Friday, November 24, 2023

Câu chuyện Trung Đông: Israel, Palestine và Jerusalem (2)

(tiếp theo  & hết)

Người DT bị Ottoman đè bẹp ngay trên xứ sở của mình hoặc hành hương/phiêu dạt đi khắp nơi cho đến cuối thế kỷ 19, xuất hiện 1 người DT xuất chúng có tên là Theodor Herzl, ông là 1 phóng viên và cũng là nhà văn, đã vượt lên tất cả với ngòi bút của mình để nhắc người DT ko quên nguồn gốc và tôn giáo DT của mình.

Herlz đã gọi lại tên của miền đất hứa để người DT trở về. Ông xuất bản sách về nhà nước DT và lập luận rằng: vấn đề của người DT chỉ có thể giải quyết bằng việc thiết lập 1 nhà nước DT ở Palestine. Những người DT tha hương bắt đầu trở về Palestine, nơi có Jerusalem 3000 năm trước. Những ước vọng của họ được thổi bùng lên khi đế quốc Ottoman suy yếu dần cùng với các lãnh thổ bị mất, nhiều nơi đã vùng lên đòi quyền tự trị trở thàng quốc gia độc lập tách khỏi Ottoman. Sau Thế chiến thứ nhất, Đế quốc Ottoman đã chọn sai phe khi cùng liên minh với đế quốc Áo-Hung và bị đánh bại. Khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố độc lập là lúc Đế quốc này hoàn toàn sụp đổ. Thiên Chúa giáo đã đánh bại HG, tuy nhiên, từ những hiểm họa HG trong quá khứ, người Anh và Pháp đã phân chia lại hàng loạt quốc gia.

Sau Thế chiến thứ 2, người DT đã đạt được mục đích lập quốc từ sự đền bù của Anh và Mỹ trước tinh thần kiên định của họ. Với 33 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 10 phiếu trắng, Đại hội đồng LHQ đã chia phần Đông Palestine thành 2 nhà nước: Israel và Palestine.

Jerusalem, vùng đất thánh từng là kinh đô của vua David, sau khi nhà nước Israel hình thành, trở thành đặc khu được LHQ bảo vệ. Tuy nhiên sự va chạm giữa 2 tôn giáo DT và HG do bị ảnh hưởng bởi phong trào chủ nghĩa dân tộc của tôn giáo mình thờ phụng, các quốc gia Ả Rập đã ko chấp nhận tình trạng này. Bằng mọi cách, họ ngăn cản việc thành lập quốc gia cho người DT ở Palestine. Sau khi người DT chính thức tuyên bố thành lập nhà nước Israel vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, các nước Ả Rập đều tuyên bố không công nhận nhà nước Israel.

Đây là nguyên nhân của cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel 1948. Liên quân Ả Rập (Ai Cập, Syria, Jordan, Liban, Iraq, Ả Rập Saudi và Palestine) đã hợp lại để tiêu diệt Israel. Nhưng Israel, dù là 1 quốc gia mới thành lập, đã đánh bại đội quân này. Người DT gọi đây là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, còn người Palestine HG coi đây là thảm họa của họ. Cuộc chiến tranh này là sự xung đột từ tôn giáo đến lãnh thổ, từ lịch sử đến biên giới.

Đến 1967, nổ ra cuộc chiến tranh 6 ngày. Khi đó, bằng những hành động gây hấn của Nasser, bao gồm việc phong tỏa Eo biển Tiran và triển khai quân đội tại bán đảo Sinai, Ai Cập đã gây nên sức ép quân sự và kinh tế lên Israel. Mỹ thì đang trù trừ vì vướng vào cuộc Chiến tranh Việt Nam*. Trong tình thế như vậy, về mặt quân sự Israel thấy rằng: chỉ còn một khả năng có thể xoay chuyển được tình thế là đánh phủ đầu. 

