Monday, July 31, 2017

Singapore: Ghi chép tháng 7 (7)

Các bạn trở lại phần trước ở đây

(tiếp theo và hết)

Từ "thắng cuộc" đến "thua cuộc"

Giữ một vị trí quan trọng ở vùng Viễn Đông của châu Á, VN phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và giặc dã triền miên để dựng nước và giữ nước. Nhưng khác biệt lớn hơn của VN so với các nước khác là phải thích ứng với nghịch cảnh do không chỉ liên tục đối mặt/vật lộn với cái đói, sự dốt nát/lạc hậu mà còn bị kìm hãm/tàn phá bởi kẻ thù phương Bắc/tai ách truyền kiếp của dân tộc là TQ. Không chỉ thế, VN còn là một điểm nóng bất ổn do luôn bị các nước lớn xâm lăng về cả vũ lực và văn hóa, vì vậy, muốn tồn tại phải không chịu khuất phục. Truyền thống quý báu mang ý chí quật cường này đã trở thành di sản bất diệt của dân tộc. Đây là 1 điều may mắn được hình thành trên mảnh đất nằm ở một vị trí đầy thử thách đã hun đúc nên tính cách của dân tộc. Tuy nhiên, cùng với ý chí gan góc là vốn quý, người Việt lại không phát huy được lợi thế thông minh và cần cù vốn có của mình trong những khát vọng khám phá/sáng tạo để tập trung được nguồn lực vào mục đích xây dựng những cơ sở/nền tảng cho sự nghiên cứu và phát triển như những nước văn minh trên thế giới xưa nay. 

Những gì nêu trên đã thuộc về quá khứ, chúng ta phải viết thêm những trang sử mới, nhưng quá nhiều vấn đề xảy ra cho thấy đã có những sai lầm nghiêm trọng. Nếu nói đến những gì gây nên sự trì trệ/thất bại toàn diện trong thời gian gần đây (từ sau 1975) thì phải nhìn thẳng vào những nguyên nhân từ chính người Việt, do người Việt gây ra. Trước hết là từ hệ thống, từ tuyên truyền... từ "chủ nghĩa ngoại lệ" mà thực chất là trở thành gần như chư hầu (TQ +1)/lệ thuộc TQ cả về kinh tế và chính trị trong những năm qua.

Tất cả đều do những gì đã xây dựng lâu nay không nằm trên một nền tảng vững chắc nếu không nói là thiếu nền tảng, thiếu cơ sở kiến trúc, chỉ là một cấu trúc sơ khai từ những ý tưởng khởi đầu mà thôi. Nó không được tạo dựng trên một nền móng vững chắc của một thành trì kiên cố hình thành và tôn tạo bởi nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Đất nước Việt Nam bây giờ, cũng như Hà Nội theo nhận xét của một người nước ngoài, chỉ là một cái làng to, nơi một thời mà những lằn vạch trên đường và những trụ đèn có từ chế độ cũ nhưng chẳng ai theo; khi ra đường, tất cả đều chuyển động như một đàn kiến hỗn loạn, mạnh ai nấy chạy, chẳng theo một hệ thống/trật tự nào cả.


Có thể thấy hình ảnh minh chứng cho câu nói của Fidel: "Con người là sản phẩm của xã hội" ở khắp nơi. Trên những con đường trong thành phố là thói vượt đèn đỏ, bon chen/len lách... và ở những nơi khác là sự ích kỷ/vô tâm, tự do một cách tùy tiện (Ảnh chụp @ Sân bay Tân Sơn Nhất, International Terminal)

Kể từ những năm 40 của thế kỷ trước, khi những làn sóng đầu tiên của giới trí thức yêu nước từ nước ngoài trở về Tổ quốc góp sức cùng đồng bào trong nước dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) thì từ đó cho đến bây giờ... tôi cũng chứng kiến làn sóng của những người ra đi vì thất vọng, phải từ bỏ mục đích của mình vì không còn niềm tin, hoặc chỉ đơn giản là muốn cống hiến/góp sức một phần nhỏ nhưng rồi nhận ra tất cả thiện chí và công sức đều vô nghĩa trong bi kịch chuyển biến của đất nước.

Những gì thuộc về di sản của dân tộc, phần thì đang bị hủy hoại dần theo thời gian, phần còn lại vẫn còn phải đào bới để tìm kiếm... Nhưng hiện tại mới là những gì đáng nói nhất, cần quan tâm hơn cả vì hôm nay chúng ta đang làm sai, đang sống sai, nghĩ sai... Chúng ta tiếp tục lãng phí thời gian trong khi các nước khác đã nắm được cơ hội và vượt lên nhanh chóng để thành Rồng, thành Cọp thật sự, bỏ xa một Việt Nam là nơi người ta say sưa với những con số và sự kiện nặng về hình thức hơn nội dung, đua nhau chạy theo thành tích/vượt chỉ tiêu hão huyền bất chấp một thực tế tệ hại và hậu quả như thế nào. Di sản của thời đại mà nhiều thế hệ kỳ vọng/mòn mỏi trông chờ sẽ hình thành từ thành quả sáng tạo, là công sức bù đắp cho hàng triệu người đã hy sinh thân mình vẫn chỉ là những ngôn từ/"bánh vẽ" vốn là "khoa học tuyên truyền" có sức mạnh mê hoặc đang trở thành sáo mòn. Xã hội của chúng ta ngày nay có quá nhiều sự lừa dối, mọi người đều sống trong sự lừa dối, khắp nơi nhan nhản những kẻ cơ hội, trục lợi hám danh... Dân tộc này đã nhiều lần muốn "cất cánh" nhưng vì "mất đà" nên vẫn bay nhảy như gà mà thôi. "Bài ca hy vọng" năm nào vẫn vang lên hết thế hệ này qua thế hệ khác, đằng đẵng, dai dẳng bám vào từng ngõ ngách của đất nước, len lỏi vào tận nơi sâu thẳm nhất của con người để rồi nhận ra: ngày ấy chúng ta từng hy vọng vào hôm nay, thế mà cái điều được kỳ vọng ấy sao vẫn cứ xa xăm ...như ngày xưa vậy?

Triển vọng?

Thế giới đa cực hiện nay không có chỗ cho những kẻ bành trướng muốn lặp lại những cuộc xâm lăng/thôn tính chỉ vì đại cục do một nhóm chính trị gia nhắm tới. Nhưng "Giữa các quốc gia, không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn”  (Lord Palmerston, thế kỷ 19) vẫn là điều bất kỳ chính quyền nào cũng cần thấy rõ để có chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy những quan hệ có lợi nhất vì lợi ích của dân tộc mình.

Vì thế, xét trên nhiều phương diện, toàn bộ ý tưởng về quốc gia "Số 1" đang trở nên lỗi thời. Hãy nhìn cách mà người Singapore khai thác tầm quan trọng ngày càng tăng của công nghệ thông tin để giành lấy một vai trò toàn cầu vượt ra ngoài diện tích bé nhỏ của nước họ. Xứ đảo vùng ĐNA hiện đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân PPP gần 85.000 USD và đã vượt qua Hong Kong để trở thành Trung tâm Tài chính lớn thứ 3 toàn cầu chỉ sau London và New York (Global Financial Centres Index). Kỷ nguyên toàn cầu không tôn trọng cái tôn tri trật tự của Khổng giáo mà TQ đang nhắm tới.

Aaron Friedberg (Nhà khoa học chính trị của ĐH Princeton) so sánh châu Á hiện đại với châu Âu thế kỷ 19, nơi các cường quốc dùng mánh khóe để giành quyền kiểm soát. Nhưng sự so sánh này nhấn mạnh cái thực tế rằng TQ còn lâu mới trở thành nhà lãnh đạo khu vực. Không có cường quốc riêng lẻ nào thống trị châu Âu ở thế kỷ 19. Tương tự như vậy, tình hình châu Á cũng không có nước nào đủ mạnh để trở thành đầu tàu/dẫn dắt châu Á. Vấn đề hiện nay thuộc về quan hệ xuyên quốc gia, đòi hỏi sự hợp tác chứ không phải dùng thủ đoạn để giành giật quyền lợi với mục đính đạt được đại cục của 1 quốc gia.

Trong bối cảnh này, người VN đóng vai trò gì trong khu vực và có thể chọn con đường/chính sách phát triển như thế nào?


Chẳng lẽ cuộc cách mạng VN chỉ gồm những nghịch lý của sự thay đổi mà không phải là sự tiến bộ, chỉ là quá trình xoay vần từ "xóa sạch, cướp sạch" dưới thời thực dân thành  "phá sạch, bán sạch" thời nay?

Tôi không muốn mất công để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi, rằng: chúng ta sai lầm từ khi nào? Vấn đề là bất cứ khi nào chúng ta muốn sửa sai, chúng ta đều có thể. Nhưng điều đó có xảy ra hay không??? 

Sunday, July 30, 2017

Thiếu vitamin B2 là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư

Mỗi năm có một triệu bệnh nhân ung thư,
"thủ phạm" đã bị bắt!
Hóa ra có liên quan đến điều này....


Chủ đề: 
Dịch tễ học nhận định rằng cha mẹ bị ung thư thì các con cũng dễ bị ung thư, do ung thư có tính di truyền, sự thực đây là một kết luận sai lầm.

★ Lý do thực sự là do chế độ ăn uống của cha mẹ và con cái có mối tương quan khá cao
Vì thiếu vitamin B2 là nguyên nhân chính của bệnh ung thư
Một người bạn trên FB chia sẻ bài viết hữu ích này, bởi vì cô ấy đã làm việc trong ngành y tế, chăm sóc và đặc biệt chú ý đến sức khỏe . Cô liên tục nhắc nhở mọi người rằng cuộc sống hàng ngày nên chú ý đến những gì?
Bây giờ đến chia sẻ cùng bạn, mong muốn mang lợ i ích đến cho mọi người

★ Nguyên nhân gây ra ung thư và nhiều loại bệnh khác:
1, Cơ thể trong thời gian dài bị thiếu trầm trọng vitamin B2 là nguyên nhân chính hình thành các khối u ung thư.
2, Một loạt các bệnh viêm loét đường tiêu hóa, chảy máu, khối u, polyp, u xơ, bệnh xơ 
3, Bệnh trĩ cũng do thiếu vitamin B2.
4, Thoái hóa cổ tử cung phụ nữ cũng do thiếu vitamin B2.
5, Thường được gọi là "bị nhiệt" là do vitamin B2 trong thiếu hụt đột ngột.

