Sunday, February 27, 2022

VÌ SAO NGHỀ KIẾN TRÚC TẠI VIỆT NAM KHÓ PHÁT TRIỂN?

 Là ngành nghề có chuẩn đầu vào đại học tương đối khó và đòi năng khiếu nghệ thuật nhất định, thế nhưng khác với các đồng nghiệp trên thế giới, Kiền trúc sư Việt nam không được xem trọng đúng mức và tuổi nghề thường khá ngắn. Còn ngành kiến trúc của Việt Nam thì  cũng chưa bao giờ được đánh giá cao. Tại sao như vậy?

Xét về địa hình, Việt Nam không có mặt bằng rộng để thi triển các công trình kiến trúc tầm cỡ. Địa hình  đa phần là đồi núi, thung lũng nhỏ hẹp, không có nhiều bình nguyên lớn, vùng đồng bằng thì thấp trũng ao hồ đan xen nên cũng không dễ hình thành được những khu đô thị lớn để kiến trúc có "đất" phát triển dần dần thành lý luận, thành học thuyết.

Nhiều thế kỷ không có tích lũy tư bản lớn bền vững. "Có thực mới vực được đạo", tài nguyên vật lực thay vì được phân tán cho nhiều cá nhân đa dạng lý chí, đa dạng ý tưởng rồi từ đó mỗi người một ý đa dạng sáng tạo thì lại chỉ tập trung trong tay giai cấp thống trị nên các tiền đề phát triển chỉ bó hẹp trong giới hạn hiểu biết và ý chí của một người hoặc một nhóm nhỏ thì sáng tạo kiểu gì? 

Về nguyên lý, "Trí tuệ phát triển trong sự tĩnh lặng", một kiến trúc sư muốn có nhiều sáng tạo độc đáo, xuất chúng tạo thành xu thế dẫn dắt thì thay vì phải luôn chân luôn tay cày cuốc kiếm tiền cần phải có nhiều thời gian tập trung, suy tư. Việc đó có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Vì vậy nó đòi hỏi phải có thể trạng tốt, có nguồn tài chính ổn định để "lười biếng" chỉ ăn với nghiên cứu không bị phân tâm bởi chuyện cơm áo gạo tiền.

Ở Trung Quốc thời phong kiến cũng đã từng có những gia tộc thịnh vượng vài thế hệ nuôi dưỡng trí thức (môn khách) trong nhà chỉ để dùng khi hữu sự. Hoặc ở phương Tây hình thành được tầng lớp quý tộc (có tích lũy tư bản, có trí tuệ, có những nhu cầu tinh thần cao như âm nhạc, thẩm mỹ....) nuôi dưỡng trí thức để thỏa mãn đam mê tinh thần hoặc chu cấp cho họ để đặt hàng những sản phẩm sáng tạo về khoa học, nghệ thuật...còn Việt Nam thì không.

Có thể phải mất 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa nhưng chỉ cần "1 ý tưởng" xuất hiện cũng làm thay đổi cả thế giới chứ đừng nói thay đổi quốc gia hay doanh nghiệp, ví dụ như Mác và Ăng ghen là một điển hình. Tích luỹ tư bản là cơ sở để cho các KTS tạo ra được những thành tựu lớn. Ở VN sau mấy nghìn năm vẫn không hình thành được tầng lớp quý tộc, tư bản để dẫn dắt xã hội phát triển cũng như tạo cơ sở cho KTS sáng tạo. 

Thời nhà Trần cũng đã hình thành mầm mống tầng lớp quý tộc phong kiến nhưng cũng chỉ là thoảng qua rồi lụi tàn. Vì tầng lớp quý tộc không phát triển được nên cả chuỗi dài lịch sử xã hội Việt Nam vẫn chỉ là một vòng luẩn quẩn với nông dân và xã hội nông nghiệp không bứt phá được chứ đừng nói đến những nhu cầu cao như kiến trúc, nghệ thuật độc đáo. Hiện nay trong xu thế phát triển chung của thế giới Việt Nam cũng đang manh nha hình thành tầng lớp "tư bản" mới nhưng vì đa phần giàu do ăn xổi nên về cơ bản nhu cầu chung của các nhà tư bản này vẫn chỉ là tiền, "nhà không có gì ngoài tiền", và cũng vì “không có gì ngoài tiền” nên chẳng bền được lâu, rất khó kỳ vọng họ sẽ là điểm tựa cho những sự sáng tạo lớn của kiến trúc sư. (Lý do tại sao ở VN tầng lớp quý tộc, tư bản không thể tồn tại lâu hoặc tầng lớp quý tộc phương Tây bền vững hơn ở Trung Quốc thì sẽ bàn ở bài viết khác).

Còn xét trước mắt, nguyên nhân là do động lực phát triển của KTS không cao. Dân trí và thể trạng xã hội thấp nên tầm nhìn và nhu cầu thấp, ví dụ như xây “lâu đài” nhưng quy hoạch khuôn viên sân vườn bé như cái vườn rau, khác nào như mang cây cổ thụ trồng trong chậu, chỉ là một dạng bonsai không thể lớn được; đất nhỏ nhưng phòng ngủ phải to cầu thang thì bé cũng được; hoặc đầu tư mấy tỷ nhưng vài chục triệu tiền thiết kế cũng căn ke tiếc rẻ, chỉ thích miễn phí, thậm chí còn ranh mãnh ăn cắp ý tưởng của KTS chứ không muốn trả tiền. Tuy nhiên lại sính sự hào nhoáng nên sẵn sàng bỏ ra nhiều trăm triệu hoặc tiền tỷ để học theo phong cách Tây nửa vời, điển hình là gần đây nổi lên hiện tượng buôn hoặc nhái nội thất Châu Âu bán cho giới nhà giàu mới nổi

Và quan trọng nhất là người ta coi việc ăn cắp "chất xám" là bình thường nên không có sự bảo hộ trí tuệ đoàng hoàng dẫn đến "nguồn cung" chất xám thấp, KTS không có động lực đủ lớn để sáng tạo phát triển ngành nghề. Một KTS phương Tây hoặc một nhà khoa học, một triết gia có thể quyết tâm dành nửa cuộc đời sống kham khổ để sáng tạo vì họ tin rằng và thực tế là khi thành tựu họ sẽ có cuộc sống giàu sang vinh hiển, nhưng KTS hoặc khoa học gia, triết gia...của VN thì không thể, vì chỉ sau một thời gian ngắn công khai thành tựu của họ sẽ bị mô phỏng với giá rất rẻ mà không làm gì được, nửa đời người đã hy sinh cho sáng tạo coi như bỏ, nửa đời sau thì mông lung, đa phần khốn khó. Rất hiếm người có thể vừa thành công về học thuật vừa thành công về vật chất. Nên không ai sẵn sàng tận hiến cho học thuật hay sáng tạo. 

Ở Việt Nam các KTS hầu hết chỉ có khoảng 10-15 năm tuổi nghề là nhiều và cũng không có thành tựu gì đáng kể ngoài những kiến thức của phương Tây đã được học trong trường. Khi tầm ngoài 40 tuổi trở ra thì đa phần không sống được với nghề, nếu khá khá một chút thì cũng đều phải kiêm thêm cả thầu thi công, làm dự án hoặc bán đồ nội thất. Gần đây cũng có KTS được nhiều giải thưởng quốc tế với mô hình kiến trúc sống gần với thiên nhiên khi đưa nhiều cây xanh vào trong nhà và lên mái. Nhưng đó không hẳn là thành tựu sáng tạo mà chỉ là một sản phẩm lạ nhất thời hấp dẫn chứ không nhiều giá trị. Nhất là với điều kiện khí hậu Việt Nam trồng cây trên mái chỉ gây ẩm mốc nuôi ruồi muỗi và làm giảm tuổi thọ công trình, ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng. Cho nên được giải thưởng từ nước ngoài nơi có khí hậu lạnh cũng là vì yếu tố "lạ" thôi. 

Nên nếu không có sự thay đổi nào đó mang tính đột biến ít nhất là một trong những nguyên nhân chính ở trên thì người Việt muôn đời cũng chỉ đi theo đuôi thế giới để sao chép, lắp ghép vớ vẩn từ tư tưởng triết học, mô hình quản trị quốc gia cho đến căn nhà, và  người KTS cũng rất thiệt thòi với tuổi nghề ngắn ngủi.

Saturday, February 26, 2022

Khi Nga tấn công Ukraina

 Chuyện bên lề cuộc xâm lược Ukraine của Nga 

Tàu ban đầu thích chuyện Nga nuốt Ukraine, vì nếu Nga nuốt được thì thành tiền lệ cho Tàu nuốt Đài Loan. Anh Tập khẳng định "hợp tác toàn diện, không giới hạn" với anh Pu để anh Pu yên tâm, chờ tấn trò tự quảng cáo qua thế vận hội của anh Tập kết thúc rồi mới mần cỏ Ukraine.

Điều anh Tập không ngờ là anh Pu kêu gào lý do tấn công Ukraine là để lấy lại đất đai thuộc Nga. Nhất là để công nhận nước cộng hoà của một nhóm người đòi ly khai. Tiền lệ quá nguy hiểm vì nó mở đường cho Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Đại Lý, ... đòi độc lập. Vì thế nên anh Tập ú ớ không biết nói gì.

Điều anh Tập cũng choáng váng là Mỹ, EU, Canada, Úc,  ... phản ứng quá mạnh trong việc cô lập Nga, trừng phạt tài chính, trừng phạt kinh tế, trừng phạt cá nhân. Dĩ nhiên kinh tế Tàu gắn chặt với kinh tế thế giới, nhưng kinh tế Đài Loan còn gắn chặt hơn với kinh tế thế giới. Việc Châu Âu chủ động tìm cách bỏ phụ thuộc vào dầu và khí của Nga sẽ là đòn đau về lâu dài cho Nga. Tàu đang ăn đòn về việc cấm vận vi xử lý và thiết bị bán dẫn, không thể không nhận ra điều gì sẽ đến nếu việc cấm vận mở rộng dần.

Điều anh Tập cắn răng làm là bỏ các quy định hiện có, mua tất cả các loại bột mỳ Nga, kể cả các loại thường xuyên bị mốc, nhiễm bẩn, chất lượng kém chỉ xuất được cho châu Phi. Giờ đây dân Tàu sẽ được thưởng thức các sản phẩm này. Không loại trừ sẽ xuất cho các anh láng giềng phương Nam. Lượng lớn dầu và khí của Nga sẽ đổ vào Tàu, phải cắn răng trả chi phí cao, nhất là khi dầu Iran quay lại thị trường thế giới. 

Tuy thế, điều lợi lớn nhất của anh Tập là giờ có chú em Pu, bảo gì nghe đấy, không thì cám cũng không có mà ăn. Không những phải cung cấp các vũ khí, bí mật quân khí, mà còn phải cắn răng mua các sản phẩm công nghệ Tàu giá cao, nhờ vả anh Tàu cho kênh thanh toán quốc tế.

Lựa chọn này là của anh Pu.


Đoàn Hồng Nghĩa

Tân niên với chiến hữu trường Trỗi

 

Những người Cô-dắc (Cossack)

 1) Các anh hùng Cô-dắc trong "Taras Bulba" (xưa rồi, 1835) của văn hào Nga Nikolai Gogol yêu hào sảng, chiến đấu ngẫu hứng, can trường và rất hài hước. 

Ostap trở về từ Kyiv, bị người cha Taras Bulba châm chọc về trang phục, đù má, chàng trợn mắt, hai ba con mình lâu rồi không gặp nhau, đù má đánh nhau cái nào. 

Hai cha con lao vào nhau một trận tưng bừng. Người mẹ Cô-dắc ôm cột nhà oà khóc, cha con chúng mày điên à.

Hồi bé đọc "Taras Bulba", rất thích thế giới của những người Cô-dắc ở phương trời xa lạ đó nhưng không có kinh nghiệm để hiểu họ. 

2) Và hôm qua, trên hòn đảo nhỏ xíu ngoài khơi Odessa của Ucraina, 13 lính Cô-dắc (12 nam, 1 nữ) đang canh gác. 

- Đây là chiến hạm Nga. Hãy đầu hàng. 

- Đù má tụi bây. Đầu hàng cái con c... Cút đi. 

Các chiến binh Ucraina ấy tử trận, nhưng làm cho người ta hiểu tinh thần Cô-dắc trong "Taras Bulba" 200 năm trước không phải là hư cấu. 

3) Một vài anh chị em thành Đại La mỉa mai gốc gác diễn viên hài của Tổng thống Zelenskyy. Tinh thần của những bạn này thật đáng thương. 

Zelenskyy là không diễn hài nhảm nhí. Ông đến với chính trị vì trước đó ông diễn hài chính trị, vai một thầy giáo trung thực, chẳng may bị bầu làm tổng thống, xoay sở một cách khôi hài giữa thế giới chính trị đầy xảo quyệt. 

Người Ucraina bầu cho ông một phần vì đã hiểu quan điểm qua những pha châm biếm chính trị của ông trong nhiều năm. 

4) Những người Cô-dắc hài hước và can trường sẽ không mỉa mai một xã hội chưa từng dám châm biếm chính trị, chưa từng dám quật người cha uy nghiêm của mình xuống đất như chàng Ostap. Họ chỉ cười nhạt rồi cho qua. 

Những kẻ có đời sống tinh thần tầm thường rất thích dùng những từ cao sang như "tổ quốc". Lãnh tụ Cô-dắc Taras Bulba trong truyện của Gogol mà nghe mấy người này nói, ông sẽ cười nhạt, đù má, đám này hiểu cái con c... gì về "tổ quốc" để mà yêu? Rồi không quan tâm nữa. 

