình là người đoạt giải vậy. Xưa nay vốn bị coi khinh bạc, bị coi như một thứ xướng ca, mõ làng cho đảng giờ cũng đẻ ra được một cái gì, y như nàng thứ phi bỗng dưng sinh hạ cho chúa thượng một đấng con trai bèn lên mặt với đám thê thiếp. 

Cái đất nước quá nghèo nầy suốt đời ngửa cổ chờ đón tin trúng số độc đắc và những phen có dầu… hụt của tổng cục dầu khí, giờ đang nở mặt nở mày với thế giới.

Nhưng “Trung Ương” thì không được hài lòng lắm. Thật là một cú bất ngờ, xưa nay đã trót kìm kẹp đè nén khiến bao tài năng bị sinh non đẻ bậy, giờ lại phải ngậm đắng nuốt cay ẵm ngửa một cuộc đời đã thoát khỏi quỹ đạo của đảng bay ra ngoài giao du với thế giới. 

Việc nhọc lòng đầu tiên là ông Phạm Hùng buộc phải ký lệnh hết hiệu lực cái án phát vãng lưu vong cho ông bố thằng Sơn. Thứ đến là Sở quản lý nhà đất phải lo cho ông cái buồng để ở. Rồi đây, khi quan trên trông xuống, người ta trông vào, gia đình nó cũng phải có một chỗ trú thân cho tươm tất. 

Giới lãnh đạo văn nghệ lại phải lựa lời để thay đổi cách xưng hô. “Tên đồ tể Đặng Đình Hưng” (?) không hiểu ông nhạc sĩ Huy Du, bí thư đảng đoàn Hội Nhạc Sĩ lấy đâu ra lòng căm giận để nguyền rủa người bạn thân, kẻ đã can tội nhỏ nước mắt cho những oan hồn cải cách ruộng đất mà khi đó chính ông ta cũng là thành viên của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. 

Và cũng chính ông Huy Du nầy, khi thằng Sơn đã học hết những cái gì có được của trường nhạc Việt Nam bèn lên giọng lập trường quan điểm đe bác bỏ đề nghị gửi nó đi Nga học. May mà có dịp ông Na-ta-xon, giáo sư dương cầm Nga, ghé Hà Nội, giữa rừng âm thanh bát nháo, ông đã lọc ra tiếng đàn thằng Sơn.

Nhưng ba năm liền Hà Nội vẫn lì ra với lời yêu cầu gửi thẳng nó qua cho ông dạy. Đến độ ông nổi cáu, sát hạch lại trình độ tất cả học sinh được gửi sang, đuổi về một mớ và dọa sẽ đuổi tất cả nếu không cho thằng Sơn đi. Bị dồn vào bước đường cùng nên anh đội cẩm Huy Du đành duyệt cho qua lý lịch của nó.

“… Con bị ốm nặng bố ạ, có lẽ vì hành trình đi Vac-sa-va quá dài mà con đi bằng xe lửa. Sứ quán bác đơn xin tiền lộ phí của con để đi thi, họ cũng khước từ bảo hộ cho danh xưng của con trong cuộc thi. Nhưng con quyết định liều và giáo sư Na-ta-xon một lần nữa lại giúp con, ông ấy cho con tiền đi đường, tiền thuê dàn nhạc đệm và tiền trọ… 

Trong cơn sốt 39.5 độ, con đã chảy nước mắt ròng: Các nước tham dự cuộc thi đều được chào cờ và cử quốc ca của mình, mà Việt Nam thì không có – Con tham dự với tư cách thí sinh tự do… Nhưng cũng nhờ sự cay đắng đó mà con gặp đươc Chopin – Những nỗi đau giao thoa với nhau đã bật lên tiếng đàn của hồn ông…”

Ông hiểu con ông như hiểu chính mình. Nó vẫn cô đơn và đầy dũng cảm như cha nó. Nhưng ngôi sao bản mệnh của nó vững hơn nên đi hết được con đường ông đã dắt nó vào và bỏ dở. Buông rơi lá thư tay nóng hổi của con trai gửi về, ông liếc mắt xuống tờ báo Nhân Dân:

 “Công-cua Sô Phanh – Công-cua gốc mít.” Hàng tít lớn chạy dài cắt ngang tờ báo – “…Đặng Thái Sơn, tiếng đàn vọng lên từ những căn hầm trú ẩn. Tiếng đàn bay cao hơn tiếng bom Mỹ nổ. Tiếng đàn vọng lên từ dưới những gốc mít của các trại sơ tán của trường nhạc Việt Nam. Đặng Thái Sơn, những nỗi đau của một dân tộc đấu tranh đòi độc lập…”. Cái thằng Thép Mới nầy “rỉ” quá rồi. 