★ Vì vậy, kịp thời, bổ sung đầy đủ vitamin B2, các triệu chứng này sẽ giảm đi, thiếu nghiêm trọng của vitamin B2 là nguyên nhân gốc rễ hình thành khối u ung thư.

★ Tại sao thiếu vitamin B2 sẽ xuất hiện mẩn đỏ, sưng tấy? Lý do chính làdo các mạch máu.
Tạo thành các mạch máu tế bào tường không thể không có vitamin B2, khi thiếu vitamin B2, thành mạch máu (chủ yếu là các mao mạch, tường mạch máu vốn dĩ đã rất mỏng) giờ lại càng mỏng hơn, khi huyết áp tạo áp lực, mạch máu bắt đầu phình ra bên ngoài, cùng lúc mạch máu cục bộ bắt đầu tập hợp để tạo thành một khối u, và cuối cùng là xuất hiện các vết nứt xuất huyết mạch máu, khi nó xảy ra trong não, bạn đoán được chuyện gì sẽ xảy ra rồi chứ? Đây chính là xuất huyết não.
▲ Ung thư ẩn trong cơ thể người dài hạn, thiếu vitamin B2 trầm trọng, sẽ có các triệu chứng biểu hiện khác nhau, suy thoái chức năng các cơ quan sớm và luôn có một dấu hiệu chung là sự sụp đổ sắp xảy ra trong từng bộ phận của cơ thể.
Điều này giải thích một cách hợp lý lý do tại sao khi loại bỏ hoàn thành khối ung thư, mà vẫn không thể tránh được sự phát triển và tái phát của nó, không phải là các tế bào ung thư đã di căn, mà là các mô và các cơ quan bên trong đã bị sụp đổ ngay từ lúc khối u mới hình thành.

★ Vitamin B2 trong cơ thể con người không có bất kỳ tác dụng phụ nào, hấp thụ vitamin B2 quá mức sẽ được thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó, không cần lo lắng về vấn đề dùng quá liều.

★ Có một vấn đề chúng ta phải chú ý, vitamin B2 dễ dàng bị phân hủy dưới ánh sáng, dẫn đến mất công hiệu, một chai vitamin B2, sau một tháng mở nắp nếu không uống hết, thì
phần còn lại cũng đã hoàn toàn hết công hiệu, uống vào cũng sẽ cảm thấy vô dụng, lúc đó bạn cần phải mua chai mới, tốt nhất nên sử dụng với hạn sản xuất trong vòng 6 tháng.

★ "Mười người chín trĩ," là một câu nói dân gian, đề cập đến một tỷ lệ cao của bệnh trĩ, nói lên thực tế, việc thiếu vitamin B2 của hầu hết mọi người là khá phổ biến.
Dịch tễ học nhận định rằng cha mẹ bị ung thư, trẻ em cũng dễ bị ung thư, do ung thư có tính di truyền, sự thực đây là một kết luận sai lầm.

★ Lý do thực sự chính là cha mẹ và con cái có một mức tương đối cao sự tương tự trong chế độ ăn uống, cha mẹ thích thức ăn cay, thường xuyên tức giận, cũng sẽ gây thiếu vitamin B2, rồi các con chắc chắn cũng sẽ yêu thích thức ăn cay, thiếu vitamin B2 sẽ là điều hiển nhiên. Ngay cả sau khi con tách khỏi cha mẹ, vẫn giữ lại thói quen ăn uống như thế, do đó cha mẹ có bệnh rồi con cái cũng sinh bệnh này là điều không đáng ngạc nhiên.

★ Tại sao ăn nguyên hạt các loại ngũ cốc sẽ không dễ bị ung thư? Bây giờ bạn cần tìm hiểu điều đó ngay, trên thực tế, ngũ cốc (chủ yếu ở da, vỏ)chứa nhiều vitamin B2, nếu da và vỏ đều bi loại bỏ, thì công dụng sẽ bị suy giảm đáng kể.

★ Một số người thường uống vitamin cho rằng bản thân sẽ không thể thiếu vitamin B2,nhưng trên thực tế,vitamin B2 có chứa trong vitamin hàng ngày không thể đáp ứng đủ nhu cầu mỗi ngày cho cơ thể con người.

Mục đích của bài viết nhằm cứu sống thêm nhiều người, xin cảm ơn người viết. Nếu bạn nhận ra tính hữu ích từ bài viết, xin vui lòng dán lên tường để nhiều người nhìn thấy, để họ thoát khỏi nguy cơ mang căn bệnh nguy hiểm này.
Dưới đây chia sẻ với bạn chế độ ăn uống về các thực phẩm kháng ung thư!
Tôi đã làm hết bổn phận của mình, hy vọng bạn có thể giúp bản thân làm phần việc còn lại !
Viện phòng chống ung thư công bố bảng xếp hạng hàm lượng ức chế ung thư trong các loại rau, củ, trái:

01: Khoai lang nấu chín 98,7%
02: 94,4% khoai lang sống
03: Măng tây 93,9%
04: Bông cải 82,8%
05: Bắp cải 91,4%
06: Hoa cải dầu 90,8%
07: Cần tây 83,7%
08: Cà tím 74.0%
09: Tiêu 55,5%
10: Cà rốt 46,5%
11: cây linh lăng 37,6%
12: Cây tể thái 35,4%
13: Su hào 34,7%
14: Cây mù tạt 32,9%
15: Cải dưa 29,8%
16: Cà chua 23,8%
  
Lời khuyên:Tất cả các loại khoai lang đều có chứa collagen, khoai lang vàng nhiều nhất, và hầu hết các thành phần chống ung thư chứa nhiều nhất ở khoai lang tím, và nước chanh nóng không đường.

Vì sức khỏe, xin vui lòng chuyển đến những người bạn muốn quan tâm!   

Khi mỗi chúng ta nhận được bản tin này hãy chuyển tiếp ngay đến mười người khác, chắc chắn ít nhất cứu giữ được ít nhất một mạng sống ......

Lê Minh (Debrecen,VIDI69) st

Saturday, July 29, 2017

Singapore: Ghi chép tháng 7 (6)

Các bạn trở lại phần trước ở đây

Từ sân bay Tân Sơn Nhất, sau gần 2 giờ bay, chúng ta sẽ đến Singapore. Chỉ cách nhau 2 giờ, trong cùng một vùng địa lý và khí hậu, cùng chung một vùng biển, nhưng sự khác biệt/thua kém quá nhiều. 

Chúng ta khác biệt không chỉ với Singapore mà còn với tất cả những nước khác trong vùng ĐNA, vì ta tự hào với 4000 năm văn hiến, với đất nước "biển bạc rừng vàng", với giòng dõi Lạc Hồng "con Rồng cháu Tiên", vì lý tưởng xây dựng 1 xã hội ưu việt ... và trên tất cả, chúng ta có "đảng lãnh đạo".

Sau khi chiến tranh kết thúc, sự lãnh đạo càng ngày càng xa rời quần chúng với một đường lối không kiên định, không thực hiện nổi kỳ vọng của những bậc tiền bối, những người kiến tạo từ thời kỳ sơ khởi/thiếu thốn và hết sức khó khăn, và VN cũng đã để lỡ những cơ hội/những tấm vé lên con tàu thịnh vượng đưa dân tộc thoát khỏi tình trạng lệ thuộc và bế tắc.

Sự lãnh đạo không phải là cứ mầy mò như "gậy thằng mù", lừng chừng/nửa vời mà phải bao gồm yếu tố anh minh đầy ý chí, có tính quyết định đến vận mệnh của Tổ quốc, thời thế càng khó khăn/nguy kịch, vai trò của tổ chức/nhóm mang sứ mệnh lãnh đạo càng lớn.

Vì sao họ lại phát triển, còn mình thì không?

Khi còn là những LHS từ những năm 70s, câu hỏi này đã làm chúng tôi thắc mắc về những khác biệt giữa các nước châu Âu (XHCN) với VN và một số nước XHCN khác ở châu Á, dĩ nhiên là từ những gì được gọi là "cùng chí hướng", cùng nguyên  lý, nhưng được lý giải là "vận dụng sáng tạo". Nhưng nhiều người như tôi chưa hoàn toàn thông suốt, thậm chí còn có ý nghi ngờ. Cho đến bây giờ, vẫn với câu hỏi này, ngày càng có nhiều người trăn trở...

"Tôi nhận ra rằng, thoạt nhìn thì câu trả lời có thể là do thể chế, hoặc do văn hóa, hoặc do những đặc thù về vị trí địa lý. Nhưng khi suy nghĩ kỹ hơn thì thấy rằng, phía sau tất cả các yếu tố này, bao giờ cũng thấp thoáng hình bóng của nhà lãnh đạo xuất sắc. Có thể nhà lãnh đạo chính là người tạo ra các yếu tố này, hoặc chính là người đã khai thác hiệu quả các yếu tố này, để dẫn dắt sự phát triển của dân tộc họ. Ngay cả khi không có một nhà lãnh đạo xuất sắc hiện diện ở ngay trong hiện tại, thì thể chế ưu việt và nền văn hóa tích cực do những nhà lãnh đạo tiền bối của họ kiến tạo ra vẫn đang đóng vai trò dẫn dắt." (Giáp Văn Dương)

Sau năm 1975, vấn đề lớn nhất, cũng là trầm trọng nhất là quản lý, không phải dẫn dắt/định hướng mà chỉ là chỉ đạo/thực hiện. Hạn chế này nằm trong năng lực lãnh đạo, ảnh hưởng đến sức mạnh phát triển của VN, thậm chí hiện vẫn là nhân tố kìm hãm đất nước như dư luận đã nhận định rằng: VN là quốc gia không chịu phát triển.

"Thực tế phát triển của các quốc gia cho thấy, đất nước nào lãnh đạo anh minh thì dân tộc đó cất cánh chỉ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, có thể chứng nghiệm trong một đời người, mà Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore là những ví dụ nhãn tiền, còn dân tộc nào có lãnh đạo u mê thì dân tộc đó chìm trong nghèo hèn hàng thế kỷ, không biết khi nào mới ngóc đầu lên được, thậm chí, ngay sự tồn tại của mình cũng không chắc được đảm bảo." (Giáp Văn Dương)

Lịch sử của VN cho thấy, người VN không dễ bị khuất phục qua những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Nhưng giặc "nội xâm" cũng là thứ giặc tàn phá vô cùng ghê gớm, khi "miếng cơm manh áo" làm con người khốn khổ, "bần cùng sinh đạo tặc" hoặc đã nghèo thì phải hèn là chuyện dễ thấy...

