Sunday, February 28, 2021

Lan man từ chiếc Ikarus-250...

 Chiếc busz huyền thoại của Hungary mang trong mình bộ máy từ phương Tây. Nó là biểu tượng cho hình thái XHCN đậm chất của người Hung: tự do và phóng khoáng, 1 sản phẩm tiêu biểu của Kádár-korszak.

Cũng như các nước XHCN khác thuộc khối Đông Âu*, Hungary khôi phục sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 và phát triển trong tầm ảnh hưởng của LX. Do bị chi phối/chỉ đạo bởi đường lối của LX nên ko tránh khỏi hạn chế từ lỗi hệ thống mà 1 trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ là bởi ko có được 1 động lực phát triển mạnh mẽ như các nước trong thế giới tư bản phương Tây.

Trong những năm 70, điều này ko thể nhận ra, nhưng đến nay, tôi đã tìm thấy nó từ nhiều nguồn, trong đó có phần đúc kết và phân tích rất rõ ràng, sắc sảo và thuyết phục của cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.

Trong cuốn sách của mình*, ông Lý Quang Diệu đã trình bày thế giới quan của mình trên phạm vi toàn cầu, những nhận định được phân tích từ hiểu biết sâu rộng của ông bao trùm từ châu Á đến châu Âu, qua đó tập trung vào vai trò của Mỹ và sự trỗi dậy của TQ để thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của Tàu đỏ. Theo ông, đây là 2 quốc gia sẽ có những chính sách/hành động ảnh hưởng tới thế giới trong thế kỷ 21.

Thế giới phương Tây với ưu thế vượt trội trong thế kỷ 20, sẽ vẫn là lực lượng đi đầu của thế giới với Mỹ là cường quốc số 1 trong vai trò duy trì ưu thế vốn có để bảo đảm quyền lợi của Mỹ và các đồng minh của Mỹ. 

Khác với sự hung hăng của Tàu đỏ, Mỹ vẫn được nhiều quốc gia tin tưởng vì là 1 cường quốc hòa bình.

Dù sức mạnh của Mỹ suy giảm qua từng giai đoạn biến động do kinh tế hay chiến tranh, nhưng sau từng biến cố, người Mỹ lại tìm thấy ý chí và sức mạnh để phục hồi vị thế dẫn đầu của mình.

Thành công của Mỹ nằm ở nền kinh tế năng động, được duy trì bằng khả năng phi thường, vừa hiệu quả vừa liên tục sáng tạo/đổi mới.

Lý Quang Diệu còn khẳng định sự tin tưởng của mình vào nước Mỹ bởi xh Mỹ là 1 xh mà Tàu đỏ ko bao giờ sánh được. Nước Mỹ là 1 thế giới tự do, đầy sức sống và những ý tưởng mới mẻ. Trải qua nhiều thế kỷ, Mỹ thu hút những thiên tài từ khắp nơi trên thế giới. Giấc Mơ Mỹ đã tạo nên dòng chảy của những người nhập cư, xh Mỹ cho họ cơ hội, và từ đây Mỹ đón nhận sự đóng góp của họ trong quá trình sáng tạo trên mọi lĩnh vực, từ công nghệ mới, sản phẩm mới và cả những cách làm ăn mới trong điều kiện và hoàn cảnh thay đổi...

Vì thế, sức hấp dẫn của Mỹ là vô cùng lớn. Lý Quang Diệu cũng thừa nhận điều này khi ông bày tỏ rằng: ông ủng hộ việc cấp học bổng cho sinh viên Singapore du học ở Anh hơn vì những sinh viên này sẽ trở về Singapore chứ ko ở lại như các sinh viên du học ở Mỹ.

Ngoài điều này, quyền lực mềm mà Mỹ có được, chủ yếu là từ lợi thế ngôn ngữ. Và còn những trung tâm phát triển của Mỹ, đây là những điểm sáng vì tạo được sức mạnh/nguồn lực cạnh tranh đáng kể. Nổi bật ở bờ Đông phải kể đến Boston, New York, Washington, bờ Tây có Berkeley, San Francisco, ở miền Trung và Nam thì có Chicago và Texas. Tất cả đều xuất sắc, cạnh tranh lẫn nhau khắp cả nước. Tất cả đều tạo nên 1 xh  đa dạng với 1 tinh thần cạnh tranh luôn sản sinh ra ý tưởng mới và sản phẩm mới bền vững với thời gian.

Khi người Mỹ có vẻ xuống dốc trên một số lĩnh vực so với các đối thủ mạnh mẽ khác. Họ lập tức thay đổi/áp dụng các biện pháp cần thiết: giảm quy mô, giảm biên chế đồng thời cải thiện năng suất thông qua công nghệ. Họ lại thấy tương lai mà sự thịnh vượng ko phải được tạo ra bằng cách thức cũ, mà bằng sức mạnh trí óc, bằng sức sáng tạo, nghệ thuật, kiến thức và sở hữu trí tuệ.