5) Mất hai ngày đại quân Nga mới tới ngoại ô Kyev. Họ chậm hơn tôi hình dung ban đầu. Tôi đã tưởng hoả lực Nga sẽ quét sạch toàn quân Ucraina trong vài giờ, giống như hoả lực Mỹ đã quét sạch các sư đoàn Iraq trên sa mạc 1991. 

Ucraina đã dùng chiến thuật phân tán lực lượng thành từng đơn vị nhỏ, không tập trung quân lực vì sẽ bị hoả lực Nga tiêu diệt sạch sẽ trong vài giờ. 

Khi phân tán lực lượng, các chiến binh Cô-dắc đã tự do chiến đấu mà không cần chỉ huy thống nhất. 

Chỉ huy chỉ cần nói một câu "Hãy gây thương vong tối đa cho kẻ thù". 

Và những chiến binh đầy ngẫu hứng trong "Taras Bulba" đã gây cho Nga thương vong lớn đến bất ngờ.

Facebook của Bộ Tổng Tham mưu Ucraina vẫn rất hài hước khi kể về các chiến công mấy ngày qua. Bạn thấy họ hài hước dù chỉ đọc qua bản dịch tự động. 

Đã thêm một ngày nữa trôi qua nhưng đại quân Nga vẫn chưa thể vào Kyev. Những chiến binh Cô-dắc rồi đây sẽ bại trận, tổng thống của họ sẽ bị bắt vì ông từ chối di tản. 

"Diễn viên hài" không bỏ chạy mà mặc áo giáp xuống chiến hào động viên tướng sỹ. Ác mộng của Putin chưa thực sự bắt đầu. 

Cơn ác mộng cho kẻ diễn vai anh hùng trên bàn giấy trong cung điện ở Moscow chỉ thực sự bắt đầu khi nó giết "Tổng chỉ huy" của những người Cô-dắc. 

6) Biểu tình chống cuộc xâm lăng của Putin đã nổ ra ngay lập tức, đồng loạt trên 53 thành phố của nước Nga. Đến nay, gần 2000 người bị bắt. 

Xem những lương tâm của nước Nga trên đường phố Saint Peterburg, tôi chỉ mất vài giây là nhận ra những cô gái Nga nào có mái tóc màu hạt dẻ. Tôi sẽ không giải thích vì sao.

7) Điều đáng thương nhất của các anh chị thành Đại La là họ cuồng Nga nhưng chưa từng cảm nhận được tâm hồn Nga, mỉa mai Ucraina nhưng chưa từng chạm vào tinh thần Cô-dắc, dù chỉ là qua văn chương. 

Họ chỉ nói ngôn từ của người khác, yêu ghét bằng cảm xúc của người khác. 

Người Cô-dắc không quan tâm đến họ nhưng tôi vẫn phải viết vài dòng về họ. Bởi vì chúng ta là một. Dù sinh ra bên bờ sông Đà, Thừa Thiên, hay Ngũ Quảng, Trấn Tây Thành, chúng ta đều ra đi từ Thăng Long thành cũ. Vẻ đẹp của Tràng An đã mất sẽ trở về trong tương lai. 

😎 Tâm lý cuồng Nga của một số người ở thành Đại La bắt nguồn từ tinh thần của họ: Họ chỉ có một bên, đó là Bên thắng cuộc. 

Mang tinh thần đó vì chưa tách mình khỏi tự nhiên, như Darwin mô tả trong "Nguồn gốc của các loài", thế giới tự nhiên chỉ chọn những cá thể có tiềm năng sống sót. 

Ngô Phù Sai thắng thì Tây Thi theo Phù Sai, Phù Sai bị giết thì theo Phạm Lãi. Suốt nhiều thiên niên kỉ, phụ nữ bị ngăn cản tiếp cận giáo dục và tài sản thừa kế, không còn khả năng tự lập và tạo thêm tài sản cho riêng mình, chỉ có một cách là chọn Bên thắng cuộc. 

Đời sống đô thị thế kỉ 20 lần đầu tiên cho người phụ nữ được đi theo hệ giá trị mà tinh thần của mình ấp ủ. Họ chọn giá trị chứ không chọn con người. 

Người phụ nữ hiện đại nhìn thắng và thua ở góc độ hệ giá trị chứ không còn thô sơ như "lựa chọn" của Tây Thi. (Nàng không được chọn)

Taliban là Bên thắng cuộc nhưng rất nhiều phụ nữ chạy khỏi Kabul. Họ không cần phải yêu những kẻ mình sợ hãi để sống sót. Họ có thể thích ứng những không gian mới. 

Chúng ta gặp rất nhiều người phụ nữ như thế ở các đại đô thị châu Á.

Ở Việt Nam, thành Đại La chỉ là một đại đô thị gần đây thôi. 

Hãy kiên nhẫn. Cần có thời gian. 

Vẻ đẹp của Thăng Long thành cũ sẽ phục sinh một ngày nào đó. 

Dù bạn ở Đà giang tả ngạn, Thừa Thiên, Ngũ Quảng hay Trấn Tây Thành, mỗi chúng ta đều yêu vẻ đẹp của thành Tràng An đã mất.

Cuộc phục sinh của dân tộc Việt Nam (nếu có) cần đến vẻ đẹp của Tràng An đã mất, như xứ Phù Tang phục sinh vẻ đẹp Heian của Kyoto cho cuộc Duy tân thuở nào. 

Đù má, mất 20 phút đánh máy rồi. (Cho em chửi thề tí, cho giống các chiến binh Cô-dắc)

Ảnh: Phim "Taras Bulba" năm 1962 của J. Lee Thompson (UK).

Nguyễn Lương Hải Khôi

Friday, February 25, 2022

Cuộc chiến tranh Ukraina vs Nga và góc nhìn từ VN

 Ý kiến ngắn: CHUYỆN ÔNG ZELENSKY Ở VIỆT NAM

“Một vài suy nghĩ liên quan tới cuộc chiến Ukraine và cách gọi xách mé, mang tính miệt thị “thằng hề” dành cho ông Zelensky, của nhiều người Việt.

1. Có thể đọc tiểu sử vị tổng thống Ukraine trên Wikipedia, bằng tiếng Việt, không khó đọc quá đâu. Chỉ cần một cú nhấp chuột cũng biết ông từng học Luật tại Viện Kinh tế Kryvyi Rih và Đại học Kinh tế Quốc dân Kyiv dù chưa bao giờ theo đuổi công việc này. 

2. Mà cho dù ông Zelensky “chỉ là một thằng hề”, ông được nhân dân Ukraine bầu chọn với hơn 70% số phiếu, đánh bại đối thủ là tổng thống đương nhiệm khi đó là Petro Poroshenko. Mình còn chả có quyền bầu chọn người đại diện cho mình, à mà thôi.

3. Cho dù người ta có là “một tên hề”, việc ngang nhiên mang quân xâm chiếm nước người ta, một đất nước có chủ quyền, là vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế. Một hành động bất hợp pháp, trắng trợn như vậy không có gì có thể bênh vực, mà cần lên án.

4. Giữa các quốc gia chỉ có quan hệ dựa trên lợi ích. Quan hệ giữa các quốc gia không phải là “anh em trong nhà”. Gây chiến không phải là chuyện “ông anh dạy thằng em”. Đừng lý luận như bọn trẻ con chưa đi học. Đến gia đình thật mà bố mẹ dạy con còn phải đúng luật, bạo hành là đi tù. Đừng nói đến các quốc gia độc lập.

5. Đến người Nga còn phản đối hành động xâm lược của nước họ. Người Việt ngồi ở Việt Nam bảo hoàng hơn vua. Nên đọc nhiều hơn. Mà dù không đọc thì cũng nên hỏi lương tâm: Hành động gây chiến, gieo rắc cái chết cho bao người vô tội có chấp nhận được về mặt đạo đức không?” - ý kiến ngắn của Tuệ Anh từ Hà Nội.

Xem toàn bộ bài viết ở link sau đây:

Ukraine (1) - Về mối quan hệ giữa Ukraina và Nga

Ukraina tuy xa mà gần

Đế quốc nào bành trướng thì cũng sẽ lụn bại. Nga từng là một để quốc lớn và từ 1991 đến nay đang là một đế quốc thất bại. 

Nó thất bại không phải vì thiếu tiền, thiếu vũ khí, thiếu máu người, mà vì thiếu văn minh. Dân tộc Nga vĩ đại có một nền văn hóa rực rỡ. Nhưng điều đó không tránh được việc họ đã để những tên độc tài khát máu thống trị mình. 

Nền độc tài của Stalin đã đưa nước Nga và Liên Xô thành một siêu cường.

Nhưng kho hạt nhân lớn nhất thế giới, nền công nghiệp vũ trụ hàng đầu cũng như trữ lượng dầu khí tưởng như vô hạn đã không giữ được đế quốc Liên Xô khỏi bị sụp đổ. Nó sụp đổ vì thiếu vắng những giá trị của thời đại. Đó là dân chủ, tự do, nhân đạo.

Những kẻ độc tài kiểu Putin hay Tập Cận Bình chỉ nghĩ đến được những việc như thay đổi hiến pháp để cầm quyền suốt đời. Họ chỉ thích tập hợp quanh mình những kẻ khiếp nhược mà ta thấy trong cuộc họp hội đồng an ninh quốc gia của Putin. Vì vậy mà khi kẻ độc tài lên cơn điên thì không có ai cản được, khi vua cởi truồng mà tất cả vẫn phải nhắm mắt khen đẹp.

Tổng thống Trump ở Mỹ có thể muốn làm nhiều việc động trời. Nhưng quanh ông ta là cả một thiết chế dân chủ, là quốc hội, là tòa án, là những con người có tư tưởng dân chủ nằm ở mọi nơi. Người đảng cộng hòa, do ông ta đưa vào các vị trí quan trọng cũng vẫn hành động theo lương tâm và luật pháp. Đó chính là sự khác nhau về đẳng cấp văn minh.

Giờ đây Putin nuối tiếc vị thế của hoàng đế, khi có cảm giác là mình đã bình định được thiên hạ ở Nga và các nước Trung Á. Những cuộc chiến ông ta phát động ở Georgi (Gruzia) hay nay ở Ukraine là để thỏa mãn mộng bá của vương cá nhân ông ta chứ không liên quan gì đến lợi ích của 140 triệu người Nga. Mọi câu chuyện về lịch sử Ukraine mà ông ta kể ra hôm nọ chỉ để lừa bịp những kẻ nhẹ dạ. 

Cho dù chúng có đúng đi nữa thì việc dùng bom đạn để sửa lại lịch sử cũng giống như giả sử người Đức đòi lại vùng Đông Phổ nằm ở Ba-Lan và kể cả thành phố Kaliningrad của Nga, hay giả sử người Hungary, người Tiệp đòi lại các lãnh thổ họ bị mất trong hai cuộc đại chiến. Người Việt còn nhớ đến các vùng đất Cham-pa, Chân-Lạp, Cao Lãnh, Trà Vinh từng là của ai? 

Cái lý người Nga bị tàn sát ở Ukraine thì rõ là bốc mùi của vụ Nạn-Kiều-Hoa mà Đặng Tiểu Bình dựng ra năm 1978-1979 hay Hitler dựng ra vụ Sudeten ở Tiệp-Khắc 1938.

Tất nhiên Putin không tấn công sang ba nước Pribaltic bé tí tẹo, mặc dù cộng đồng Nga ở đó cũng không nhỏ. Ba nước này tuy nhỏ nhưng hơn Nga về đảng cấp văn minh. Người ta vẫn nhớ đến cuộc nổi dậy bất bạo động của người dân ba nước Estonia, Latvia và Litva trong năm 1990 đã khiến cho hàng chục sư đoàn Liên Xô  đóng ở các lãnh thổ đó phải im lăng và rút lui. Quân Nga dù chiếm đóng các nước này nhưng vẫn ngước nhìn lên ( lính Nga ở CHDC Đức khi xưa cũng vậy). Người Nga vẫn kiềng nể hai nước nhỏ có biên giới với mình ở phương bắc là Phần Lan và Na-Uy.  

(Người Phần Lan với trình độ phát triển hơn, không dựa vào chiến tranh lấy thịt đè người nên với 200.000 quân ít trang bị hơn, đã cầm chân 600.000 quân Liên Xô trong cuộc chiến Lappland 1939-1940.)

Putin đánh vào Ukraine vì đó là mắt xích yếu nhất của cái gọi là „vòng vây dân chủ“ thắt quanh nước Nga. Tại sao Ukraine, nước đông dân nhất, to nhất và và có nền công nghiệp năng, công nghiệp quốc phòng mạnh nhất trong các nước cộng hòa Xô Viết, chỉ sau Nga, lại là mắt xích yếu nhất? 

Không thể đem quan hệ Nga- Ukraine so với quan hệ Trung-Việt. Khác hẳn với bang giao đầy thù hận Trung-Việt, hai dân tộc Nga-Ukraine có huyết thống với nhau, có văn hóa và ngôn ngữ rất cận kề. Trong lịch sử, hai dân tộc này đã từng thống nhất với nhau và gần đây nhất là hơn 70 năm Xã hội Chủ nghĩa. Hàng triệu gia đình Nga-Ukraine đã xóa nhòa nhiều mỗi hận thù lịch sử để lại. Do đó kích động hận thù giữa hai dân tộc này là một tội ác kinh khủng.

Không biết có phải vì mối quan hệ huyết thống này hay không mà khi Liên-Xô tan vỡ, Ukraine độc lập đã không đi con đường riêng mà tiếp tục dính vào nước Nga một cách dị thường, từ thể chế, từ nền kinh tế đến văn hóa.