Người lãnh đạo phải thoát khỏi những hạn hẹp về tư tưởng của đa số/quần chúng, phải có phẩm chất và tinh thần đại diện của tương lai, là hiện thân của chính tương lai đó. Đó phải là nhân vật có tầm nhìn và khả năng tổ chức/tạo động lực để mọi người đồng tâm hiện thực hóa tương lai đó.
Đây là một nhân vật lịch sử, có sứ mạng của một người lãnh đạo sáng suốt, người sẽ thiết lập một trật tự hoàn toàn mới (Nation Builder). Hoặc tập thể/quần chúng phải chọn được nhân vật này, nếu không xuất chúng thì cũng phải đáp ứng được những yêu cầu cần thiết nhất: "'Trình độ minh triết của con người ta cũng xấp xỉ như nhau thôi. Nếu không có thì phải tạo ra một nhà độc tài minh triết. Vấn đề là ai tạo, vào lúc nào và như thế nào. Vĩ nhân đều là những con người cả, vị trí và việc làm mới biến họ thành vĩ nhân chứ không cần thiết họ phải minh triết từ trước." (Nguyễn Ái Việt)

Vai trò đầu tàu/lãnh đạo đòi hỏi trước hết, lãnh tụ/nhóm lãnh đạo minh triết phải là những người có đạo đức chân chính. Nghĩa là có "NHÂN" (theo quan niệm văn hóa truyền thống của người Việt). Họ phải có đủ khả năng về mặt vật chất, đủ lý trí và tinh thần để "tùy cơ ứng biến" một cách linh hoạt. Nghĩa là có "DŨNG" và "LƯỢC". Và cuối cùng, họ phải gồm những người thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng. Nghĩa là có "TRÍ".

Một sự lãnh đạo có đủ Nhân-Dũng-Lược nhưng không thấu triệt được vấn đề cần giải quyết của cộng đồng không thể đưa con tàu cộng đồng đến được đích chiến thắng.
Trái lại, một sự lãnh đạo dù thiếu Nhân-Dũng-Lược, nhưng lại thấu triệt vấn đề của cộng đồng, vẫn có hy vọng mang thắng lợi về cho cộng đồng, dù thắng lợi đó phải trả bằng những gian lao và hy sinh to lớn.

Đời sống của 1 cộng đồng/cá nhân gồm nhiều thời kỳ. Với từng cá nhân mỗi thời kỳ khoảng 10 năm. Với 1 cộng đồng, mỗi thời kỳ có thể là một vài thế kỷ (theo lịch sử nhân loại từ Trung cổ đến giữa thế kỷ 20).

Tuy nhiên, thời nay đã khác xưa. Khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng (với tốc độ ngày càng tăng của thời đại kỹ thuật số ở trình độ cao) đang thúc đẩy rất nhanh quá trình chuyển biến. Không phải là "Đi tắt đón đầu" như kiểu chạy ẩu, chạy bừa tán loạn ngoài đường đang thấy hiện nay mà phải phát triển đúng hướng, có nghiên cứu một cách khoa học và hiệu quả. Như vậy, chúng ta mới có thể có sự đột phá, làm được điều thần kỳ mà những nước khác đã thực hiện thành công.

Quá khứ vinh quang đã lùi vào dĩ vãng. Những chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" vẫn được truyền thông cách mạng truyền tụng, lặp đi lặp lại suốt hàng chục năm qua chẳng lẽ chỉ thuộc về những kẻ liều mình "cùi không sợ lở" hay "điếc không sợ súng", chẳng lẽ vì thế mà những người "thắng cuộc" đã lấn át tất cả, kể cả những ai tôn trọng lẽ phải và công lý với quan điểm/nhận thức văn minh hơn? Như vậy thì kết cục bây giờ là phản ánh quyền lợi cho những ai, vì cái gì? Càng đối diện với những gì đã xảy ra càng thấy rõ sự thật thì bất cứ ai yêu nước cũng cảm thấy cay đắng vì dân tộc này đã hy sinh quá nhiều, phải chịu những mất mát quá lớn trong một cuộc chiến kéo dài, đẫm máu và vô cùng tàn khốc để đổi lấy một kết cục như thế này thôi hay sao.

Các bạn đọc tiếp phần sau ở đây

Chữa đau lưng

Nằm ngửa trên giường và làm động tác con sâu bò  !

Bài tập thể dục này có thể nhanh chóng loại bỏ chứng mỏi lưng, đau cột sống nhờ những động tác đưa hệ xương hợp đi vào trật tự vốn có của nó.


Bác sĩ xương khớp, chuyên gia y học chỉnh hình Lâm Thừa Cơ (TQ) cho biết, mỗi ngày cơ thể hoạt động và làm việc nhiều khiến hệ xương mệt mỏi, đặc biệt là cột sống luôn phải làm việc quá tải.
Muốn 24 giờ khỏe mạnh, ít nhất bạn cần phải làm động tác này mỗi sáng sau khi thức dậy. Đây là động tác dành cho những người muốn duy trì sức khỏe của cột sống một cách bền bỉ.
Yêu cầu: Phải kiên trì tập vào các buổi sáng, ngay khi bạn thức dậy và vẫn nằm trên giường.
Bác sĩ Cơ cho rằng, bệnh đau mỏi lưng thường xuyên rất khó được chữa khỏi bằng cách uống thuốc, nếu hiểu được quy luật vận động và phục hồi của xương để phối hợp tập thể dục, bạn sẽ tận hưởng được sức khỏe thật sự của chính mình.
Phòng chống đau cột sống, thoát vị đĩa đệm gây ra theo cách này sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bài tập này thích hợp cho người làm việc văn phòng, những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính, thương nhân hay phải đi lại, những người làm nghề lái xe hoặc công nhân.
Làm động tác này giúp bạn tránh được hiện tượng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, khôi phục lại hệ xương khớp vào trạng thái khỏe mạnh ban đầu. Hãy dành hơn 2 phút để xem video và làm theo hướng dẫn.

Động tác 1: Tư thế di chuyển con sâu
Tác dụng: Khôi phục lại hệ xương cột sống và cơ lưng, kéo dài và làm giãn sống lưng, tăng cường chức năng của tim và phổi.
Thực hiện từ 2-3 phút, nằm ngửa trên giường, 2 tay để thẳng lên đầu, cả người duỗi thẳng từ bàn tay đến ngón chân. Chú ý mũi chân phải thẳng.
Khi đẩy hông sang trái thì tay và chân hướng sang phải, di chuyển tại chỗ như dáng con sâu đang bò.
Động tác 2: Co gối quạt chân
Tác dụng: Khôi phục lại hệ xương cột sống và cơ lưng, giảm nhẹ áp lực, căng thẳng của não, tăng cường chức năng của tim và phổi.
Thực hiện khoảng 50 lần (trái/phải), nằm ngửa trên giường, duỗi tay lên trên đầu, đan ngón tay vào nhau, thả lỏng.
Co đầu gối, thả lỏng cơ thể, đánh chân sang trái/phải hết khả năng trong khi phần thân trên giữ nguyên, thả lỏng cơ thể khi thực hiện, thả đầu xuống dưới để lưng cong nhẹ khi vận động, nếu khó chịu thì nằm hẳn trên giường.
Lưu ý: Những người dễ bị đau đầu chóng mặt khi thực hiện động tác thì nên nằm thẳng đầu trên giường là được. Không cần thả đầu xuống dưới. Người mới tập thử nên làm từng bước một.
Bác sĩ Lâm Thừa Cơ đánh giá đây là bài tập rất tốt để phòng bệnh đau lưng, mỏi cột sống.
Những người chưa bị bệnh thì nên tập để phòng bệnh. Những người đã mắc bệnh thì cần tập đều đặn vào mỗi buổi sáng. Người bệnh nặng kiên trì tập cũng sẽ khỏi bệnh.

Friday, July 28, 2017

Rơi lệ vì hơn 2.000 người đến tiễn biệt người phụ nữ làm ăn thua lỗ suốt 55 năm

Thật nghẹn ngào khi hơn 2.000 người đến tiễn biệt một người phụ nữ "bình thường nhưng không hề tầm thường", vì người phụ nữ này là chủ hàng cơm làm ăn thua lỗ suốt 55 năm trời, nhưng người vẫn làm cho đến khi qua đời, vì nguyên nhân đó khiến hàng nghìn người rơi lệ tới đưa tang được người người kính cẩn gọi bà là "Bồ Tát sống", là "Thần hộ mệnh của người lao động nghèo".

Người ta thường nói "khi bạn sinh ra, tất cả mọi người xung quanh đều cười, chỉ riêng bạn là khóc; bạn hãy sống sao để khi bạn lìa đời, tất cả mọi người xung quanh đều khóc, chỉ riêng bạn mỉm cười". Quả thật, chỉ cần nhìn vào đám tang của ai đó, người ta sẽ biết họ từng đối xử với mọi người như thế nào và được người khác yêu quý bao nhiêu.

Không phải quan chức, chẳng phải ngôi sao hay là một người có quan hệ rộng, ấy vậy mà một cụ bà thường dân ở Đài Loan, Trung Quốc đã khiến cho dư luận phải xôn xao vì vào ngày bà rời xa thế giới này, có tới hơn 2.000 người đến tiễn biệt bà trong nước mắt.

Bà Trang Chu Ngọc Nữ sinh năm 1920 tại Bành Hồ, Đài Loan, Trung Quốc. Năm 16 tuổi, bà kết hôn với một người đàn ông cùng quê rồi chuyển đến Cao Hùng, Đài Nam sinh sống.

Không lâu sau, chồng bà đi lính, để bà một mình nuôi đứa con thơ nơi thành phố xa lạ, rộng lớn. Cuộc sống khi ấy vô cùng khốn khó, người mẹ trẻ phải mưu sinh bằng công việc đánh xe bò vừa vất vả lại chẳng kiếm đủ tiền ăn, không có nơi để trú ngụ.