Thi sĩ Tố Hữu vừa dồn hết cảm hứng cho Phạm Tuân vào vũ trụ nên chưa lấy lại được hơi sức. Cũng may! Ông nhớ lại hình ảnh của những đứa trẻ con đá bóng trên đường phố trong đêm khuya, từng bầy công an bịt chặt các ngã đường – như đánh trận – để đuổi bắt chúng.

Những đứa trẻ ở trần mồ hôi trơn láng, khó bắt thì ngáng chân! Rồi mai đây khi những đứa bé gẫy răng, đổ máu đầu để nứt đất chui lên thành Thế Anh, Cao Cường v.v… (hai cầu thủ nổi tiếng) thì con mẹ mìn đó lại ẵm vội vào lòng. “Nhờ sự quan tâm vun trồng của đảng!”…

Ông thấy thương con ông, ông thương những đứa trẻ. Nó chỉ có một con đường, cắm đầu mà đi, đằng sau không có lối về. Khi đụng đến bức tường cuối đường thì úp mặt vào, đợi tiếng lên đạn…

Nhưng lần nầy thì đạn nổ ngược, nó đã nhảy bật qua khỏi bức tường bay thoát ra thế giới bên ngoài. 

Ông nhẩm đếm những xác người đã ngã gục dưới bức tường đó. Trần Dần, Phan Khôi… những Đoàn Phú Tứ lẩn thẩn suốt đời đi dép lệch, những Lê Đạt lầm lũi chui trong đêm như con cóc, người quen gặp không dám chào vì sợ liên luỵ, những thằng họa sĩ sau khi buộc lòng học nghề thợ mộc trong tù nhìn bàn tay phế thải cứng như thợ đóng cối của mình mà trào nước mắt… Còn biết bao nhiêu cuộc đời bị rút phép thông-công đẩy vào bóng tối như mình?

Ông nhớ lại những trại nuôi bò mà người ta đã lùa ông và bạn bè ông lên đó để “lấy lại tình thương, lập trường giai cấp từ những con vật!…”. Để Văn Cao bây giờ suốt ngày đi ngoài đường thơ thẩn như con bò. Còn Hoàng Cầm nữa, nó yêu từ gốc rạ toả hơi ấm sớm mai, ngơ ngẩn hỏi “lá diêu bông” ở đâu… chứng nào vẫn tật nấy, còn ngứa ngáy với thơ thì lại rũ xương trong tù mà thôi.

Khuôn mặt vợ ông từ từ hiện lên. Nàng vẫn sống mà ông như nhớ về người đã chết. Hơn chục năm rồi không gặp lại kể từ lần cuối ra toà li dị. Tất cả đã đổ vỡ, đổ vỡ từ nàng Thái Thị Liên đẹp mơ mộng, có tiếng đàn lãng mạn như tình yêu đối với ông. 

Người ta không thể chịu được bà trưởng hệ Piano lại là vợ của “thằng Nhân Văn Giai Phẩm.” Nàng cũng không thể chịu được con người ngày hôm qua còn là đấng tao nhân hào hoa phong nhã ngước mắt nhìn trời là nhạc ý tuôn theo mây, nay thành kẻ phẫn chí nát rượu. Con cái nàng không thể ngóc đầu lên được nếu ngày nào còn là con “thằng Nhân Văn Giai Phẩm…”. 

Và ông đành gạt nước mắt chia tay vợ ở tòa án rúc về xó quê hẻo lành đợi tuổi già đến khuân đi. Nghĩ đến, ông vẫn còn tủi giận. Ông vẫn còn yêu, hằng đêm ông vẫn còn nhớ. Nhưng trời đày làm sao để những con người xa thì nhớ thương mà lại gần thì thấy ghét. 

Một cơn ho xé phổi kéo giật ông xuống giường. Người nữ y tá trực vội xô cửa chạy vào.

– Ông lại uống rượu phải không?

– Không, tôi có uống nữa đâu, có lẽ tại lạnh, làm ơn đóng hộ cái cửa sổ.

Ông cố giơ tay chỉ ra phía sau mình.

– Ông tệ lắm, cấm thế nào vẫn lén uống. Ông Huy Du đã chỉ cho chúng tôi mánh khoé giấu rượu của ông mà vẫn không sao ngăn được.

Có tiếng lao xao trò chuyện ngoài hành lang.

– Tôi chỉ vào năm phút thôi, tôi là cháu họ của ông ấy mà…

Anh đó cố vật nài.

