Fidel Castro đã nói: ''Con người là sản phẩm của xã hội''. Con người Việt Nam mà tôi biết là như thế nào?
Lịch sử hình thành đất nước VN là 1 quá trình chuyển hóa cùng với nền ''văn minh lúa nước'' đã có từ lâu đời. Trải qua nhiều biến cố kéo dài hàng nghìn năm, với cốt lõi là văn hóa làng xã, người Việt sống gắn liền với cây lúa. Để giữ đất trồng lúa cùng với giữ cái nôi/quê cha đất tổ của nhiều dòng họ, họ phải chống chọi thường xuyên với ''thù trong giặc ngoài'', với khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt... nhưng VN bị tổn hại nhiều hơn cả, phải tiêu tốn nhiều thời gian và công sức hơn cả để chống chọi, là với kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc. Những gì xảy ra đã cho thấy: người VN gần như khó thoát khỏi sự kìm hãm đầy mưu tính để đạt được ''đại cục'' của tên láng giềng bẩn thỉu này dù gần như đã phải liều thân ''hy sinh tất cả'' vì Độc lập và Tự do.
Cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ kéo dài 29 năm đã đưa giá trị của VN lên cao. Trong cuộc chiến đẫm máu này, VN giữ vai trò của 1 chiến binh quả cảm, hy sinh xương máu vì cộng đồng XHCN và phong trào đấu tranh chống CNTB trên toàn thế giới. Thắng lợi của VN tiếc rằng đã không phản ánh được xu thế tất yếu như hệ thống tuyên truyền của cách mạng thường nói mà đã nhanh chóng bị lợi dụng/đổi chác và trở nên vô nghĩa khi hệ thống XHCN tan rã cùng với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.
Chiến thắng không phải là tất cả. Sự thật bi đát này khiến VN rơi vào tình cảnh khốn đốn nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc. Tiếp tục theo đuổi về mặt tinh thần để duy trì mục đích của cuộc cách mạng, duy trì chế độ XHCN không tưởng, VN và TQ vẫn như hình và bóng tuy không còn giữ được mối quan hệ trước đây sau những biến cố TQ chiếm Hoàng Sa và cuộc chiến tranh biên giới xảy ra vào năm 1979 cùng vấn đề Khơ Me Đỏ và những va chạm tiếp theo sau đó trên đất liền và trên biển cho tới nay.
Người Việt đã bị lợi dụng mà kẻ đắc lợi nhiều nhất vẫn là kẻ hủy hoại nhiều nhất đất nước này, văn hóa này. Chúng ta còn gì là thuần Việt, là cốt lõi, là di sản văn hóa và di sản tinh thần? Trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, rồi bị thực dân Pháp tàn phá, cướp bóc ngót 100 năm, và cuối cùng là con đường đau khổ với cuộc cách mạng nửa vời... tất cả đã phá nát ngôi nhà vốn rất đơn sơ, giản dị mang truyền thống của người Việt. Những người cách mạng là những người cuối cùng làm cho đất nước này và dân tộc này lụi tàn, mất dần bản sắc và tinh thần vốn có của một VN lẽ ra không phải chịu sự trì trệ/sa sút và yếu kém đến nhường này.
Có lẽ vì thế mà tình trạng nhá nhem/''đục nước béo cò'' từ sau chiến tranh lan dần khắp cả nước như một nạn dịch cùng với nạn nhân của nó ngày càng nhiều. Bọn vô lại và lũ mất dạy ngày càng lộng hành cùng với sự thất bại toàn diện của việc ''trồng người'' vì lợi ích trăm năm, trường lớp không còn là nơi truyền thụ kiến thức và văn hóa, gia đình không còn là nơi êm ấm... vì giáo dục càng ngày càng sa sút một cách thảm hại. Tình trạng ''quan tham, dân gian'', ra đường ''người ngay phải sợ kẻ gian'', ''đấu tranh tránh đâu'' v.v. dần dần trở nên bình thường/phổ biến từ Nam ra Bắc. Vì vậy mà hết làn sóng ''di tản'' những năm 70s đến bây giờ là những làn sóng di cư mới, người Việt vẫn tiếp tục bỏ xứ ra nước ngoài ngày càng nhiều, trong đó có nhiều nhân tài và những người rất yêu Tổ quốc.
