Từ cái chết của một sĩ phu bàn về mã hậu pháo của dân mình
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, cái tên nói lên bản chất con người, là một chiến sỹ thông tuệ, để lại trên đời một tấm gương khí khái của một nhà tu luyện, một sĩ phu. Tấm thân mỏng manh như lau sậy nhưng thản nhiên nhìn thế sự đảo điên với con mắt bình thản, dù gió to bão lớn ập đến ông vẫn ngẩng cao đầu làm một ngọn đuốc thắp sáng lương tri con người.
Rất tiếc sau khi ông qua đời mới được biết tên ông, nếu không cũng cố để xin gặp để đàm đạo và học hỏi. Lão phát hiện các bạn trên nền tảng mạng hay cả ngoài vỉa hè xứ này có cùng một bệnh là “Mã hậu pháo”. Đây là thuật ngữ của cờ tướng tức nói vuốt đuôi, chuyện qua rồi mới rầm rộ, hoặc chê bai, hoặc ca ngợi, hoặc thương tiếc. Mã hậu pháo còn có thể giải thích như một làng nọ bị bọn du côn ập đến cướp bóc hãm hiếp phụ nữ nhưng mấy ông tự xưng là "hảo hớn" lại sợ xanh mắt trốn trong ụ rơm. Khi bọn cướp đi rồi mới dám chui ra cầm súng bắn thị uy.
Một ông nhà văn viết cũng tương đối được, chưa phải xuất sắc đến tận mây xanh. Khi sống chẳng thằng nào ca ngợi, chắc e rằng ca ngợi ông này sẽ làm giảm sự nổi trội của mình. Đến khi ông nhà văn kia nằm xuống mới đồng loạt ngợi ca, mới đưa cả ảnh chụp chung để chứng minh tình hữu. “Wow, đây là một ngôi sao sáng của văn đàn Việt Nam cận đại. Một triết gia, một cây bút số một, một bậc thầy văn chương…”, tức là có những từ ngữ gì hay đều tuôn ra ca ngợi một người đã khuất. Tại sao các vị phát hiện muộn thế? Lúc còn sống thì chẳng một lời, khi chết rồi mới đưa lên sóng để ca ngợi xướng tụng mần chi cho tủi cái linh hồn kẻ quá cố.
Tất cả những vụ tham những đen tối khi mấy ông tham nhũng còn ngồi ghế quan lớn có chức có quyền thì chẳng ma nào dám xoi mói, nói bóng nói gió. Đến khi nhập khám mới moi ra đủ chuyện, từ xe cộ nhà cửa mộ phần đến từng chi tiết hàng ngày. Đây chính là mã hậu pháo!
Một kẻ tham lam vô đáy như Trương Mỹ Lan khi còn chưa xộ khám thì chẳng thấy ma nào nhìn ra những thủ đoạn kiếm tiền bẩn thỉu phạm pháp. Mọi người nhìn mụ và gia tộc bằng con mắt ngưỡng mộ đến ghen tuông, nhưng có nói lên được nửa lời nào đâu? Đến khi mụ rách việc, cả một dàn giao hưởng mới đồng thanh cất lên lời chê bai nguyền rủa để hả hê cái thói dân nghèo đấu địa chủ. Có nhiều ông hơi chút tiếng tăm trên phây đàn còn kỳ công chắp nhặt những tin từ chính thống đến vỉa hè tranh thủ làm một bài “Luận về lòng tham lam vô đáy” để kiếm lấy ít nhiều like từ những dân vãng lai không thích đọc báo. Lướt trên phây đều thấy những bài chửi rủa phanh phui mụ Trương Muội hầu như giống nhau, đều là tin mà báo chí đã đưa. Chẳng vị nào có một bài luận ra hồn, đưa ra những tin mới mẻ để dân tình biết thêm về cái lòng tham vô tận của vợ chồng mụ, biết thêm về tại sao một con mẹ buôn thúng bán mẹt ở chợ mà bỗng dưng chuyển mình từ con gà mái ướt mưa để trở thành Phượng hoàng danh giá đất Sài Thành. Đào sâu thêm về thế lực chống lưng cho mụ, về kẻ đứng sau bầy mưu tính kế cho mụ. Xin tiết lộ, kẻ đằng sau mụ chính là thằng chồng người Hồng Kông của mụ. Tay này từ một gã tiếp thị một loại bia của Đức sau khi đến Việt Nam định mở rộng thị trường ở dây thì duyên trời đưa đẩy gặp ngay Trương Muội. Hai linh hồn đều khát “Nắng sớm cùng mưa chiều”, tức đều nghèo quẫn khát tiền, tâm đầu ý hợp gặp nhau thì nẩy lửa. Trương Muội được tay chồng bàn bạc bắt tay mồi lên nhóm lửa đầu rồi cứ thể lan ra như mồi lửa đốt cháy đồng nội cỏ khô triền miên chứ bộ óc Muội nghĩ thế đéo nào ra những mưu ma chước quỷ được ! Cộng thêm nắm được quan hệ của họ Trương trong hệ thống chính trị bấy giờ. Các chiêu trò này, với lòng tham này là sao y bản chính của dân Hồng Kông làm nên hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Chồng Trương Muội - Chu Nap Kee sau khi vợ xẩy ra chuyện đã bán tức tối lỗ vốn căn biệt thự cao cấp trên núi và nhiều bất động sản giá trị tại Hồng Kông. Đặc tính của dân nghèo Hồng Kông là ngưỡng mộ đến mù quáng những người giàu có, thành đạt ở mảnh đất này và tìm mọi cách, bất chấp thủ đoạn để có tiền, để hơn người, để ở nhà cao cửa rộng, giao lưu với thượng tầng xã hội, kiến thức, con chữ không cần thiết mà chỉ sợ nghèo khó hẩm hiu bên rìa xã hội.
Quay lại sĩ phu Thích Tuệ Sỹ hay thầy Thầy Thích Nhất Hạnh đều là những nhà tu hành đáng kính trọng, đáng được lắng nghe họ giảng giải về đạo lý về Phật pháp, nhưng khi họ còn sống thì giới truyền thông quá ít giới thiệu lan tỏa về họ ngoài mấy người thân cận viết nhưng lượng và chất rất hạn hẹp. Đến khi họ cưỡi hạc về Tây phương mới rầm rộ truyền tin tán dương về đạo đức, công hạnh. Đây là một điều đáng tiếc cho xã hội. Nếu như những bài ngợi ca ông được tung ra trong khi ông còn sống thì hay biết mấy.
Tương tự như có một tay chém gió thành bão trên cõi mạng, may có đệ Hoài Bắc chém cho vài nhát nghe cũng sướng mê li hôm ra sách. Nhưng hắn cũng khát nắng sớm cùng mưa chiều. Mấy bữa ni môi khô thiếu rượu mà chẳng thấy thằng đệ tử nào rủ đi nhậu. Chán thế kia chứ! Chẳng nhẽ để thầy xa rời cõi trần chúng mới cho uống rượu? Người chết có nghe được đâu? Có uống được đâu? …kkk
Peter Pho
No comments:
Post a Comment