Sunday, February 26, 2023

Cửa chùa và thu phí dịch vụ

 CÓ NÊN GỌI TAM CHÚC LÀ CHÙA. ?!

   Đã lâu, đoàn CCB  thành cổ Quảng Trị mới có dịp đến thăm viếng ngôi chùa cổ: chùa Đùng (Phi Lai cổ tự) đã có hàng nghìn năm. Và bảo nhau đi "xem" cái gọi là chùa Tam Chúc  cách đó không xa.

   Trái với háo hức ban đầu, đến nơi mới thấy cách làm tiền trắng trợn, đúng kiểu "Kẻ cướp mặc áo Thày chùa !". 

  Nhìn toàn cảnh chùa xa lạ với những ngôi cổ tự (chùa cổ) VN, như chùa Đùng (Phi Lai cổ tự),  chùa Bà Đanh cách đó 3 cây số.

  Ở đây chỉ thấy to, thấy xa lạ. Mái cong, ba tầng kiểu Hồng Lâu TQ, mái đao vuông như fim kiếm hiệp Hồng kông...

  Cái đặc biệt là họ thu nhiều tiền, khách thập phương mới có thể đến được cửa Phật.

  Bãi để xe cách Nhà chờ cả nửa cây số, phải đi bộ nên đoàn có Thương binh không thể chống nạng mà vào. 

Xe điện thì chạy không vào chở khách ra, còn tất cả buộc phải đi thuyền qua hồ, mà giá vé thì bằng cả tạ thóc/1 người, mới đến cửa chùa (200k- 400 k) 

  Họ không hề có chế độ giảm vé cho người  có công, người già, như các chùa, hay di tích lịch sử ở các tỉnh phía nam (?). 

  Ai đi giành đất nước, ai hy sinh để bọn họ kinh doanh trên máu xương người có công (?!)  

  Chúng nó hùa nhau lấy đất nước đó để kinh doanh núp bóng tâm linh, móc túi Phật tử hợp pháp. 

  Đoàn CCB chúng tôi phải ra về vì nếu vào đây mỗi người phải mất nửa tháng trợ cấp Thương bệnh binh là cái chắc. 

  Hỏi Phật rằng: công bằng ở chỗ nào?! Rõ ràng ở đây người nghèo không đến được cửa Phật, đó là vi phạm giáo lý nhà chùa.

  Thiết nghĩ, Hàng mấy trăm héc ta đất đó cần phải được làm rõ, bọn chúng thuê đất hay dùng thủ đoạn để chiếm dụng tài nguyên Quốc gia.

Vì chùa này không có sự tích, lịch sử và không thuộc hệ thống Văn hóa tôn giáo Việt Nam  ...

   * Tìm hiểu sâu về: 

 "CHÙA" TAM CHÚC.

Chuyên gia nghiên cứu về Văn hóa Tín ngưỡng Tôn giáo Việt Nam – PGS.TS Trần Lâm Biền đã trả lời báo giới. Xin đưa lại để ai “thừa tiền” và không cần đến văn hóa tâm linh đích thực thì cứ đến Tam Chúc để nộp tiền…

Ông đánh giá: “Sự thật thì chùa Tam Chúc không mang nét văn hóa dân gian Việt Nam. Với các nhà chuyên môn về văn hóa có thể dễ dàng nhận ra, ngôi chùa được xây dựng trên khu đất không có lịch sử văn hóa, cũng không gắn với tín ngưỡng tâm linh của người dân trong vùng mà đơn giản nơi đó chỉ là vị trí đẹp, được doanh nghiệp lựa chọn xây dựng vì mục đích phát triển kinh tế hơn là văn hóa tâm linh. Khi vào bên trong chùa, kiến trúc xây dựng cũng không mang bản sắc dân tộc mà đem từ các nước trên thế giới kết hợp lại tạo ra một công trình lạ mắt với du khách nhưng lại không mang hồn cốt văn hóa tôn giáo Việt Nam”.  (ảnh)

Chuyên gia nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Tôn giáo Việt Nam khẳng định: “Chùa Tam Chúc không nằm trong hệ thống văn hóa tôn giáo của Việt Nam mà thực chất đây chỉ là công trình xây dựng do cá nhân tạo ra nên việc xây như nào, thờ ai trong đó là do người bỏ tiền ra quyết định chứ không ảnh hưởng đến văn hóa dân gian của người Việt, cũng không thể coi đây là ngôi chùa mang bản sắc văn hóa Việt Nam”.

PGS.TS Trần Lâm Biền chỉ ra: “Anh có tiền anh xây nhà thờ to, hoành tráng, anh được lựa chọn nhân vật thờ tự (có cả vợ chủ DN)… làm sao thu hút được sự quan tâm của nhiều người chứ không đặt mục tiêu chính là hướng con người đến cái thiện.

 Chùa trong văn hóa của người Việt Nam thì chỉ cần xây vừa phải để gần gũi với quần chúng. Người xưa thường nói “hảo tự, ố tăng” – điều này có thể hiểu được rằng ngôi chùa càng to, càng đẹp bao nhiêu thì người tu hành càng vật chất bấy nhiêu. Bản chất của đạo Phật là phải hướng con người đến những điều thiện tâm, trí tuệ để đi đến giải thoát. Nhưng tại chùa Tam Chúc thì không làm được điều này. Những cái “nhất” ở ngôi chùa này chỉ là cái vật chất thu hút khách thăm quan để vì mục đích phát triển kinh tế. 

Chùa phải là nơi thanh tịnh, con người khi đến đó dẹp bỏ mọi ham muốn mà hướng đến cái thiện, giải thoát cho bản thân mình. Nhưng khi đến chùa Tam Chúc thì những điều này càng bộc lộ rõ hơn, cho thấy sức mạnh của đồng tiền còn cao hơn cả lòng thành kính thì đó là điều du khách đáng phải xem xét lại (!?)

  Ấy là còn nghe nói chuyện thờ cả vợ cai thầu ở khu này, nhiều người không biết còn khấn vái, nhang hương. 

Tôi tin chỉ sau thời kỳ tò mò, chùa sẽ vắng như chùa Bà Đanh, cách đó chỉ 3 cây số. 

 Nhiều người đoán Mục đích chính nó mong ít người đến để chuyển đổi công năng sử dụng đất, rồi khi đó sẽ biến thành sân golf, sinh thái, rì sọt...tôi không tin bọn họ có âm mưu khốn nạn đến như vậy ! ?

Quốc Minh

No comments:

Post a Comment