Đúng vào giai đoạn khó khăn nhất, hai mẹ con bà đã được những người công nhân tốt bụng cưu mang. Tuy cuộc sống của họ cũng chẳng lấy gì làm khá khẩm, phải làm việc quần quật suốt cả ngày mà chỉ kiếm được chút tiền ít ỏi, thế nhưng họ vẫn dang rộng vòng tay đùm bọc những người khổ sở hơn mình.

Khi đó, bà Ngọc Nữ mới thực sự hiểu được thế nào là tình người. Bà vô cùng trân trọng tình cảm cũng như ân nghĩa mà những người công nhân đã trao cho mình.

Sau chiến tranh, chồng bà trở về, hai vợ chồng họ chăm chỉ làm lụng và cuộc sống dần trở nên khá giả. Bà Ngọc Nữ lúc này liền quay lại tìm những vị ân nhân năm xưa để trả ơn, thế nhưng tất cả bọn họ đều từ chối nhận sự báo đáp của bà, bởi họ cho rằng đó là những việc mình nên làm và hoàn toàn không mong đợi sự hồi báo. Suy nghĩ mãi, bà Ngọc Nữ đã quyết định nấu cơm mang đến cho họ mỗi ngày mà không nhận bất kỳ khoản chi phí nào.


Thế rồi, bà nhận thấy rằng tất cả những người công nhân ở khu lao động nghèo ấy đều đi sớm về muộn, chi tiêu cực kỳ dè sẻn và ăn uống rất khổ sở. Đồ ăn của họ vừa nguội ngắt lại vừa ít ỏi, có những người ăn chẳng bao giờ đủ no. Thậm chí có một số người trong đó còn không kiếm nổi một chỗ ở tử tế.

Trước tình cảnh này, bà Ngọc Nữ đã nghĩ cách chia ngôi nhà của mình thành nhiều căn phòng nhỏ rồi cho những người công nhân ở miễn phí. Bên cạnh đó, bà còn mở một sạp cơm tự chọn nho nhỏ cũng miễn phí để giúp đỡ những người nghèo khó hơn mình.

Suốt nhiều năm trời, cho dù trời nắng hay trời mưa, giá thịt tăng hay giá rau giảm, bà Ngọc Nữ vẫn đều đặn nấu cho hàng trăm công nhân sống quanh đó 3 bữa ăn nóng hổi mỗi ngày. Trước những hành động thiết thực này, nhiều người đã kính cẩn gọi bà là "Bồ Tát sống", là "Thần hộ mệnh của người lao động nghèo"...

Lâu dần, sạp cơm tự chọn của bà Ngọc Nữ ngày càng thu hút thêm nhiều thực khách. Mọi người kiến nghị bà thu tiền chứ không phát cơm miễn phí nữa để họ đỡ cảm thấy áy náy. Bà Ngọc Nữ đắn đo rồi đưa ra mức giá rẻ mạt chỉ 3 Đài tệ (tương đương 2 nghìn đồng), rồi tăng lên 5 Đài tệ (tương đương 3,5 nghìn đồng), và cuối cùng dừng ở con số 10 Đài tệ (tương đương 7 nghìn đồng)/suất trong nhiều năm liền. Đôi khi, bà để cho những người lao động nghèo tuỳ tâm trả tiền, bởi bà biết có những lúc họ chẳng có nổi 10 Đài tệ trong người để đi ăn cơm.

Thử hình dung xem, giữa thời buổi kinh tế ngày càng khó khăn, vật giá leo thang chóng mặt như hiện nay, bạn sẽ mua được gì với số tiền ít ỏi ấy? Vậy mà mỗi ngày, có ít nhất 200 người công nhân nghèo chỉ cần bỏ ra vài nghìn lẻ là có cơ hội được thưởng thức những bữa cơm nóng hổi, đầy đủ dưỡng chất do chính tay bà Ngọc Nữ nấu trong suốt nhiều năm liền.

Có lẽ chẳng có bà chủ quán ăn nào vất vả như bà Ngọc Nữ, bà chẳng bao giờ biết tiền lãi là gì, bởi vì đến vốn bà còn chẳng bao giờ thu về đủ. Để có tiền mua nguyên liệu mỗi ngày, bà đã phải hy sinh toàn bộ khoản tiền dưỡng lão của mình, bà phải bán hết 7 gian nhà mà vợ chồng bà đã tích cóp cả đời mới mua được, thậm chí bà còn phải đi nhặt rác kiếm thêm thu nhập và nợ người ta đến 500 nghìn Đài tệ (tương đương 358 triệu đồng).

Không mong hồi báo, cũng chẳng cần điều kiện, bà Trang Chu Ngọc Nữ cứ âm thầm giúp đỡ những người lao động nghèo suốt 55 năm trời. Các con bà và cả những người hàng xóm đều không thể hiểu nổi bà làm những việc đó để làm gì, bà hy sinh như vậy để đánh đổi điều gì?

Có lẽ, đối với bà lão này, giúp người là niềm vui, là lẽ sống của đời bà, như vậy là đủ rồi.


Thời gian dần trôi, bà Ngọc Nữ ngày càng già yếu, răng cũng rụng gần hết, đi lại cũng khó khăn hơn trước rất nhiều. Thế nhưng, bà vẫn kiên quyết duy trì hàng cơm chưa bao giờ có lãi của mình.

Đến năm 70 tuổi, khi sức khoẻ đã đi xuống, bà đành phải điều chỉnh cường độ bán hàng xuống 2 bữa cơm mỗi ngày, thay vì 3 bữa như xưa.

Năm 80 tuổi, tuy nằm trên giường bệnh nhưng bà Ngọc Nữ vẫn mải lo lắng không biết những người công nhân ăn có đủ no không, ai sẽ lo cho họ nếu bà ra đi... Chính điều này đã tiếp thêm cho bà động lực để nhanh chóng khỏi bệnh và tiếp tục duy trì quán cơm của mình.

Năm 96 tuổi, bà Trang Chu Ngọc Nữ vĩnh viễn rời xa thế giới này. Hơn 2.000 người đã đến tiễn đưa bà về nơi an nghỉ cuối cùng. Những giọt nước mắt tiếc nuối, những tiếng nấc nghẹn vì xót thương khiến cho người ta cảm nhận được lòng kính trọng và tình yêu thương vô bờ bến mà những người xung quanh dành cho bà.

Đến lúc này, các con của bà Ngọc Nữ và những người hàng xóm mới vỡ lẽ, thì ra mọi việc mà bà làm bấy lâu nay là không hề vô ích, kỳ thực thì bà vẫn luôn bận rộn vun vén một mầm cây, một mầm cây cao lớn vô  tận mang tên tình yêu thương...

Có thể, bạn chỉ là một hạt bụi trong cuộc đời này, bạn không có khả năng làm nên những điều vĩ đại hay giúp thế giới đổi thay, thế nhưng, bạn có thể dùng những hành động nhỏ nhặt của mình để tô điểm thêm cho cuộc sống muôn màu. Chỉ cần là một bát cơm nóng hổi khi đói lòng, hay một ngọn lửa nhỏ sưởi ấm giữa đêm đông... chắc chắn rằng bạn sẽ góp phần khiến cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

Tuy cuộc sống vô cùng vất vả, nhưng bà Ngọc Nữ luôn cảm thấy mãn nguyện với những việc mình làm.

Quán cơm đặc biệt của bà phục vụ ít nhất 200 người lao động nghèo mỗi ngày.

Có lẽ bạn cũng giống tôi, không thể cầm được nước mắt khi biết nguyên nhân thực sự khiến cụ bà này làm ăn thua lỗ suốt 55 năm qua...

Lê Minh (Debrecen,VIDI69) st

Thursday, July 27, 2017

Singapore: Ghi chép tháng 7 (5)

Các bạn trở lại phần trước ở đây

LEE KUAN YEW & PAP

Những quốc gia phát triển thần kỳ ở châu Á đều gắn liền với tên tuổi của những nhà cải cách/lãnh đạo xứng danh, những người có sứ mạng và trách nhiệm lớn lao với đất nước và dân tộc của mình. Sức mạnh của dân tộc là cộng lực từ sức mạnh của những gì tinh túy nhất, mạnh mẽ nhất tập trung trong con người họ, biến thành ý chí của cả một dân tộc, chiến thắng mọi trở ngại để giành được thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, trở thành những quốc gia phát triển vững mạnh, phú cường.

Là linh hồn của PAP, LEE KUAN YEW thường được nói đến bằng tên viết tắt của ông (LKY). Ông là Thủ tướng đầu tiên của Singapore, điều hành trong ba thập kỷ (1959 - 1990). Lee được công nhận là cha đẻ của đất nước, với đất nước được miêu tả là đã chuyển từ Thế giới thứ ba sang thế giới thứ nhất và hiện là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. 



Là lãnh đạo cấp cao nhất của Singapore, LÝ QUANG DIỆU là vị Thủ tướng phục vụ lâu nhất trong lịch sử của nước Cộng hòa Singapore. Ngay cả khi đã rời bỏ chức vụ thủ tướng, ông vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại xứ đảo này. Dưới thời của ông, Singapore đã trở thành quốc gia thịnh vượng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Sau khi theo học tại Trường Kinh tế London, Lee tốt nghiệp từ trường đại học Fitzwilliam College, Đại học Cambridge, với bằng danh dự hai lần đầu tiên trong danh sách về luật pháp. Năm 1950, ông trở thành luật sư và thực hành luật cho đến năm 1959. Lee đồng sáng lập Đảng Nhân dân Hành động (PAP) vào năm 1954 và là Tổng thư ký đầu tiên cho đến năm 1992, dẫn dắt đảng này đến tám chiến thắng liên tiếp. Sau khi Lee quyết định từ chức Thủ tướng vào năm 1990, ông làm Bộ trưởng cấp cao dưới quyền kế nhiệm ông Goh Chok Tong cho đến năm 2004, sau đó là Bộ trưởng Bộ Tư pháp (một cố vấn) cho đến năm 2011, dưới quyền con trai Lee Hsien Loong. Tổng cộng Lee đã giữ các chức vụ bộ trưởng tiếp theo trong 56 năm. Ông tiếp tục phục vụ khu vực bầu cử Tanjong Pagar của ông trong gần 60 năm làm Thành viên Quốc hội cho đến khi ông qua đời. Từ năm 1991, ông chỉ đạo nhóm 5 thành viên Tanjong Pagar GRC, và đã trở lại không bị áp đặt vào cuộc bầu cử năm lần.

