Karl Marx
Ý tưởng cho rằng Heine là người cấp tiến suốt đời còn cần được bổ sung rất nhiều. Ít nhất trong lòng, ông luôn phân biệt những người cấp tiến chính trị nghiêm túc với những người chuyên về văn chương như mình. Với nhiều thế hệ trí thức, cuộc đời và sự nghiệp của ông là 1 bài thơ đến với tự do. Heine mô tả truyền thống cấp tiến Pháp như câu chuyện có thật về sự tiến bộ của con người mà những thanhh niên tài năng (nam & nữ) nên tìm kiếm trong thời đại của mình.
Ông viết: "Tự do là tôn giáo mới, tôn giáo của thời đại chúng ta." và "người Pháp là những người được lựa chọn cho tôn giáo mới này, ngôn ngữ của họ ghi lại các phúc âm và giáo lý đầu tiên. Paris là Tân Jerusalem, sông Rhine là sông Jordan ngăn xứ tự do được thánh hóa khỏi xứ của người Philistine." Heine ko bao giờ ràng buộc mình với 1 học thuyết XHCN nào. Nhưng ở Paris, ông giao du với nhiều người đang tìm cách nghĩ ra 1 học thuyết như vậy. Họ thường có gốc DT.
Một trong số đó là Karl Marx, chàng thanh niên đến Paris năm 1843. Marx từng là chủ bút tờ báo cấp tiến Rheinische Zeitung (Nhật báo sông Ranh) ở Cologne. Tờ báo này đã được nhà XHCN Moses Hess giúp thành lập (1843) nhưng chỉ tồn tại được 15 tháng và bị chính quyền Phổ kết liễu nên Marx đã gia nhập cộng đồng DT lưu vong cùng Hess. Do ko chịu ảnh hưởng của nền giáo dục DT, Marx ko có nhiều điểm chung với những nhà XHCN khác bởi ông ko đi theo chủ nghĩa cấp tiến dạng chủ nghĩa dân tộc DT (và cuối cùng là chủ nghĩa Zion).
Marx ko bao giờ tìm cách để trở lại như 1 người DT chính thống, ông luôn tìm cách xua đuổi DT giáo ra khỏi cuộc đời mình. Ở Paris, ông và Heine trở thành bạn bè. Hai người có nhiều ý tưởng gần giống nhau tuy có sự khác biệt lớn về tính khí. Điều làm cả 2 có nhiều điểm chung là thể hiện sự căm thù một cách đặc biệt của họ (thường nhằm vào bạn bè và những người cố gắng tìm giải pháp cho "vấn đề" của người DT). Đây cũng là điều phản ánh 1 phần của sự căm thù bản thân mà họ chia sẻ với tư cách những người DT bội giáo, nhưng Marx căm thù bản thân còn hơn Heine.
Giống Heine và nhiều người DT khác, Marx và khái niệm tiến bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Hegel. Nhưng khái niệm của Marx về lịch sử như 1 lực lượng tích cực và năng động trong xh loài người, do các quy luật sắt đá chi phối, Torah của người vô thần, lại rất DT. Kỷ nguyên của ông có gốc rễ sâu xa trong khải huyền và thuyết cứu thế DT.
Khái niệm của Marx về cai trị theo chế độ giáo sĩ. Việc kiểm soát cm nằm trong tay giới trí thức tinh hoa (những người đã nghiên cứu từ sách vở, hiểu biết quy luật của lịch sử). Phương pháp luận của Marx cũng hoàn toàn mang tính giáo sĩ. Mọi kết luận của ông đều đơn thuần từ sách vở. Ông chưa bao giờ đặt chân đến 1 nhà máy nào, ông từng từ chối đề nghị của Engels đưa ông đến thăm 1 nhà máy. Ông nhốt mình cùng sách vở và giải quyết những bí ẩn của vũ trụ trong phòng làm việc của mình.
Marx gọi tác phẩm của mình là "khoa học" nhưng nó cũng mang tính thần học. Khi tách khỏi những tư liệu ko xác thực, lý thuyết của Marx về cách thức vận hành và phát triển cơ bản của lịch sử, giai cấp, sức sx ko khác lý thuyết (của kabbalah Luria) về Kỷ nguyên Chúa cứu thế. Tóm lại, đây là 1 lý thuyết mang tính tín ngưỡng DT minh triết.
(còn nữa)
Đọc & lược ghi từ Lịch sử Do Thái (Paul Johnson)
Theo Marx, những người lãnh đạo cm đích thực phải là tầng lớp tinh hoa.
ReplyDeleteTừ thực tiễn của VN, có lẽ nguyên tắc này đã được thực hiện theo 1 cách khác. Bộ máy của nhà nước và những người đứng đầu hiện nay ko có những tố chất quan trọng của những nhà lãnh đạo (như thời kỳ đầu của nhà nước VNDCCH) để có đủ tư cách đảm nhận và thực hiện trách nhiệm hoàn thành bổn phận xây dựng và phát triển đất nước sau khi chiến tranh chấm dứt.
Học thuyết của Marx, như 1 định luật tuyệt đối, là điều vô cùng lý tưởng nên ông ko muốn nó có những tính chất thuộc về những thứ đã lỗi thời, cần xóa bỏ.
ReplyDeleteCó lẽ vì thế mà ông ko cần biết về những thực tế đang xảy ra (trong các nhà máy lúc đó)?