– Đã bảo không được là không được mà!

Tiếng đàn ông xẵng giọng đáp lại.

– … Tôi đã nói với các người rất nhiều lần rồi, người bệnh cần được tĩnh dưỡng. Yêu cầu 4 giờ rưỡi chiều mai trở lại!

Ông nhận ra giọng nói của nhạc sĩ Huy Du. – Cái thằng nầy thật lắm nghề, khi méo khi tròn, nó định làm bầu gánh hát cho cha con nhà nầy hay sao vậy? 

–. Cô y tá vừa khép cánh cửa lại là ông vùng dậy liền. Ngắm nghía bộ quần áo của Huy Du đưa, ông tắc lưỡi rồi trút bỏ bộ đồ bệnh nhân, mặc nó vào. Tụt người khỏi bệ cửa sổ, ông bò xuống đường. Khi chân vừa chấm đất thì chợt vang lên một hồi kẻng. Ông giật mình đứng sững người lại để định thần. À, hoá ra tiếng kẻng đổi gác của hỏa lò Hà Nội. Nháy mắt với chú công an đang bồng súng trợn mắt nhìn mình trong chấn song sắt, ông đi cứ như chạy đến quán rượu của Hoàng Cầm.

– Thằng Sơn nó về là mình có quyền xoá tên trong “sổ thiên tào” của ông bạn vàng rồi. Tiên sư nó, mỗi lần ghi nợ mình là nó xướng to lên cho vợ nghe thấy rồi lẳng lặng dúi thêm cho nửa lít mang về.

* Thế Giang.

Nguồn: Trích từ CÂY ĐẮNG NỞ HOA trong tập truyện ngắn Thằng Người Có Đuôi; Nhà xuất bản Người Việt, 1987.

Từ Ly Hoang Chinh

Wednesday, September 22, 2021

CLB Những người thích đùa: Chuyện cục gạch và cải tạo

 Đóng gạch. - Kể chuyện vui ngày xưa 

Thời Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam. Nhiều máy bay bị ta bắn hạ và bắt sống được nhiều phi công.

Gần chỗ trại giam phi công có một xí nghiệp gạch. Việc đóng gạch thủ công rất vất vả. Người đóng gạch phải bê từng cục đất ướt nặng độ 7,8 kg, nhào nhuyễn rồi nện vào cái khuôn gỗ, sau đó dùng dây cắt chỗ đất thừa, rồi nhấc khuôn gỗ ra để có một viên gạch hình chữ nhật, nặng 2 kg. Rất mất thời gian, tốn sức, năng suất rất thấp.

Mấy anh bộ đội canh tù liền bắt các phi công Mỹ đi đóng gạch cho bõ tức. Nhân tiện cải tạo bọn đế quốc.

Phi công Mỹ xin cải tiến kỹ thuật đóng gạch. Ta đồng ý. Họ dùng cưa, đục ít tre gỗ rồi chế một cái máy ép gạch thô sơ. Buộc hai con trâu vào cái đòn cho trâu đi vòng quanh. Gạch cứ đùn ra liền tù tì, vuông đét, đều tăm tắp hơn đóng tay. Năng suất cao.

Tức là cơ khí hóa bằng sức trâu, không cần nhào đất vất vả. Mà trâu thì có sẵn.

Năng suất tăng mấy chục lần, chất lượng tuyệt hảo.

Mấy ông trâu làm việc thay sức của hơn trăm ông người mà không đòi hỏi gì ngoài ít rơm cỏ khô.

Khi ta trao trả lại phi công cho phía Mỹ. Bác giám đốc xí nghiệp xuýt xoa tiếc:

- Mẹ kiếp, mấy ngàn năm đóng gạch hì hục. Nó làm có ba ngày mà tự động hết trọi. Giữ mấy thằng Mỹ ở lại thì sự nghiệp "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đất nước mình xong hết rồi.

Bác bí thơ tỉnh thì bẩu:

- May mà trại giam phi công Mỹ không ở cạnh tỉnh ủy, nếu ở cạnh thì chúng nó cải tiến cả tỉnh ủy thay bằng trâu hết.

St (copy từ FB-Nguyễn Thư)

Tuesday, September 21, 2021

Dưới làn đạn và chuyện phất cờ, đóng phim...

 N G Ư Ờ I  V Ã I  L I N H  H Ồ N

Vũ Bão

Nếu mọi chuyện trên đời đều diễn biến đúng như ta dự định thì đến bây giờ tôi chẳng còn gì mà viết về trận đánh bốt Chè năm ấy nữa. 

