(tiếp theo và hết)
Từ "thắng cuộc" đến "thua cuộc"
Giữ một vị trí quan trọng ở vùng Viễn Đông của châu Á, VN phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và giặc dã triền miên để dựng nước và giữ nước. Nhưng khác biệt lớn hơn của VN so với các nước khác là phải thích ứng với nghịch cảnh do không chỉ liên tục đối mặt/vật lộn với cái đói, sự dốt nát/lạc hậu mà còn bị kìm hãm/tàn phá bởi kẻ thù phương Bắc/tai ách truyền kiếp của dân tộc là TQ. Không chỉ thế, VN còn là một điểm nóng bất ổn do luôn bị các nước lớn xâm lăng về cả vũ lực và văn hóa, vì vậy, muốn tồn tại phải không chịu khuất phục. Truyền thống quý báu mang ý chí quật cường này đã trở thành di sản bất diệt của dân tộc. Đây là 1 điều may mắn được hình thành trên mảnh đất nằm ở một vị trí đầy thử thách đã hun đúc nên tính cách của dân tộc. Tuy nhiên, cùng với ý chí gan góc là vốn quý, người Việt lại không phát huy được lợi thế thông minh và cần cù vốn có của mình trong những khát vọng khám phá/sáng tạo để tập trung được nguồn lực vào mục đích xây dựng những cơ sở/nền tảng cho sự nghiên cứu và phát triển như những nước văn minh trên thế giới xưa nay.
Những gì nêu trên đã thuộc về quá khứ, chúng ta phải viết thêm những trang sử mới, nhưng quá nhiều vấn đề xảy ra cho thấy đã có những sai lầm nghiêm trọng. Nếu nói đến những gì gây nên sự trì trệ/thất bại toàn diện trong thời gian gần đây (từ sau 1975) thì phải nhìn thẳng vào những nguyên nhân từ chính người Việt, do người Việt gây ra. Trước hết là từ hệ thống, từ tuyên truyền... từ "chủ nghĩa ngoại lệ" mà thực chất là trở thành gần như chư hầu (TQ +1)/lệ thuộc TQ cả về kinh tế và chính trị trong những năm qua.
Tất cả đều do những gì đã xây dựng lâu nay không nằm trên một nền tảng vững chắc nếu không nói là thiếu nền tảng, thiếu cơ sở kiến trúc, chỉ là một cấu trúc sơ khai từ những ý tưởng khởi đầu mà thôi. Nó không được tạo dựng trên một nền móng vững chắc của một thành trì kiên cố hình thành và tôn tạo bởi nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Đất nước Việt Nam bây giờ, cũng như Hà Nội theo nhận xét của một người nước ngoài, chỉ là một cái làng to, nơi một thời mà những lằn vạch trên đường và những trụ đèn có từ chế độ cũ nhưng chẳng ai theo; khi ra đường, tất cả đều chuyển động như một đàn kiến hỗn loạn, mạnh ai nấy chạy, chẳng theo một hệ thống/trật tự nào cả.
Kể từ những năm 40 của thế kỷ trước, khi những làn sóng đầu tiên của giới trí thức yêu nước từ nước ngoài trở về Tổ quốc góp sức cùng đồng bào trong nước dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) thì từ đó cho đến bây giờ... tôi cũng chứng kiến làn sóng của những người ra đi vì thất vọng, phải từ bỏ mục đích của mình vì không còn niềm tin, hoặc chỉ đơn giản là muốn cống hiến/góp sức một phần nhỏ nhưng rồi nhận ra tất cả thiện chí và công sức đều vô nghĩa trong bi kịch chuyển biến của đất nước.