Và nước Mỹ tiếp tục tồn tại như thế... với 1 nền vh tôn vinh những người dám nghĩ dám làm.

*: Tên gọi của tổ chức gồm các quốc gia thành viên của Hiệp ước Warszawa (một liên minh quân sự do Liên Xô lãnh đạo)

** : One Man's View Of The World (xb tại Singapore năm 2013)

13 comments:

  1. Xét riêng về cỗ máy thì MAN của Tây Đức đã cung cấp cho Hungary giải pháp để giải quyết vấn đề động cơ xe, động lực quan trọng để vận hành.
    Tuy nhiên, suy rộng ra, kể cả Tây Đức trước đây, hay nước Đức hiện tại, cũng ko thể đại diện cho thế giới phương Tây, về vai trò dẫn đầu, ngoài Mỹ.
    Bởi dù có 1 quá trình hình thành và phát triển lâu đời, có những quốc gia với nền văn minh trên đỉnh cao của thế giới, song châu Âu ko thể so với Mỹ về một nền vh năng động và sáng tạo tột đỉnh, bởi cuộc sống châu Âu yên tĩnh hơn và ít có những phát minh/khám phá dữ dội có sức chấn động và chuyển biến cả thế giới như người Mỹ.
    Khi châu Âu chuẩn mực sống bình ổn với các giá trị lâu đời, thì nước Mỹ là 1 xh cởi mở ko có khoảng cách tầng lớp. Đây là 1 động lực rất lớn để khởi nghiệp và tạo ra của cải.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Qvoc Khanh
      Nguyễn Cao Bình, Dạ đúng. Đức là siêu cường, nhưng chưa phải là siêu cường số 1 hoặc số 2.

      Delete
    2. Qvoc Khanh, anh đến Đức cách đây gần 2 năm. Qua những quan sát nước Đức từ trên cao (khi bay từ Phần Lan qua), hay tại sân bay, trong các tp lớn, ở các khu làng nhỏ... Cảm nhận của anh gộp lại là sự công nhận Đức là 1 siêu cường của Liên minh châu Âu, rất dễ chịu và rất thoải mái. Tuy nhiên, ko khí chỉ nghiêm trọng khi lực lượng giữ gìn/bảo vệ an ninh xuất hiện khá dày đặc tại sân bay mà thôi.
      Về dân tộc Đức và nước Đức lại phải nhắc tới nhận xét của ông Lý Quang Diệu thôi.

      Delete
    3. Qvoc Khanh
      Nguyễn Cao Bình, Dạ, em hoàn toàn đồng ý với anh ạ.

      Delete
    4. Qvoc Khanh, như cuốn sách Nửa kia của Hitler (E. Schmitt) nước Đức sau chiến tranh đã từ bỏ xu hướng gây chiến để phát triển theo xu hướng hoà bình.
      Và trong xu hướng này họ lại thể hiện bản chất của mình: "họ không chi tiêu nhiều hơn những gì họ kiếm được, và người lao động Đức lại có tay nghề cao. Họ sản xuất một số máy móc thiết bị tốt nhất thế giới, những hãng xe chất lượng nhất như Mercedes, Volkswagen,BMW, Porsche. Người Đức sẽ tiếp tục phát triển tốt vì đây là bản chất của họ. Họ gần như đã chinh phục toàn bộ châu Âu. Họ có động cơ và sẵn sàng chỉnh đốn bản thân. Nếu như không có Winston Churchill, sai lầm khi tấn công Liên Xô, và sự tham chiến của Mỹ thì Hitler hẳn đã chinh phục châu Âu và tất cả dân xứ này giờ đều nói tiếng Đức cả." (Lý Quang Diệu)

      Delete
    5. Qvoc Khanh
      Nguyễn Cao Bình, Em cảm ơn anh về những trích dẫn rất có giá trị này ạ. 🥰