Công tác chuẩn bị chiến trường tiến hành đúng tinh thần chỉ đạo của phòng tham mưu. Số liệu biến động về quân số và vũ khí của địch được điểm từng ngày. Sơ đồ phòng ngự bốt Chè được vẽ đi vẽ lại đến độ tin cậy gần như tuyệt đối. Trinh sát hoả lực kiểm tra đi kiểm tra lại toàn bộ hoả điểm, đánh dấu bằng đủ các loại lý hiệu trên sơ đồ. Thế là chắc quá chứ gì !

Chiến tranh không phải trò đùa, chỉ có một bên bắn súng và một bên chỉ được quyền ăn đạn. Phải công nhận tên đại uý chỉ huy trưởng bốt Chè là một tay cáo già trong chiến trận, biết giấu chủ bài. Mặc cho mỗi lần trinh sát hoả lực địch, quân ta nhử thế nào, hắn vẫn ghìm không cho hai ổ đại liên găm ở hầm ngầm phát hoả. Chính vì thế, khi đại đội chúng tôi bung hàng rào tiến vào trung thâm theo đội hình đầu nhọn đuôi dài, hắn mới cho hai ổ đại liên ở hầm ngầm bắn chéo cánh sẻ. Ðợt tiến công của chúng tôi bị chặn khựng lại. Cả đại đội nằm dán bụng xuống đất, không ngóc đầu lên được. Giá có phép gì dũi được đất, dìm cả người xuống, chúng tôi mới hy vọng giữ được cả gáo lẫn càng. 

Tình huống bất ngờ này không hề được tính đến trong phương án tác chiến. Các cấp chỉ huy không kịp phản ứng, cứ đâu nằm yên đấy. Mọi lần trước, đại đội bị vấp, chi uỷ thường hội ý cấp tốc rồi vạch chủ trương, nhưng lần này Luật, đại đội trưởng nằm ngay vị trí tiểu đội mũi nhọn chúng tôi, chính trị viên ở cuối đội hình, chính trị viên phó đang lo kéo một số thương binh ra ngoài hàng rào kẽm gai băng bó. Chính trị viên rút khẩu Xmít Oétxon, bắn một phát lên trời rồi bật dậy lao về phía trước hô lớn : 

- Các đảng viên cộng sản tiến...

Một viên đạn đã cắt ngang khẩu hiệu tiến quân. Luật bò lùi xuống bên tôi, hất đầu về phía hoả điểm trước mặt.

- Cậu diệt thằng trái, còn thằng phải để mình.

Tiểu đội mũi nhọn chia đôi hàng chữ V, một nửa bò theo Luật, một nửa bò theo tôi. 

Thằng Vĩnh nằm bẹp lại. Tôi bò lùi xuống :

- Sao ?

Giọng Vĩnh lạc hẳn đi :

- Ðạn nó bắn như mưa, lên sao được.

- Mày nằm đây chờ chết à !

- Lên cũng chết.

Không sao ép một thằng hèn thành người lính dũng cảm trước làn mưa đạn được, tôi quát lên :

- Ðưa băng đạn cho tao. Cả hai quả lựu đạn nữa.

- Thế nó phản kích, tôi chết à.

Tôi lộn tiết, giằng luôn khẩu tiểu liên của nó :

- Tao phải lên, mày giữ lá cờ đại đội cho tao.

Bò dưới làn đạn, tôi vẫn quan sát hoả điểm. Tự dưng đốm lửa tắt lịm ở lỗ châu mai. Bọn địch đang thay băng đạn. Tôi bật dậy lao lên áp sát hầm ngầm. Bọn giặc ẩy lựu đạn ra. Tôi chộp ngay lấy, nhét vội vào lỗ châu mai rồi lùa nòng tiểu liên lia một băng. Tiếng reo hò ở phía sau vang dội bên tai tôi. Ðại đội bốn đã tràn ngập căn cứ giặc. Chưa trận nào chúng tôi vất vả như lần này. Chúng tôi phải vật nhau với từng lô cốt con, đến gần sáng mới đánh sập sở chỉ huy của giặc. 

Luật nhảy bổ lên ôm chầm lấy tôi. Tiểu đoàn trưởng chạy ào đến: 

- Nhanh lên các bố ơi. Gần sáng rồi, thu dọn chiến lợi phẩm nhanh lên. Hencát  nó cù cho dài rốn, lại iarơcu)  bây giờ.

Tôi quay lại thấy thằng Vĩnh vừa chạy đến. ống quần bên trái bám chặt vào bắp đùi nó. Tôi giật vội băng cứu thương vẫn cài ở thắt lưng. Luật giơ tay cản lại :

- Nó vãi linh hồn toé ra quần đấy. 

