Hôm qua tôi viết câu chuyện về buổi gặp gỡ trong bệnh viện của 4 vị tướng với một trung tá. Nhiều người hỏi tôi, Trung tá đó là ai?
… 7 năm trước, tôi gặp ông trong buổi họp mặt truyền thống Trung đoàn 174 Cao Bắc Lạng tại Hà Nội. Tôi thấy rất nhiều cựu chiến binh đại tá và cả cấp tướng chủ động len qua các hàng ghế để tiến đến chào, bắt tay hỏi han một trung tá già… Hết buổi tôi mới biết, ông già đó là một huyền thoại.
Ông là con quan tham tri Đặng Văn Hướng của triều đình nhà Nguyễn, Tổng đốc Nghệ an trong Chính phủ Trần Trọng Kim và Bộ trưởng Không bộ trong Chính phủ Hồ Chí Minh. Ông là sinh viên ngành Y tại Đại học Đông Dương danh giá, một tay chơi tenis, đua xe đạp có tiếng từ những năm 1940… Đẹp trai, tài hoa và con nhà quyền thế nhưng ông quyết định bỏ lại tất cả để đi theo cách mạng.
25 tuổi - CMT8, ông cùng với Cao Pha (sau này là Thiếu tướng) nhận nhiệm vụ treo cờ cách mạng trên Kỳ đài Ngọ Môn Huế trước 120 họng súng của triều đình nhà Nguyễn.
27 tuổi - Ông là một trong 2 trung đoàn trưởng bộ binh chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam – Trung đoàn 174 Cao Bắc Lạng (1947) cùng với Lê Trọng Tấn, Trung đoàn trưởng 209 Sông Lô - người sau này lên Đại tướng. Ông là người chỉ huy lừng lẫy tham gia các trận đánh Bông Lau – Lũng Phầy (1949), trận Đông Khê - Biên giới 1950, trận Bình Liêu, trận Mộc Châu 1953... Trung đoàn trưởng đi qua trăm trận đánh, bắt sống nhiều chỉ huy Pháp, mang trên mình 5 vết thương và oai hùng đến nỗi thực dân Pháp gọi ông là Hùm xám đường số 4…
33 tuổi ông chỉ huy Trung đoàn công đồn Châu Mộc, mở đường vào Tây Bắc… Và đời binh nghiệp của ông khép lại.
Năm đó cải cách, vì chủ nghĩa lý lịch nên ông bị đưa ra khỏi quân đội trong nỗi đau và sự bất lực của một người chỉ huy quân sự tài ba đang khao khát cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trận Điện Biên Phủ, Trung đoàn 174 đánh Đồi A1, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hữu An lên thay ông, sau này là Thượng tướng.
Ông từng làm giảng viên khóa 1 Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, rồi là Cục phó Cục Xây dựng cơ bản, Cục trưởng Cục Thủy sản gần 20 năm…
Cả cuộc đời Đặng Văn Việt không khen thưởng, không đề bạt, không bổng lộc. Từ khi được phong quân hàm đến lúc nghỉ hưu chỉ đeo quân hàm trung tá. Người chậm tiến nhất trong quân đội cũng như trong cơ quan nhà nước.
Nhiều năm cuối đời, ông ở trong 1 căn phòng tập thể chưa đầy 15m2 được ngăn thành 2 nửa cho vợ chồng người con trai.
Nhiều năm cuối đời, ông ở trong 1 căn phòng tập thể chưa đầy 15m2 được ngăn thành 2 nửa cho vợ chồng người con trai.
Năm 2012, Bộ Nội vụ chính thức có 1 văn bản “sửa sai” gửi Tỉnh ủy Nghệ An, huyện Diễn Châu về việc công nhận cha ông – cụ Đặng Văn Hướng là nhân sĩ được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia cách mạng. Hôm tôi đến thăm, ông đưa tờ giấy A4 phô tô nhàu nát ra cho xem rồi rơi nước mắt mà nói, gia đình tôi chờ đợi tờ giấy này tròn 60 năm cậu ạ…
Ông hay thích tự gọi mình là tướng không sắc phong, là anh hùng không tuyên dương, là hùm xám không nanh vuốt. Là người lính già Đặng Văn Việt.
Link câu chuyện viết trong bệnh viện đang gây sốt https://www.facebook.com/1131149703585173/posts/2196011870432279/
Vấn đề lớn của cuộc cm: nó nói lên những diễn biến thuộc về sự phân biệt đối xử trong cái gọi là "chủ nghĩa lý lịch". Ko phải chỉ 1 cuộc đời của Trung tá Đặng Văn Việt, mà còn rất nhiều số phận khác, kể cả những người trẻ tuổi, rất yêu nước và đầy tài năng vẫn phải bỏ nước ra đi... cho đến bây giờ?
ReplyDeleteNguyễn Tuấn: Tại sao bác lại được " sửa sai " muộn đến thế?
ReplyDeleteNguyễn Minh Phương: Ngài Trung tá đã làm một việc thiện rất vĩ đại. Được Chính quyền sửa sai - Oai? Quá nhỏ bé. Đó là ông phật, lặng lẽ làm việc thiện, tự coi đó là bổn phận của mình, lững thững đi về phía cuối đời. Không trống dong cờ mở nhưng dân tộc luôn ghi nhận công lao của ông.
DeleteKhanh Phanvan: Sửa sai, phải phong tướng cho ông mói đúng tầm!
DeleteNguyễn Minh Phương: Khanh Phanvan, Các quan không thực sự yêu thương con dân, không thực sự quý trọng tính mạng con dân. Khi nào cần con dân thì mới xét sửa sai.
DeleteNguyễn Tuấn: Các quan thời hiện đại dùng " ný nịch "để làm công tác tổ chức cán bộ theo ý muốn của mình!Chẳng có ma quỷ nào mà cần con dân đâu...Chỉ cần dân khi thu thuế và sung lính, còn những việc khác thì...đánh giá "quan thì...dân thì gian " .😎
DeleteNguyễn Minh Phương: Nguyễn Tuấn, Khi cần thì bảo vì dân. Lúc chia ghế thì dân ra ngoài.
DeleteNguyễn Tuấn: Nguyễn Minh Phương, Lúc quy hoạch và đề bạt cán bộ thì " con em lãnh đạo mà làm lãnh đạo là cái phúc của...dân!" Xin lỗi, tôi chửi một câu thôi : 'tộ xư tra nhạ trúng ló '
DeleteNguyễn Minh Phương: Nguyễn Tuấn, Xin cụ đừng khạc đờm mạnh quá, rát cổ!
DeleteNguyenvan Bon: Ở đất nước kỳ lạ thì con người cũng kỳ lạ là thường!
DeleteHai Phan Thanh Mình rất quen thân với gia đình và họ hàng Ông Đặng văn Việt. Ông được Pháp gọi là Hùm Xám Đường 4, còn dân Bắc gọi Đại Vương Đường 4. Năm 1994 khi đoàn quân sự Pháp sang VN nhân 50 năm chiến dịch Điện Biên chỉ yêu cầu gặp Ông Giáp và Ông ĐVV. Có nhà báo hỏi ông : "Ông bắt được, và diệt được nhiều tướng địch sao Ông không được lên Tướng?" . Ông vui vẻ trả lời: "Ở VN lên tướng đâu có dễ, diệt tướng địch chưa đủ, phải diệt được cả tướng ta". Cái chết của cụ Đặng Văn Hướng đến nay chưa ai giải thích được, mặc dù Ông Việt đã gửi thư yêu cầu giải thích. !
ReplyDelete