Wednesday, July 19, 2017

Singapore: Ghi chép tháng 7 (2)

Các bạn trở lại Phần 1 ở đây

NUS

Với biểu tượng chú sư tử LiNus thân thiện, Đại học quốc gia Singapore (National University of Singapore) là một trung tâm giáo dục hàng đầu của xứ đảo này. 


LiNus trong lễ phục tốt nghiệp của sinh viên khoa kỹ thuật

Tôi bắt đầu quan tâm đến NUS từ năm 2008 qua Việt Nam Hợp điểm (Vietnam Centre Point) của Trần Hữu Phúc Tiến. Lúc đó NUS đã nổi tiếng rồi nhưng nhiều người còn chưa biết điều này, khi tôi nói với 1 người bạn của tôi rằng NUS được xếp hạng khá cao cùng với nhiều trường ĐH khác trên thế giới thì bạn tôi cho rằng đó chỉ là nói phét.

Gần 10 năm sau, tôi mới đặt chân đến đây để chứng kiến những gì đã biết về NUS.
NUS là một trường đào tạo đa ngành. NUS được giới chuyên gia đánh giá là một trong những đại học đào tạo tốt nhất không chỉ ở châu Á mà còn trên thế giới. Cụ thể, trong bảng xếp hạng của Quacquarelli Symonds (QS), NUS đứng thứ 12 trên thế giới và đứng đầu châu Á về chất lượng giáo dục. Học phí và chi phí của trường từ 15,900 - 50,800 $ đối với học vị Cử nhân và 16,500 - 76,850 $ đối với bậc sau ĐH (2016).

Quang cảnh bên trong hội trường của một buổi lễ phát bằng Tốt nghiệp. Trên lễ đài là các GS mặc lễ phục đại diện cho các khoa có sinh viên được nhận bằng Tốt nghiệp trong buổi lể này.

''NUS được thành lập năm 1905, lúc đó là một trường giảng dạy về Y tế.
Chuyển mình từ Đại học Malaya (1949) tới Đại học Singapore (1962) và cuối cùng là Đại học Quốc gia Singapore năm 1980, sự phát triển của NUS gắn liền với sự phát triển của đất nước này. Trong nhiều thập kỉ qua, NUS không ngừng phát triển. Nền giáo dục chuyển đổi và các nghiên cứu có tác động mạnh của trường được xây dựng nhằm mục đích tạo ảnh hưởng tích cực và đặc biệt đối với xã hội. Đồng thời, trường cũng hi vọng sinh viên sẽ được truyền cảm hứng bởi những khía cạnh tuyệt vời và hấp dẫn - những điều làm nên thương hiệu đại học toàn cầu của NUS và bởi một cộng đồng có tác động mạnh mẽ đến tương lai.''
link: http://scholarshipplanet.info
Xe buýt chạy trong khuôn viên của NUS

Utown: The best campus life, khu lưu trú tốt nhất của sinh viên NUS

Utown

Trong 1 nhà hàng Hàn quốc ở Utown

College of Alice & Peter Tan, một trong các ký túc xá sinh viên ở Utown (opened its doors in August 2012 to freshmen and seniors from across all Facullities and Schools in NUS. Apart from being home away from home, the college, through the University Town Residential Programme, offers a unique and challenging curriculum which aims to prepare students to be thinking, active citizens)

Thùng rác ở Utown

8 comments:

  1. "Theo học tại trường, sinh viên có cơ hội tích lũy rất nhiều kinh nghiệm quý báu khi học tập và làm việc trong môi trường quốc tế. Cứ 10 học sinh của NUS thì có 7 học sinh tham gia vào các chương trình học tập tại nước ngoài với hơn 300 trường đại học hàng đầu tại hơn 50 quốc gia. Nhờ các cơ hội thực tập quý báu mà 6 trường cao đẳng của NUS tại các quốc gia trên thế giới cung cấp, những nhà kinh doanh tương lai có thể bước đầu thực hiện ước mơ của mình tại các công ty khởi nghiệp công nghệ cao, các lớp học của các trường đại học đối tác danh tiếng tại các trung tâm kinh doanh trên thế giới."
    http://scholarshipplanet.info

    ReplyDelete
  2. "Đại học quốc gia Singapore có 17 khoa và trường trực thuộc, đặt tại 3 khuôn viên: Khuôn viên Kent Ridge, khuôn viên Bukit Timah và khuôn viên Outram.

    Khuôn viên chính của trường được đặt tại Kent Ridge, miền Tây Nam Singapore, với diện tích xấp xỉ 1.5 km2.

    Khuôn viên Bukit Timah là nơi giảng dạy và học tập của Khoa Luật, trường Chính sách công Lý Quang Diệu và các viện nghiên cứu.