Chúng tôi rút về thôn Nội, cách bốt Chè bốn kilômét. Dân quân đã đào sẵn hầm hố tránh máy bay. Các đơn vị ở thê đội hai đêm qua, bây giờ đã chia nhau bảo vệ vòng ngoài cho chúng tôi. Các gia đình ở thôn Nội đã chia nhau mỗi nhà nấu sẵn nồi cháo gà, nhưng sau một đêm vừa bận tập vừa lăn lê bò toài, đứa nào đứa ấy chỉ húp qua loa. ăn là phụ, ngủ là chính, nằm lăn trên ổ rơm chẳng đứa nào biết đất là gì, trời là gì nữa. Ðột nhiên tôi bị dựng dậy. Mắt nhắm mắt mở, tôi nghe lõm bõm lệnh của Luật :

- Ði công tác đột xuất. Cả tiểu đội chỉnh đốn quân trang, lên tiểu đoàn nhận nhiệm vụ.

- Rõ !

Lên tiểu đoàn trưởng, chúng tôi mới biết có đồng chí Bạn về quay phim. Trận đánh đã kết thúc, chúng tôi phải diễn lại. Cảnh đồng chí Bạn cần quay đầu tiên là cảnh cắm cờ trên bốt Chè.

Tôi ngơ ngác hỏi lại : 

- Báo cáo tiểu đoàn trưởng, đánh xong, thu dọn chiến trường rồi về đây ngay, chúng tôi không kịp cắm cờ. 

- Thì lên phim, các đồng chí phải đóng lại.

- Báo cáo tiểu đoàn trưởng, chúng tôi có cờ đâu mà cắm.

- Lá cờ Quyết Thắng, trung đoàn trưởng giao cho tiểu đội mũi nhọn trước giờ xuất kích đâu ? Ðồng chí là tiểu đội trưởng nhận cờ trước hàng quân, tại sao đồng chí lại nói là không có cờ ? 

- Báo cáo tiểu đoàn trưởng, lúc đại đội trưởng ra lệnh cho tôi lên, tôi giao cờ cho đồng chí Vĩnh. Lúc tôi bịt mồm được thằng đại liên, cả đại đội xông lên, đồng chí Vĩnh cũng ào theo, bỏ quên cờ ở trận địa. 

- Tại sao các đồng chí không đi tìm ?

- Báo cáo tiểu đoàn trưởng, tôi quay lại tìm nhưng ở chỗ ấy, tôi chỉ ba hố cối 81, chẳng thấy lá cờ đâu cả.

Tiểu đoàn trưởng quay sang bảo liên lạc viên xuống đại đội ba lấy lá cờ Quyết Thắng khác lên.

Cũng may cho thằng Vĩnh lại lấy cháu tham mưu trưởng trung đoàn nên việc này đã được tiểu đoàn trưởng cho qua. Chuyện này thôi không nói nữa.

Vừa gặp chúng tôi ở sở chỉ huy trung đoàn, đồng chí Bạn tươi cười bắt tay chúng tôi :

- Vinh quang Việt Nam. Tôi tự hào chúng mày !

Chúng tôi mím môi lại không dám cười.

Dựng lại cảnh cắm cờ không đơn giản như chúng tôi đã tưởng. Ðại đội tiểu pháo 20 ly dàn ở vòng ngoài, đại đội trọng liên trợ chiến bố trí ở vòng trong, bốn đài quan sát phòng không dựng ở bốn hướng, một đại đội bộ binh bố trí quanh bốt Chè sẵn sàng đánh quân nhảy dù định vồ mồi. Còn chúng tôi, theo lệnh của đồng chí Bạn, chúng tôi cứ phải diễn đi diễn lại cảnh diệt hầm ngầm cho đến khi thấy đạt yêu cầu, máy quay phim mới bắt đầu quay. 

Thật hại cho tôi, khi thử pháo nổ, một mảnh bê tông trong hầm ngầm văng vào đầu gối tôi làm ngã dúi xuống. Tôi định chồm dậy nhưng chân không đủ lực làm điểm trụ được nữa rồi. Y tá chạy vào dìu tôi ra băng bó cho cầm máu. Thế là tôi không được đóng tiếp cảnh sau nữa. Luật đến gặp anh phiên dịch, nhờ anh báo cáo với đồng chí Bạn cho thay người cắm cờ. Ðồng chí Bạn gật đầu, vừa lững thững đi trước tiểu đội chúng tôi đang xếp hàng ngang vừa ngắm nghía từng đứa. Khi quay trở lại đồng chí Bạn dừng chân trước mặt Vĩnh, trỏ ngón tay vào ngực cậu ta :

- Tốt. Người lính này cầm cờ.