Khác với các nước vùng Baltic, Tiệp, Slovakia hay Ba-Lan, người Ukraine đã ngủ quên trong 24 năm liền, từ 1990 đến 2014. Thời kỳ đầu của chế độ hậu Cộng sản, Nga cũng lúng túng trong vũng bùn của chính mình, đó là cơ hội mà Ukraine đã bỏ qua. Kiew vẫn duy trì một nhà nước phi dân chủ, bị đám tài phiệt lũng đoạn. Quân đội và công an vẫn làm việc theo kiểu Nga và chịu ảnh hưởng của Nga. Vì vậy nên khi Nga đưa quân vào lấy Crime và gây hấn ở hai tỉnh miền Đông (Donesk và Luhansk), Ukraine thua toàn tập. Quân đội có mà như không.

Sau cách mạng Maidan và vụ Crime, Ukraine thay đổi 180°, hướng về phương tây và hoàn toàn cự tuyệt với Nga. Các trường học đã không dạy tiếng Nga, các viên chức liên quan đến Nga bị đào thải. Tất nhiên việc đó dẫn đến nỗi bât bình và lo sợ trong cộng đồng Nga, một lý do cho các phần tử ly khai phất cờ.

Giờ đây Ukraine đang rất nguy hiểm. 

Mọi cải cách dân chủ từ 2014 đến nay đã làm cho những kẻ độc tài như Putin và Lukaschenko khó chịu. Những ông vua mới thay đổi hiến pháp này không thể chấp nhận việc một tỷ phú Poroscheko chúc mừng một tay hề như Zelenskiy lên làm tổng thống. Cái gai này phải nhổ để ngai vàng của họ không bị "Bọn khi quân" đe dọa.

Nhưng các bước tiến dân chủ đó không đủ để vực dậy một nền kinh tế tuy đầy công nghiệp nặng, nhưng lạc hậu vài chục năm, không làm lành mạnh được một xã hội đầy tham nhũng, vẫn bị thao túng bởi đám cá mập (Oligarch). 

Điểm yếu  nhất của Ukraine là quân đội bị Nga thao túng quá lâu, bị rút ruột thảm hại (Hạm đội của Ukraine hầu như mất hết về tay Nga). Lo ngại rằng quân Nga sẽ đè bẹp quân Ukraine trong những ngày đầu là có cơ sở. 

Những ai phê phán phương tây bỏ rơi Ukraine cũng nên hiểu rằng: Sự sống còn và nền độc lập của dân tộc nào cũng phải do dân tộc đó tự lo. Vũ khí phương tây có đổ vào cho một quân đội không được chuẩn bị thì cũng vô nghĩa. Chẳng người Mỹ hay người Đức nào có thể chết thay để bảo vệ nền độc lập của Ukraine, dù có thương tiếc nó. 

Việc Putin có chiếm được Kiew và thành lập chính phủ thân Nga hay không, phụ thuộc vào sức đề kháng của quân Ukraine. Đó là trước mắt, nhưng về lâu về dài Putin sẽ sa vào một cuộc chiến dai dẳng, vì Ukraine khác Afghanistan một trời một vực. Đế quốc đang lụn bại sẽ càng lụn bại thêm.

Vấn đề của Ukraine hiện tại là đã bỏ lỡ mất mấy chục năm, không hiện đại hóa, đưa đất nước mình lên một thang bậc văn minh hơn. Chưa kể đến sức sống và khả năng đề kháng cao của xã hội dân chủ, mà ngay cả người Nga ở các nước Baltic hay ở Bắc Âu cũng mừng vì được sống trong xã hội đó hơn là để ông  Putin vào làm phiền.

Có lẽ đây là điểm mà người Việt nên học từ câu chuyện Nga với các láng giềng.

Nguyễn Xuân Thọ

CÁCH NGƯỜI ISRAEL GIỮ NƯỚC

 Khi nghe người ta nói “nếu Wall Street (Phố Wall) hắt hơi, cả thế giới bị cảm cúm”, nhiều bạn tưởng tượng phố Wall to lớn lắm, thực tế nó là một con đường bề ngang chỉ vài mét, chiều dài khoảng 1,1 km. Wall Street là nơi tọa lạc các định chế tài chính lớn nhất thế giới. Người làm việc ở Phố Wall là tinh hoa của giới tài chính toàn cầu.

Mùa đông năm 2014, mình đến New York du lịch. Thông qua vài người bạn, mình có quen một vài tinh hoa Phố Wall, trong đó có Gidon – người Israel. Gidon trạc 30 tuổi, tốt nghiệp cử nhân toán ở Israel trước khi học thạc sĩ tài chính ở ĐH Columbia. Học xong, Gidon về nước làm cho quỹ đầu tư trước khi quay lại Mỹ phụ trách giao dịch cổ phiếu của một số công ty Israel trên các sàn chứng khoán New York. Gidon hôm đó được nghỉ phép, anh mời mình đến quán Manon Café, ngay đầu phố Wall. 

1. Khởi nghiệp kiểu Israel

Mình lúc đó chưa từng đến Israel, kiến thức về đất nước này chỉ thông qua sách báo, tivi (sau này thì có đến vài lần). Khi nghe Gidon xác nhận thông tin trong cuốn sách Quốc gia khởi nghiệp, trong số 3.850 công ty mới ra đời được niêm yết trên sàn NASDAQ, có tới 1.884 công ty là của Israel, quốc gia có 7,1 triệu dân so với 7 tỉ dân toàn cầu, mình không biết nói gì hơn. Ở Israel, mọi sinh viên từ năm 2 là đã bắt buộc thành lập doanh nghiệp để thử nghiệm (trừ các ngành đặc thù như y khoa, sư phạm, …). Gidon bảo với người trẻ, ý tưởng và khả năng điều hành doanh nghiệp mới là cái khó chứ không phải vốn. Vì ở phố Wall hay bất cứ thị trường chứng khoán nào, tiền vẫn cứ đang nằm chờ để giải ngân vào các ý tưởng điên rồ nhất. Khi phát triển doanh nghiệp, các bạn trẻ người Israel lập tức mang dự án mình đến các quỹ đầu tư có văn phòng đặt tại Tel Aviv, trung tâm kinh tế của Israel, để “kén rể”. Các quỹ này đánh giá thấy “cô dâu” này “ngon ăn” sẽ giúp các bạn “mai mối” trên sàn chứng khoán New York, London, Tokyo, Hong Kong, Singapore, … Khi có một doanh nghiệp ăn nên làm ra hoặc khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, người Israel chia ra cả chục phần cho các cường quốc, nhưng sẽ không để nước nào chiếm cổ phần chi phối. Ví dụ, công ty A, người Israel vẫn giữ cổ phần 20%, 80% còn lại chia đều cho các tập đoàn tài chính, các nhà tài phiệt của Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Nga, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Ý, Úc, Nam Phi, Hàn Quốc, Singapore, … Một khi có quyền lợi ở đấy, các cường quốc sẽ bảo vệ Israel khỏi mối nguy hiểm của 22 nước Ả Rập bên cạnh, vốn rất giàu có nhờ vào dầu mỏ. Theo người Do Thái, không có bạn hay kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích mới là vĩnh viễn.

Lợi ích là cái khiến người ta sáng tạo và làm việc hết mình. Trong văn hóa Israel, ai càng cá tính, càng thông minh, càng sáng tạo, càng chăm chỉ càng giàu. Áp dụng cái này, chúng ta không phải lo lắng gì về kỷ luật lao động. Trong giờ làm ai lơ là chat chit hay mải mê Facebook thì thu nhập kém, thế thôi. Về già, một người sống phong lưu thư thái hay chật vật tiền nong đều được quyết định bởi thời tuổi trẻ của họ.

2. Họ chào đón thất bại

Gidon nói khoảng 99% các bạn trẻ Israel thất bại ở lần khởi nghiệp đầu tiên, nhưng thất bại là cơ hội để rút kinh nghiệm nên họ luôn chào đón thất bại (We welcome failure). Vì người ta chỉ có thể học tập nhiều nhất từ thất bại của chính bản thân mình, kinh nghiệm của người khác chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn không ngã một vài lần thì sẽ không biết chạy xe đạp, chưa uống vài ngụm nước trong bể bơi thì sẽ không biết bơi. Đọc nhiều, kiến thức rộng, nói hay...không có ý nghĩa nhiều. Làm giỏi, có thành tựu mới là thành đạt. Chưa ai đọc sách làm giàu, học ĐH về kinh tế hay học các khóa làm giàu, nghe người khác kể chuyện khởi nghiệp mà tự mở doanh nghiệp thành công được cả.

3. Quốc tế hóa để không ai dám xâm lược

Bài toán lợi ích luôn là một bài toán khó. Nhưng với những cái đầu Do Thái thông minh, họ luôn có cách giải xuất sắc nhất. Với những vùng đất, biển đảo tranh chấp, … họ đều quốc tế hóa, thành lập một pháp nhân để quản lý, khai thác, cổ phần chia đều cho các cường quốc, Israel vẫn giữ một tỉ lệ nhỏ dưới danh nghĩa chủ nhà. Gidon bảo các thế kỉ trước, người Anh, người Pháp, người Bồ, người Hà Lan, … đi chiếm thuộc địa, mục đích duy nhất là đem của cải về mẫu quốc, chứ họ không di dân đến sống ở đó, người Tây phương không sống ở xứ nóng. Mày xem đấy, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Nam Phi,…đều là xứ lạnh cả. Sát cạnh đó là Mexico, Trung Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông, Trung Phi, … là xứ nóng, họ chỉ đến để khai thác lợi ích kinh tế. Chính sách nước nào cũng đều khuyến khích người phương Tây đến mua nhà, vì thật sự muốn làm ăn hay sinh sống lâu dài thì người phương Tây mới tính chuyện đó, không có khái niệm đầu cơ nhà cửa như dân châu Á. Nếu người Thụy Sĩ có nhà ở thành phố Jerusalem thì đại sứ quán Thụy Sĩ ở đó sẽ bảo vệ công dân họ. Nếu các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Nestlé, … mở nhà máy ở Haifa thì thành phố đó sẽ yên bình. Một quốc gia đứng trước một mối nguy từ láng giềng to lớn thì tốt nhất là cho các tập đoàn G20 thành lập các khu công nghiệp, càng nhiều càng tốt. 

Tiếng Anh bắt buộc học từ lớp 1, PHẢI LÀ NGÔN NGỮ THỨ 2 (the second language) (chứ đừng xem là 1 ngoại ngữ (a foreign language), cái này quốc hội đã thông qua. Ngoại ngữ thì tiếng Pháp, Đức, Ý, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...Tạo cơ hội cho người dân giao lưu với người nước ngoài, người dân ai cũng có bạn bè quốc tế. Càng nhiều người nước ngoài đến du lịch hay làm ăn, tiếng nói chính nghĩa của mình sẽ được rộng khắp. Khi chiến tranh, người ta sẽ tuyên truyền theo hướng có lợi cho họ. Càng nhiều người biết tiếng Anh thì càng giành thắng lợi trên mặt trận truyền thông. 

Là một quốc gia nhỏ bé và ít dân, lại luôn rình rập bởi các nước Ả Rập xung quanh, người Israel giữ nước bằng cách cho các nước lớn có lợi ích trong mọi lĩnh vực. Gidon bảo ví dụ hãng hàng không ABC Airlines, nếu người Israel sở hữu 100% thì doanh số chỉ có 1 tỉ đô. Nhưng tụi tao chia 10 phần ra. Cho các cường quốc nắm giữ 80% thì doanh số lên tới 20 tỉ đô, dù tụi tao có 20% thôi nhưng số tuyệt đối là 2 tỉ. Mua máy bay Airbus của châu Âu hay Boeing của Mỹ đều được ưu tiên. Lúc hoạt đông, máy bay bay qua không phận nước nào, nước đó bảo vệ khí thế vì đó là tài sản của họ.

Mình bảo nhưng công sức mình khởi nghiệp đã đời mà tự nhiên đem bán, tiếc lắm. Gidon vừa uống cà phê vừa cười sặc sụa. "Do mày ít sáng tạo, lâu lâu nghĩ ra ý tưởng được một chút thì ráng giữ. Người giỏi rất khác. Dù có bị ai đó triển khai mất, họ lại có ý tưởng khởi nghiệp mới. Nên dù cho cái start-up (doanh nghiệp khởi nghiệp) đó có lợi nhuận khủng, các bạn trẻ Israel (làm chủ cái start-up đó) vẫn bán cho nước ngoài. Thậm chí nếu nước ngoài mua hết thì bán luôn, các bạn sẽ dùng tiền đó thành lập một start-up khác".

4. Luôn có một nơi gọi là tổ quốc

Gidon nói tụi tao về quê khởi nghiệp không chỉ vì bản thân và gia đình mình, mà còn vì tổ quốc. Chiến tranh liên miên ngàn năm, được miếng đất cắm dùi rồi, tụi tao phải ra sức xây dựng. Phải hùng mạnh về sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, quốc phòng, công nghệ, giáo dục, y tế, khoa học, văn hoá...Phải mọi giá tự chủ trước và sau đó các doanh nghiệp sẽ đi đầu tư để nắm giữ thế giới, cho việc làm cho các nước nghèo để tạo sức mạnh. Làm ông chủ quốc tế như Hàn Quốc, Singapore, Đức thì ai dám đụng đến? 

Israel không có những thung lũng hoa hồng mọc tự nhiên, tụi tao sẽ đem hạt giống về trồng, chắn nắng, che mưa, che bom đạn, … để thành những thung lũng hoa hồng xanh mát. Quê hương sỏi đá, mày có thể lựa chọn, hoặc bỏ đi đến chỗ tốt tươi hơn, hoặc chung tay xây dựng nó. Sinh ra trong một gia đình nghèo thì mày có thể bỏ lên thành phố phồn hoa hoặc ở lại và cải tạo ngôi nhà đó thành nơi đáng sống. Tao có thể xin quốc tịch Mỹ, nhưng tao đã từ chối. Với người Israel, chỉ có một quê hương...

