Wednesday, May 23, 2018

Cặn tích đường ruột - nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật

Dù người béo hay gầy đều có cặn tích (những chất cặn bã tích tụ lâu ngày) ở ruột. Và khi được tích lũy lâu dài chúng sẽ dính trên thành ruột, lên men, thối rữa và sản sinh ra độc tố gây bệnh tật cho cơ thể.


Cái chết bắt nguồn từ ruột kết


Theo các nghiên cứu, ruột kết đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi nó không thể hoạt động bình thường thì độc tố sẽ theo những con đường thải độc khác trong cơ thể để đẩy độc tố ra ngoài (như da, thận, hơi thở) bởi vậy đây chính nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng, sạm nám da, mụn nhọt, mẩn ngứa,…

Trung bình đường ruột của người trưởng thành có độ dài là 9m và cứ 3,5cm sẽ có một khúc xoắn gấp quanh co. Dù cho mỗi ngày chúng ta có thường xuyên bài tiết nhưng những cặn bã này vẫn sẽ đóng cặn dai dẳng trong những nếp gấp. Theo thời gian, vi khuẩn và những điều kiện thuận lợi trong cơ thể sẽ khiến cặn tích lên men, thối rữa, đóng cặn. Thậm chí có cặn có thể đạt độ dày từ 5 – 7 mm, nặng đến 5 – 6 kg, có màu đen, mùi hôi thối và sản sinh ra độc tố. Có một điều cần lưu ý là, ở người béo lẫn người gầy đều có cặn tích. Lượng cặn tích sẽ dao động trong khoảng từ 3-6kg với người bình thường và 7-11kg với người bị táo bón.



Chúng bám vào thành ruột như hiện tượng kim loại bị gỉ, độ cứng tương đương với săm lốp xe và sẽ gây nguy hiểm cho đường ruột, làm rối loạn chức năng của dạ dày, nội tiết, gây nhiều loại bệnh tật.
Sự cản trở của cặn tích và độc tố sẽ khiến tuần hoàn cơ thể không tốt, theo thời gian sẽ gây khối u và ung thư. Tầm quan trọng của ruột kết với sức khỏe đã được đúc kết trong câu nói nổi tiếng của bác sĩ Bernard Jensen “Cái chết bắt nguồn từ ruột kết”!

Những biểu hiện điển hình của cơ thể bị tích cặn

Khi cơ thể bạn có các triệu chứng dưới đây là lúc bạn cần tìm cách thải độc cho mình.

Táo bón, bài tiết có vấn đề


Thông thường chúng ta mỗi ngày bài tiết một lần, nếu hoạt động này xảy ra vấn đề như: đi bài tiết không có cảm giác gì hết hoặc bị táo bón, trong một tuần đến vài ba ngày trở lên không bài tiết thì có thể trong đường ruột của bạn đang có cặn tích

Hôi miệng


Có nhiều nguyên nhân làm hơi thở bị hôi như: ăn cay nóng, mệt mỏi stress, hư hỏa ứ đọng hoặc bị bệnh về khoang miệng, sâu răng và có bệnh về hệ thống tiêu hóa…, thường xuyên kéo dài sẽ hình thành độc tố.

Da sạm nám

Theo Trung y, chứng nám da liên quan đến mất quân bình công năng tạng phủ, khí huyết bất hòa, âm dương mất thăng bằng, những triệu chứng này liên quan chặt chẽ với chứng gan uất, thận hư, tì hư, cả ba nguyên nhân đều làm độc tố tích tụ và gây chứng nám da.

Mụn nhọt, mụn trứng cá


Lỗ chân lông trên da được kết nối với tuyến dầu dưới da thông qua một ống được gọi là nang. Thông thường bã nhờn, chất độc trong cơ thể đi theo các nang để bài tiết ra lỗ chân lông. Độc tố và vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài cùng tế bào da chết sẽ góp phần bít những nang này lại. Khi nang của một tuyến da bị bít lại, mụn sẽ mọc lên.

Sắc mặt u ám


Theo Trung y, phổi quản da toàn cơ thể, da trắng mịn là do phổi tốt. Khi phổi bị nhiễm độc nhiều thì độc tố theo đó cũng nhiễm vào da và sắc da sẽ không sáng nữa.

Ngọc Anh (Detox Green)

No comments:

Post a Comment