Trước khi chúng tôi đi, tiểu đoàn trưởng nhắc đi nhắc lại : Bộ phim này rất quan trọng, cả thế giới sẽ xem bộ phim này. Mỗi ý kiến của đồng chí Bạn là một mệnh lệnh, các đồng chí phải nghiêm chỉnh chấp hành. Chính vì thế, Luật vừa giơ tay định nói câu gì đó phản đối nhưng anh vội bỏ tay xuống. Từ đó anh mất vui, đóng cảnh cắm cờ chẳng lấy gì làm hào hứng. Công binh điểm hoả tám cái bánh khảo  xung quanh sở chỉ huy bốt Chè cho đồng chí Bạn thu cảnh khói lửa vào ống kính. 

Ðến cảnh cắm cờ, theo sự chỉ dẫn của đồng chí Bạn, Luật vung khẩu Xmít Oétxơn vọt lên trước, Vĩnh giương cao cán cờ chạy theo anh, cả tiểu đội chạy theo sau. Cắt cảnh. Tiếp đó, Vĩnh chạy lên nóc sở chỉ huy, co chân đạp cán cờ cho lá cờ tam tài đổ xuống đất, Vĩnh đứng xoạc chân phất cao lá cờ Quyết Thắng, cả tiểu đội chia nhau đứng hai bên, Vĩnh vừa giơ cao khẩu tiểu liên K50 băng cối vừa hét thật to. Cả tiểu đội phải diễn đi diễn lại cảnh quay này đến ba lần để đồng chí Bạn quay phim. Thấy chúng tôi có chiều uể oải, anh phiên dịch phải giải thích thêm : Theo tiêu chuẩn quốc tế thì quay ba dựng một. Các đồng chí đánh bốt Chè đã vất vả rồi, bây giờ cố vất vả thêm chút nữa để phản ánh khí thế xung trận của quân đội chúng ta cho toàn thế giới biết. Kết thúc chầu quay phim đến tái mào, chúng tôi mới được quay về thôn Nội. Trước khi đóng máy, đồng chí Bạn lần lượt bắt tay chúng tôi :

- Vinh quang Việt Nam. Tôi tự hào chúng mày.

Ðời lính chiến vùi đầu trong trận mạc, thì giờ đâu mà nghĩ đến những thước phim đã quay. Sau mỗi trận đánh, nhìn thấy nhau đủ càng đủ gáo là lính mừng rồi. Ðến khi chiến tranh kết thúc, chúng tôi lần lượt trả súng quay về kiếm sống, quên cả cái chuyện cảnh phim cắm cờ trên bốt Chè. Một hôm đi cắt tóc, tôi vơ một tờ báo xem cho đỡ buồn. Dòng chữ đậm đập ngay vào mắt tôi loan tin bộ phim tài liệu Dặm đường máu lửa vừa hoàn thành. Tôi sực nhớ đến đồng chí Bạn : "Tôi tự hào chúng mày". Tôi xem tiếp tấm ảnh ở cuối bài. Ơ thằng Vĩnh đang xoạc cẳng đứng trên nóc chỉ huy, hay tay phất cao lá cờ Quyết Thắng, lũ bạn tôi, nhặt mỗi thằng ở một tiểu đội đứng dàn hàng ngang hai bên thằng Vĩnh, súng giơ cao, miệng đang gào. Tuy biết đây chỉ là cảnh diễn lại sau trận đánh, nhưng tim tôi vẫn cứ đập rộn lên khi đọc đến dòng chú thích : "Cảnh cắm cờ chiến thắng trên nóc sở chỉ huy bốt Chè trong phim Dặm đường máu lửa".

Câu chuyện nếu chỉ đến thế cũng chẳng có gì mà bàn nữa. Chuyện kiếm miếng ăn hàng ngày choán ngợp hết cuộc sống đời thường của người lính đã giã từ vũ khí. Bằng khen không treo, huân chương không đeo, miễn là kiếm được cái gì đó đổ vào nồi là nhất. Vả lại, điện ảnh, còn gọi là xinêma, họ tha hồ mà diễn nhiều trò ma trước mắt chúng tôi. Cần quay phim chuồng lợn tập thể làng tôi thì người ta đi khiêng những con lợn súc của xã viên về trại lợn. Sợ lũ lợn cắn nhau người ta sát tỏi vào mồm chúng. Cần quay phim ao cá điển hình của làng tôi, người ta đã đi mua hàng xảo cá chép cỡ xắt ba xắt tư đổ vào thuyền nan cứ như họ vừa kéo được mẻ cá dưới ao lên. 