Những gì thuộc về di sản của dân tộc, phần thì đang bị hủy hoại dần theo thời gian, phần còn lại vẫn còn phải đào bới để tìm kiếm... Nhưng hiện tại mới là những gì đáng nói nhất, cần quan tâm hơn cả vì hôm nay chúng ta đang làm sai, đang sống sai, nghĩ sai... Chúng ta tiếp tục lãng phí thời gian trong khi các nước khác đã nắm được cơ hội và vượt lên nhanh chóng để thành Rồng, thành Cọp thật sự, bỏ xa một Việt Nam là nơi người ta say sưa với những con số và sự kiện nặng về hình thức hơn nội dung, đua nhau chạy theo thành tích/vượt chỉ tiêu hão huyền bất chấp một thực tế tệ hại và hậu quả như thế nào. Di sản của thời đại mà nhiều thế hệ kỳ vọng/mòn mỏi trông chờ sẽ hình thành từ thành quả sáng tạo, là công sức bù đắp cho hàng triệu người đã hy sinh thân mình vẫn chỉ là những ngôn từ/"bánh vẽ" vốn là "khoa học tuyên truyền" có sức mạnh mê hoặc đang trở thành sáo mòn. Xã hội của chúng ta ngày nay có quá nhiều sự lừa dối, mọi người đều sống trong sự lừa dối, khắp nơi nhan nhản những kẻ cơ hội, trục lợi hám danh... Dân tộc này đã nhiều lần muốn "cất cánh" nhưng vì "mất đà" nên vẫn bay nhảy như gà mà thôi. "Bài ca hy vọng" năm nào vẫn vang lên hết thế hệ này qua thế hệ khác, đằng đẵng, dai dẳng bám vào từng ngõ ngách của đất nước, len lỏi vào tận nơi sâu thẳm nhất của con người để rồi nhận ra: ngày ấy chúng ta từng hy vọng vào hôm nay, thế mà cái điều được kỳ vọng ấy sao vẫn cứ xa xăm ...như ngày xưa vậy?
Triển vọng?
Thế giới đa cực hiện nay không có chỗ cho những kẻ bành trướng muốn lặp lại những cuộc xâm lăng/thôn tính chỉ vì đại cục do một nhóm chính trị gia nhắm tới. Nhưng "Giữa các quốc gia, không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn” (Lord Palmerston, thế kỷ 19) vẫn là điều bất kỳ chính quyền nào cũng cần thấy rõ để có chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy những quan hệ có lợi nhất vì lợi ích của dân tộc mình.
Vì thế, xét trên nhiều phương diện, toàn bộ ý tưởng về quốc gia "Số 1" đang trở nên lỗi thời. Hãy nhìn cách mà người Singapore khai thác tầm quan trọng ngày càng tăng của công nghệ thông tin để giành lấy một vai trò toàn cầu vượt ra ngoài diện tích bé nhỏ của nước họ. Xứ đảo vùng ĐNA hiện đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân PPP gần 85.000 USD và đã vượt qua Hong Kong để trở thành Trung tâm Tài chính lớn thứ 3 toàn cầu chỉ sau London và New York (Global Financial Centres Index). Kỷ nguyên toàn cầu không tôn trọng cái tôn tri trật tự của Khổng giáo mà TQ đang nhắm tới.
Aaron Friedberg (Nhà khoa học chính trị của ĐH Princeton) so sánh châu Á hiện đại với châu Âu thế kỷ 19, nơi các cường quốc dùng mánh khóe để giành quyền kiểm soát. Nhưng sự so sánh này nhấn mạnh cái thực tế rằng TQ còn lâu mới trở thành nhà lãnh đạo khu vực. Không có cường quốc riêng lẻ nào thống trị châu Âu ở thế kỷ 19. Tương tự như vậy, tình hình châu Á cũng không có nước nào đủ mạnh để trở thành đầu tàu/dẫn dắt châu Á. Vấn đề hiện nay thuộc về quan hệ xuyên quốc gia, đòi hỏi sự hợp tác chứ không phải dùng thủ đoạn để giành giật quyền lợi với mục đính đạt được đại cục của 1 quốc gia.
Trong bối cảnh này, người VN đóng vai trò gì trong khu vực và có thể chọn con đường/chính sách phát triển như thế nào?
Chẳng lẽ cuộc cách mạng VN chỉ gồm những nghịch lý của sự thay đổi mà không phải là sự tiến bộ, chỉ là quá trình xoay vần từ "xóa sạch, cướp sạch" dưới thời thực dân thành "phá sạch, bán sạch" thời nay?
