Monday, August 14, 2023

Chủ nghĩa thực dân: Thời kỳ sau Điện Biên Phủ

  Là nói chuyện các xứ thuộc địa châu Phi được Pháp trao trả độc lập hồi cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Mang tiếng độc lập nhưng tệ hơn khi còn thuộc địa. 

    Thất trận Điện Biên Phủ, năm 1954 Pháp phải bỏ Đông Dương. Algeria noi gương, vùng lên kháng chiến giành độc lập năm 1962. Không thể cưỡng lại xu thế đòi độc lập của các thuộc địa ở châu Phi, Pháp chơi trò trao trả độc lập.

    Đầu tiên là Guinea năm 1958. Khi người Pháp rút đi, họ phá hủy sạch sành sanh mọi thứ không mang theo được như nhà cửa, đường sá, trường học, vườn tược, xe hơi, máy kéo… giết hết ngựa bò, đốt cháy sách vở, thuốc men và lương thảo. 

    Sau đó Pháp không phá nữa mà trao trả độc lập kèm theo các điều kiện sau đây.

    1- Phải mua lại các cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng trong thời kỳ thuộc địa, trả dần hàng năm.

    2- Phải gửi 85% quỹ dự trữ quốc gia vào Ngân hàng trung ương Pháp. Muốn chi tiêu hơn số tiền 15% còn lại thì phải vay của Kho bạc nhà nước Pháp với lãi suất thương mại, nhưng không quá 20% thu nhập công của mình trong năm trước. 

    3- Khi tìm thấy tài nguyên thiên nhiên thì Pháp được độc quyền khai thác và mua với giá do Pháp quy định.

    4- Các hợp đồng của chính phủ phải do Pháp xem xét đầu tiên. Chỉ khi Pháp nhả ra thì mới được tìm kiếm đối tác khác. 

    5- Pháp độc quyền cung cấp thiết bị quân sự và đào tạo sĩ quan quân đội quốc gia. 

    6- Pháp có quyền triển khai quân đội và can thiệp quân sự để bảo vệ lợi ích của “mẫu quốc”.

    7- Phải xài tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức của quốc gia.

    8- Phải xài tiền FCFA do Pháp in và phát hành.

    9- Phải gửi báo cáo dự trữ và thu nhập quốc gia hàng năm cho Pháp.

    10- Muốn gia nhập liên minh quân sự với nước khác phải được Pháp cho phép.

    11- Có nghĩa vụ liên minh với Pháp trong tình hình chiến tranh hoặc khủng hoảng toàn cầu.

    Nếu vi phạm thì sao?

    Thì sang thế giới bên kía. Ví dụ. Lo sợ bị tàn phá như Guinea, chính phủ Togo chấp nhận mua lại toàn bộ các công trình mà Pháp đã xây dựng, trả dần hàng năm. Tuy nhiên, số tiền này quá lớn, mà ngân khố quốc gia của đất nước mới độc lập này quá bèo bọt. Tổng thống Olympio quyết định phát hành đồng tiền riêng thay cho tiền FCFA. Tiền chưa in xong thì ngày 13-1-1963 Pháp tổ chức đảo chính giết chết tổng thống dân cử đầu tiên của châu Phi này, đưa tay sai lên. Cuối năm 1965 Trung Phi và Thượng Volta (nay là Burkina Faso) rút khỏi đồng tiền FCFA thì hôm 1-1 và 3-1-1966 Pháp lần lượt tổ chức đảo chính ở 2 nước này. Giữa năm 1962 Mali rút khỏi đồng tiền FCFA thì hôm 9-11-1968 tổng thống Keita cũng bị đảo chính. Vân vân và mây mây.

    Tổng cộng có 16 cuộc đảo chính xảy ra, khiến các thuộc địa cũ đều ngoan ngoãn phục tùng.

    Kết quả là Pháp ngày càng giàu sụ, 14 nước châu Phi mang tiếng độc lập nhưng luôn đứng đầu danh sách các nước ngèo nhất quả đất, không ngóc lên được.

    Chả thế mà năm 2008, khi rời ghế tổng thống Pháp, ông Chirac nói: “Nếu không có châu Phi, nước Pháp sẽ trượt xuống thứ hạng của thế giới thứ ba”. Trước đó, năm 1957 tổng thống Mitterrand đã tiên đoán: “Nếu không có châu Phi, Pháp sẽ không có lịch sử trong thế kỷ 21”.

    Thế mà đâu đó vẫn có kẻ nói xằng: Nếu ta khôn khéo thì vẫn có thể được độc lập mà không phải đổ máu mấy chục năm.

    Mỡ đấy mà húp!

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron họp báo về Hội nghị Thượng đỉnh Âu - Phi lần thứ 5 tại Abidjan, Bờ Biển Ngà, ngày 29-11-2017

Lê Minh (DEBRECEN.vidi69) Sưu tầm từ Hữu Thọ

No comments:

Post a Comment