Nội các Israel nhóm họp ngày 23 tháng Năm quyết định mở cuộc tấn công nếu Eo biển Tiran không được mở trở lại vào ngày 25 tháng Năm. Và Israel đã đi đến quyết định: nếu như Mỹ không làm gì còn LHQ án binh bất động, thì họ phải tự hành động. Ngày 1 tháng Sáu, tướng Moshe Dayan được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng Israel. Israel đã sẵn sàng. Về lực lượng và trang bị thì tôi biết LX đã viện trợ cho Ai Cập và các quốc gia trong liên minh chống Israel nhiều vũ khí hiện đại hơn những loại giúp cho Việt Nam (trong cùng thời gian chiến tranh chống Mỹ) nhằm chống lại Israel trong 1 trận chiến toàn diện, không chỉ giới hạn ở biên giới Syria hay Ai Cập, với mục tiêu là hủy diệt Israel. Thế nhưng họ vẫn không thể đánh bại được người DT mà còn phải chấp nhận 1 đất nước Israel nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ đã giành phần thắng trong 1 cuộc chiến vô cùng dữ dội chỉ trong vòng 6 ngày để hoàn toàn làm chủ vùng đất Đông Jerusalem, dải Gaza, bán đảo Sinai, bờ Tây và cao nguyên Golan cho đến ngày nay.

Israel lại 1 lần nữa chiến thắng, nhưng lần này khủng khiếp hơn, họ chiếm luôn Jerusalem khiến các nước Ả Rập phải cầu hòa.

Israel sau chiến thắng -1967 (NY Times)

Tất cả những mâu thuẫn tại Trung Đông là ko thể hàn gắn. Cả 3 tôn giáo đều coi Jerusalem là vùng đất thánh linh của mình: vua David chọn đây là kinh đô, Đất Thánh, nơi vô cùng quan trọng đối với người Kitô giáo, đây là nơi sinh ra Chúa Jesus thành Nazareth*, Chúa đã giảng đạo, bị đóng đinh và phục sinh ở đây và cũng từ đây nhà tiên tri Muhammad bay lên thiên đường từ thánh đường đá. Jerusalem từ lâu là điểm hành hương và cũng là nơi tranh chấp của 3 tôn giáo.

Đến nay, Israel vẫn đứng vững, liên tục phát triển và đã trở thành 1 quốc gia hùng mạnh ở Trung Đông. Dân tộc DT luôn nhớ đến Theodor Herzl, người bằng ngòi bút đã thay đổi số phận của họ. Ông đã viết ra Tuyên ngôn độc lập cho Israel, như người Cha tinh thần của đất nước. Israel chọn 1 ngày đặt tên của ông, đó là ngày lễ Quốc gia hàng năm. Người Israel hiện nay, nam cũng như nữ, luôn sống trong tư thế của những người cầm chắc tay súng để bảo vệ vùng đất của tổ tiên mà họ chỉ có lại sau 1 lịch sử đầy đau thương và đẫm máu nhưng vẫn phải đối mặt với những âm mưu gây ra thảm họa diệt chủng, bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Để chống lại, Israel đã ko nhượng bộ, ko thỏa hiệp, vì vậy tiếng súng ko bao giờ ngừng trên vùng đất này.

"Lịch sử người Do Thái có thể được mô tả như một chuỗi những đỉnh điểm và thảm họa nối tiếp nhau. Nó cũng có thể được coi là một miền liên tục không dứt của việc học hành kiên nhẫn, sự cần cù năng suất và thói quen cộng đồng mà phần lớn trong đó không được ghi lại. Nỗi buồn tìm thấy tiếng nói khi niềm vui câm lặng. Nhà sử học phải ghi nhớ điều này. TRẢI QUA HƠN 4000 NĂM, NGƯỜI DO THÁI CHỨNG TỎ MÌNH KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG NGƯỜI SỐNG SÓT VĨ ĐẠI, MÀ CÒN ĐẶC BIỆT KHÉO LÉO TRONG VIỆC THÍCH ỨNG VỚI CÁC XÃ HỘI NƠI SỐ PHẬN XÔ ĐẨY HỌ, VÀ TRONG VIỆC TÍCH LŨY BẤT CỨ TIỆN NGHI NHÂN VĂN NÀO MÀ NHỮNG XÃ HỘI NÀY MANG ĐẾN."**