Tôi không muốn mất công để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi, rằng: chúng ta sai lầm từ khi nào? Vấn đề là bất cứ khi nào chúng ta muốn sửa sai, chúng ta đều có thể. Nhưng điều đó có xảy ra hay không???
Giữ một vị trí quan trọng ở vùng Viễn Đông của châu Á, VN phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và giặc dã triền miên để dựng nước và giữ nước. Nhưng khác biệt lớn hơn của VN so với các nước khác là phải thích ứng với nghịch cảnh do không chỉ liên tục đối mặt/vật lộn với cái đói, sự dốt nát/lạc hậu mà còn bị kìm hãm/tàn phá bởi kẻ thù phương Bắc/tai ách truyền kiếp của dân tộc là TQ. Không chỉ thế, VN còn là một điểm nóng bất ổn do luôn bị các nước lớn xâm lăng về cả vũ lực và văn hóa, vì vậy, muốn tồn tại phải không chịu khuất phục. Truyền thống quý báu mang ý chí quật cường này đã trở thành di sản bất diệt của dân tộc. Đây là 1 điều may mắn được hình thành trên mảnh đất nằm ở một vị trí đầy thử thách đã hun đúc nên tính cách của dân tộc. Tuy nhiên, cùng với ý chí gan góc là vốn quý, người Việt lại không phát huy được lợi thế thông minh và cần cù vốn có của mình trong những khát vọng khám phá/sáng tạo để tập trung được nguồn lực vào mục đích xây dựng những cơ sở/nền tảng cho sự nghiên cứu và phát triển như những nước văn minh trên thế giới xưa nay.
Những gì nêu trên đã thuộc về quá khứ, chúng ta phải viết thêm những trang sử mới, nhưng quá nhiều vấn đề xảy ra cho thấy đã có những sai lầm nghiêm trọng. Nếu nói đến những gì gây nên sự trì trệ/thất bại toàn diện trong thời gian gần đây (từ sau 1975) thì phải nhìn thẳng vào những nguyên nhân từ chính người Việt, do người Việt gây ra. Trước hết là từ hệ thống, từ tuyên truyền... từ "chủ nghĩa ngoại lệ" mà thực chất là trở thành gần như chư hầu (TQ +1)/lệ thuộc TQ cả về kinh tế và chính trị trong những năm qua.
Tất cả đều do những gì đã xây dựng lâu nay không nằm trên một nền tảng vững chắc nếu không nói là thiếu nền tảng, thiếu cơ sở kiến trúc, chỉ là một cấu trúc sơ khai từ những ý tưởng khởi đầu mà thôi. Nó không được tạo dựng trên một nền móng vững chắc của một thành trì kiên cố hình thành và tôn tạo bởi nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Đất nước Việt Nam bây giờ, cũng như Hà Nội theo nhận xét của một người nước ngoài, chỉ là một cái làng to, nơi một thời mà những lằn vạch trên đường và những trụ đèn có từ chế độ cũ nhưng chẳng ai theo; khi ra đường, tất cả đều chuyển động như một đàn kiến hỗn loạn, mạnh ai nấy chạy, chẳng theo một hệ thống/trật tự nào cả.
Có thể thấy hình ảnh minh chứng cho câu nói của Fidel: "Con người là sản phẩm của xã hội" ở khắp nơi. Trên những con đường trong thành phố là thói vượt đèn đỏ, bon chen/len lách... và ở những nơi khác là sự ích kỷ/vô tâm, tự do một cách tùy tiện (Ảnh chụp @ Sân bay Tân Sơn Nhất, International Terminal)
Kể từ những năm 40 của thế kỷ trước, khi những làn sóng đầu tiên của giới trí thức yêu nước từ nước ngoài trở về Tổ quốc góp sức cùng đồng bào trong nước dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) thì từ đó cho đến bây giờ... tôi cũng chứng kiến làn sóng của những người ra đi vì thất vọng, phải từ bỏ mục đích của mình vì không còn niềm tin, hoặc chỉ đơn giản là muốn cống hiến/góp sức một phần nhỏ nhưng rồi nhận ra tất cả thiện chí và công sức đều vô nghĩa trong bi kịch chuyển biến của đất nước.
