Friday, November 17, 2017

Quy trình

Quy trình gồm những bước/giai đoạn được lập ra để nhiều người cùng nhau thực hiện/hoàn tất một công việc/dự án một cách quy củ sau khi đã được chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả những vấn đề liên quan.

Có thể nói theo ngôn ngữ của toán tin là "lập trình". Những người lập ra quy trình phải đủ năng lực đế nắm bắt một cách thấu đáo mọi diễn biến trong quá trình thực hiện của từng công việc đến từng chi tiết để đưa ra 1 lộ trình bao gồm tất cả cách thức/xử lý cụ thể, đúng nguyên tắc mà ai cũng làm được.

Đó là sự kết hợp của tư duy kinh nghiệm với tư duy logic, tích hợp trong một hệ thống để xử lý nhiều vấn đề theo 1 cách thức/trình tự nhất định (nằm trong nguyên lý xuyên suốt/chủ đạo) nhằm tránh những sai sót, dễ dàng theo dõi, kiểm tra/sửa đổi khi làm việc theo nhóm/cụm để phối hợp/hoàn thành một cách thống nhất, cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ và đạt được mục đích cuối cùng. Nhất là với bản tính của con người vốn cẩu thả, bừa bãi hoặc dễ dãi, qua loa, thích kết hợp "một công đôi việc"... cho nhanh gọn nhưng không tiện lợi, không lường được hậu quả sẽ ntn. Vì vậy, luôn phải giữ được những nguyên tắc bất di bất dịch trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Cuộc sống cũng cần có quy trình cho từng công việc hàng ngày như một thói quen (tự lập quy trình cho mình). Làm như 1 cái máy mà không cần suy nghĩ nhiều khi cũng tai hại. Tốt nhất, cái quy trình đó cần được làm với những đúc kết từ trải nghiệm để nhớ và áp dụng. Đồng thời, mặc dù đã quy chuẩn hóa và được chiêm nghiệm/tin tưởng cũng vẫn phải tỉnh táo để nhận thức được khi nào và tình huống gì phải có ngoại lệ/biến hóa để thoát ra khỏi quy trình, xử lý với giải pháp tối ưu/flexible với tư duy sáng tạo và luôn đổi mới/không cứng nhắc để không bị lệ thuộc vào bất cứ điều gì.

Nhưng điều nguy hại của quy trình là lạm dụng nó, nhất là khi những người làm sai đổ lỗi cho nó vì "làm đúng quy trình".

3 comments:

  1. Kinh nghiệm là người thầy tuyệt nhất trong những nhà giáo dục. (G.D. Alexandris)

    ReplyDelete
  2. "Ăn mừng thành công cũng tốt, nhưng quan trọng hơn là phải biết chú ý đến những bài học của sự thất bại." (B. Gates)

    ReplyDelete
  3. Khi đã thuộc về 1 hệ thống, tất cả đều hoạt động theo quy trình đã thiết lập dù có những ngoại lệ phải chấp nhận khi không thể rập khuôn.
    Good is not good enough là lúc chấp nhận, khi đã cố gắng hết sức, đến lúc đó cũng chỉ đạt mức đó mà thôi.
    Tuy nhiên, VN có đặc thù quen làm nửa vời, qua loa/chiếu lệ. Rất cần áp dụng nguyên tắc trong những việc đòi hỏi sự phối hợp theo đúng quy trình.

    ReplyDelete