    Khuôn viên Outram là trụ sở của Trường Y khoa bậc Sau đại học Duke-NUS."

    http://scholarshipplanet.info

    ReplyDelete
  3. "Theo thống kê mới nhất từ Đại học Quốc gia Singapore, hiện nay, trường có khoảng 28 000 sinh viên bậc Cử nhân và 10 000 sinh viên bậc Sau đại học. Trong số 38 000 sinh viên này, có khoảng 10 000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới."

    http://scholarshipplanet.info

    ReplyDelete
  4. Theo ước tính của đại học Quốc gia Singapore, chi phí sinh hoạt 1 năm của sinh viên vào khoảng $6000/năm (chưa bao gồm chi phí nhà ở) và $10 000/năm (bao gồm chi phí nhà ở ký túc xá). Cụ thể:
    Nhà ở tại Ký túc xá (phòng đơn hoặc phòng đôi) S$2,625 - S$7,000
    Ăn uống S$2,600
    Chi tiêu cá nhân S$2,200
    Di chuyển trong Singapore S$800
    Chi tiêu trung bình cho sách vở và thiết bị S$400
    Tổng chi tiêu (chưa kể nhà ở) S$6,000
    Tổng chi tiêu (đã tính nhà ở) S$10,000
    Lưu ý: Nếu sinh viên không ở trong ký túc xá thì có thể thuê nhà ngoài khu vực khuôn viên trường. Giá nhà ở tại các khu vực này sẽ được tính theo giá thị trường.

    ReplyDelete
  5. Thành công của Singapore là nhờ có một hệ thống giáo dục phát triển trong một môi trường tôn trọng tri thức kết hợp với những giá trị đạo đức và văn hóa hình thành từ những phẩm chất tốt đẹp được đề cao trong xã hội của người dân.

    ReplyDelete
  6. NUS và NTU cùng với hệ thống giáo dục của Singapore đã xây dựng được một nền tảng vững chắc để mở mang kiến thức trong một môi trường tri thức rộng mở.
    Kiến thức và nhân cách gắn liền với những giá trị văn hóa/đạo đức Á Đông là những đặc điểm chủ yếu của người Singapore. Những người đứng đầu chính quyền không chỉ thấy được tầm quan trọng của văn hóa và đạo đức của châu Á mà còn tập trung duy trì cơ cấu chính yếu của xã hội là gia đình. Trước hết phải tự rèn luyện, mỗi cá nhân đều phải sống có ích cho gia đình và xã hội. Đó là đạo đức truyền thống về sự tồn tại của mỗi cá nhân trong một gia đình, không thể tách rời. TỪ đó có ý thức đạo đức nhất định và có niềm tin vào thực tế từ những điều đơn giản đối với thân nhân trong gia đình cho đến công việc hàng ngày v.v. nhưng trên hết vẫn là tôn trọng tri thức và học hành.

    ReplyDelete
  7. Chúng ta làm được gì với hệ thống giáo dục khoa bảng/lạc hậu?
    Chúng ta làm gì với thế hệ trí thức trở thành "trí ngủ" trước bạo quyền ngu tối?
    VÀ chúng ta sẽ làm được gì nhiều khi duy trì/dung túng một chế độ tham nhũng/quan lại nửa phong kiến thối nát và hủ bại?

    NẾu Singapore trọng dụng/tìm kiếm và thu hút nhân tài thì nhân tài VN bị coi là vấn đề thừa khi con cháu của các quan chức được ưu ái, chỗ làm trong nhà nước như là chỗ dành cho giới hưởng "đặc quyền đặc lợi", "ngồi mát ăn bát vàng"...

    "Đất lành chim đậu", Singapore ưu ái với những con chim mạnh mẽ, còn tạo cho chúng cơ hội để bay cao bay xa. VN như 1 nơi chỉ có những con gà, giống chim mà chẳng hề bay, quanh quẩn góc sân xó bếp không biết đến trời cao đất rộng như thế nào. Nhưng cũng chẳng ai quan tâm vì gà nào có cửa làm quan thì vẫn nhởn nhơ vô tư sống nên dân gian mới có câu "Một người làm quan cả họ được nhờ", tất cả đều theo quy trình của cơ chế "bao cấp" có tổ chức cả.

    ReplyDelete
  8. HỌc thức là kho báu vô giá mà không phải ai cũng có thể trở thành triệu phú, tỷ phú... giàu sụ với nó dù ai cũng có thể học hỏi/tích lũy không ngừng, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay. Cuộc sống là trải nghiệm để có đủ hiểu biết về con người và những gì ở xung quanh ta. HỌc thức của 1 người là thế giới theo hiểu biết của người đó. CÓ thể thế giới đó vô cùng lớn hoặc ngược lại, nhưng quan trọng là phải tìm hiểu cặn kẽ về những gì mà ta quan tâm, không chỉ bằng cảm tính mà phải có đủ cơ sở/lý lẽ... đúng đắn và đầy đủ về thế giới đó.

    ReplyDelete