Đến bao giờ VN mới ''sánh vai được với các cường quốc năm châu''?
(còn nữa)
"Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu."
ReplyDeleteBao nhiêu năm rồi, cái tinh thần này có còn được như ngày xưa hay đã mai một cùng với "5 điều Bác dạy"?
NẾu trong thời kỳ VNDCCH, chúng ta có những nhà lãnh đạo giỏi, những vị tướng tài và những nhà giáo, nhà khoa học, những nhà văn hóa, nghệ sĩ... khả kính thì nay chúng ta chỉ có những viên chức nắm quyền nhưng quản lý rất tệ hại, và càng ngày càng tệ hại. Cuộc cách mạng gần như bị những người cầm quyền phản bội khi không còn những người đại diện chân chính giữ vai trò lãnh đạo. Những phần trăm nhân sự nào có ảnh hưởng mạnh nhất và có vai trò định hướng cho công cuộc xây dựng và phát triển của VN? CÓ lẽ, đó là một số ít, nhưng đã cấu kết với nhau trở thành 1 tổ chức lũng đoạn chính trị mà mục đích không phải là lãnh đạo nhân dân đi đến một xã hội phồn vinh, phấn đấu cho những mục đích cao đẹp mà chỉ còn là 1 tổ chức tham nhũng, quản lý kém, nhưng vơ vét rất giỏi, thủ đoạn rất nhiều... chỉ vì "lợi ích nhóm" bất chấp hậu quả như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và lợi ích quốc gia.
ReplyDeleteNhững người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần - Kiệm - Liêm - Chính thì dễ trở thành hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
ReplyDeleteĐời sống mới, 20-3-1947
Hồ Chí Minh toàn tập
CÁi câu "Con sâu làm rầu nồi canh" bây giờ còn đúng không hay phải sửa ngược lại?
Con người và xã hội loài người có điểm chung là đào thải, tiếp nhận và duy trì những gì đã có. Quy luật nuôn đời này lại cần nhiều yếu tố để đưa xã hội đi theo những con đường phát triển hay khủng hoảng/trì trệ và lạc lối.
ReplyDeletePhát triển xã hội gắn liền theo quy luật thiên nhiên hay phá vỡ tất cả những gì Tạo Hóa thiết lập vì mục đích và ý muốn của con người?
Những nước văn minh nhất đã làm đúng khi thấy lợi ích của những phát minh/thành tựu lớn lao mà khoa học & kỹ thuật đem lại cho loài người, đồng thời cũng thấy tất cả những nguy hại từ những cuộc cách mạng trí tuệ này. Và điều quan trọng nhất, cần thiết nhất là phải phát triển cùng với bảo tồn những gì thuộc về giá trị thiên nhiên/tự nhiên và tinh thần (văn hóa), tất cả đều phải tôn trọng quy luật của TẠo HÓa, tôn trọng thiên nhiên và tôn trọng con người. Phát triển con người, mang lại cuộc sống phồn vinh và hạnh phúc là phải thiết lập được cả môi trường/xã hội và thể chế quản lý/điều hành nhằm duy trì/update một cách ổn định, bảo đảm nguyên tắc bền vững trong sự hài hòa về mọi mặt, loại bỏ những mầm mống nguy hại trong tư tưởng và hành động có thể hủy hoại môi trường và xã hội cũng như có khả năng ngăn chặn/phục hồi khi xảy ra những biến động bất thường vì vẫn phải chấp nhận sự thật: thế giới luôn bao gồm cả những gì không hoàn hảo.