Gidon liếc nhìn đồng hồ rồi xin phép về trước. Mình đứng dậy siết chặt tay bạn, hẹn gặp lại tại Việt Nam. Bạn nói nếu nước mày muốn phát triển, hãy tự cường chứ không dựa vào đồng minh nào, vì ai cũng có lợi ích của họ cả. Hãy ra luật chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ 2 để ai cũng sử dụng thành thạo, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất và khoa học kỹ thuật phát triển, hãy  gửi thật nhiều bạn trẻ tinh hoa đến Israel (học tập cái tinh thần chứ không phải bạn trẻ đầu óc nhỏ xíu chỉ nghĩ về lương bổng mấy đồng vớ vẩn). Giáo dục, nông nghiệp, quân sự, y khoa, start-up về công nghệ IT là 5 lĩnh vực người Israel giữ vị trí số 1 thế giới hiện nay. Tụi tao đã đào tạo nhân lực trong 5 lĩnh vực trên cho Hàn Quốc, sau đó là Singapore và thứ 3 có thể là Việt Nam, quốc gia mà người Israel có thiện cảm đặc biệt. Nếu nhân dân hai nước giao lưu thân mật, đường bay trực tiếp được thiết lập, Việt Nam hoàn toàn có thể nối tiếp Israel trở thành một quốc gia khởi nghiệp mới.

Bạn về, mình vẫn còn ngồi lại. Ngoài cửa sổ quán cà phê Manon, đèn đường đã bật sáng, tuyết bắt đầu rơi dày. Nhìn dòng người đủ màu da, chủng tộc vừa tan sở, bước ra khỏi các tòa nhà cao ốc tài chính và vội vã đi trên phố, trong lòng họ nặng trĩu nhớ về một nơi gọi là Tổ quốc.

Tony buổi sáng

Thursday, February 24, 2022

Khi kẻ thù thành bạn 4 tốt 16 chữ

 HÈN CÓ HỆ THỐNG

Phạm Đoan Trang - Sáng nay (17/02/2018), tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, dù mới là mồng 2 Tết Mậu Tuất và trời còn lạnh, nhưng chính quyền công an đã chuẩn bị sẵn sàng biện pháp ngăn chặn những người dân đến tượng đài Lý Thái Tổ thắp hương tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc, bằng cách xua một loạt "quần chúng" cao tuổi vào khu vực, ôm eo nhau nhảy múa, khiêu vũ.

Hồi 17/02/2013 thì nhà cầm quyền bố trí quần chúng, gồm cả bà già mặc áo hai dây, ra chân tượng đài múa điệu "Con bướm xinh".

Đợt 19/01/2014 (tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa) thì công an, dân phòng cải trang làm thợ đá đến cưa đá, tạo tiếng ồn và bụi mù mịt, cũng ở khu vực này.

Đó là các biện pháp ngăn chặn có tính chất ngắn hạn. Còn về dài hạn thì chính sách của Hà Nội còn thâm hiểm hơn nữa.

Chẳng hạn, nhà cầm quyền cho xoá bỏ tên các đường phố đặt theo tên liệt sĩ chống Tàu cộng. Sau năm 1975, phố phường ở các đô thị lớn, nhất là Sài Gòn, dày đặc tên các thể loại anh hùng, liệt sĩ, dân quân, du kích, biệt động trong chiến tranh chống Pháp hay Mỹ. Lắm người mà đại đa số dân chúng có khi chẳng biết là ai, đúng là xứ sở "ra ngõ gặp anh hùng" có khác. Nhưng chắc chắn là trong số đó, chẳng có tên một liệt sĩ chống Trung Quốc nào.

Nhà cầm quyền cũng chủ trương không nhắc tới các liệt sĩ hy sinh trong Chiến tranh Biên giới 1979, rút tên họ khỏi sách lịch sử, thu hồi, không lưu hành các văn hoá phẩm (sách báo, bài hát…, nếu còn) viết về họ. Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm… tới nay không chỉ là những liệt sĩ mà còn là nạn nhân của một chính sách xoá bỏ lịch sử, cố gắng làm các thế hệ sau quên lãng một cuộc chiến đẫm máu do nhà cầm quyền bạo ngược của hai nước cộng sản gây nên.

Thâm hiểm hơn nữa là việc cấm biểu diễn, lưu hành các nhạc phẩm, ca khúc chống Tàu, ví dụ như "Chiến đấu vì độc lập tự do" của nhạc sĩ Phạm Tuyên (hay còn được nhiều người gọi là bài "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới"), "Lời tạm biệt lúc lên đường" của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, "Lena Belicova" của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ…

Ca khúc hoặc tác phẩm văn học nào nổi tiếng quá và lời lẽ không chống Tàu lộ quá thì có thể vẫn được "chiếu cố", nhưng cũng bị sửa đi nhiều so với bản gốc. Còn lại, hầu hết các ca khúc liên quan tới cuộc chiến năm 1979 đều biến mất, nghĩa là không còn được biểu diễn trên các sân khấu lớn, trên sóng truyền hình, hay ghi âm, in ra sách… Việc không lưu hành những bài này là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước, từ sau năm 1991. Truyện ngắn "Mặt trời bé con của tôi" của nhà văn Thuỳ Linh bị rút khỏi sách giáo khoa một cách không thương tiếc, hẳn là vì nhân vật chính của truyện là một liệt sĩ trẻ chống Tàu.

Ôi, giá mà các chính sách vì quốc kế, dân sinh của Hà Nội đều "có hệ thống", có "tầm nhìn xa" như vậy!

Đến đây chắc các dư luận viên hoặc những thành phần có não trạng dư luận viên sẽ lại rống lên: Quá khứ khép lại, tương lai mở ra, sao chúng mày cứ bàn mãi về chuyện đã qua thế, sao cứ khoét mãi vào giai đoạn quan hệ hai nước Việt-Trung gặp trục trặc thế, muốn gieo rắc thù hận à?

Tất nhiên, họ có quyền hỏi, kể cả quyền rống lên như vậy. Nhưng họ thật là mặt dày khi không bao giờ đặt câu hỏi: Vì sao lại không cấm luôn cả "Nguyễn Viết Xuân", "Bế Văn Đàn sống mãi", "Cô gái vót chông", nhất là "Cô gái vót chông" với những ca từ như: "Mỗi mũi chông nhọn sắc căm thù, xiên thây quân cướp nào vô đây", "Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo, em chưa ngừng tay vót chông"…

Và mới đây thôi, sát giao thừa rồi, nhà nước vẫn còn hân hoan kỷ niệm "chiến thắng" Mậu Thân 1968…

Fb Phạm Đoan Trang 

https://www.facebook.com/pham.doan.trang/posts/10156413333778322

Wednesday, February 23, 2022

TỪ PHẦN LAN NHÌN VỀ UKRAINA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

 Chiến tranh là sự chết chóc, chia lìa và tốn kém tiền bạc. Trong chiến tranh mong mỏi duy nhất của người dân là hoà bình, đoàn tụ. Để tránh được chiến tranh chúng ta phải hiểu được nguyên do của từng cuộc chiến, từ đó có ứng xử thích hợp góp phần đẩy xa nguy cơ những cuộc chiến. Bài viết chỉ là sự phân tích logic với các sự kiện đang diễn ra. Những sự kiện về Phần Lan - Liên Xô tham khảo từ cuốn Biến Động của Jared Diamond.

TỪ PHẦN LAN

Nhìn vào bản đồ chúng ta thấy được Phần Lan có phía Bắc giáp với Na uy, phía Tây giáp với Thuỵ Điển, phía Đông giáp với Nga. Cách vịnh Phần Lan có Estonia, Latvia, Luthuania, Belarus.

Khoảng từ năm 1100, thì Phần Lan bị Thuỵ Điển và Nga tranh giành. Phần Lan gần như bị Thuỵ Điển kiểm soát đến năm 1809 thì Nga thôn tính hoàn toàn. Cách mạng tháng 10 của Nga nổ ra Phần Lan được độc lập. Từ đó Phần Lan là một nước theo chế độ dân chủ tư bản tự do, nhưng vẫn là một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn.

Vào tháng 8 năm 1939 Hitler và Stalin ký với nhau Hiệp ước Bất tương xâm Đức - Liên Xô bao gồm cả thoả thuận ngầm Phần Lan thuộc ảnh hưởng của Liên Xô. Việc ký kết vừa xong thì bất ngờ Đức đánh vào Ba Lan. Stalin hiểu càng phải đẩy biên giới của Liên Xô càng xa phía Tây càng tốt nhằm ngăn chặn mối đe doạ của Đức. Do đó vào tháng 10 năm 1939, Liên Xô gửi tối hậu thư yêu cầu bốn nước vùng Baltic: Phần Lan, Estonia, Latvia và Luthuania sát nhập vào Liên Xô duy nhất chỉ có Phần Lan từ chối. 

Đầu tháng 10 năm 1939 Liên Xô đưa ra hai yêu sách với Phần Lan: Biên giới Liên Xô - Phần Lan ở Eo đất Karelia phải lùi xa Leningrad. Và Phần Lan phải để Liên Xô thiết lập căn cứ Hải quân trên bờ biển phía Nam Phần Lan gần thủ đô Helsinki đồng thời nhượng lại một số đảo nhỏ trong vịnh Phần Lan. Lo sợ nếu nhượng bộ một phần yêu sách sẽ phải tiếp tục nhượng bộ trong tương lai, họ từ chối.

Ngày 30 tháng 11 năm 1939 Liên Xô dùng 500.000 quân với hàng ngàn xe tăng, máy bay và pháo binh tối tân. Phần Lan không có xe tăng, máy bay, pháo binh cũng như súng chống tăng. Họ chỉ có súng cá nhân và súng máy nhưng đạn được hạn chế. Họ sử dụng chiến thuật du kích sử dụng ván trượt tuyết để kéo dài trận chiến đấu. Không có một nước nào giúp đỡ họ trong cuộc chiến này cả. Binh lính Phần Lan hiểu họ đang chiến đấu cho gia đình, cho đất nước và nền độc lập. Họ khao khát hy sinh cho nền độc lập của họ. Việc kéo dài chiến tranh làm tổn thất quân lính Liên Xô phục vụ mục đích đàm phán với Liên Xô và chờ sự chi viện các nước đồng minh. Nhưng tất cả lời hứa chi viện đều là lừa phỉnh dối trá, chẳng có quân đội và máy bay nào sẵn sàng cho việc chi viện cả. Yêu sách của Liên Xô để kết thúc chiến tranh là toàn bộ vùng đất của Karelia, số dân ở đây vào khoảng 10% dân số Phần Lan phải rời bỏ Karelia lùi về phần đất còn lại của Phần Lan (giải toả trắng). Cảng Hanko gần Helsinki được Nga sử dụng làm căn cứ hải quân.

Đến năm 1941 Phần Lan lại bị cuốn vào chiến tranh thế giới thứ 2 vì họ cũng muốn lấy lại vùng đất Karelia. Đến tháng 7 năm 1944 họ phải đến Moscow để tìm kiếm hoà bình và ký hiệp định mới. Phần Lan trả tiền bồi thường chiến tranh cho Liên Xô 300 triệu đô trong 6 năm. Đó là khoản tiền lớn đối với nền kinh tế nhỏ lẻ chưa công nghiệp hoá của Phần Lan lúc bấy giờ. Rồi chính nghịch cảnh này là động lực cho họ phát triển công nghiệp nặng như đóng tàu, các nhà máy xuất khẩu. Phần Lan phải chấp nhận 20% giao thương thương mại với Liên Xô. Phần Lan nhập khẩu dầu, đầu máy xe lửa, nhà máy điện hạt nhân và kể cả xe Moskvich của Liên Xô. Phần Lan xuất khẩu tàu thuyền, tàu phá băng, hàng tiêu dùng sang Liên Xô. Về phía Liên Xô, Phần Lan là nguồn cung cấp công nghệ và là cửa ngõ của Liên Xô đến với phương Tây. 

Với họ là một đất nước nhỏ bé và yếu ớt, không nhận được sự giúp đỡ nào từ phương Tây khi bị Liên Xô xâm lược. Do đó việc duy trì sự tin tưởng của Liên Xô đòi hỏi họ phải hạ mình bằng cách hy sinh một số về kinh tế và một số tự do biểu đạt. Họ phải kiểm duyệt để truyền thông không được nói xấu Liên Xô. Họ hiểu rằng Phần Lan sẽ không bao giờ an toàn nếu Liên Xô cảm thấy không an toàn. Trong quan hệ đối ngoại, Phần Lan luôn đi trên dây giữa việc phát triển mối quan hệ với phương Tây đồng thời duy trì tin cậy với Liên Xô. Khi tổng thống của Phần Lan đang được Liên Xô tin cậy thì họ thậm chí thông qua một đạo luật khẩn cấp để gia hạn nhiệm kỳ của tổng thống Kekkonen thêm 4 năm. 

Đây là một thể chế dân chủ xã hội tự do mà trong nhiều thập niên vẫn duy trì được một mối quan hệ tuyệt hảo và tin cậy với Liên bang Xô Viết trước đây và nước Nga hiện thời mà không phải trở thành một nước đàn em.

Phần Lan chỉ là một nước nhỏ, có biên giới dài với Liên Xô. Không thể trông cậy vào các nước đồng minh. Trách nhiệm sống còn của của dân tộc, của đất nước phải tự thân. Nước xa không cứu được lửa gần. Cho dù là một thành viên của EU và từng được mời gia nhập khối NATO nhưng cho đến nay Phần Lan vẫn chỉ bảo lưu lời mời đó. Họ biết rằng nếu họ gia nhập NATO thì chắc chắn Nga không để cho họ được yên ổn.