"Người Do Thái tạo nên một bản sắc riêng biệt và cụ thể sớm hơn bất cứ dân tộc nào còn tồn tại đến nay. Họ đã duy trì được nó giữa những nghịch cảnh khủng khiếp cho tới hôm nay. Sức chịu đựng phi thường này từ đâu ra? Sức mạnh ý chí đặc biệt cháy bỏng nào đã khiến người Do Thái khác biệt và giữ cho họ thuần nhất? Sức sống bền bỉ nằm trong bản chất bất biến, hay khả năng thích ứng, hay cả hai?... Liệu lịch sử của họ có cho thấy những nỗ lực như vậy là đáng giá? Hay nó cho thấy họ đã hoài công?"***

Chiến sự ở Trung Đông vẫn đang tiếp diễn, và người DT vẫn còn phải chứng tỏ và trả lời những câu hỏi trên bằng lịch sử mà họ đang tiếp tục viết trong thời đại hiện nay. Chắc chắn chắn thế giới ko có người DT sẽ là nơi hoàn toàn khác. Nhân loại rốt cuộc có thể đã tình cờ phát hiện ra những hiểu biết của người DT. Nhưng chúng ta ko thể chắc chắn.


(*): Giêsu (chữ Nôm: 支秋,[6] còn được viết là Giê-su, Giê-xu, Yêsu, Jesus, Gia-tô; khoảng 4 TCN – 3 tháng 4, 33 SCN), còn được gọi là Giêsu Kitô, Jesus Christ, hay Gia-tô Cơ-đốc là một nhân vật lịch sử người Do Thái, nhà giảng thuyết, người sáng lập ra Kitô giáo vào thế kỉ thứ 1. Tên gọi Giêsu trong tiếng Hebrew đọc là Yehoshua (có nghĩa "Đức Chúa là Đấng Cứu Độ"), thường được gọi vắn tắt là Yeshua (ישוע). Đối với người đương thời, Giêsu còn được gọi là Giêsu thành Nazareth, hoặc Giêsu con ông Giuse. Từ Kitô (tiếng Latinh: Christus, tiếng Hy Lạp: Χριστός Khristós, hay Cơ-đốc theo phiên âm Hán Việt) là một danh hiệu của Giêsu, có nghĩa là "người được xức dầu", nhằm chỉ ông là đấng Messiah, đã được tiên báo trong Cựu Ước. Những gì chúng ta biết được về Giêsu là do được ghi chép trong Thánh Kinh Tân Ước, đặc biệt là trong bốn sách Phúc Âm.
Những nguồn thông tin chính về cuộc đời và những lời dạy của Giêsu là bốn sách Phúc Âm quy điển, đặc biệt là trong Phúc Âm Nhất Lãm,[8][9] mặc dù nhiều học giả cho rằng những văn bản như Phúc Âm Tôma và Phúc Âm Hebrew cũng xác đáng.
Trong Hồi giáo, Giêsu (tiếng Ả Rập: عيسى‎, chuyển tự là Isa) được xem là một nhà tiên tri quan trọng của Thiên Chúa, người mang lại Injil (Phúc Âm), và là người làm những phép lạ. Hồi giáo cũng xưng nhận Giêsu là Đấng Masih (Messiah), nhưng họ không dạy rằng Giêsu mang đặc tính thần linh. Quan điểm của Hồi giáo cho rằng Giêsu đã lên thiên đường cả linh hồn và thể xác nhưng không trải qua việc đóng đinh vào thập tự giá và phục sinh, khác với niềm tin truyền thống của Kitô giáo về cái chết và sự phục sinh của Giêsu.
(Wikipedia)
(**): trích Lịch Sử Do Thái của Paul Johnson (Phần Bảy: Zion)
(***): Paul Johnson
Những nữ chiến binh (hình ảnh chọn từ net)

No comments:

Post a Comment