Thuốc aspirin thường được sử dụng như một phương thức cứu cánh để giảm đau và hạ sốt. Giờ đây, trong quá trình sử dụng người ta đã khám phá ra nhiều công dụng bất ngờ của aspirin...
Như ta đã biết Aspirin, hay acetylsalicylic acid (ASA, được tổng hợp năm 1897 và sử dụng rộng rãi từ 1899), có công thức hóa học là C9H8O4 (acetosal) là một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid; có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm; nó còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, khi dùng liều thấp kéo dài có thể phòng ngừa đau tim và hình thành cục nghẽn trong mạch máu. Nhưng gần đây trên lâm sàng người ta đã phát hiện được 10 công dụng diệu kỳ của aspirin mà hiện nay vẫn còn ít người biết. Vậy là aspirin không chỉ là thuốc chữa bệnh mà còn là thần dược làm đẹp cho cơ thể thật là tuyệt vời!
Như trên đã nói, mỗi khi chúng ta bị đau nhức, thuốc aspirin thường được sử dụng như một phương thức cứu cánh để giảm đau và hạ sốt. Giờ đây, trong quá trình sử dụng người ta đã khám phá ra nhiều công dụng bất ngờ của aspirin.
Dưới đây là 10 công dụng tuyệt vời ấy từ aspirin:
* Trị mụn: Nhờ sự có mặt của thành phần kháng viêm có trong thuốc, aspirin sẽ giúp trị mụn một cách hiệu quả. Chỉ cần nghiền 2 đến 3 viên thuốc aspirin, sau đó trộn với nước cốt chanh là đã có một dung dịch trị mụn thân thiện cho da. Cách sử dụng như sau: bôi dung dịch aspirin lên nốt mụn, sau đó để trong vài phút cho khử trùng rồi rửa sạch mặt. Chú ý phải che chắn cẩn thận khi ra nắng.
* Làm dịu vết côn trùng cắn: Aspirin còn làm vết cắn côn trùng giảm sưng và ngứa. Hãy nhúng một viên aspirin vào một thìa nước, sau đó bôi lên vùng da bị đốt trong vài phút, vết cắn sẽ dịu ngay tức thì.
* Mặt nạ làm trắng da: Bởi trong aspirin còn chứa một thành phần hòa tan trong chất béo. Thành phần này được sử dụng để sản xuất kem và sữa rửa mặt làm trắng da. Vì thế, hãy tận dụng aspirin để làm mờ vết thâm, đồng thời làm mịn da. Hãy trộn 7 viên aspirin nghiền mịn với 3 thìa sữa chua và 1 thìa mật ong để tạo thành một hỗn hợp. Bôi dung dịch này lên mặt trong 15 phút, sau đó rửa sạch mặt. Về bản chất, mặt nạ sữa chua aspirin có công dụng lột nhẹ da mặt và ngăn ngừa bít lỗ chân lông.
* Trị gàu: Để giảm ngứa da đầu kiêm trị gàu, ta có thể trộn 2 viên aspirin nghiền nát vào dầu gội đầu rồi sử dụng như bình thường.
* Tẩy da chết: Phải nói rằng, aspirin chính là chất tẩy da chết tuyệt vời, bởi nó có thể loại bỏ tế bào chết trên da mặt. Tuyệt vời hơn, nó còn có tác dụng kiềm dầu và thu nhỏ lỗ chân lông. Ta chỉ cần nghiền mịn aspirin, trộn với nước là được. Chú ý chỉ bôi lên mặt trong vài phút thôi. Nếu như có làn da nhạy cảm, hãy bôi cẩn thận để tránh làm rát da.
* Bào mòn vết chai: Đặc biệt aspirin còn ẩn chứa một công dụng tuyệt vời khác, đó là làm mềm vết chai trên chân tay. Hãy nghiền 7 viên aspirin ra, trộn với 1 thìa nước cốt chanh để tạo thành dung dịch sền sệt. Sau khi bôi lên da, dùng vải ấm ủ trong 10 phút. Cuối cùng, dùng đá mài để kỳ sạch da chết ra là được.
* Phục hồi tóc hỏng: Nếu như tóc bị thương tổn nặng, hãy nghĩ tới aspirin để có mái tóc bóng khỏe, hãy ủ dung dịch aspirin. Cách làm dung dịch aspirin là nghiền nát 1 vỉ aspirin rồi hòa vào 1 cốc nước ấm, như vậy đã có loại ủ tóc an toàn không hóa chất.