NHÌN VỀ UKRAINE

Năm 1991 Liên Xô Viết tan rã, 12 nước cộng hoà lần lượt được tách ra và tuyên bố độc lập. Ukraine là một trong số các nước cộng hoà đó tách ra từ Liên Xô. Giống như Nga sau khi được tách ra, Ukraine cũng có tình trạng kinh tế trì trệ. Hy vọng kinh tế khởi sắc nhờ việc bắt tay hợp tác với phương Tây và Mỹ. Sự thật Mỹ và phương Tây không hậu thuẫn cho Ukraine phát triển kinh tế trong hoà bình và thịnh vượng. Họ chỉ hậu thuẫn vũ khí quân sự để Ukraine đối đầu với Nga. Ukraine không học được bài học mà Phần Lan đã rút ra: họ sẽ không an toàn nếu Nga không cảm thấy an toàn.

Lịch sử không có chữ nếu, nhưng lịch sử mang lại cho chúng ta những bài học. Tại thời điểm Nga chiếm đóng bán đảo Crimea của Ukraine, sau đó sáp nhập vào Nga, nếu Ukraine chấp nhận thực tại như Phần Lan đã từng chấp nhận mất lãnh thổ, đồng thời không có ý định gia nhập vào khối NATO, làm cho Nga không cảm thấy bị mất an toàn thì sẽ không có sự kiện Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập hai vùng ly khai Ukraine ngày hôm nay. Chấp nhận thực tại về lãnh thổ, đóng sách vở sang Phần Lan học cách phát triển bên cạnh một nước lớn mà không phải làm đàn em. Tranh thủ nguồn năng lượng giá rẻ của Nga để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất công nghiệp. Bài học đầu tiên mà Phần Lan dạy cho Ukraine không phải là phát triển kinh tế mà: Muốn mình an toàn thì đừng để Nga cảm thấy mất an toàn từ mình và nước xa không cứu được lửa gần.

Bài học Phần Lan không được áp dụng, nên Ukraine trở thành con tốt trong bàn cờ địa chính trị giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây, để tự mình đứng vào những nước thuộc Thế giới hỗn loạn. Đó là những nước mà tiến hay lùi đều không được nữa. Lưu ý với các bạn rất nhiều nước thuộc Thế giới hỗn loạn có nguyên nhân từ Mỹ mà tôi có thể kể tên: Iraq, Somali, Afghastan, Syria ... Ukraine sẽ không bao giờ thắng Nga trong các cuộc tranh chấp và Mỹ cùng với các nước phương Tây cũng chẳng bao giờ cho phép Ukraine thua tan tác. Họ sẽ tiếp tục hơi thổi ngạt để Ukraine ít nhất cũng sống lâm sàng với mục đích là một cái gai chọc vào sườn của Nga.

Lần lượt các nước Đông Âu trong phe CNXH cũ và những nước cộng hoà tách từ Liên Xô trở thành thành viên của EU và gia nhập khối NATO. Rào dậu biên giới, bước đệm để bảo vệ sự tấn công quân sự ngày càng siết chặt nước Nga. Kinh tế giảm sút, tiếng nói trên nghị trường Quốc tế không có giá trị, chỉ còn lại sức mạnh quân sự. Các đòn trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) liên tục giáng vào Nga làm cho nền kinh tế khó khăn càng khó khăn hơn. Do đó Nga có thể cho rằng nền kinh tế của họ đã nằm ở đáy rồi, họ không còn gì mà mất về mặt kinh tế nữa, mà nếu có mất cũng không đáng kể.

Là một Quốc gia đã từng là cường quốc, Nga không thể đứng khoanh tay nhìn bản thân bị siết chặt đến mức ngạt thở. Nga sẽ không chấp nhận việc bị đe doạ về quân sự và kinh tế. Đó là lý do mà Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập hai vùng ly khai Ukraine.

BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Địa chính trị của Thế giới luôn biến đổi như biểu đồ chứng khoán. Không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn, là một câu mà chúng ta vẫn thường nghe và nó luôn đúng. Chúng ta không từng nghĩ đến việc sụp đổ của Liên Xô và cuối cùng nó đã xảy ra. Thì chuyện Trung Quốc tan đàn sẻ nghé cũng hoàn toàn có thể đến. Do đó việc kiên trì với mục đích kéo dài hoà bình cho đất nước, tranh thủ phát triển kinh tế, mang lại cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân là điều mà chúng ta cần hướng tới.

Hiện nay có một số "chí sĩ yêu nước bàn phím" tự nhận là cấp tiến, nhưng tầm nhìn không qua ngọn cỏ. Đó là những người bài Tàu một cách cực đoan, nhưng thực tế chuyên buôn hàng Tàu đểu, hay nếu bắt phải bỏ tất cả những thứ gì liên quan đến Trung Quốc ra thì họ đang khoả thân. Do nhận thức kém, do mù quáng họ luôn luôn kích động chống phá ảnh hưởng đến đường lối ngoại giao của nhà nước. Xin được nhắc lại một bài học nữa từ Phần Lan, là một nước dân chủ tự do nhưng họ phải kiểm duyệt để truyền thông không được nói xấu Liên Xô. Những người tự nhận là cấp tiến muốn nước mình phải là đồng minh của Mỹ, cho Mỹ thuê Cảng quân sự Cam Ranh với hy vọng Mỹ sẽ bảo vệ mình. Họ không biết hay quên rằng Mỹ đã từng bỏ rơi đồng minh của mình là Việt Nam Cộng hoà hay gần đây nhất là Afghanistan. Những “chí sĩ yêu nước bàn phím” này luôn muốn người phát ngôn Bộ Ngoại giao phải nói như họ nói. Sống bên cạnh thằng hàng xóm đầu gấu mà lắm tiền, thì phải ăn nói nhỏ nhẹ chứ không nó vả cho không còn cái răng nào!

Việt Nam một nước nhỏ sống bên một nước lớn Trung Quốc luôn có dã tâm xâm chiếm, vị trí địa chính trị của chúng ta tương tự như Phần Lan với Liên Xô hay như Ukraine với Nga. Do vậy chúng ta cần phải học kỹ những bài học lịch sử đã và đang diễn ra trên thế giới. Là người đã sống trong chiến tranh, có nhiều mất mát trong chiến tranh tôi luôn trân quý hoà bình. Vì vậy đối với tôi một lãnh tụ giỏi là người có đường lối ngoại giao uyển chuyển làm sao cho đất nước không chịu chiến tranh để phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân!

copy từ FB Nguyễn Anh Vũ

Thanh thản an vui

 

Tuesday, February 22, 2022

Gap year

 Sáng nay, ở khu vực gần Vincom Trần Phú Nha Trang có 1 bạn Tây bán vé số. Ad tò mò nên gọi vào mua cho chục tờ rồi phỏng vấn:

PV- Mày là người nước nào?

*Tao đến từ Mỹ. Còn mày?

PV- Tao Việt Nam.

*Ủa sao nói tiếng Anh hay vậy, mày học tiếng Anh ở đâu?

PV- Thì học từ YouTube, trên mạng đầy. Sao mày làm nghề này?

*Tao đang gap year (1 năm nghỉ ngơi sau khi học xong trung học hoặc ĐH). Tao đi lang thang Đông Nam Á, chỗ nào thích thì ở vài tháng, tự đi làm kiếm tiền đi chơi tiếp. 

PV- Nhưng sao mày biết mà bán vé số?

*Tao hỏi thằng cu kia (lấy tay chỉ xa xa có 1 thèng cu người Việt cũng đang bán vé số cho Tây), chia nhau ra bán, share tiền lãi vào mỗi chiều, vì tao đang chờ kết quả phỏng vấn của 1 quán pizza ở đây để làm phục vụ.

PV- Rồi mày có lấy tiền của cha mẹ để ăn học hay sinh sống không?

*Không, tiền của họ mà. Tiền mình làm ra thì mới có quyền xài. Lấy của người khác xài thì nhục chết. 

PV- Rồi mày ở bang nào ở Mỹ, có là sinh viên không?

*Tao người Iowa, học xong trung học thì đi Miami học cao đẳng du lịch vì tao thích phục vụ và thích biển. Vay tiền nhà nước đóng học phí còn tự làm thêm để ăn. Có khi tao ngủ ở mấy chỗ công cộng nữa, tốt nghiệp xong là đi chơi liền. 

PV- Hay vậy. Rồi mày thấy Việt Nam ra sao?

*Tiềm năng. Giao thông lộn xộn thứ nhì thế giới sau Ấn Độ nhưng có cơ hội phát triển hơn, nhất là những thành phố nhỏ như Nha Trang, Quy Nhơn, Hội An, Huế, Ninh Bình.  

PV- Rồi sau khi ở VN thì mày đi đâu?

* Tao chưa biết, chắc là đi Lào hay Campuchia. Hoặc châu Phi.

PV- À mày mấy tuổi và đã đi bao nhiêu nước rồi?

*Tao 1997. Đi được 20 nước rồi, hơi xấu hổ với bạn bè vì đi ít quá. Tụi nó còn đi cả Nam Cực và leo núi Hymalaya nữa...

PV- Rồi chừng nào mình về nước và ổn định?

*1 năm nữa, tao về, kiếm việc làm theo chuyên môn đã đào tạo. Tụi tao ai cũng thế, bác sĩ giáo viên gì cũng đều có 10 tháng đến 1 năm gap year, gọi là  working holiday để chia tay tuổi trẻ. 

PV- Chúc mày bán được nhiều vé số hôm nay nhé.

Gap Year có nghĩa là 1 năm mình đi lang thang, tự mình kiếm tiền trang trải chuyến đi. Còn lấy tiền cha mẹ để đi hoặc nghỉ ngơi thì không gọi là gap year được mà là "ăn bám". 

Mình không đi đâu được là do não cũ, não sợ sệt, não tự ti, não kém cỏi, não tiêu cực, não thiếu đức tin nên luôn nghi ngờ. Mình vô danh, chả ai thèm lợi dụng gì mình đâu, có cởi quần cởi áo ra giữa đường cũng chả ai buồn dừng xe lại nhìn đâu. Cầm vé số đi bán kiếm tiền đi chơi thì có sao? Ngại, sợ là do cái tôi lớn. Mà mình vô danh tiểu tốt thì cái tôi đó chả ai đoái hoài. Mình có nhu cầu được thừa nhận, được tôn trọng nhưng đời nào có quan tâm. Đúng là chỉ có ai có thành tựu, có trải nghiệm thật sự thì họ mới nể, tự động nể.

Mắc mớ gì cái gì cũng SỢ? Những nỗi sợ di truyền gia truyền từ ông bà cha mẹ, sao đi thừa hưởng chi cái đó?

Ước mơ cũng của người khác, nỗi sợ cũng của người khác. Vậy cái gì của mình?

Fb Hai Anh Vu Bui Anh Huy 

Sunday, February 20, 2022

Good Food, Good Life: Chuyên gia viết

 Phở và tỏi

Tôi sống bằng cơm, nhưng mê (mẩn)… phở. Tái chín nạm gầu.. kiểu gì cũng mê miễn là còn hương vị của phở. Phở chín đậm mùi vị của phở nhất.

Có lần tôi thấy ông khách bàn đối diện lấy thật nhiều tỏi (xắt lát ngâm giấm) cho vào chén nhỏ với nhiều tương đen-đỏ, để chấm với thịt. Tỏi làm mất đi mùi vị của phở khá bộn. Đó là cái lưỡi và mũi của tôi nghĩ thế. Ông khách đó có thể nghĩ khác. Khẩu vị không ai giống ai. Và cũng có thể ông còn nghĩ, tỏi rất tốt cho sức khỏe nên mới ăn nhiều như vậy.

Đúng là trong tỏi có nhiều chất có lợi cho sức khỏe, thậm chí có tính sát khuẩn nữa. Điều này chỉ đúng khi sử dụng tỏi đúng cách (Vtt)

Sao lại nỡ chê tỏi nảy mầm!

Tạo hoá luôn luôn sắp đặt cho mầm sống những điều kiện tốt đẹp nhất để phát triển.Tỏi nẩy mầm cũng thế. Lúc nảy mầm tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng cho mầm sống mới, nhưng mấy bà nội trợ nấu nướng chiên xào lại không ưa tỏi nảy mầm, vứt bỏ thẳng tay. Tiếc của có xài thì cũng ngắt mầm bỏ đi, sợ độc hại.

Tỏi nảy mầm có lợi hơn

Có lẽ trong các loại thực vật dùng làm gia vị, tỏi được đánh giá cao nhất về mặt y học. Tỏi được cho là có tính diệt khuẩn, làm hạ huyết áp, hạ cholesterol, hạ thấp rủi ro tim mạch, thậm chí phòng chống cả một số loại ung thư.

Hoạt chất chính đem lại những lợi ích về y học của tỏi là chất allicin. Đây là hợp chất giàu sulfur có khả năng chống khuẩn, chống virus, nấm, ký sinh trùng mà hầu như không gây tác dụng phụ. Nhưng chất allicin lại không có tự nhiên trong tỏi.

Trong tỏi có chất alliin và men alliinase. Hai chất này ở trong những tế bào riêng biệt. Khi tỏi bị đập giập thì hai chất này “gặp” nhau, alliin chuyển hóa thành chất allicin.

Thực vật khi nảy mầm thường dễ bị tổn thương do sự tấn công của vi khuẩn, virus, hoặc côn trùng. Tỏi cũng thế. Trong quá trình nảy mầm, nhiều chất trong tỏi được chuyển hóa thành những chất có hại cho vi sinh vật và côn trùng, nhưng lại có lợi cho sức khỏe con người.

Trong tỏi có sẵn nhiều chất chống oxid hóa có lợi cho sức khỏe. Khi nảy mầm tỏi cũng tạo ra thêm nhiều chất chống oxid hóa hơn nữa. Nghiên cứu cho thấy, những chất chiết xuất từ tỏi sau 5 – 6 ngày nảy mầm có hoạt tính chống oxid hóa cao nhất. Cao hơn nhiều so với tỏi già, tỏi non, và tỏi nẩy mầm chỉ mới 2-3 ngày.