Những gì thuộc về di sản của dân tộc, phần thì đang bị hủy hoại dần theo thời gian, phần còn lại vẫn còn phải đào bới để tìm kiếm... Nhưng hiện tại mới là những gì đáng nói nhất, cần quan tâm hơn cả vì hôm nay chúng ta đang làm sai, đang sống sai, nghĩ sai... Chúng ta tiếp tục lãng phí thời gian trong khi các nước khác đã nắm được cơ hội và vượt lên nhanh chóng để thành Rồng, thành Cọp thật sự, bỏ xa một Việt Nam là nơi người ta say sưa với những con số và sự kiện nặng về hình thức hơn nội dung, đua nhau chạy theo thành tích/vượt chỉ tiêu hão huyền bất chấp một thực tế tệ hại và hậu quả như thế nào. Di sản của thời đại mà nhiều thế hệ kỳ vọng/mòn mỏi trông chờ sẽ hình thành từ thành quả sáng tạo, là công sức bù đắp cho hàng triệu người đã hy sinh thân mình vẫn chỉ là những ngôn từ/"bánh vẽ" vốn là "khoa học tuyên truyền" có sức mạnh mê hoặc đang trở thành sáo mòn. Xã hội của chúng ta ngày nay có quá nhiều sự lừa dối, mọi người đều sống trong sự lừa dối, khắp nơi nhan nhản những kẻ cơ hội, trục lợi hám danh... Dân tộc này đã nhiều lần muốn "cất cánh" nhưng vì "mất đà" nên vẫn bay nhảy như gà mà thôi. "Bài ca hy vọng" năm nào vẫn vang lên hết thế hệ này qua thế hệ khác, đằng đẵng, dai dẳng bám vào từng ngõ ngách của đất nước, len lỏi vào tận nơi sâu thẳm nhất của con người để rồi nhận ra: ngày ấy chúng ta từng hy vọng vào hôm nay, thế mà cái điều được kỳ vọng ấy sao vẫn cứ xa xăm ...như ngày xưa vậy?
Triển vọng?
Thế giới đa cực hiện nay không có chỗ cho những kẻ bành trướng muốn lặp lại những cuộc xâm lăng/thôn tính chỉ vì đại cục do một nhóm chính trị gia nhắm tới. Nhưng "Giữa các quốc gia, không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn” (Lord Palmerston, thế kỷ 19) vẫn là điều bất kỳ chính quyền nào cũng cần thấy rõ để có chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy những quan hệ có lợi nhất vì lợi ích của dân tộc mình.
Vì thế, xét trên nhiều phương diện, toàn bộ ý tưởng về quốc gia "Số 1" đang trở nên lỗi thời. Hãy nhìn cách mà người Singapore khai thác tầm quan trọng ngày càng tăng của công nghệ thông tin để giành lấy một vai trò toàn cầu vượt ra ngoài diện tích bé nhỏ của nước họ. Xứ đảo vùng ĐNA hiện đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân PPP gần 85.000 USD và đã vượt qua Hong Kong để trở thành Trung tâm Tài chính lớn thứ 3 toàn cầu chỉ sau London và New York (Global Financial Centres Index). Kỷ nguyên toàn cầu không tôn trọng cái tôn tri trật tự của Khổng giáo mà TQ đang nhắm tới.
Aaron Friedberg (Nhà khoa học chính trị của ĐH Princeton) so sánh châu Á hiện đại với châu Âu thế kỷ 19, nơi các cường quốc dùng mánh khóe để giành quyền kiểm soát. Nhưng sự so sánh này nhấn mạnh cái thực tế rằng TQ còn lâu mới trở thành nhà lãnh đạo khu vực. Không có cường quốc riêng lẻ nào thống trị châu Âu ở thế kỷ 19. Tương tự như vậy, tình hình châu Á cũng không có nước nào đủ mạnh để trở thành đầu tàu/dẫn dắt châu Á. Vấn đề hiện nay thuộc về quan hệ xuyên quốc gia, đòi hỏi sự hợp tác chứ không phải dùng thủ đoạn để giành giật quyền lợi với mục đính đạt được đại cục của 1 quốc gia.
