The Pianist (North Korea version)
Cre Pham Tho
Anh Kim Cheol Woong tuổi Dần (sinh năm 1974) anh có bố là bí thư tỉnh uỷ, có ông là khai quốc công thần, chiến hữu của lãnh đạo Kim Nhật Thành, bà anh là tổng giám đốc công ty bách Hoá ở Bình Nhưỡng.
Như vậy nghĩa là anh Kim Cheol Woong thuộc nhóm đặc quyền đặc lợi của xã hội Bắc Hàn, khi nhân dân bên ngoài đói, nhà anh vẫn có nhu yếu phẩm thịt thà bơ sữa chuyển tới nhà hàng ngày.
Anh là trẻ con có năng khiếu, khi lên 8 anh được nhận vào đại học nghệ thuật Bình Nhữơng học piano. Sau 14 năm tu nghiệp anh được gửi tiếp qua Moscow để học tiếp tại Tchaikovsky từ năm 1995 tới 1999. Anh thuộc dạng oách, hạt giống đỏ mới được ở lại học chứ các sinh viên Bắc Hàn khác là sau khi bức tường Berlin sụp, trong đêm tập hợp về nước tất.
Ở Moscow, anh phải sống trong sứ quán, bị quản lý chặt từ trường về nhà.
Một hôm, được nghỉ học, anh phá rào đi cafe, trong lúc ngồi cafe anh lần đầu được nghe Richard Clayderman.
Từ nhỏ, anh chỉ biết classic hoặc nhạc cách mạng. Bởi vậy, lúc đó anh cực ngỡ ngàng và Richard Clayderman được coi như sự nổi loạn.
Đối với Bắc Hàn, nguyên nhân của sự sụp đổ của phe Đông Âu là do ảnh hưởng của văn hoá và âm nhạc là yếu tố ảnh hưởng mạnh. Theo các nhà lý luận Bắc Hàn nhạc rocks là nguyên nhân chính sự sụp đổ của Soviet Union.
Năm 2000, quay về Bình Nhưỡng, anh làm việc trong dàn nhạc giao hưởng quốc gia, là nhạc công chính chơi piano. Anh yêu một bạn gái, bạn này học cùng anh từ nhỏ, là cháu anh Jang Song Thaek, con rể của lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Dự kiến là tỏ tình một cách đặc biệt với bạn gái, anh luyện bản "A' Comme Amour" của Richard Clayderman. Khổ thân anh, có đứa nó thù anh, nó đi báo cáo tổ chức anh chơi nhạc phản động.
Anh bị viết kiểm thảo 10 trang xong anh uất ức. Năm 2001 anh quyết định bỏ nhà vượt biên đi tìm tự do.
Anh dự kiến trốn qua Nga đi qua ngả TQ. Tuy nhiên, khi vượt biên anh bị công an biên phòng tóm, anh hối lộ toàn bộ số tiền anh có, cỡ $2000 và được bạn biên phòng giúp vượt sông.
Qua TQ, nghĩ rằng anh có thể kiếm sống được bằng chơi piano. Tuy nhiên, ở tỉnh biên giới đó người dân còn không biết piano là cái gì. Do vậy anh phải làm ruộng, chặt gỗ để kiếm cái ăn. Sống vất vả nhưng anh vẫn đau đáu nỗi niềm lại được chơi đàn.
Ở hơn 1 năm thì có người bạn đồng hương vượt biên bảo anh là ở đây có một nhà thờ Hàn quốc và có piano. Đây là nhóm truyền đạo bất hợp pháp ở TQ, họ cho người vượt biên từ Bắc Hàn chỗ ngủ và đồ ăn.
Khi tìm tới được nhà thờ, anh tham gia nhóm học kinh thánh để được chơi piano. Tuy nhiên người chơi piano của nhóm truyền đạo không cho anh sờ vào đàn vì không thể tin cái con người rách rưới sầu thảm đấy có thể chơi nhạc. Anh đã khóc khi nhìn thấy đàn. Và, cho dù chưa từng chơi trước đó bao giờ, khi được sờ tay vào phím bản nhạc đầu tiên anh chơi là bản Amazing grace.
Cuộc đời anh sau đó sang trang, anh được giúp đỡ để có được passport giả mạo là công dân TQ và vé máy bay bay qua Seoul, tuy nhiên anh bị bắt ở sân bay. Khi bị tóm, anh đập vỡ cửa sổ toilet và trốn thoát.
Sau đó, anh lại bị tóm, được đưa trở lại Bắc Hàn. May cho anh, khi ở Bắc Hàn sĩ quan an ninh thẩm vấn anh biết anh là ai, bố anh chính là người đã thăng chức cho anh sĩ quan này. Do vậy, người sĩ quan đã thả tự do cho anh, sau khi tự do anh lại trốn qua TQ tiếp. Lần này, anh sử dụng passport Hàn quốc giả và thoát qua được Seoul.
Năm 2004, anh ở Seoul và bắt đầu dạy nhạc tại Hansei University.
Năm 2009 anh làm được điều mà nhiều nghệ sĩ piano mơ ước, anh chơi đàn ở Carnegie Hall's ở New York.
Anh cũng dành tiền để trả dịch vụ cho nhóm buôn người đón mẹ anh qua Seoul theo ngả vượt biên qua TQ. Bố anh đã qua đời vì tai biến.
Anh vẫn ước mơ về một ngày 2 miền thống nhất, với anh bỏ qua chính trị chính em, anh nhớ về những ngày thơ ấu, con đường tới trường, căn nhà cũ và bạn bè thủa xưa.
Hôm nay là thứ 6, cuối tuần, chúc mọi người có 1 weekend vui vẻ.
Ps: viết trong lúc nhịn đói.
VN và Bắc Triều Tiên đều là 2 quốc gia bị chia cắt sau chiến tranh. Đều được gọi là tiền đồn của phe XHCN ở châu Á và giáp TQ. Đều nhận sự giúp đỡ của BK.
ReplyDeleteĐều là 2 chính quyền tồn tại trên sự độc đoán và siết chặt con người trong khuôn khổ khắc nghiệt.
Về vh và đối xử với những người làm nghệ thuật có những điểm cơ bản như nhau (quản lý và lý luận).
Nhưng Bắc Triều Tiên ko thực hiện chiến tranh với Nam Triều Tiên (Hàn Quốc), và phát triển cho đến nay bằng con đường (khác với VN) bằng chính nội lực của mình.