Lee đã vận động để nước Anh từ bỏ chế độ thuộc địa của mình và cuối cùng đã đạt được thông qua một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc để hợp nhất với các lãnh thổ khác của Anh để hình thành nên Malaysia năm 1963. Tuy nhiên, cuộc xung đột sắc tộc và sự khác biệt ý thức hệ đã dẫn đến sự tách rời để trở thành một quốc gia-thành phố có chủ quyền hai năm sau đó. Với sự kiểm soát của nghị viện áp đảo ở mọi cuộc bầu cử, Lee đã chứng kiến sự chuyển đổi của Singapore từ một thuộc địa của Anh với một bến cảng nước sâu/tự nhiên trở thành con cọp của nền kinh tế Châu Á. Trong quá trình này, ông đã tạo ra một hệ thống chính quyền/công vụ có hiệu quả cao và không thể bị hủy hoại. Nhiều chính sách của ông hiện đang được giảng dạy tại Trường Chính sách công Lee Kuan Yew.

Lý tưởng của Lee là chủ nghĩa tinh anh (elitism), Lee đã bỏ qua các chính sách dân chủ để ủng hộ các biện pháp kinh tế và xã hội thực tế dài hạn. Với phương châm làm giàu và chủ nghĩa đa chủng là nguyên tắc quản trị. 

Về vấn đề ngôn ngữ chung của Singapore, dù người Hoa chiếm 78% dân số (còn lại là người Malay, Tamil và người Âu nhập cư) ông đã chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất, các tiếng mẹ đẻ (của các dân tộc ở trên) là ngôn ngữ thứ hai, đều được công nhận là ngôn ngữ chính thức của Singapore. Chọn lựa quyết đoán và cứng rắn của ông đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của cộng đồng người Hoa ở Sing mà ông gọi là những "người Hoa theo chủ nghĩa Sô-vanh" (Chinese Chauvinist). Ông cũng phải huy động cả bộ máy an ninh để ngăn ngừa những cuộc biểu tình nghi là có bàn tay của TQ.
Singapore hiện đang là 1 trong những nước sử dụng tiếng Anh tốt nhất thế giới (dù đó là thứ tiếng "Singlish"), vì thế họ thu hút đầu tư và hòa nhập dễ dàng vào nền kinh tế thế giới. Việc này đã thúc đẩy Singapore phát triển nhanh chóng và tạo thuận lợi trong quan hệ thương mại với phương Tây. Chủ trương dạy song ngữ trong trường học còn bảo vệ ngôn ngữ mẹ đẻ và bản sắc dân tộc của học sinh. 

Nguyên tắc của Lee đã bị chỉ trích vì cắt giảm quyền tự do dân sự (các cuộc biểu tình công khai, kiểm soát truyền thông) và đưa ra những cáo buộc chống lại những kẻ chống đối chính trị. Ông lập luận rằng các biện pháp kỷ luật như vậy là cần thiết cho sự ổn định chính trị, cùng với các quy định của pháp luật, là cần thiết cho tiến bộ kinh tế.

Vào ngày 23 tháng 3 năm 2015, LEE KUAN YEW qua đời vì bệnh viêm phổi ở tuổi 91. Trong một tuần lễ tang, 1,7 triệu cư dân và khách đã bày tỏ lòng kính trọng đối với ông tại Tòa nhà Quốc hội và tại các địa điểm khác để ghi nhận những cống hiến của ông với xứ đảo này. 

(st từ nhiều nguồn)

Chết bởi con rồng đỏ TQ

Trong một cuộc di dân vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, Tàu đang biến cải toàn thể Phi Châu thành một thuộc địa mới. Tương tự như Tây Phương đã làm trong thế kỷ 18 và 19—nhưng quyết liệt và với tầm cỡ lớn hơn nhiều—Bắc Kinh muốn Phi Châu là “chư hầu” ở xa, để vừa giải quyết vấn nạn dân số quá đông, và vừa lấy được tài nguyên.
(Daily Mail Online)

Trong khi các hãng xưởng của Mỹ tiếp tục đóng bụi, trong khi các chính khách Mỹ và các nhà lãnh đạo quân sự chỉ chăm chú vào Trung Đông, và trong khi các chính trị gia ở Washington mê ngủ, Tàu cứ tiến tới. Một triệu quân Tàu di chuyển không ngừng ngang dọc Phi Châu và Nam Mỹ để chiếm các nguyên liệu chiến lược, và chiếm các thị trường mới nổi, không cho Mỹ, Âu Châu, Nhật, và các xứ khác vào. Đây là một cái đinh nữa đóng vào nắp quan tài của ngành sản xuất của Mỹ và của thế giới. Thế giới cần phải coi chừng cái đế quốc đang vươn lên này.

Con Rồng Đế Quốc Tàu là đứa con hoang của Con Rồng Sản Xuất vô độ—tiêu thụ nửa số lượng xi măng và gần nửa số thép của thế giới, một phần ba đồng của Tàu, một phần tư aluminum, và những số lượng vĩ đại các thứ khác như antimony, chromium, cobalt, lithium, zinc, và gỗ. Chính những tài nguyên này và các thứ khác từ nhiều nơi trên thế giới góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế và mức sống của mọi quốc gia.

Bauxite và sắt từ những nước như Guinea và Tanzania được dùng để chế biến thành aluminum và thép mà chúng ta cần để sản xuất máy bay ở Seattle , Wahington và để đóng tàu ở Bath , Maine . Đồng từ Chile để làm dây điện, cobalt từ Congo dùng trong các xưởng cơ khí ở Michigan , và niobium từ Brazil dùng trong nhiều thứ từ máy hỏa tiễn cho quốc phòng đến lò điện nguyên tử dân sự.

Lithium từ Bolivia và Nambia dùng trong bình điện xe hơi lai (hybrid), manganese từ Gabon dùng để sản xuất bình nước uống bằng nhựa, và titanium từ những nơi như Mozambique , Madagascar , và Paraguay để sản xuất thép tốt dùng trong việc chế tạo máy bay tuyệt vời Boeing 787 Dreamliner hoặc đầu gối và hông nhân tạo của Johnson & Johnson.

Nhưng Tàu muốn tất cả những tài nguyên thiên nhiên ở tất cả các nước này là của Tàu, dành riêng cho ngành sản xuất của Tàu và để tạo việc làm trong nước Tàu. Nếu chúng ta thụ động đứng nhìn để Tàu tự tung tự tác, thì nên tự đào hố chôn nền kinh tế của chúng ta bằng cái xẻng mạ vàng làm ở Thượng Hải. Nhưng nếu muốn trực diện đế quốc đang lên này để bảo vệ nền kinh tế và an ninh quốc gia, chúng ta cần hiểu rõ trò “nhử mồi” của Bắc Kinh.


Trò Nhử Mồi của Đế Quốc Rồng

Dân của lục địa đẹp mê hồn này cần sự tiến bộ. Nhưng Tàu đến đây không phải để giúp, mà là để cướp. 

Kế hoạch nhử mồi của Tàu luôn luôn bắt đầu bằng cùng một cách: Chủ tịch nước, hoặc thủ tướng, hoặc bộ trưởng thương mại đến thủ đô của một xứ xa xôi như Djibouti hay Niger hay Somalia , mà nhiều người Mỹ chẳng biết mấy chỗ này ở đâu trên bản đồ thế giới. Ông ta giơ cao vẫy vẫy một tấm chi phiếu to và hứa hẹn cho vay rộng rãi với lãi suất thấp để xây dựng hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống, hải cảng, xa lộ; hoặc phí phạm như dinh tổng thống tráng lệ, hoặc AK47 để các lãnh tụ độc tài chà đạp người dân.
Đổi lại, thuộc địa mới chỉ cần chấp nhận hai điều kiện:


Đầu tiên, muốn nhận tiền thì phải giao nộp các tài nguyên thiên nhiên—như vậy Tàu có thể chiếm trọn cho riêng mình tài nguyên thiên nhiên của thuộc địa.
Thứ nhì, phải mở cửa cho hàng đã thành phẩm từ các xưởng sản xuất của Tàu tràn vào thị trường thuộc địa—như vậy Tàu chiếm luôn thị trường mới nổi này.

Phương pháp để có tài nguyên của Tàu khác rất xa phương pháp của hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, trong đó mọi người dựa vào thị trường toàn cầu để điều phối năng lượng và nguyên vật liêu qua hệ thống giá cả. Phương pháp phân phối tài nguyên bằng thị trường tự do là cốt lõi của nền kinh tế thế giới để mọi người cùng có lợi. Nhưng thay vì hợp tác kiểu tư bản, đế quốc tư bản Bắc Kinh lại chỉ muốn làm đế quốc.

Cái kiểu nhử mồi của con Rồng đang được áp dụng ở Phi Châu, Nam Mỹ, và phần lớn Trung Á, là định nghĩa chính xác cho chủ nghĩa đế quốc: Cướp tài nguyên thiên nhiên của thuộc địa mà những tài nguyên này là tài sản duy nhất của thuộc địa. Mang những tài nguyên này về Tàu thay vì sử dụng tại chỗ để giúp phát triển thuộc địa. Rồi sau đó chuyển ngược những tài nguyên này lại thuộc địa dưới dạng hàng đã thành phẩm.

Phương pháp này tạo việc làm cho xứ sở của đế quốc, giúp các công ty đế quốc kiếm tiền, và dĩ nhiên khiến số người thất nghiệp ở thuộc địa càng nhiều thêm. Phần thuộc địa được hưởng là những việc khai thác nguy hiểm lương thấp, trong khi các việc sản xuất được đưa về Quảng Châu hay Thành Đô ( Chengdu ) hay Thượng Hải. Tốt Tàu hưởng, xấu thuộc địa chịu.
(Daily Mail Online)

Ngoại Giao Bằng Tiền Kiểu Tàu

Khi quan sát thực tế tại chỗ, chúng tôi tưởng như Tàu đã chiếm Phi Châu. (Ngoại Trưởng Musa Kusa của Libya.)


Thực ra trò nhử mồi của Tàu đang xảy ra khắp nơi trên địa cầu.


Angola đã trả nợ cho Tàu số lượng dầu trị giá 10 tỉ đô la và vẫn còn tiếp tục.