Khả năng chống oxid hóa của tỏi được gia tăng đạt mức tối ưu sau 5-6 ngày nảy mầm đã làm các nhà khoa học tin rằng, tỏi nẩy mầm có tính kháng viêm, tăng cường miễn nhiễm, bảo vệ tim mạch, và chống ung thư hơn cả tỏi thường. Triển vọng này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Ngon trước đã, sức khỏe tính sau

Tỏi có lợi cho sức khỏe, nhưng với mấy bà nội trợ, tỏi là gia vị, phi hành ướp tỏi cho thơm. Tỏi nẩy mầm, rút bớt dưỡng chất từ tỏi già chuyển vào mầm để tạo ra thêm nhiều chất mới, nên tỏi bị ọp. Tỏi ọp, hành ọp làm sao mấy bà ưa được. Ngon trước đã, sức khỏe tính sau.

Chính chất allicin mới tạo ra mùi tỏi. Và chỉ khi tỏi bị đập giập mới tạo ra chất allicin có mùi đặc trưng.  Nhưng phải 15 phút sau khi tỏi bị dập, thì phản ứng mới hoàn tất, và allicin hình thành ở mức cao nhất.

Allicin là chất không bền, nên dễ bị chuyển hóa thành những chất khác. Tỏi đập giập để lâu cả tiếng đồng hồ, thì chỉ còn tác dụng như một thứ gia vị tàm tạm, chứ lợi ích cho sức khỏe giảm đi nhiều.

Tỏi ngâm giấm không còn mùi vị gì của tỏi đã đành, mà tỏi bóc sẵn từng tép cũng kém mùi. Tỏi bóc sẵn đóng gói bao bì vệ sinh đẹp đẽ,thường bày bán trong siêu thị, mua về, khi đập giập, mùi tỏi cũng mất đi nhiều vì tạo ra allicine ít, mấy tay đầu bếp Tây kháo với nhau trên mạng như thế.

Tỏi nên mua nguyên củ, và không cần bảo quản trong tủ lạnh. Tỏi gặp môi trường ẩm dễ nảy mầm, vì thế không nên đựng tỏi trong túi nhựa, rồi nhét vào chân tường góc bếp. Không ưng tỏi nẩy mầm thì tốt nhất đựng tỏi trong túi lưới treo đâu đó ở bếp.

Tóm lại, tỏi nẩy mầm không có gì độc hại, thậm chí về lợi ích sức khỏe còn tốt hơn tỏi thường. Các loại ngũ cốc nảy mầm cũng thế. Nhưng khoai tây nẩy mầm thì khác, ngoài việc tạo ra những chất tốt lành, khoai tây nảy mầm còn tạo ra độc tố loại alkaloid có thể làm chết người.

Vũ Thế Thành

CUỘC CHIẾN CHỐNG TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG TƯ LIỆU QUÝ

 Chiến tranh liên miên của dân tộc Việt Nam suốt từ 1945 đến 1989 có tất cả 4 cuộc chiến: với Pháp, Mỹ-VNCH, Campuchia (Ponpot) và Trung Quốc.

Chiến tranh không chỉ có vinh quang và chiến thắng. Đó là lẽ thường tình của các cuộc chiến tranh.

Cuộc chiến, mà hôm nay 17-2, Đất nước, nhân dân vẫn kỷ niệm, nhưng không được chính danh và đồng lòng từ trên xuống dưới cho lắm, lại càng nhiều điều ẩn khuất đằng sau... 

Tư liệu sau đây của nhà báo Phan Trí Đỉnh cung cấp tư liệu ban đầu về mấy vấn đề sau:

1/ Sự thực Đại tướng Văn Tiến Dũng là người như thế nào, chịu trách nhiệm đến đâu trong cuộc chiến chống Trung Quốc.

2/ Trách nhiệm của các cán bộ "tuyên huấn) thời đó (tuyên huấn quân đội và tuyên huấn đảng) trong việc tuyên truyền làm mất cảnh giác, để quân và dân rơi vào thế bị động trong cuộc chiến, chịu thiệt hại rất nặng nề.  

" TÔI NHẤN MẠNH ĐOẠN NÀY. KẺ NÀO NỐI GIÁO CHO GIẶC ????

Khoảng tháng 8/1978, lúc đó tôi đã làm Trưởng phòng tác chiến, được lên nghe tại Học viện Quân sự cao cấp, bây giờ gọi là Học viện quốc phòng. Lúc đó tôi đeo lon Trung tá.

Tôi đến đó nghe đ/c Lê Duẩn nói chuyện. Tháng 8/1978 là lúc bế mạc lớp đào tạo cán bộ cao cấp. Đến nơi thì đ/c Lê Duẩn bắt đóng tất cả các cửa sổ lại; mọi thứ không được để trên mặt bàn; Không một ai được ghi âm...

Đ/c Lê Duẩn cầm một tập giấy và nói: Tôi rất buồn định trả lời câu hỏi của các đồng chí đây. Tại sao các đ/c là cán bộ quân sự cao cấp mà không hỏi TBT về vấn đề quân sự, toàn hỏi tôi về kinh tế. Đành rằng các đ/c có quyền góp ý kiến với TBT về kinh tế, nhưng cán bộ quân sự phải hỏi về vấn đề quân sự, trong đây không có. Hôm nay tôi không trả lời những câu hỏi của các đ/c trong này...Nói xong ông vứt tập giấy ra một bên.

Chúng ta chuẩn bị đánh nhau với 1,5 triệu quân Trung Quốc xâm lược ta. Tất cả đều sững sờ. Sau khi ra về Quân chủng phòng không đã chấp hành lệnh đó, chuẩn bị các phương án tác chiến theo hưởng chống không quân Trung Quốc.

Sau buổi nói chuyện của ông Lê Duẩn, tôi được phân công viết bài cho đồng chí Văn Tiến Dũng đến nói chuyện với Quân chủng Phòng không về mô hình tác chiến của quân chủng Phòng Không. Đồng chí sử dụng bài chuẩn bị của tôi, phút cuối đồng chí nói: Tại sao đồng chí lại bố trí như vậy ? Các đồng chí không nghĩ Trung Quốc sẽ tốt với mình ư ? Tôi giật bắn mình ? Như vậy là đ/c Ba Duẩn không trao đổi với đồng chí BT Bộ Quốc phòng ?

Tháng 2/1979 sau tết, chúng ta chuẩn bị chiến đấu hết sức căng thẳng; quân ta trên biên giới hêt sức mệt mỏi, đồng chí Văn Tiến Dũng hạ lệnh rút báo động xuống cấp 2. Đối với Quân chủng Phòng Không, về cấp 2 tức được đi phép, không sẵn sàng chiến đấu nữa...

Hôm 16/2/1979 tôi được giao phổ biến phương án tác chiến cho các đồng chí Sư đoàn trưởng và lãnh đạo quân đoàn thì nhận được lệnh của Đại tướng Văn Tiến Dũng hạ lệnh báo động xuống cấp 2.

Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu, chính ủy Quân chủng lúc bấy giờ bảo tôi: Phổ biến cho anh em để anh em chấp hành. Tôi trả lời: Nhân danh Trưởng Phòng tác chiến Quân chủng phòng không, tôi không phổ biến, không chấp hành lệnh này của Đại tướng Văn Tiến Dũng...

Lệnh của Đại tướng anh không chấp hành không được. Anh phải làn thế nào chứ ! Tôi trả lời đồng chí Nguyễn Xuân Mậu: Báo cáo anh, những sân bay của Trung Quốc cách ta có 7 phút bay, nếu ta cho Quân chủng hạ cấp báo động thì không chống kịp Trung Quốc. Với tư cách Trưởng Phòng tác chiến, tôi không chấp hành.

Đồng chí Mậu bảo tôi hỏi lên Cục Tác chiến, mấy anh em trực ban trên đó đều là bạn cũ...nói: Mày có chấp hành lệnh của Đại tướng không ? Tôi trả lời không chấp hành. Tôi đề nghị cho gặp Đại tướng Văn Tiến Dũng...

Tội được báo lại: Đại tướng hạ lệnh xong đi Cămpuchia rồi. Tôi sững sờ ! Tại sao hạ một cái lệnh ghê gớm như thế xong bỏ đi Cămpuchia. Tôi không gặp được ai để khiếu nại...

Phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng sang gặp tôi, anh Phạm Hồng Liên bảo tôi: ông Lượng ơi, ông phải viết cái lệnh cho anh em nghỉ ngơi chứ, để tôi cho anh em đi phép. Bên kia anh Đào Đình Luyện đã cho anh em phi công đi phép rồi. Tôi trả lời: kệ anh Luyện...Ta không về cấp 2, phải sẵn sáng chiến đấu.

Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu là một người chín chắn, kin kẽ nói: Thôi, Lượng nói miệng với anh em không được viết thành lệnh, tình hình như thế nên cho anh em nghỉ ngơi tại trận địa...

Đó là buổi chiều 16/2/1979. Sáng hôm sau khi Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến, đồng chí Chính ủy Nguyễn Xuân Mậu và Tư lệnh Hoàng Văn Khánh đi khoe với toàn quân: Chỉ có Quân chủng Phòng không không về cấp 2...

Trong lòng tôi vẫn còn thắc mắc cho tới tận bây giờ, tại sao đồng chí Văn Tiến Dũng hạ lệnh rút báo động xuống cấp 2 xong lại đi Cămpuchia ngay ? Trước đó mấy tháng, tất cả súng ống phát cho quân du kích, bộ đội địa phương bị thu hồi về cất kho, cái đó tôi chưa được giải đáp?

Trước khi nổ súng 17/2/1979, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh về thông tin, một cuộc chiến tranh về tâm lý khiến cho chúng ta bị tê liệt trước khi nó đánh thật. Đó là bài học cao nhất.

Bài học nữa: Ta đã chuẩn bị suốt từ năm 1978, làm tuyến phỏng thủ Sông Cầu, theo lệnh của ông Cố Bí thư Lê Duẩn. Bài học gì ? Không được thống nhất trong Bộ Chỉ huy và lãnh đạo cao nhất

Đồng chí Duẩn quyết tâm như thế nhưng tại sao đồng chí Văn Tiến Dũng không phát triển ?'

-Bài học thứ 3: Trên mặt trận cụ thể, người ở cương vị cao nhất không bị bất ngờ; Thời điểm chiến thuật ta bị bất ngờ.

-Bài học thứ 4: Trung Quốc đã đánh ta ruỗng về tinh thần rồi mà không hề biết. Đến nỗi hôm trước 16/2/1979, đ/c Thượng tướng Đàm Quang Trung, còn đứng ở xã Quang Long ở Cao Bằng tuyên bố: Có cho kẹo, Trung Quốc không dám đánh ta...Không đánh được ta đâu...

Tôi phải trực ban tác chiến sáng 17/2/1979, đến buổi trưa về nhà ăn cơm, bà vợ tôi đi nghe Tuyên giáo nói chuyện thời sự về muộn. Khi bà về, tôi hỏi đi đâu về đấy ? Vợ tôi bảo đi nghe Tuyên giáo nói chuyện! Tôi hỏi: Tuyên giáo nói chuyện gì ? Tuyên giáo nói, cho kẹo Trung Quốc không dám đánh ta. Tôi cười nói: Thưa bà chị, Trung Quốc đánh bọn em từ sáng rồi đấy...

FB Phan Trí Đỉnh " .

Cà phê Today

Gặp mặt Tân niên Chi hội Hung 71 Sài Gòn (mở rộng)

Saturday, February 19, 2022

Trong xh vtv* (đi theo định hướng đểu)

 Để tiến lên cnxh:

- Xe phải xịn (Mecides đời mới)

- Biển số phải xịn 29A 77777

- Tham gia giao thông phải khác người ta.

Note: vtv là vô tội vạ

Friday, February 18, 2022

Quê hương tan rã: Lối thoát quê người - Nghịch lý trong những làn sóng trở về và bỏ xứ ra đi của người Việt (2)

 * ĐOẢN KHÚC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG *

-Bs. Cấn Thị Bích Ngọc

Tôi nằm bên chồng, nghe tiếng ngáy đều của anh mà thấy lẻ loi, cô độc vô cùng. Chợt thấy thương má, thương mình. Má đã bao nhiêu năm nằm một mình, hẳn má thấy lạnh lẽo, cô đơn trong đêm về tịch mịch. Nhưng còn tôi, hơi thở của chồng xoắn xít quanh đây mà sao sương đêm vẫn hoang lạnh?

Tôi phải tập yêu chồng tôi, vị cứu tinh cho đời sống chật vật của gia đình tôi. Điều này trên lý thuyết cũng không khó lắm. Nhưng trong trái tim ngoan cố của tôi, cho đến bây giờ sự biết ơn vẫn còn rõ nét hơn nỗi rạo rực yêu thương.

Tôi như hàng vạn người con gái Việt Nam về quê hương chồng Đài Bắc này để tìm một lối thoát cho cuộc sống vô vọng đã đeo đuổi chúng tôi ngay từ thuở lọt lòng. Quê mẹ nghèo quá, bàn tay mẹ gầy guộc quá, vì thế dù lòng mẹ có thật bao la cũng không giữ được lũ con gái chúng tôi ở lại vùng đất quê hương.