* Làm mờ vết mồ hôi trên áo: Ngoài tác dụng làm đẹp cho con người, aspirin còn có thể làm mới quần áo, đặc biệt là đồ bị ố do mồ hôi. Hãy bôi dung dịch aspirin hòa tan với nước ấm lên vết ố rồi để qua đêm, bất ngờ bởi kết quả áo sẽ được tẩy trắng.
* Tẩy vết cặn xà phòng trên bồn tắm: Nếu không muốn vết cặn xà phòng làm xấu mỹ quan bồn tắm, hãy sử dụng aspirin để cọ. Ta trộn 5 viên aspirin nghiền nát vào dung dịch tẩy rửa để cọ rửa. Thay vì cọ luôn, hãy ngâm trong 30 phút. Sau đó, chỉ cần dùng giẻ lau qua là vết cặn sẽ biến mất.
* Giữ hoa tươi lâu: Aspirin có tác dụng kéo dài tuổi thọ của hoa cắm trong bình. Cách làm nghiền một viên aspirin bỏ vào nước trong bình, hoa cắm trong bình sẽ tươi lâu hơn bình thường. Mẹo này đặc biệt hiệu quả với hoa hồng.
B.S HOÀNG XUÂN ĐẠI (Báomới.com)
Aspirin còn giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer.
ReplyDeleteTuy có những công dụng như vậy, nhưng vì là một dạng dược phẩm nên Aspirin cũng có khá nhiều độc tính.
- Trên hệ tiêu hóa: Do thuốc tác dụng trực tiếp lên dạ dày (kích thích niêm mạc dạ dày) gây các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa. Ngoài ra, hay gặp viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày.
- Trên gan: Gây độc cho gan tùy liều dùng. Biểu hiện bằng tăng men gan transaminase. Cần thận trọng đối với những người bị bệnh gan mãn.
- Trên thận: Giữ muối, nước nên làm giảm chức năng thận, đặc biệt ở người suy tim xung huyết hoặc giảm thể tích máu.
- Trên hệ thần kinh trung ương: Ở liều cao, gây nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác. Đặc biệt, gây hội chứng reye, là bệnh não chất xám ở những bệnh nhân bị cảm cúm hay thủy đậu.
Aspirin còn có các độc tính khác như: giảm hoạt động của tim và giãn mạch ngoại biên ở liều thấp, liều cao tác động trực tiếp lên cơ trơn. Gây phản ứng dị ứng ở những người bị hen, polyp mũi, gây co thắt khí/phế quản và gây choáng. Liều độc cấp tính (12-25g ở người lớn, 4-5g ở trẻ em) với các triệu chứng ù tai, buồn nôn, chóng mặt, thở nhanh/sâu. Cuối cùng là sốt cao, co giật, hạ HA, hôn mê.
Nên nhớ: không được dùng Aspirin đối với bệnh nhân mẫn cảm với Aspirin, viêm loét dạ dày - tá tràng, hen phế quản, bị rối loạn đông máu (thiếu vitamin K, giảm Prothorombin, đang dùng thuốc chống đông), đang bị sốt do virus, phụ nữ có thai, đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ (nếu dùng liều cao kéo dài có thể gây chảy máu bào thai, băng huyết ở mẹ, chuyển dạ kéo dài).
Khi dùng chung với các thuốc khác cần chú ý: tăng tác dụng của 1 số thuốc như Tolbutamid, Chlopropamid, methotrexat, Phenytoin, Probenecid, kháng viêm không steroid. Acetazolamid làm tăng độc tính của Aspirin, dùng chung với rượu làm tăng nguy cơ gây xuất huyết dạ dày. Corticoid làm giảm nồng độ của Aspirin. Ngoài ra, Aspirin khử hoạt tính của Spironolacton, tranh chấp bài tiết Penicillin G ở ống thận, ức chế thải Uric vào nước tiểu của Sulfonpyrazon và Probenecid.
Trong điều trị, nên nhớ rằng liều hạ sốt, giảm đau là rất thấp so với liều chống viêm trong điều trị viêm khớp. Riêng trong điều trị hay dự phòng các bệnh mạch vành (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim), rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), nhồi máu não thì liều lượng còn thấp hơn nữa.
(trích từ bài "Aspirin là thuốc gì" của BS Ngô Văn Tuấn, KTNN No.967)