      Delete
    6. Qvoc Khanh, anh rất vui khi nhận được phản hồi như thế.
      Tuy ko thể phủ nhận cái thực tế đáng buồn vì ở VN ko có nhiều người nhận ra/áp dụng và thực hiện được giá trị nào từ nước Đức ngoài việc ca tụng những giá trị ko có thực. Những điều trông thấy hiện nay chủ yếu do đám chuyên gia ăn tục nói phét, nói 1 đằng làm 1 nẻo mà ra cả. Với chính quyền hiện nay, ko có bài học nào cần khắc cốt ghi tâm, chỉ cần tập trung cho chính quyền cảnh sát vững mạnh là ổn.
      Người Đức đã phục hồi sau chiến tranh và phát triển mạnh mẽ nhờ những thế hệ lãnh đạo xuất sắc cho tới nay với nhiệm kỳ của nữ Thủ tướng Angela Merkel. Sự khiêm tốn, chừng mực khi xử lý các vấn đề của Đức được cho là lý do giúp bà Merkel nhận được ủng hộ suốt 15 năm qua tại một đất nước đề cao thành tựu khoa học và tư duy vĩ đại (như Kant, Eisteins…), nhưng lại được cân bằng bởi tâm lý luôn cảnh giác với những chính trị gia thích “ý tưởng lớn” (mà Hitler là một bài học).

      Delete
  2. Nguyen Q Quy
    trong danh sasch ĐH của anh, anh quên 3 ĐH nổi tiếng (nhiều Nobel), Princeton, NJ, Yales, Conn, Stanford, Cal chưa kể UCLA, của Sang, nổi tiếng nhậu.

    ReplyDelete
  3. Có thể, quan điểm mà tôi nêu, trong thời đại chuyển biến vô cùng nhanh chóng hiện nay, đã cũ và lạc hậu, dù mang quan điểm của 1 người rất nổi tiếng, 1 nhà lãnh đạo đích thực và thành công của châu Á.
    Nên tôi muốn những người khác, nếu ko cùng quan điểm này, đang update bằng những khuynh hướng mới, trong mặt trận chống lại sự bành trướng của BK, khi ĐDVH đang lan tràn/hoành hành khắp thế giới, cùng góp ý/chia sẻ với nhau những thông tin thiết thực và mới mẻ với tinh thần "nếu chúng ta ko thay đổi, bọn chinazi sẽ thay đổi chúng ta".

    ReplyDelete
  4. Với nhiều người Hung, năm 1945, Hồng quân LX ko phải giải phóng nước Hung, mà bắt đầu thời kỳ cai trị với 1 chế độ kiềm chế ngặt nghèo (They didn’t really come to Liberate us, they came to Occupy Our Country).
    Về những hạn chế của các nước XHCN, thường được che đậy bằng những chữ "thời kỳ quá độ". Một trong những ví dụ thường được lý giải là so sánh quá trình tích lũy/phát triển của CNTB qua hàng trăm năm còn với các nước XHCN mới chỉ hình thành trong vài chục năm...
    Tuy nhiên, Singapore và Hàn Quốc đã chứng tỏ tất cả chỉ là ngụy biện, bằng thực tế phát triển thần kỳ của 2 quốc gia này.

    ReplyDelete
  5. Khi test/chọn các hồ sơ cá nhân, xác nhận đứng đầu group luôn được coi trọng.
    Dân gian có câu: "Xứ mù thằng chột làm vua", nên cũng phải cân nhắc về thứ hạng này.
    Ví dụ cụ thể: Nhất VN với những xác nhận/tiêu chuẩn "cuốc ranh" hay "cuốc ra" thì có phải là nhất quả đất ko???
    Còn nếu đứng đầu nước Mỹ thì sao? Có lẽ khả năng lọt vào top của thế giới là rất cao?

    ReplyDelete
  6. Có thể, quan điểm mà tôi nêu, trong thời đại chuyển biến vô cùng nhanh chóng hiện nay, đã cũ và lạc hậu, dù mang quan điểm của 1 người rất nổi tiếng, 1 nhà lãnh đạo đích thực và thành công của châu Á.
    Nên tôi muốn những người khác, nếu ko cùng quan điểm này, đang update bằng những khuynh hướng mới, trong mặt trận chống lại sự bành trướng của BK, khi ĐDVH đang lan tràn/hoành hành khắp thế giới, cùng góp ý/chia sẻ với nhau những thông tin thiết thực và mới mẻ với tinh thần "nếu chúng ta ko thay đổi, bọn chinazi sẽ thay đổi chúng ta".

    ReplyDelete
  7. Để kết luận: Một cuộc cm thay đổi xh ko hề đơn giản, trở lại với nước Nga và sự sụp đổ của LX, tôi mượn lời từ 1 bài viết đã đọc để thấy hành trình của con đường đau khổ mà chúng ta đã và đang trải qua vì sao ko dẫn đến kết quả.
    "những người Marxist chính thống, họ thực sự không tin rằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể thành công ở nước Nga, bởi vì nước Nga chỉ là một quốc gia lạc hậu: nó không phải là một kiểu quốc gia công nghiệp tiên tiến, nơi mà trong quan điểm của họ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sắp đến được cho là sẽ xảy ra."
    (Tri thức và thay đổi xã hội-Noam Chomsky)

    ReplyDelete