Cộng Hòa Dân Chủ Congo đến nay đã trả cho Tàu số lượng tài nguyên tương đương nhiều tỉ đô la.

Ghana đang trả bằng hạt ca cao,

Nigeria trả bằng khí đốt

Sudan lấy vũ khí và trả Tàu bằng dầu. Không một nước nào có lợi trong cuộc trao đổi với Tàu.

Trong khi đó ở Peru , Tàu đang làm chủ cả một ngọn núi đồng; và để mua núi Toromacho của Peru.

Tàu đã học từ một câu nói nổi tiếng của W. C.Field, “Không bao giờ cho kẻ khờ một cơ hội.” Thực tế là Tàu đã mua được kho đồng quý giá này chỉ với 3 tỉ đô la, kể cả tiền hối lộ, và giờ đang lời tới mức 2,000 %. Trong khi đó các vấn nạn đói khát, mù chữ, nghèo khó, tai nạn lao động, và môi trường ô nhiễm thì dân Peru lãnh đủ.

Trường hợp Peru đã tệ, việc Bắc Kinh trao đổi với lãnh tụ giết người Robert Mugabecủa xứ Zimbabwe còn tệ hơn.

Bạo chúa già nua run rẩy này đang cai trị một trong các xứ nhiều tài nguyên thiên nhất và cũng có ít việc làm nhất của thế giới, đã bán số lượng dự trữ platinum của Zimbabwe trị giá 40 tỉ đô la cho Tàu với giá chỉ 5 tỉ, rồi hắn dùng tiền này để xây lâu đài mới, sắm trực thăng vũ trang, hiến đâu cơ phản lực, và súng ống để đè đầu cưỡi cổ dân Zimbabwe .

Chỉ có Tàu mới có khả năng làm vụ kỳ thị và đàn áp người da đen (Apartheid) trước kia trở nên chuyện nhỏ khi so sánh với tình trạng hiện nay.

“Rồi sao?” Có thể bạn hỏi vậy. Tàu cũng phải được hưởng tài nguyên như Mỹ hay Âu Châu hay Nhật chứ! Và tại sao người Mỹ cần phải để ý khi Tàu bóc lột mấy xứ Phi Châu tham nhũng thối nát, hoặc mấy xứ nghèo mạt ở Nam Mỹ? Nếu lãnh đạo của mấy cái xứ tồi tệ này ngu quá hay tham quá để Tàu lừa gạt, thì kệ họ chứ! 

Làm sao mà chuyện này ảnh hưởng được đến mấy người làm cho các hãng cơ khí sản xuất đồ bằng graphite ở Bensenville, Illinois, kính màu cho nhà thờ ở Kokomo, Indiana , hoặc bàn ghế gỗ ở Asheboro , North Carolina ? Và làm sao trò nhử tiền của Tàu lại ảnh hưởng được đến hy vọng tìm việc của những người trẻ tốt nghiệp đại học UC Berkeley với bằng hóa học, hoặc tốt nghiệp Georgia Tech với bằng kỹ sư?… Rồi, ít ra sau đây là một câu trả lời.

Bằng cách thiết lập các thuộc địa ở Phi Châu, Á Châu, và sân sau của Hoa Kỳ là Nam Mỹ, Tàu càng ngày thâu tóm càng nhiều tài nguyên của thế giới. Kế hoạch này cho Tàu ở vị thế độc quyền về tài nguyên với giá thấp nhất—và như vậy Tàu có lợi thế cạnh tranh với Mỹ và với cả thế giới.

Thực ra kế hoạch thâu tóm tài nguyên thế giới của Tàu cũng tương đương với việc cấm vận tài nguyên đối với các quốc gia khác trên thế giới.
Vì khi Tàu kiểm soát bauxite ở Brazil , Equatorial Guinea , và Malawi ; đồng ở Congo , Kazakhstan , và Nambia; sắt ở Liberia và Somalia ; manganese ở Burkina Fasco, Cam Bốt, và Gabon ; chì ở Cuba và Tanzania ; zinc ở Algeria , Kennya , Nigeria , và Zambia , thì đâu còn gì cho các xưởng ở Cincinnati và Memphis và Pittsburgh —và Munich và Yokohama và Seoul .

Chuyện Tàu “cấm vận” khiến xe hơi tương lai sẽ được sản xuất ở Lan Châu ( Lanzhou ) và Vu Hồ ( Wuhu ) thay vì ở Detroit và Huntsville ; máy bay tương lai sẽ được sản xuất ở Binzhou và Thẩm Dương ( Shenyang ) thay vì ở Seattle và Wichita ; chíp máy vi tính tương lai sẽ được làm tại Đại Liên ( Dalian ) và Thiên Tân (Tianjin) thay vì tại Silicon Valley; và thép của thế kỷ 21 sẽ được sản xuất ngày càng nhiều hơn ở Đường Sơn (Tangshan) và Vũ Hán (Wuhan) thay vì ở Birmingham, Alabama, và Granite City, Illinois .

Đây chắc chắn không phải là cách thị trường tự do và sự hợp tác thương mại quốc tế hoạt động. Và tất cả chúng ta đáng lẽ phải nổi nóng với chuyện đang xảy ra này. Nhưng trong các phòng họp chính trị ở Berlin, Tokyo, và Washington, thái độ của các chính khách có vẻ ngày càng giống như Rhett Butler trong phim Cuốn Theo Chiều Gió: “Anh nói thiệ tcưng nghe, anh chẳng thèm để ý.



Dân Con Rồng Tràn Ngập Đại Lục Đen

Không cần biết Tàu nói gì, thực tế rõ ràng là không phải chỉ có kỹ sư và khoa học gia Tàu đến Phi Châu. Nông dân cũng đến luôn. Đúng là thực dân kiểu mới. Hoàn toàn không có đạo đức, không có giá trị gì cả.—Mustafa al-Gindi, Thành viên Nghị Viện Ai Cập.

Trong khi Tàu phát triển và các nước sản xuất khác có nguy cơ xuống dốc, các thuộc địa mới của Tàu như Angola và Zimbabwe vẫn trong tình trạng đói nghèo, và thường bị nội chiến. Mặc dù các thuộc địa này có nhiều tài nguyên thiên nhiên, sự đói nghèo và xung đột ở Phi Châu là kết quả trực tiếp do sự tráo trở của Tàu. Lúc đầu Tàu hứa hẹn cho vay tiền để xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương. Nhưng khi khởi công thì Tàu lại xuất cảng đội quân cả triệu công nhân qua để làm. Thay vì thuê kiến trúc sư, kỹ sư, công nhân, xe tải, tại địa phương, Tàu đưa dân Tàu qua tối đa, chỉ thuê dân địa phương ở mức tối thiểu.

Tác giả của quyển sách Safari Của Tàu (China Safari) mô tả tình trạng ở Sudan như sau:
Người Tàu khoan dầu và bơm dầu vào ống dẫn của Tàu đưa lên tàu của Tàu để chở về Tàu dưới sự bảo vệ của nhân viên Tàu. Công nhân Tàu làm đường làm cầu và xây đập nước khổng lồ khiến nhiều chục ngàn dân địa phương và nhiều ngàn điền chủ phải di tản. Nông dân Tàu tự sản xuất thực phẩm cung cấp cho đội quân lao động Tàu, hoặc nhập cảng các thực phẩm khác từ Tàu. Tàu cũng trang bị vũ khí cho các lãnh tụ tồi tệ địa phương để phạm tội ác với con người, và bảo vệ cái chế độ đó trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Và đây là âm mưu của Tàu mà ít ai để ý. Ngoài mục đích thâu tóm tài nguyên và chiếm lĩnh thị trường mới, Bắc Kinh còn có kế hoạch xuất cảng nhiều triệu dân Tàu qua các xứ thuộc địa ở Phi Châu và Nam Mỹ để giảm sức ép do dân số quá đông ở Tàu. Trong quyển China Safari, một khoa học gia Tàu đã giải thích kế hoạch đổ bộ dân Tàu như sau:

Chúng tôi có 600 con sông ở Tàu mà hết 400 sông kể như chết vì ô nhiễm trầm trọng… Chúng tôi phải dời ít nhất 300 triệu dân qua Phi Châu thì may ra mới giải quyết được tình trạng.

Và đây là một thí dụ nhỏ về việc Tàu chơi ép để xuất cảng dân qua Đại Lục Đen: Khi Nambia không thể trả nợ, mấy tay cho vay cắt cổ ở Bắc Kinh ép Nambia phải nhận nhiều ngàn gia đình Tàu qua định cư. Bí mật này được tiết lộ bởi WikiLeaks; và không cần nói cũng biết là khi tin này xì ra, dân Nambia vô cùng phẫn nộ.

Có thể bạn cũng nổi điên nếu Tàu cũng ép Mỹ phải nhận di dân như vậy. Thử nghĩ xem, nếu vài tỉ đô la có thể khiến Tàu đưa được vài ngàn gia đình qua định cư ở Nambia, thì nước Mỹ phải nhận bao nhiêu trăm ngàn dân Tàu để trừ số nợ hai ngàn tỉ? Các tiểu bang như Montana và Wyoming còn rộng lắm mà phải không?

Sau đây là sự mô tả của nhà báo có tiếng Andrew Malone về kế hoạch biến Phi Châu thành của Tàu:

Một cách âm thầm, bẩy trăm năm chục ngàn dân Tàu đã định cư ở Phi Châu trong một thập niên qua. Và vẫn còn tiếp tục. Kế hoạch này đã được các giới chức Tàu tính toán cẩn thận. Một chuyên gia ước tính là Tàu cần phải đưa ba trăm triệu dân qua Phi Châu để giải quyết nạn nhân mãn và ô nhiễm.

Kế hoạch có vẻ như đang tiến hành tốt đẹp. Cờ Tàu đang bay khắp nơi ở Phi Châu. Những hợp đồng béo bở đang được ký kết để mua các thương phẩm như dầu, platinum, vàng, và khoáng chất. Các tòa đại sứ mới đang được xây và các đường bay đang được thành lập. Thành phần thượng lưu Tàu ở Phi Châu hiện diện khắp nơi, đi mua sắm ở những cửa hàng đắt tiền, lái xe Mercedes và BMW, cho con học trường tư riêng biệt…

Ở khắp nơi trên đại lục đẹp đẽ này, dân Tàu đang tràn vào như cơn nước lũ… Các khu đô thị biệt lập có hàng rào bao bọc đang mọc lên khắp nơi. Người da đen không được bén mảng. Ngay cả những quần áo đặc thù Phi Châu bày ở tiệm cũng được nhập cảng từ Tàu, mang nhãn “Made in China .”