Chiến thắng bốt Chè không còn là niềm tự hào riêng của tiểu đoàn chúng tôi nữa mà còn là niềm tự hào của cả sư đoàn, nên ở bức tường chính giữa ngay ở cửa nhìn vào phòng truyền thống, chính uỷ sư đoàn đã duyệt cho treo tấm ảnh cắm cờ trên bốt Chè phóng to bằng cái chiếu. Loại cựu chiến binh biết thừa là các cụ diễn, còn cánh lính mới toe cứ nghênh mắt nhòm thằng Vĩnh trong ảnh đang phất cao lá cờ Quyết Thắng và cứ tưởng đấy là tấm ảnh được chụp giữa lúc tơi bời khói lửa. 

Gặp gỡ nhau có một ngày ở doanh trại sư đoàn, anh em còn mê mải hỏi thăm chuyện làm ăn, nên cái cảnh diễn cắm cờ trên bốt Chè cũng qua đi. Phải công nhận tấm ảnh trích ở cảnh phim rất đẹp. Tư thế chiến sĩ quân đội nhân dân đứng trên đầu thù trông rất hiên ngang. Một hoạ sĩ đã phỏng theo tấm ảnh ấy vẽ mẫu tem phát hành trong dịp kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân. Công ty phát hành sách lại in tấm ảnh cắm cờ trên bốt Chè vào bìa lịch. Cánh cựu chiến binh bắt đầu xì xào và đến ngày hội truyền thống của sư đoàn, anh em đưa vấn đề đó chất vấn chính uỷ. Chính uỷ đành phải giải thích theo kiểu thích đến đâu giải đến đấy : Các nghệ sĩ phải chọn hình tượng, chọn điển hình chứ làm sao đưa được cả sư đoàn vào một tấm ảnh. Lúc ở doanh trại sư đoàn, cánh lính cựu cứ ngậu xị lên nhưng về đến nhà, chuyện cắm cờ cũng nhạt dần. Ðại tá bơm xe, trung tá bán chè đỗ đen, thiếu tá buôn kem... tiếng gọi của cái bao tử làm chúng tôi quên hết chuyện hoa lá cành. 

Hai mươi năm sau... 

Ðạo diễn Xtivenxơn sang Việt Nam quay bộ phim Máu và Hoa. Ông đến các cơ sở sản xuất phim xem những thước phim đã quay trong thời kỳ kháng chiến và ông yêu cầu Bộ Văn hoá cho phép được gặp và phỏng vấn một số người có mặt trong những thước phim tư liệu ông đã chọn mua. Bộ Văn hoá điện sang Cục Chính trị, Cục Chính trị điện xuống sư đoàn. Bấy giờ lớp chỉ huy cũ đã về hưu. Lớp chỉ huy mới ở trường sĩ quan ra hoặc ở các đơn vị khác mới bổ sung về, ai nấy đều tin Vĩnh đã vượt qua lửa nhảy lên cắm cờ ở bốt Chè. Sư đoàn trưởng cử sĩ quan chính trị đi tìm bằng được Vĩnh về doanh trại sư đoàn gặp đạo diễn Xtivenxơn. Bộ phim Máu và Hoa được chiếu rộng rãi trong cả nước. Tôi cũng được giấy mời đi xem phim. 

Những chuyện Vĩnh kể với đạo diễn Xtivenxơn đều đúng như trong cảnh diễn cho đồng chí Bạn quay phim. Nó kể diễn biến trận đánh y như thật, có quên chăng chỉ là đoạn nó nằm bẹp xuống đất, sợ đến vãi linh hồn. 

Luật đến tìm tôi. Anh thở dài :

- Thằng Vĩnh nó tưởng anh em ta chết hết cả rồi.

Tôi an ủi Luật :

- Dù cắm cờ thật hay cắm cờ diễn trên phim, cánh lính chiến có được ăn cái giải gì đâu.

- Sự việc chúng mình tận mắt còn bẻ quẹo đi như thế huống chi là những sự việc đã xảy ra từ 50 năm, 100 năm. Mình viết cái giấy lên Trung ương khẳng định không có chuyện cắm cờ trên bốt Chè. Cậu ký vào đây xác nhận hộ mình.

- Ừ thì ký. Ðược chưa ?

- Tốt lắm. Phiền cậu ghi rõ chức vụ, phiên hiệu đơn vị hồi đó.

