1. Tại sao phải dạy cách đặt câu hỏi:
a. Dạy cổ điển là đọc hộ và viết hộ người học. Người dạy lấy một cuốn sách, đọc, cố gắng tóm lược điểm chính, yêu cầu người học học thuộc các điểm này và nhắc lại. Thực ra là nhồi sọ và làm người học ngày càng lười, mất thói quen tự tìm hiểu, sáng tạo.
b. Dạy hiện đại là việc người học có thói quen tự đọc các tài liệu, thậm chí tự tìm các tài liệu. Người dạy chỉ cần tương tác với người học bằng các câu hỏi.
c. Tuy nhiên chất lượng đặt câu hỏi hiện nay trong sinh viên đại học, nhà nghiên cứu và những người làm việc đều thấp. Trách nhiệm vẫn ở việc dạy.
d. Cần đưa đặt câu hỏi vào đào tạo kỹ năng mềm ở bậc đại học (quick fix). Đồng thời nuôi dưỡng và rèn luyện LIÊN TỤC kỹ năng đặt câu hỏi thành một phần của quá trình học từ tiểu học hoặc sớm hơn, đến trung học.
2. Các câu hỏi đơn lẻ
a. Câu hỏi factual: Gồm 4 câu hỏi Cái gì, Ai, Khi nào, Ở đâu? Các câu hỏi này ngày nay được xử lý nhờ máy tìm kiếm. Tuy vậy, nó giúp hình thành khái niệm. Cần gắn với kỹ năng ngôn ngữ. Các câu hỏi này trợ giúp cho việc hình thành các mệnh đề, câu chứa thông tin hoàn chỉnh, tránh các câu nói sáo mòn không chứa thông tin.
b. Câu hỏi tại sao: Mang tính nhân quả. Vì vậy bao giờ cũng có 2 mệnh đề liên hệ tới 2 câu hỏi factual để hình thành 1 câu hỏi tại sao. Việc ghép 2 mệnh đề tức là "phát hiện" một mối quan hệ nhân quả. Ví dụ: 2 mệnh đề "Trời đang mưa" "Tôi đá bóng" sẽ dẫn đến câu hỏi Vì sao KHÔNG đá bóng? Phủ định là một thao tác bản năng của con người. Tuy vậy, phủ định gắn với câu hỏi tại sao là phủ định tích cực. Ngược lại mọi phủ định đều có thể tích cực hóa nhờ câu hỏi tại sao. Phủ định không có lý do tạo thói quen xấu trong tư duy.
c. Câu hỏi làm thế nào. Câu hỏi này mang tính dẫn đạo và có mục đích. Thực tế luôn tách thành một chuỗi các câu hỏi.
d. Câu hỏi cảm xúc. Quyết định được đưa ra được hỗ trợ bởi các câu hỏi a.-c. Tuy nhiên chủ yếu quyết định bởi câu hỏi cảm xúc "Bạn thích nhất (không thích nhất) là điều gì?" "Bạn nghĩ gì?". Đào tạo nhồi sọ thường hay quên câu hỏi này vì câu hỏi này không có đáp án có sẵn.
3. Chuỗi các câu hỏi
a. Xác định mục tiêu của quá trình hỏi ?Vấn đề và câu hỏi lớn là gì? Bạn muốn biết về điều gì?
b. Đảm bảo tính khách quan cho câu trả lời. Tránh áp đặt tình cảm, quyết định có sẵn cho người trả lời như "Bạn thấy ngôi nhà tuyệt vời này có đẹp không?".
c. Xây dựng một kiến trúc các câu hỏi liên kết từ thấp tới cao?
d. Tách các câu hỏi mờ nhạt, đa mục tiêu thành các câu hỏi có mục tiêu duy nhất và rõ ràng.
e. Lấp vào các chỗ trống về logic bằng các câu hỏi nảy sinh từ câu trả lời câu hỏi trước.
f. Không khóa chết các câu hỏi cảm xúc như "Bạn có thích cái này không?" Biến nó thành câu hỏi mở "Những điều bạn thích nhất trong cái này là gì?"
g. Trong quá trình hỏi, không quên mục tiêu và luôn trở lại, hướng tới mục tiêu bằng các câu hỏi thích hợp.
4. Rèn luyện liên tục
a. Nguyên tắc chỉ có đơn giản vậy thôi. Nhưng thực hiện không đơn giản mà phải rèn luyện suốt đời.
b. Điều cần làm là liên tục rèn luyện bằng các topics cụ thể . Để trở thành bản năng.
c. Sử dụng nội dung nào, thực ra không quan trọng, nếu như bạn dạy đặt câu hỏi đúng. Nếu đặt câu hỏi tốt môn nào cũng có thể dạy hay kể cả giáo dục công dân, đạo đức hay chính trị.
d. Ngày nay kiến thức là vô tận và truy cập dễ dàng, học kiến thức là để rèn luyện phương pháp để tự học.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
No comments:
Post a Comment