Tôi ra đời sau thời chinh chiến. Nhưng má luôn đăm chiêu thở dài, hòa bình đã về nhưng sao đất nước lại đìu hiu tiêu điều hơn lúc nào hết. Ánh mắt má ngày càng da diết nỗi sầu muộn. Sau ngày thống nhất là ngày hận thù được thăng hoa, ba phải đi vào tù cải tạo. Má là cô giáo một trường tiểu học. Đất nước thanh bình, ai cũng nghèo, người ta cần gạo cơm chứ đâu cần chữ nghĩa nữa. Má như một kẻ thua trận, gồng gánh đưa lũ con về quê ngoại. Má giã từ Sài Gòn nhốn nháo, giã từ dĩ vãng, giã từ cuộc sống an bình ngày xưa. Má tảo tần nuôi con, nuôi chồng. Rồi ba cũng về sau những tháng ngày lao tù học làm người của xã hội chủ nghĩa. Rồi tôi ra đời. Và rồi ba lại ra đi kiếm tìm tự do trên những con tàu chơi vơi. Ba đi tìm tương lai cho cả gia đình, nhưng ba đã không bao giờ trở lại. Ba đã yên nghỉ trong lòng đại dương. Đã không còn phiền não, không còn trầm tư trong đôi mắt ôn nhu ngày nào. Chỉ thương cho Ba, ra đi trước khi được về thăm quê nội ở bên kia bờ Bến Hải. (Tôi đã được nghe chuyện kể về một giòng sông nhỏ nhưng đã có một thời là lằn ranh ngăn cách lãnh thổ độc tài phía Bắc và vùng đất tự do phương Nam). Ba ghé nhân gian ngắn ngủi nhưng để lại nỗi đau dài cho người cô phụ. Nụ cười hiếm hoi trên môi má đã tắt lịm từ ngày ba vĩnh viễn ra đi. Má vượt qua nỗi chết của tâm hồn, gắng gượng sống cho đàn con.

Má tôi vẫn mặc cảm, sợ lũ con thất học, cho nên vẫn cố gắng dạy chúng tôi học. Tựa như trong thời buổi gạo châu, củi quế, má bất lực không tìm được thức ăn đưa vào miệng mồm nên để bù lại má ra sức nhồi chữ nghĩa vào đầu chị em tôi. Bây giờ đôi khi nghĩ lại tôi vẫn thầm trách má làm những việc tào lao. Chút vốn liếng sách vở đã không đem được sự no ấm cho gia đình chúng tôi, có chăng chỉ rọi sáng tâm tư khắc khoải, nỗi hoài nghi trong một xứ sở đã thống nhất thanh bình. Nỗi bâng khuâng ngày càng lan tỏa, và cái nghèo túng như những mạng lưới chằng chịt, dù đã vùng vẫy chúng tôi vẫn không tài nào thoát khỏi sự bủa vây của túng quẫn, nhọc nhằn. Chị em tôi bó gối nhìn nhau, nhìn má ngày càng võ vàng vì những cơn bệnh trầm kha không phương tiện chữa trị. Để rồi một ngày, tôi vùng mình đứng dậy, đốt hết những giấc mơ vốn dĩ rất đơn giản đến tội nghiệp của mình, nhắm mắt, khép lòng đi tìm tương lai trong những nơi chốn lạ lùng. Ở đó chúng tôi đã hết là người, đơn thuần là những món hàng, quên hết kiêu hãnh ngượng ngùng, tôi đứng trơ khoe bày tấm thân thể ngà ngọc, danh từ má gọi yêu thương ngày nhỏ. Tại nơi chốn bát nháo đó, nơi mà ranh giới người và vật đã thật mờ nhạt, tôi gặp chồng tôi.

Chồng tôi thoát chết sau một cơn cháy lúc còn bé. Tai nạn này đã để lại những vết tích không xoá được trên gương mặt nhăn nhúm của anh làm cho anh có vẻ dữ dằn, hung tợn.

Cũng may là còn đôi mắt lấp lánh tình người, đôi mắt thật đôn hậu tương phản với nét cau có gây nên bởi những vết sẹo phỏng năm xưa. Cũng may là ngày đầu gặp gỡ, giữa chốn chợ người, anh đã không sờ soạng, nắn bóp tôi cho tôi quên đi cái mặc cảm mình là món hàng biết khóc, biết nói, biết đau, biết tủi.

Mãi sau này tôi mới biết tại sao chồng tôi đã chọn ngay tôi giữa bao nhiêu cô gái khác. Tôi đã biết tại sao anh đã chọn tôi mà không cần vạch mắt, căng miệng tôi ra khám xét như những người đàn ông khác. Tôi không đẹp nhưng tôi có cái may mắn nhang nhác giống cô láng giềng mà anh thầm yêu trộm nhớ ngày xưa. Sau này anh tâm sự, ngay khi chạm mặt tôi lần đầu anh đã giật mình tưởng được tao ngộ cùng cố nhân. Tất nhiên cố nhân đã thật xa ngoài tầm tay với của anh. Tất nhiên, người con gái ngày xưa đã chẳng bao giờ đoái hoài đến cậu thanh niên tật nguyền, dị dạng. Và bây giờ chồng tôi tìm niềm an ủi bên tôi. Đã bao nhiêu lần, tôi vẫn cám ơn thượng đế về sự trùng hợp huyền diệu này. Nó đã cho tôi cơm ăn, áo mặc, tiền thuốc men cho má và một mái gia đình với một người chồng dù dị hình, xấu xí, dù không đồng ngôn ngữ, không đồng quá khứ, dù gia đình chồng nhìn tôi bằng những ánh mắt lãnh đạm, đôi khi rõ nét miệt khinh. Mà có sao đâu những cuộc hôn nhân lệch lạc, má vẫn nói nghĩa vợ chồng bền chặt hơn tình yêu lãng mạn, mong rằng tôi và chồng tôi vẫn sóng bước đồng hành để trong đời sống của tôi không phải chỉ có những mất mát. Tôi nhớ ơn chồng nhưng chưa yêu anh được. Cho đến bây giờ mỗi lần ân ái, tôi vẫn phải nhắm nghiền mắt để che giấu nỗi e dè, ngại ngùng khi khuôn mặt nứt nẻ những vết thẹo dọc ngang của anh thật cận kề. Có lẻ vì chưa yêu nên tôi chẳng hề ghen tuông với người trong mộng của chồng. Hay khi người ta đã quá nghèo khổ, quá cơ cực, quá tuyệt vọng thì điều chúng ta băn khoăn nhất không phải là những yêu ghét giận hờn. Vả lại, ở xứ sở này, trong hoàn cảnh chúng tôi, cứ hãy ngu ngơ như cỏ cây, và phẳng lì như phiến đá để tâm hồn được an tịnh hơn là để những suy tư chao động cho lòng thêm chất ngất những niềm đau.

Tuy nhiên cái nghèo đói quá độ cũng có những khuyết điểm của nó. Cái nghèo đã như màn đêm dày dặc chôn kín giấc mơ tươi đẹp thời con gái. Những cánh đóm lập loè trên cánh đồng chết không có đủ sức để thắp sáng những giấc mơ đầu đời. Và những ngọn gió èo uột đã không chở nổi những suy tư của chúng tôi ra khỏi tầm hạn cơm gạo đói no. Hình như vì thế tôi đã đánh mất thói quen mơ mộng, có lẽ như thế lại hay.

Có những buổi chiều ra chợ, tôi thoáng gặp những đồng hương. Những cô gái thất thểu, mỏi mệt lạc lõng giữa rừng người. Tim tôi luôn nao nao nỗi xúc cảm, không phải vì đôi khi phát giác ra những vết tím bầm trên mí mắt vành môi của một hai chị bạn mà là nét đặc thù của nhân dáng Việt Nam trên thành phố Đài Bắc này; những chiếc bóng xiêu xiêu chịu đựng, những ánh mắt thảng thốt, hoang mang và buồn vô tận. Tôi tưởng tượng trong vô vàn cảnh vật, tôi khó mà lẫn lộn được những hình hài tang thương và lẻ loi đó. Các chị nhìn tôi ước ao thèm muốn: chị may mắn, một chồng một vợ. Còn tụi tui không hơn một món hàng hết qua tay người này lại đến tay người khác. Riết rồi không còn biết ai mới thật là chồng…Hay là: kiếp trước tui ở ác, nên bây giờ phải chịu nghiệp quả. Mà thật, tôi đã quá may mắn, tôi không bị đánh đập, không bị chuyền tay từ người đàn ông này qua người đàn ông khác. Nhưng tim tôi vẫn khắc khoải, hồn tôi vẫn cô đơn, tâm tư tôi vẫn chia xẻ niềm tủi nhục của những chị bạn. Có nơi nào trên trái đất tuổi đôi mươi đồng nghĩa với những đường cùng ngõ hẹp như ở quê hương tôi? Tất cả chúng tôi đều ôm ấp một niềm đau, chúng tôi đã không bao giờ có tuổi thanh xuân. Hạnh phúc là một từ trừu tượng, tương lai đồng nghĩa với bấp bênh, vực bẫy. Có ai hiểu những khuấy động trong tâm hồn đã chịu nhiều thương tổn của lũ con gái chúng tôi mà xót xa tội nghiệp?? Chúng tôi thường đọc thấy những nét rẻ khinh trong mắt người bản xứ, tôi thường phân vân tự hỏi mình đã làm gì nên tội ngoài cái tội dám mơ ước thoát cảnh khốn cùng. Chỉ mong sao những người cùng tiếng nói đừng khinh miệt những cánh chim phiêu bạt đáng thương của lũ chúng tôi.

Có những chiều nhìn từng đàn chim bay về cuối trời, đôi khi nghe tiếng cánh vỗ chấp chới hai tiếng “về đâu”, “về đâu”; tim tôi rưng rưng khóc. Ở quê nhà tôi cũng nghe tiếng chim kêu trong nắng chiều chập choạng nhưng không thê lương như ở quê chồng. Về đâu, biết đâu mà về. Chúng tôi đã nhận nơi này làm quê hương nhưng tại nơi này biết bao nhiêu thân phận đàn bà Việt Nam đã bị vùi dập. Còn quê nhà tuy không xa tít mịt mờ nhưng như đã khép lối. Tôi nhớ hoài những ngày tuổi nhỏ, bên thân cầu, nhìn đám lục bình lênh đênh giữa giòng sông, lòng cứ thầm hỏi những cánh hoa tim tím này sẽ trôi về đâu. Bây giờ, bâng khuâng nhớ lại những cánh lục bình ngày xưa, tôi chợt ngậm ngùi, số phận mình đã như đám lục bình nổi trôi. Ôi những mảnh đời trôi giạt giữa dòng đời vô tình, biết sẽ ra sao ngày mai.

Thật ra tôi vẫn còn quyến luyến quê hương mình. Một quê hương đã không biết nuôi dưỡng, bảo vệ những người con gái yếu đuối, đa cảm. Để trong đêm về trên thành phố Đài Bắc, có bao tiếng khóc Việt Nam, tỉ tê nức nở, khóc cho mình, cho những giấc mơ sớm bị tàn lụi. Lỗi về ai, trách nhiệm về ai? Trên đất nước với ngọn cờ máu, không ai có can đảm nhận. Và từng đàn thiếu nữ tựa những thiêu thân vẫn cứ ào ạt ra đi như nước tràn thác lũ. Có bao nhiêu thiêu thân đã cháy rụi trong ngọn lửa hững hờ, và có bao nhiêu người được sự may mắn tình cờ như tôi.

Dẫu nhiều cay đắng, dẫu lắm oan khiên, quê hương ta đó, làm sao quên được.

Đến một ngày, tôi không có tháng, người uể oải, chếnh choáng với những cơn nôn mửa bất chợt. Rồi giật mình, mình sắp có con. Tôi nhớ mãi cái cảm giác ngất ngây trước những diệu kỳ của đời sống. Lần đầu tiên trong đời, lạc lõng nơi thành phố này, trong tôi có sự kết tạo, có nỗi chờ mong và một tình cảm tuy đang manh nha nhưng đã thật dạt dào, mãnh liệt. Đêm đã thôi âm u trầm mặc, ngày đã bớt lê thê muộn phiền. Tiếng khóc chào đời của con chưa rơi xuống trần, nhưng ước mơ hạnh phúc đã vội vã vươn cao. Ôi cái sinh linh nhỏ bé đang nhỏ từng giọt hồi sinh nhiệm mầu trên tâm hồn héo úa của tôi. Ngọn lửa đã được khơi dậy từ những tàn tro. Tôi đã sống dậy từ bao nỗi chết. Trong tôi bao phác họa muôn màu về một ngày mai khi đứa con bé nhỏ của tôi bước những bước thơ ngây vào đời. Tôi lại bắt đầu nuôi dưỡng những giấc mơ. Rồi từng ngày tháng trôi đi trong háo hức lẫn băn khoăn tư lự. Con chưa mở mắt, nhưng tim đã ấp ủ bao lời tâm sự của má. Quê hương Việt Nam ngàn trùng xa mà những điệu hò ru con đã rất nồng nàn quanh đây. Con sẽ được nuôi dưỡng bằng giòng sữa mẹ, bằng trái tim tha thiết tình hoài hương. Ước ao sao con sẽ yêu thương quê ngoại như má luôn trân trọng nơi chốn má chào đời.

Nếu một ngày nào, theo bước của ba, con về quê ngoại tìm người bạn đời. Con hãy nhìn bằng mắt và bằng tim. Đừng xử dụng đôi tay mà gây vỡ vụn những trái tim mảnh khảnh, nhỏ nhít, đáng thương. Tội lắm cho người con gái. Con có biết sau những nụ cười gần như vô cảm là những tiếng nỉ non, thút thít đến não nề, ai oán. Con có hay sau những thân thể toàn vẹn là những tâm hồn tơi tả với những đắn đo, sợ hãi, tủi hờn bởi quá nhiều giông bão chung quanh.