Tôi ghi hết. Sau này tôi mới biết chị Luật đã bán con lợn 50 ký lấy tiền cho chồng đi tìm các bạn đồng đội để khẳng định không có chuyện cắm cờ trên bốt Chè. Anh sao bức thư ấy làm mấy chục bản, anh đem từng bản sao lên nộp các cơ quan có trách nhiệm. Thế là câu chuyện đó rùm beng trong sư đoàn nhưng ai dám hạ tấm ảnh Vĩnh phất cờ ở bức tường giữa phòng truyền thống. Ai dám huỷ hàng triệu con tem, hàng chục vạn bìa lịch có in ảnh Vĩnh phất cờ nữa chứ. Sư đoàn trưởng phải gặp riêng mấy anh em chúng tôi đề nghị đừng "chiếu bí" sư đoàn. Trận tiêu diệt bốt Chè là trận lớn nhất trong lịch sử sư đoàn, là vinh dự của cả sư đoàn, ông không thể hạ ngay tấm ảnh cắm cờ được, ông sẽ đi tìm tấm ảnh khác. Một trăm năm nữa cũng chẳng ai tìm được tấm ảnh khác ấy đâu. Một hôm, con trai Luật đến tìm tôi :

- Chú ạ, bố cháu sắp mổ dạ dày. Bố cháu muốn gặp chú trước khi lên bàn mổ.

Tôi phóng xe đến bệnh viện.

Luật vẫy tôi đến bên giường, nắm chặt tay tôi :

- Cậu là nhà văn, đừng bao giờ chỉ viết một nửa sự thật và đừng bao giờ viết những chuyện không có thật thành chuyện có thật. Cậu hãy viết những điều cậu đã nghe thấy : không có chuyện cắm cờ trên bốt Chè, cậu viết ngay đi và đem đến đây đọc cho mình nghe. 

- Anh đừng nói gở. Sửa một chuyện tưởng là có thành một chuyện không hề xảy ra đâu phải ngày một ngày hai. Tôi sẽ viết.

Ca mổ thành công. Vết mổ chóng liền sẹo. Luật vẫn sống. Tấm ảnh thằng Vĩnh phất cờ vẫn treo trong phòng truyền thống sư đoàn.  

Gần đây, đạo diễn Xitivenxơn đã mời Vĩnh sang Anh bốc phét về chuyện cắm cờ để quảng cáo cho bộ phim Máu và Hoa. 

Thằng con Trời ấy, số nó đỏ thật. Giá lúc tôi bảo nó đưa băng đạn và cả hai quả lựu đạn cho tôi, nó tự ái khi thấy danh dự bị xúc phạm, nó liền leo lên lấy thân mình lấp ngay lỗ châu mai thì bây giờ làm sao còn sống mà sang Anh bốc phét nữa. Ở bên Anh, làm sao người ta biết được nó đã vãi linh hồn trong trận đánh bốt Chè. Cái quần trong phim là cái quần khác đấy.

Chú thích: Vũ Bão tên thật là Phạm Thế Hệ, sinh ngày 4 tháng 9 năm 1931 tại Thái Bình. Quê ông ở thôn An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Vũ Bão tham gia chống Pháp khi còn trẻ, gia nhập quân đội chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và làm quân báo từ năm 1947. Đến năm 1950, ông làm cán bộ Khu đoàn thanh niên Liên khu III.

Sau năm 1954, Vũ Bão tiếp tục công tác trong ngành báo chí. Năm 1960, ông làm phóng viên báo Hà Nam, rồi báo Nam Hà. Năm 1968, Vũ Bão được điều vào mặt trận Khe Sanh. Năm 1969, ông về hoạt động ở Hội Văn nghệ Hà Nội. Năm 1971, ông lại được điều vào mặt trận Đường 9 Nam Lào.

Sau khi Việt Nam thống nhất, năm 1977, Vũ Bão được chuyển sang Tổng cục Thể dục thể thao làm chuyên viên. Năm 1983, ông công tác ở báo Điện ảnh Việt Nam, từng giữa chức phó tổng biên tập. Vũ Bão nghỉ hưu năm 1992.

Ông gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Từ năm 1988 đến 2000, Vũ Bão là phó chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.

Ông qua đời ngày 30 tháng 4 năm 2006 tại Quảng Ninh, vì bệnh cao huyết áp sau khi đi dự lễ hợp long cầu Hòn Gai, Quảng Ninh.  (trích Wiki)

Viết thêm: Wiki không ghi thời gian ông bị trù dập vì trong tác phẩm Sắp  Cưới ông dám viết tổng bí thư Trường Chinh là "đảng trưởng".