Vai trò của những nhà lãnh đạo đích thực/đúng nghĩa là phải tìm ra/thiết lập được mô hình/quy trình phát triển phù hợp (theo định hướng duy nhất) như thế nào để bất cứ thể chế nào cũng có thể duy trì/update theo nguyên tắc mà không đi sai/chệch những gì theo quy định đã được "lập trình" hoàn chỉnh. Như vậy mới có thể kế thừa từ chế độ này sang chế độ khác trong một thời gian phát triển lâu dài.
ReplyDeleteDân gian có câu: "Con hơn cha là nhà có phúc". Suy rộng ra có thể hiểu rằng: xã hội muốn phát triển thì thế hệ sau phải hơn thế hệ đã tồn tại thì con người mới thật sự tiến hóa, xã hội mới phát triển trong một thế giới tiến bộ và văn minh.
ReplyDeleteVăn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng; đảm bảo sự thặng dư thực phẩm phục vụ cho một xã hội dân cư đông đúc và thúc đẩy các yếu tố khác của một nền văn minh ra đời. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hà Mỗ Độ, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình.v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã. (Wikipedia)
ReplyDeleteCác nước thuộc nền "văn minh lúa nước" chiếm phần lớn trong số 90% diện tích/sản lượng lúa trên thế giới (sản lượng lúa gạo của châu Á chiếm 92% tổng sản lượng thế giới).
ReplyDeleteTuy nhiên, ảnh hưởng của nền nông nghiệp cũng có những mặt hạn chế: phụ thuộc vào thiên nhiên nên người dân chỉ sống "đủ ăn đủ mặc" vì vậy tạo ra tính tư hữu/ích kỷ, gắn liền với tâm lý sợ người khác hơn mình và thói lề mề/tùy tiện dẫn đến sự yếu kém về ý thức tổ chức. VĂn minh nguồn gốc nông nghiệp vốn ít có những đòi hỏi khắt khe về thời gian, người nông dân không bị cạnh tranh gay gắt và phải chịu áp lực/thúc ép từ thị trường như trong thương mại và các hoạt động có tính công nghiệp/chính xác và có quy định/nguyên tắc chặt chẽ của thế giới phát triển trong thời đại công nghệ kỹ thuật số hiện nay.
trích biên từ bài "Tại sao nói Văn minh phương Đông là văn minh nông nghiệp" (wattpad)
VN mang nhiều yếu tố văn hóa phong kiến từ tính chất nông nghiệp-sông nước thuộc về văn minh phương Đông. Nằm trong vùng sông nước, khí hậu ấm áp, đất đai màu mỡ (được bồi đắp từ những dòng sông) nên VN cũng như nhiều nước khác ở ĐNA có những đặc thù đậm tính của 1 quốc gia trong vùng "văn minh lúa nước".
ReplyDeleteTính chất nông nghiệp-sông nước được phản ánh qua phong cách ăn mặc, nhà ở và đi lại. Tín ngưỡng và các hoạt động/sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo của các dân tộc vùng ĐNA cũng cho thấy sự khác biệt mang tính đặc thù của vùng này mà trong đó bao gồm tín ngưỡng "sùng bái tự nhiên" (Đâu đâu người ta cũng thờ cúng các vị thần như Thần MẶt trời, Thần Đất, Thần LÚa, Thần Gió, Thần Sông v.v. gắn liền với những tập tục/lễ hội nông nghiệp (té nước, cầu mưa/nắng, đua thuyền, lễ tịch điền, lễ hội mừng được mùa v.v.). Tất cả đều được hình thành trong mô hình xã hội đặc biệt/làng xã, có ảnh hưởng rất sâu đậm đến đời sống của những nông dân VN nói riêng và vùng ĐNA nói chung.
trích biên từ bài "Tại sao nói Văn minh phương Đông là văn minh nông nghiệp" (wattpad)