Má ao ước, một ngày con lớn khôn, má để dành được tiền, ta về quê thăm ngoại. Về quê má, con sẽ hỏi tại sao quê ngoại nghèo quá, sao quê ngoại tiêu điều, buồn bã quá. Sao những người quê ngoại mang đôi mắt xa xăm, u hoài, như mắt của má. Má cũng như con đã không bao giờ biết đến một thời trên quê ngoại, mùa giáp hạt cũng là mùa nụ cười nở trên môi mọi người. Tiếng sáo diều dập dìu trên khắp nẻo quê hương, tiếng cười đùa trẻ thơ đã gảy nên những tấu khúc tuyệt vời của làng quê năm cũ, những năm quê ta chưa có ngọn cờ đỏ. Ta có sẽ bao giờ nghe được giọng hò trong thanh trên những cánh đồng thênh thang trĩu nặng bông lúa vàng của những ngày đất nước thật sự thanh bình. Ngày ấy có những thanh niên thiếu nữ sẽ để giấc mơ đầu đời, giấc mộng tình yêu bay bổng vươn cao qua gió ngàn, mênh mang trải trên những cánh đồng bát ngát để thấy tình mình cũng đơm hoa như những cánh đồng ngập lúa. Ôi những giấc mơ no ấm, an hòa bao giờ ta sẽ có…

Lời ngoại kể về quê hương êm đềm của ngày xưa cũ như một chuyện cổ tích. Nhưng má vẫn nuôi niềm mơ ước về một ngày mai quê ta hết nghèo đói cho những người đàn bà Việt Nam không phải thân cò lặn lội đường xa, làm dâu xứ lạ với những ê chề như những người trong thế hệ sinh sau ngày chiến thắng của phương Bắc.

Má sẽ đặt tên con là Sinh, sự Hồi Sinh của niềm hy vọng tưởng đã lụn tắt sau bao gió bão. Má sẽ dạy cho con làm người Việt Nam thật sự, những người sanh ra từ bên này biển Thái Bình với tâm tư chất chứa hồn Quốc Toản, Bắc, Giang. Qua bao đói no thăng trầm, qua bao hệ lụy thử thách, xa quê hương, hướng về quê mẹ, má chợt thấy mình chín chắn trưởng thành, lòng yêu mến quê cha đất tổ trỗi dậy thắm thiết. Hơn bao giờ hết má thấy mình thật gắn bó với quê nhà lận đận.

Việt Nam, Việt Nam, quê hương xa xôi quá, còn có bao giờ nhớ đến chúng tôi ? Xin một ngày quê tôi thật sự an bình để những người con Việt Nam có thể trở về nơi đất mẹ. Ngày ấy những giấc mơ sẽ thật sự được trổi mầm, cho trái tim Việt Nam được xanh một màu hy vọng, cho con người Việt Nam được kết sáng những giấc mơ kiêu hãnh. Ngày ấy đêm Đài Bắc sẽ thôi không còn tiếng khóc của những thiếu nữ lạc loài. Ngày ấy chúng tôi thôi hết kiếp luân lưu nhục nhằn.

Xin một ngày, giấc mơ trở thành hiện thực!

(Viết theo lời kể của một phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan)

Cấn Thị Bích Ngọc

Thursday, February 17, 2022

HAI NGÀN TAY SÚNG CHỐT TRÊN ĐỒI NÀY

 (Tưởng nhớ những người lính hy sinh trong chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 - 1984).

(Emlékezés a vietnami - kínai határháborúban hősiesen elesett katonákra).

Các anh nằm lại Vị Xuyên

Hai ngàn liệt sĩ ở trên đồi này

Nén hương đầu gió khói lay

Khói hương chia khắp bia này mộ kia

Âm dương hai ngả cách chia

Hai ngàn tay súng đi về tận đâu

Mẹ ơi! Đất nước thương đau

Chúng con nằm lại núi sâu rừng già

Hai ngàn trái tim xót xa

Hai ngàn câu hát tình ca tắt rồi

Hai ngàn nỗi nhớ mồ côi

Hai ngàn ngọn lửa quên đời trong đêm

Các anh nằm lại Vị Xuyên

Hai ngàn tay súng chốt trên đồi này

Các anh vẫn mãi còn đây

Đội hình đánh giặc bao ngày không quên

Thưa mẹ, sớm nay bình yên

Hai ngàn gương mặt hồn nhiên hiện về…

14-7-2016

(Nhà báo - nhà thơ Nguyễn Việt Chiến viết năm 2017):

Đã 38 năm trôi qua, cứ đến ngày 17-2, chúng ta lại tưởng nhớ những người con đã dũng cảm hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc. Trên một trang báo Xuân Đinh Dậu đã in bài thơ “Hai ngàn tay súng chốt trên đồi này” tôi viết trong đợt đi sáng tác thực tế ở biên giới Vị Xuyên, Hà Giang vào tháng 7-2016. Trong hương khói linh thiêng đầu xuân này, xin gửi mấy vần thơ tưởng nhớ các liệt sĩ đã quên mình vì Đất nước.

copy từ trang FB-Vũ Hoài Chương

LỊCH SỬ QUA ẢNH: Cuộc chiến tranh biên giới chống Tàu đỏ

Những ngày tháng 2! Chỉ muốn note lại đây bức ảnh này, để nhắc về một thời đã qua.

Bức ảnh do ký giả người Đức — Thomas Billhardt — chụp năm 1979 tại biên giới phía Bắc, khi cuộc chiến giữa quân xâm lược Trung Quốc và VN vẫn đang hồi khốc liệt. Bức ảnh sau đó được đăng trên bìa tạp chí của Đoàn thanh niên tự do CHDC Đức. 

Thomas Billhardt nhớ lại:

❝Tôi vẫn còn nhớ bức ảnh về những người lính Việt Nam ở Lạng Sơn. Thật ra, ngay từ đầu tôi đã muốn chụp một bức ảnh rất khác. Chiến tranh không phải trò đùa. Và bởi tôi chợt nghĩ rằng, những chàng trai trẻ dễ mến này, rất có thể sẽ phải hy sinh vào ngay ngày mai.

Chính vì thế, tôi muốn chụp một bức ảnh khác. Một bức ảnh có thể là sống động và lột tả được chủ nghĩa anh hùng hơn là bi thương của chiến tranh. Tôi leo lên một chiếc bàn và muốn hướng những người lính nhìn vào ống kính, để chụp một bức ảnh tập thể nhưng vẫn thể hiện được từng cá thể. Ngay lúc đó, một nhà báo Liên Xô (cũ) cũng nhảy lên bàn cùng tôi. Anh đề nghị những người lính hãy giơ cao khẩu súng AK của họ lên và hô vang. Bức ảnh sau đó đã được chọn làm bìa cho cuốn sách ảnh về Việt Nam 1979.❞

Thomas Billhardt dù là một ký giả quốc tế, nhưng lại dành nhiều tình cảm cho một đất nước cách ông nửa vòng trái đất. Ảnh của Thomas Billhardt về Việt Nam luôn mang lại những cảm xúc mạnh khủng khiếp. Nó thân thuộc như thứ mùi vị mà ta vẫn gọi là quê hương dù không thể diễn tả nó một cách rõ ràng, mạch lạc. Nó gợi mở, kể những câu chuyện phía sau từng bức ảnh, khiến ta phải suy ngẫm về thời gian, không gian và về cả cuộc đời. Để rồi cuối cùng, những gì còn đọng lại chỉ là cảm xúc đồng cảm sâu sắc không chỉ với nhân vật trong ảnh, mà còn cả với người bấm máy nên bức ảnh ấy. 

Như bức ảnh này. Tôi tự hỏi, những người lính trẻ ngay trong tấm hình, bao nhiêu người sẽ hi sinh vào ngày mai? Bao nhiêu người được trở về nhà sau cuộc chiến? Bao nhiêu người sẽ còn lành lặn tay chân, trí óc? Và bao nhiêu người sẽ còn sống cho đến ngày hôm nay? 

Nếu may mắn còn sống, họ sẽ sống thế nào? Có còn viết tiếp được những giấc mơ của mình thời tuổi trẻ hay không? Họ dang dở việc học hành, từ bỏ thanh xuân, gia đình... chỉ để một tấc đất của cha ông cũng không ai được phép xâm phạm. Họ nhắc ta không được quên, dù chỉ trong một giây, một phút rằng quê hương là như thế đó!

Xin cúi đầu trước những người lính, những người anh hùng của dân tộc.

Xin ngả mũ trước những ký giả, phóng viên chiến trường. Sự dấn thân và hy sinh của họ luôn là điều tất cả chúng ta phải trân trọng bằng tất cả tấm lòng. Bởi những bức ảnh ấy, có thể được đánh đổi bằng mồ hôi, máu, nước mắt và cả sinh mạng của chính họ để trở thành chứng nhân lịch sử của ngày hôm nay!

© son.le

Quê hương tan rã: Nghịch lý trong những làn sóng trở về và bỏ xứ ra đi của người Việt (1)

 THUA CHẠY ĐÃ ĐÀNH - THẮNG CŨNG CHẠY - LÀ SAO? 🚀🚀

Ngạc nhiên, trong mấy trăm ngàn gia đình Mỹ sinh sống trên vùng đất này lại xuất hiện người Việt Nam nhập cư thời gian gần đây. Số lượng chiếm khá đông, hầu hết nói giọng Bắc người Hải Phòng, Hà Nội. Cùng làn sóng xuất ngoại với các hình thức khác nhau, họ đã thành công khi tiền rừng bạc biển. Chỉ cần một dự án, một phi vụ, một chữ ký thì đô la sẽ có cách vào tài khoản của người có quyền.

Mỗi căn nhà giá trị từ nửa triệu đến 2 triệu đô la trở lên. Mua nhà xong là một chuyện, điều quan trọng là tiền đâu để đóng thuế? Nếu bạn thu nhập cao mấy trăm ngàn đô hàng năm thì chỉ là chuyện nhỏ dù tiền thuế địa trạch rất cao ( từ 20.000 Mỹ kim trở lên mỗi nhà /1 năm ) với khu vực tương tự.

Vào cổng khu phố sang trọng khách phải trình giấy tờ, hoặc bấm số bảo mật mới được. Cuối tuần, hàng loạt chiếc du thuyền trên mặt nước.

Là xứ tư bản, hưởng theo năng lực; nhiều người Mỹ giàu bằng tài năng công sức, lao động chân chính trong một số lãnh vực xứng đáng có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc đúng nghĩa.

Tuy nhiên, không phải ai cũng được như vậy. Mỹ không phải là thiên đường, vẫn còn một số Việt kiều lâu năm sống trong chung cư, không mua nổi cái nhà nhỏ với nhiều lý do riêng tư. Đó là sự thật.

Vậy mà với thành phần "Việt kiều bay" không hiểu họ giàu từ đâu dễ dàng, mua nhà trả đứt tiền mặt, vui vẻ với mức thuế tuy không làm một ngày nào trên đất Mỹ.

Đối tượng này bí mật đi qua đi về nhằm mục đích có lợi cho gia đình và bản thân trong tương lai.

Oái oăm thay, họ còn bắt tay với một số Việt kiều tại đây để rửa tiền dưới hình thức tinh vi. Các hệ thống kinh doanh ra đời bao gồm trung tâm thương mại, nhà hàng, hàng trăm tiệm Nails nguy nga như cung điện, có sự đầu tư quy mô trên 1/2 triệu đô la mục đích rửa tiền. Thực trạng nhiều địa điểm vắng hoe khách nhưng vẫn vô tư hoạt động để hợp thức hóa chuyển tiền.

Vấn đề quan trọng là tiền đâu ra mà một số "Việt kiều bay" mới đến đất Mỹ trong tình trạng tài chính triệu phú mà không ai biết. Một năm về bên vài tháng và rồi qua Mỹ trình diện để khỏi rắc rối nếu chưa có quốc tịch.

Khôn ngoan, một số cố tình giữ song tịch. Nhiều người vẫn làm việc tại Việt Nam, đang là đảng viên giữ chức vụ. Họ biết dọn đường cho con cháu qua Mỹ từ lâu. Con đến trường Mỹ, cha (mẹ) đi về Việt Nam hoạt động cho chính quyền hoặc kinh doanh cá nhân vì nơi ấy dễ kiếm tiền hơn.

Nghịch lý, trong khi ấy người ta khen chế độ, bắt người khác nghe, tin và sợ mình. Dân phải chịu cúi đầu im lặng dưới nguồn máy điều hành mà họ liên quan trực tiếp hay gián tiếp. Nhờ sức mạnh đồng tiền, người ta đã đạt giấc mơ Mỹ trong tầm tay.

Thật sự bất công cho những người không được may mắn phải chịu đựng thiệt thòi mọi hệ lụy, cùng tương lai không lối thoát sống với Trung Quốc.

Phải chăng đây là bi kịch cho một dân tộc chịu dưới tay của những người không có lòng tự trọng và biết làm người tử tế. Họ lợi dụng lòng tốt của nước Mỹ, con cháu hưởng nhiều quyền lợi xã hội, y tế cùng nền giáo dục miễn phí từ tiền thuế dân còng lưng đóng cho chính phủ.

Đất nước Hoa Kỳ đã tạo ra kẽ hỏng pháp luật để con cháu cộng sản hưởng lợi, trong khi cá nhân và gia đình không phục vụ cho quốc gia này ngày nào.

Suy cho cùng, sống không thật lòng, không trung thành Tổ Quốc nào là "Việt kiều bay " thời đại.

Có lẽ người ta qua mặt được người dân yếu thế, u mê; nhưng không qua mặt được người hiểu biết sống lâu tại Mỹ.

Tất cả là góc tối phũ phàng. Người trong nước tôn sùng họ, nhưng nào có biết một khi hết thời hết nhiệm kỳ, họ đã có chỗ an toàn trú ẩn ấm thân, để lại phía sau một đất nước suy tàn.

Nếu ai từng đi qua những nơi người Việt mới nhập cư giàu hơn người Việt lưu vong vượt biển vượt biên lâu năm sẽ không khỏi ngậm ngùi tháng Tư buồn.

Thua trận chạy đã đành, nay thắng trận cũng chạy. Cuối cùng, dân chịu trận!.. 

Nguyễn Đình Ngọc  

Cựu tổng biên tập Báo Thanh Niên -  Nguyễn Công Khế đã đưa vợ con sang Mỹ định cư an toàn