Từ lời nhận xét gay gắt trên của Malone, bạn có thể thấy được phần nào rằng Tàu không chỉ xuất cảng công nhân xây dựng qua Phi Châu, Á Châu, và Nam Mỹ, mà Tàu còn đưa qua nông dân, thương nhân, và cả gái điếm!

Để dễ cảm nhận được sự xâm chiếm đất đai của Tàu, ta hãy giả sử rằng chính phủ Mỹ tịch thu vài triệu mẫu đất canh tác tốt ở Iowa và Nebraska đem cho Tàu, đuổi nông dân ở đó đi chỗ khác chơi, rồi phân chia vùng cho Tàu ở riêng, ăn uống riêng. Bạn thử nghĩ xem dân Mỹ sẽ phẫn nộ lên tới mức nào? Đó chính là điều đang xảy ra ở Phi Châu, nơi đã có hơn một triệu nông dân Tàu. Đúng vậy, hơn một triệu nông dân Tàu đang cày đất Phi Châu sản xuất thực phẩm để xuất cảng ngược về Tàu nuôi dân Tàu—ngay trong khi dân địa phương đang đói nghèo.

Đây là một sự thực cay đắng trong việc chiếm đất Phi Châu của Tàu: Theo tuần báo The Economist, Tàu đã chiếm hơn 7 triệu mẫu dầu cọ (palm oil) tốt của Congo để làm xăng hữu cơ.

Ở Zambia các nông trại Tàu đã sản xuất một phần tư số trứng được tiêu thụ ở thủ đô Lusaka . Ở Zimbabwe , theo báo Weekly Standard thì chế độ của Mugabe đã cho không Tàu những trang trại trước kia của người da trắng. Trong khi đó Con Ngựa Thành Troy mang cái tên mai mỉa “Nông Trại Hữu Nghị” đang được xử dụng ở các xứ như Gabon , Ghana , Guinea , Mali , Mauritania , và Tanzania để chiếm những khu nhỏ hơn hầu tránh bị để ý.

Chiếm Thị Trường Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh

Cùng với cơn lũ nông dân Tàu, nhiều đợt con buôn Tàu cũng tràn vào Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. Một số mang theo cơn lũ hàng Tàu vào các thành phố lớn như Kinshasa , Kampala , Lagos , Lima , và Santiago . Một số khác mạo hiểm hơn, đến lập nghiệp ở các nơi xa xôi đang có các công trình xây cất của Tàu khắp Phi Châu và Nam Mỹ.

Về chuyện gái điếm Tàu thì, giống như các công ty Tàu hạ giá thật thấp để tiêu diệt đối phương, các cô sống về đêm ở các quán rượu và nhà chứa cũng dùng cách rẻ tiền để loại đối thủ cạnh tranh. Các tác giả của quyển China Safari mô tả về tình trạng ở xứ nhiều gỗ Cameroon như sau:

“Gái điếm Tàu chỉ đòi có 2,000 CFA (4.25 đô la) trong khi các cô địa phương thì phải trên 5,000 mới chịu lên giường.”

Và đây lại thêm một chi tiết buồn cười nữa về lý do kinh tế khiến dân Tàu bỏ xứ ra đi: Khi cảnh sát giải thoát được một nhóm các cô do các tay buôn người đưa vào Congo-Brazzaville để làm điếm, những cô này lại nhất định đòi ở lại. Lý do là các cô kiếm được khá tiền hơn và được đối xử tốt hơn khi ở quê nhà Tứ Xuyên (Sichuan ). Thì ra làm điếm ở xứ Congo xa xôi còn khá hơn làm ruộng ở quê Rồng.

Tàu Xuất Cảng Sàn Gỗ Giết Người và Rác Độc Hại

Các công ty Tàu trả lương công nhân rất thấp và bắt họ làm việc nhiều giờ; làm sao đòi hỏi họ làm tốt hơn ở nước ngoài? Với 6,700 công nhân mỏ bị tai nạn chết mỗi năm (17 người một ngày)…làm sao trông mong được các công ty Tàu làm khá hơn ở các nơi khác trên thế giới? Tàu đã tàn phá hệ sinh thái nước Tàu trong quá trình hiện đại hóa nhanh chóng; làm sao ta có thể tin là Tàu sẽ tôn trọng môi trường như các nước Tây Phương?—Weran Jiang, Đại Học Alberta.

Với công nhân xây dựng, lái buôn, gái điếm, nông dân, hoặc cơn lũ hàng rẻ tiền đang khiến các cơ sở thương mại địa phương phải dẹp tiệm, Tàu đang xuất cảng các vấn nạn kinh tế và môi trường của họ qua các thuộc địa mới, đồng thời đẩy người dân bản xứ sâu vào hàng ngũ những người nhận cứu trợ hoặc phải đi ăn xin. Nhưng đây không phải là những hàng xuất cảng duy nhất.

Tàu cũng đang xuất cảng sự coi thường công nhân và sự coi thường môi trường. Như giáo sư Weran Jiang đã nói rõ, không có gì phải ngạc nhiên. Bởi vì các kế hoạch gia Tàu ở Bắc Kinh còn chẳng chịu bảo vệ công nhân và môi trường của chính họ, thì làm sao trông mong là họ tử tế với mấy nơi khác như mỏ cobalt ở Congo, rừng ở Gabon, mỏ bạc ở Peru , hay mỏ đồng ở Zambia?

Sự trâng tráo của Tàu khi tàn phá đất thuộc địa có vẻ như không có giới hạn. Ta hãy xem chuyện gì đã xảy ra khi công ty quốc doanh thuộc hàng lớn nhất của Tàu là Sinopec vào Gabon để tìm dầu. Năm 2002 chính phủ Gabon đã phân định một phần tư diện tích quốc gia toàn rừng nguyên sinh là vùng thiên nhiên cần được bảo vệ. Nhưng khi Sinopec vào Gabon tìm dầu, Sinopec bắt đầu ngay giữa khu rừng, đào bới ủi đất làm đường chằng chịt ngang dọc, đặt mìn tàn phá bừa bãi—mà chỉ bị chính quyền khẻ tay nhẹ.

Cũng như “kim cương máu” để mua vũ khí Tàu tàn sát người dân vô tội ở Congo , tiền bán gỗ cho Tàu được dùng để tài trợ và mua vũ khí cho cuộc nội chiến đẫm máu.


Người Hùng Trên Yên Ngựa Đâu Rồi?


Ở Nambia khi những công nhân bị đối xử tệ lên tiếng than phiền thì bị bảo rằng “hãy cố chịu đựng để đời con cháu được khá hơn.” Ở Kenya , khi bị hạn hán trầm trọng, dân chúng chặn công nhân làm đường để đòi được lấy nước uống từ một cái giếng duy nhất trong khu vực Tàu đang thi công. (Africa News)

Không khí sợ hãi và ghê tởm bao trùm các xưởng và mỏ của các ông chủ Tàu ở Phi Châu và Nam Mỹ, vì giống như ở Tàu, làm việc nhiều giờ, lương thấp, thiếu an toàn, và những ông xếp tàn ác—cùng với việc đổ bừa bãi đủ thứ chất thải độc hại vào môi trường chung quanh.

Chút chi tiết đẫm máu: Khi các công nhân ở mỏ than Collum Coal Mine miền Nam Zambia lên tiếng than phiền về lương thấp và điều kiện làm việc thiếu an toàn, ông xếp Tàu hung bạo dùng súng shotgun bắn gục 11 người. Người hùng trên yên ngựa của Clint Eastwood đâu rồi?

Vụ bắn này không phải là riêng lẻ. Chỉ vài tháng trước đó ở một mỏ khác ở Zambia, cuộc đình công trở thành cuộc bạo động khi một xếp Tàu bắn vào đám đông. Dĩ nhiên Bộ Ngoại Giao ở Bắc Kinh gọi cuộc thảm sát chỉ là “sự sai lầm.” Bạn nghĩ sao?

Sự Vô Đạo Đức Của Tàu Làm Hại Tây Phương

Trong 640 triệu vũ khí nhẹ đang lưu hành trên thế giới, khoảng 100 triệu ở Phi Châu. (Baffour Dokyi Amoa, Pambuzaka News)

Dù bị thiệt hại đủ thứ, câu hỏi là tại sao nhiều nước Phi Châu, Á Châu, và Châu Mỹ La Tinh lại mở rộng vòng tay với Tàu? Có nhiều câu trả lời, và câu trả lời tùy vào cái xứ đó thuộc loại nào.

Loại địa ngục Phi Châu nơi lãnh tụ là những kẻ vũ trang, sát nhân, hoặc những lãnh tụ “dân chủ” trá hình với thùng phiếu bị tráo và dân bị bầu dưới họng súng. Những chế độ đểu cáng như Angola , Sudan , và Zimbabwe luôn luôn ở đầu bảng.

Ở những xứ này và nhiều xứ Phi Châu và Nam Mỹ khác, nơi nền dân chủ yếu và lãnh tụ quân sự mạnh, thực dân Tàu áp dụng khẩu hiệu lạnh xương sống do chính Thủ Tướng Tàu Ôn Gia Bảo thốt ra ở nghị viện Gabon : “Chỉ buôn bán thôi, không có điều kiện chính trị gì cả.”

Với chủ trương này, Tàu làm ăn với bất cứ một chính quyền ngoại quốc nào mà không cần biết chính quyền ấy tàn ác bạo ngược hoặc thối nát đến đâu. Tàu hoàn toàn không hề chỉ trích hay không hề đặt ra một điều kiện nào về nhân quyền hoặc sổ sách minh bạch.

Vậy ta có thể thấy ngay rằng chủ trương vô đạo đức của Tàu trong lãnh vực ngoại giao cho Tàu một lợi thế rất lớn so với các nước văn minh như Mỹ, Anh, Pháp, và Nhật. Những nước văn minh hành động riêng lẻ hoặc qua một cơ chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, dùng các vũ khí ngoại giao như cấm vận kinh tế, phong tỏa tài khoản, và cắt viên trợ, để buộc các bạo chúa phải bớt hung hăng. Nhưng trong khi các nước văn minh tạo sức ép lên các bạo chúa thì Tàu lén luồn vào bằng cửa sau.