Trong bối cảnh này, người VN đóng vai trò gì trong khu vực và có thể chọn con đường/chính sách phát triển như thế nào?
Chẳng lẽ cuộc cách mạng VN chỉ gồm những nghịch lý của sự thay đổi mà không phải là sự tiến bộ, chỉ là quá trình xoay vần từ "xóa sạch, cướp sạch" dưới thời thực dân thành "phá sạch, bán sạch" thời nay?
Tôi không muốn mất công để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi, rằng: chúng ta sai lầm từ khi nào? Vấn đề là bất cứ khi nào chúng ta muốn sửa sai, chúng ta đều có thể. Nhưng điều đó có xảy ra hay không???
HÃy hành động cho những gì thuộc về hiện tại và vì những gì tốt đẹp hơn sẽ đến trong tương lai từ những điều đã làm!
ReplyDeleteChỉ cần nhìn 1 tp hay 1 quốc gia cũng có thể biết nhà cầm quyền là ai qua việc trọng dụng nhân tài hay không. VN không thiếu nhân tài, nhưng sự phát triển của VN, văn hóa nghệ thuật và khoa học kỹ thuật của VN không có những cột mốc in đậm/đánh dấu những thành quả đáng ghi nhận. MỘt ví dụ về "cái tự có": Đất nước có phong cảnh thiên nhiên rất đẹp, rất phong phú với cảnh quan đa dạng trải dài từ Bắc đến Nam nhưng du lịch thì rất nhiều vấn đề còn phải làm vì quản lý lại yếu kém.
ReplyDeleteVÀ chúng ta phải có thái độ ntn?
ReplyDeleteĐể nêu ra những dẫn chứng về 1 VN "không giống ai" thì không cần phải lên mạng, vào FB... mới thấy. Chỉ cần đọc những tựa đề của những tờ báo hàng ngày phát hành ở VN, dù đã bị kiểm duyệt & quản ký rất chặt là có thể nắm được nhiều vấn đề/sai phạm từ nhỏ đến những chuyện đại sự, từ cấp phường đến cấp quốc gia và trên mọi lĩnh vực.
Như 1 cơ thể cần phải đưa đến khu cấp cứu để có sự chăm sóc đặc biệt của những chuyên gia bậc cao chứ không phải các y sĩ lơ mơ cấp phường xóm, thậm chí là các BS của 1 BV tỉnh lẻ. Giải quyết từng vấn đề là phải thấy được cái gì là cơ bản, nếu khắc phục được sẽ kéo theo những bộ phận khác chuyển biến tốt hơn, làm sai là giết hại con người, vi phạm đạo lý nghiêm trọng. CÓ ai thấy như thế là đúng không?
NẾu vẫn là những cách thức theo kiểu "nhóm lợi ích" lâu nay của giới cầm quyền, chịu lệ thuộc và thiển cận thì VN vẫn chẳng là gì cả.
ReplyDeleteCùng với chính quyền là nhân dân anh hùng. Nếu nói rằng VN bây giờ lụn bại vì "quan tham, dân gian" cũng chẳng sai vì lâu nay ai cũng nhăm nhăm chạy theo lợi ích cá nhân, "đục nước béo cò", thoái hóa/tha hồ kiếm chác.
ReplyDeleteTôi không thể hình dung được tương lai của đất nước khi khuynh hướng cần cù, chịu khó... ngày xưa bị thay thế bằng chủ nghĩa "mì ăn liền", sống là không chờ đợi, đua nhau chụp giật, bon chen vì lợi riêng không đếm xỉa gì đến lợi ích chung của cộng đồng và dân tộc.
Trái với quy luật phát triển. Các nước XHCN phát triển với nền tảng quần chúng công nông nên mọi cái đều làm ngược. Minh chứng của điều này là cái "văn minh làng xã" ở VN đã vượt lên chiếm ưu thế về mọi mặt, lấn át tất cả để chi phối con người và xã hội trong mọi hoàn cảnh, bất chấp mọi lẽ phải và chân lý trên đời.
ReplyDelete