Sunday, August 20, 2023

Made in Japan

CHẤP NHẬN THUA LỖ THAY VÌ SA THẢI NHÂN VIÊN, "VUA NỢ NHẬT BẢN" MỞ RA THỜI ĐẠI PANASONIC CỰC HƯNG THỊNH 

Nhà sáng lập của Panasonic Konosuke Matsushita (1894-1989) được biết đến là một Doanh nhân huyền thoại của Nhật Bản. Năm 17 tuổi, Matsushita đến làm cho một công ty cơ điện do bị hấp dẫn bởi ngành công nghiệp này. Vì đam mê quá lớn nên 7 năm sau đó, ông xin nghỉ việc và đứng ra mở cửa hàng chuyên bán đồ điện với số vốn vỏn vẹn chỉ có… 97 yên. Đến chiếc áo Kimono, của hồi môn và nữ trang của vợ cũng phải bán đi để làm vốn kinh doanh. 

Cuối năm 1929, cơn đại khủng hoảng gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn thế giới nói chung và tại Nhật Bản nói chung. Các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cắt giảm nhân công mỗi nhà máy khi không có việc. Trong lúc đó, công ty của Matsushita còn một lượng lớn hàng tồn kho, cách tốt nhất là phải hạn chế sản xuất.

Cũng trong thời điểm ngàn cân treo sợi tóc, sức khỏe của Matsushita Konosuke không được tốt nên ông phải dưỡng bệnh tại nhà. Cấp dưới tìm ông để đề nghị việc cắt giảm nhân viên. Tuy nhiên, Matsushita cương quyết nói rằng sẽ cắt giảm dù chỉ là một nhân viên. Ông nói:

“Tình trạng khủng hoảng này có thể chỉ là tình trạng tạm thời. Nếu vậy, làm sao chúng ta có thể sa thải những nhân viên tận tụy với công ty cho đến tận bây giờ? Khi cần thì tuyển, khi muốn thì sa thải, nếu cứ suy nghĩ thiển cận như vậy thì còn ai muốn cống hiến hết mình vì công ty không? Dù chỉ một người thôi cũng không được đuổi. Tiền công cho nửa ngày làm việc hay nửa ngày sản xuất, dù là một phần trăm cũng không được cắt!”

Thay vào đó, ông nghĩa ra giải pháp mới là bảo nhân viên bỏ hàng mẫu vào trong cặp đi chào hàng và cố gắng để có nhiều đơn đặt hàng hơn. Điều này đã được các nhân viên hưởng ứng và tích cực làm việc, mang những sản phẩm mẫu tới mọi nơi ở Osaka và Kyoto. Cứ thế, hàng tồn kho nhanh chóng được giải quyết và nhà máy lại đi vào hoạt động như bình thường. 

Năm 1931, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của Mashushita đã vang dội cả nước với 200 loại sản phẩm điện. Công nhân đã lên tới hơn 1.000 người. Năm 1935, công xưởng Mashushita trở thành Công ty công nghiệp điện khí Mashushita. Năm 1938, Mashushita chế tạo được mô hình máy thu hình. Năm 1941, công ty của Masushita thành một doanh nghiệp lớn với hơn 10.000 công nhân.

Năm 1945 Nhật Bản sau thế chiến, Mỹ tiếp quản Nhật, khi ấy, Mỹ đưa ra những hạn chế với các công ty Nhật, và đưa công ty của Masushita vào danh sách tài phiệt, ông bị yêu cầu từ chức. Khi ấy ông đã mười mấy lần đến Mỹ để đàm phán, nhưng không có kết quả. May thay, công đoàn lao động sau khi biết chuyện này đã đồng lòng cứu giám đốc của mình, Masushita cuối cùng thoát khỏi danh sách tài phiệt, và giữ được vị trí của mình.

Năm 1951 là năm mở đầu cho sự nghiệp xây dựng lại danh hiệu Mashushita. Lần này Masushita sang Mỹ và châu Âu để khảo sát thị trường. Sau đó, ông đã bắt đầu xây dựng những nhà máy sản xuất đầu tiên ở Mỹ, sau đó đến Đông Nam Á, châu Mỹ Latin, châu Phi…Năm 1955, lần đầu tiên, công ty xuất khẩu loa sang Mỹ dưới thương hiệu Panasonic. Từ đây, thời đại của thương hiệu này đã rộng mở và trở thành biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản.

Năm 1960, số vốn của Công ty Matsushita tăng 15 tỷ yên, số nhân viên công ty cũng tăng 25 nghìn người. Cũng trong năm này, Mashushita đã là công ty được xếp thứ 74 trong 100 "Đại gia của thế giới". Năm 1962, tạo chí Times của Mỹ in hình Masushita trên trang bìa, đó là sự phá lệ của tờ báo này bởi đây là lần đầu tiên, chân dung một nhà doanh nghiệp Nhật Bản được đăng trên trang bìa với dòng chữ: "Ông chủ Công ty Mashushita, một công ty có tiếng tăm trên thế giới, hàng hóa có chất lượng tốt nhất và sử dụng có hiệu quả cao nhất". 

Tuy đã thoát được khó khăn này, việc kinh doanh của ông lại tiếp tục nảy sinh vấn đề khác, khoản nợ của công ty ngày càng chồng chất. Riêng tiền nợ đã lên đến một tỷ yên. Ông được đặt biệt danh là “Vua nợ” của Nhật Bản. Thậm chí đến những bữa ăn hàng ngày, ông cũng phải nhờ cậy vay mượn bạn bè. Thời khắc khó khăn, nhưng điều đó không thể khiến ông gục ngã. 

Dưới sự dẫn dắt và nỗ lực của ông, Panasonic tăng trưởng nhanh chóng trong thời điểm kinh tế khó khăn. Năm 1973, Panasonic một lần nữa rơi vào khó khăn khi bùng phát khủng hoảng dầu mỏ. Masushita đã bình tĩnh phân tích, điều chỉnh phương hướng và chiến lược kinh doanh, một lần nữa giúp Panasonic lại lần nữa vượt qua thử thách. Đến ngày nay, Panasonic tự hào là một doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Trang FB-TS Tô Nhật

No comments:

Post a Comment