Khi Mỹ ngưng giao thương với Sudan vì quân đội Ả Rập của nước này đang giết người da đen ở Darfur ; khi Liên Hiệp Quốc cấm vận vũ khí đối với Ivory Coast hay Sierra Leone ; khi Âu Châu cố gắng tạo sức ép lên Eritrea hay Somalia ; ngay cả khi gần như toàn thế giới đang đòi lãnh tụ độc tài Robert Mugabe của Zimbabwe phải tôn trọng kết quả cuộc bầu cử, thì Bắc Kinh lợi dụng cơ hội nhẩy vào, cung cấp cho các bạo chúa này đủ thứ, từ vũ khí cá nhân và chiến đấu cơ phản lực đến máy vi tính và các phương tiện truyền thông.

Đây là một thí dụ cụ thể về việc “đổi máu lấy dầu” ở Dafur, trong đó vũ khí dùng để tàn sát dân là do Tàu cung cấp. BBC mô tả trong tài liệu “Cánh Đồng Thảm Sát Mới” như sau:

Nhiều ngàn phụ nữ và trẻ em bị hiếp dâm một cách có tổ chức ở Dafur trong khi các người chồng, người anh, và con trai của họ bị giết thê
thảm… Chính quyền thả bom trước rồi lính tràn vào làng mạc Phi Châu trên lưng lạc đà, ngựa, và xe tải… Nhiều làng bị tấn công tới năm lần.

Một phụ nữ tên Kalima… khóc than gọi chồng khi chồng cô bị đám lính giết, còn đứa con nhỏ 3 tuổi trên tay cô thì bị đám lính giật ra rồi thiêu sống tại chỗ. Bản thân cô bị đè ra hiếp dâm tập thể.

Như vậy, trong khi chúng ta ở các nước tự do dân chủ tôn trọng đạo đức thì Tàu lợi dụng cơ hội để thu hoạch kinh tế, bằng cách cung cấp AK47 cho nhiều ngàn lính trẻ con Phi Châu ở Liberia , Nigeria và Sierra Leone—trong khi máy ủi đất của Tàu vùi nhiều ngàn tử thi dưới những cánh đồng thảm sát ở Dafur.


Còn Nước Úc? Thế Giới Sụp Đổ

Công ty China Guangdong Nuclear Power Holding Co… muốn mua quyền kiểm soát công ty Energy Metals Ltd. của Úc với giá 83.6 triệu đô la Úc.
Đây là một phần làn sóng đầu tư của Tàu vào tài nguyên thiên nhiên của Úc. Việc công ty quốc doanh CGNPH muốn mua 70% chương trình khai thác uranium của Bigrlyi ở khu vực phía bắc nước Úc là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Tàu muốn lấn vào nước sản xuất uranium lớn nhất thế giới.

Tàu tỏ ý muốn mua công ty Úc giữa lúc liên hệ Úc-Tàu xuống mức thấp. Tháng vừa rồi Tàu giam giữ bốn nhân viên Anh-Úc của công ty Rio Tinto Ltd., trong đó có công dân Úc Stern Hu, với tội hối lộ và vi phạm bí mật quốc gia. Nhiều chính trị gia và bình luận gia không an tâm với việc Tàu muốn đầu tư lớn vào khu vực khai thác mỏ của Úc. 
(The Wall Strett Journal)

Điều ngạc nhiên về kế hoạch thực dân của Tàu là làm sao ngay cả các nền kinh tế phát triển và có cơ cấu dân chủ vững mạnh như Úc , Brazil , và Nam Phi, cũng bị đồng tiền Tàu lôi kéo.

Ta hãy xem nước Úc. Dân Úc có trình độ giáo dục cao, tay nghề vững, và gần như có đủ loại tài nguyên thiên nhiên cần thiết để trở thành một trung tâm kỹ nghệ mạnh. Nhưng thay vì phát triển các ngành kỹ nghệ xử dụng tài nguyên sẵn có để sản xuất hàng tiêu dùng, các lãnh đạo thiển cận lại cho Tàu vào mua tài nguyên, đào những kho tàng khổng lồ để đem về các xưởng của Tàu.

Chỉ trong vài năm qua, các công ty Tàu như Yangzhou Coal Mining, China Minmetals, Hunan Valin Steel & Iron, China Metalurgical, và Shanghai Baosteel, đã được những hợp đồng khai thác tài nguyên vĩ đại. Dù trong ngắn hạn vài trăm gia đình thượng lưu Úc bỗng giàu to, nhưng về đường dài nước Úc sẽ lâm cảnh nghèo khó khi các mỏ bị vét sạch.

Ngay cả trong ngắn hạn nước Úc cũng đang bị thiệt thòi. Bởi vì sau khi Tàu dùng nguyên liệu của Úc sản xuất thành hàng hóa rồi đem ngược trở qua Úc bán, Úc bị thâm thủng mậu dịch với Tàu—mặc dù Úc có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Cả hai nước Brazil và Nam Phi cũng tương tự–nhưng yếu hơn. Cả hai đều ngồi trên những kho tàng phong phú. Cả hai đều có giới trung lưu và đều có nhiều cơ hội gia nhập hàng ngũ những nước kỹ nghệ. Nhưng cả hai lại cho Tàu lấy quá nhiều tài nguyên thiên nhiên và vì vậy bị thâm thủng mậu dịch với Tàu.

Chẳng hạn như ở Brazil và chỉ trong ngành dầu lửa, công ty quốc doanh Sinopec của Tàu đã đổ vào 7 tỉ đô la để mua phần lớn số dầu dự trữ khổng lồ ở Santos Basin. Và đó không phải là điều duy nhất: Sinopec còn cho công ty Petrobras của chính phủ Brazil vay 10 tỉ dô la để đổi lại, Sinopec được quyền mua 10,000 thùng dầu thô mỗi ngày trong 10 năm với giá thấp, dưới mức đáy. John Pomfret của báo The Washington Post đã vẽ bức tranh toàn cảnh “Chinamax” như sau:

Dọc theo dải cát vàng dài 175 dặm ở bờ biển Dại Tây Dương phía bắc Rio de Janeiro, Tàu đang xây dựng một thực thể kinh tế mới. Đi qua khỏi những hải cảng lớn nơi những tàu khổng lồ của Tàu đang lấy quặng sắt hoặc lấy dầu chở về Bắc Kinh, là một thành phố lớn gấp đôi Manhattan với các hãng xưởng đang mọc lên. Nhiều công trình này được xây dựng với tiền đầu tư của Tàu: xưởng luyện thép, công ty vận chuyển, xưởng xe hơi, xưởng sản xuất dụng cụ khai thác dầu và khí đốt… Sự đầu tư vào Brazil cho thấy kế hoạch “hướng ngoại” của Tà để bảo đảm nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên và để làm chậm sự phát triển của các công ty thuộc chính quyền địa phương.

Tổng Thống Nam P Thabo Mbeki tỏ ý lo ngại về sự xâm lấn của thực dân Tàu: “Nếu Nam Phi chỉ xuất cảng nguyên liệu thô qua Tàu và nhập cảng hàng đã thành phẩm từ Tàu, Phi Châu sẽ bị kẹt mãi mãi trong điều kiện kém phát triển.”

Dù là nước Úc văn minh, Congo loạn lạc, Nam Phi đang phát triển, hay là Zimbabwe độc tài, tất cả các nước này cùng giống nhau ở một điểm: Tàu đang bóc lột có kế hoạch các kho báu của họ.

Và sau khi các kho báu bị cưa, bị xúc, và bị hốt sạch, những thuộc địa này chỉ còn là những cái vỏ rỗng, không còn cơ hội để trở thành quốc gia kỹ nghệ với khả năng tạo nhiều việc làm mà đúng ra họ đã có thể được hưởng nếu họ không là thuộc địa của Tàu.

Đại Bàng Mỹ Biến Thành Chim Bồ Câu Lớn Nhất Thế Giới

Con Rồng sản xuất rất tham ăn. Con Rồng thuộc địa không ngưng nghỉ. Đại Bàng Mỹ thì ngủ quên.

(Ron Vara)

Kết quả sau cùng là Tàu có kế hoạch chiếm đủ nguyên liệu cho các nhà máy Tàu chạy đều. Còn thế giới thì không. 

Trong khi đội quân triệu người của Tàu tràn đi khắp Phi Châu, Á Châu, và Châu Mỹ La Tinh để thực hiện kế hoạch thâu tóm tài nguyên và chiếm lĩnh thị trường, 

Đại Bàng Mỹ vẫn còn đậu dưới đất, Âu Châu không dám đối diện sự thật, và Nhật Bản thì bất lực vì quá sợ hãi. Nhưng trước kia đâu đến nỗi như vậy — ít ra là với nước Mỹ.

Nước Mỹ đã từng là bậc thầy trong việc sử dụng “sức mạnh mềm” trên thế giới qua các công tác cứu trợ, ngoại giao, và viện trợ quân sự. 

Nhưng giờ thì Đại Bàng Mỹ đã biến thành chim bồ câu; chúng ta đang gửi Peace Corps đến giúp những quốc gia mắc nợ ít hơn chúng ta, và chúng ta đang núp trong những trại lính ở những xứ mà chúng ta không nên đến. 

Đã đến lúc chúng ta và thế giới phải tỉnh dậy—và đứng lên chống lại—cái đế quốc thực dân đang hiện diện ngay giữa chúng ta. 

Một lần nữa, như Peter Finch đã nói một cách hùng hồn rằng, thế giới văn minh phải mở tung cánh cửa phía Đông mà gào to lên rằng, “Giận lắm rồi, không thể nào chịu nổi nữa.”

Bởi vì nếu chúng ta không vùng lên, “việc cấm vận” tài nguyên thiên nhiên mà Tàu đang áp dụng trên thế giới qua kế hoạch thực dân sẽ là dây thòng lọng siết cổ tất cả các nền kinh tế thế giới.

Với thời gian, khi đế quốc Tàu ngày càng thâu tóm được nhiều hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm để thỏa mãn cơn thèm khát của Tàu, dây thòng lọng sẽ càng siết chặt vào cổ của Mỹ, Âu Châu, Nhật , Nam Hàn, và các nước khác.

Lê Minh (Debrecen,VIDI69) st