Có một vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.
Khi những món ăn đã sẵn sàng trên bàn, bất chợt ông nhìn thấy một cậu bé đang nhìn trộm qua cửa kính, ánh mắt vô cùng thèm thuồng. Có gì đó đâm nhói trong tim, ông vẫy cậu bé vào. Cậu bé dắt theo một đứa em gái nhỏ. Hai đứa trẻ chăm chăm nhìn vào những đĩa thức ăn nóng hổi, chẳng cần biết người gọi chúng vào là ai.
Vị thương gia bảo chúng cứ ăn thỏa thích. Và, không nói, không cười, hai đứa trẻ ngấu nghiến ăn hết các món ăn ngon lành trên bàn. Vị thương gia im lặng nhìn hai đứa trẻ ăn và rời đi, ông thấy cơn đói được xua tan một cách lạ kỳ, một cảm giác khó tả lâng lâng trong lòng...
Vị thương gia gọi lại món ăn, nhẩn nha thưởng thức, sau đó gọi thanh toán. Ông xem tờ hóa đơn - giọt nước mắt khẽ rơi xuống ...
Ông nhìn người đàn ông tại quầy thu ngân và mỉm cười, anh ta đáp lại bằng nụ cười rạng rỡ. Tờ hóa đơn không hề ghi số tiền mà chỉ có một lời nhắn “ Thật đáng tiếc, chúng tôi không in được hóa đơn thanh toán cho tình người. Chúc ngài luôn hạnh phúc!”.
Hôm nay chính phủ Nhật công bố chữa trị 100% cho người nhiễm bệnh không phân biệt quốc tịch, chủng loại visa, cũng sẽ không công bố quốc tịch của người nhiễm virus. Với người Nhật, trước dịch bệnh, quốc tịch và chữa trị không liên quan đến nhau.
Trung tâm y tế quốc tế của Nhật Bản cũng ra thông báo, các nhà máy và công xưởng của Nhật đang ra sức làm việc để cung cấp dụng cụ y tế, khẩu trang cho Trung Quốc.
Nhật Bản sẽ điều máy bay đến đón người Nhật về nước nhưng chiều đi sẽ không phải là trống rỗng mà là đầy ắp hàng cứu trợ Vũ Hán. Trên khắp Osaka và Tokyo đều nhìn thấy những dòng chữ "Trung Quốc cố lên, Vũ Hán cố lên ! ”.
Những dòng chữ này đã khiến người Trung Quốc cảm kích rơi nước mắt...
Cho tôi xin được cúi đầu trước nước Nhật. Không phải nước Nhật không có những mâu thuẫn lịch sử với Trung Quốc, nhưng lúc cần sinh tử họ đã ứng xử khác biệt.
Là một người dân Việt Nam, lúc hoạn nạn mới quý nghĩa cử của Nhật Bản, tôi thấy xúc động thay Trung Quốc, như chính tôi được viện trợ vậy.
st từ FB-Nguyễn Xuân Điền
Friday, January 31, 2020
Thursday, January 30, 2020
Coffee time: Cà phê có ích đấy!
Ly cà phê là điều ko thể thiếu với nhiều người mỗi ngày. Ngoài việc giúp cho thần kinh tỉnh táo, do chứa nhiều cafein, cà phê còn là thứ đồ uống thơm ngon. Ở nhiều nơi trên thế giới, cà phê được xem như 1 nét văn hóa đặc trưng của từng vùng như Ireland, Ý,...
Tại Phần Lan (PL), người dân nơi đây uống cà phê vì lý do hoàn toàn khác. Theo thống kê, trung bình 1 người PL mỗi năm tiêu thụ khoảng 12kg cà phê, nhiều nhất trên thế giới.
Tiến hành nghiên cứu 60.000 người, nhà nghiên cứu Siamak Bidel, ở Viện nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng Quốc gia PL, cho rằng: uống cà phê sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Sử dụng nhiều cà phê, cả loại có cafein và ko có cafein, đều có tác dụng ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, ở những người thừa cân và uống nhiều rượu bia.
Nếu mỗi ngày bạn uống 1 ly cà phê, điều này sẽ giúp giảm 13%, từ 2-3 ly có thể giảm tới 43% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Những người nghiện thuốc lá nếu hút thuốc khi uống cà phê, cũng làm giảm sự độc hại của thuốc lá đi nhiều. Nhưng ko có nghĩa cà phê là cứu cánh cho sự độc hại từ nicotin.
st từ TTNN (21.06.2008)
Tại Phần Lan (PL), người dân nơi đây uống cà phê vì lý do hoàn toàn khác. Theo thống kê, trung bình 1 người PL mỗi năm tiêu thụ khoảng 12kg cà phê, nhiều nhất trên thế giới.
Tiến hành nghiên cứu 60.000 người, nhà nghiên cứu Siamak Bidel, ở Viện nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng Quốc gia PL, cho rằng: uống cà phê sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Sử dụng nhiều cà phê, cả loại có cafein và ko có cafein, đều có tác dụng ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, ở những người thừa cân và uống nhiều rượu bia.
Nếu mỗi ngày bạn uống 1 ly cà phê, điều này sẽ giúp giảm 13%, từ 2-3 ly có thể giảm tới 43% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Những người nghiện thuốc lá nếu hút thuốc khi uống cà phê, cũng làm giảm sự độc hại của thuốc lá đi nhiều. Nhưng ko có nghĩa cà phê là cứu cánh cho sự độc hại từ nicotin.
st từ TTNN (21.06.2008)
Wednesday, January 29, 2020
Về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức
Anh Nguyễn Qúy Phương (ELTE.vidi68): Mấy hôm về nơi không vào được mạng. Nay trở lại HN đọc được tin đã cũ từ ngày 28/1. Tải lên để làm tư liệu cho cuộc tranh cãi: "TXT đã được trả chui về Đức chưa?
-------------
Tòa án tối cao CHLB Đức ra phán quyết cuối cùng về vụ Nhà nước CHXHCN Việt Nam tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin
28/01/2020 | | 6.335
Phán quyết cuối cùng của Tòa án Tối cao CHLB Đức (số 3 StR 562/18) vừa được đưa ra hôm 28.1.2020 kết luận Nhà nước CHXH CN Việt Nam đã cử mật vụ đột nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, vi phạm vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các công ước mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết.
Luật sư Schlagenhauf ngay lập tức yêu cầu Chính phủ Đức can thiệp trả tự do cho ông Trịnh Xuân Thanh đang bị giam giữ tại Hà Nội.
Hôm nay 28/01/2020 bà Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh tại Đức, đã ra một Thông cáo báo chí, trong đó bà yêu cầu Chính phủ Đức tiếp tục can thiệp với phía Việt Nam để trả tự do cho thân chủ của bà là Trịnh Xuân Thanh.
Thông cáo báo chí mở đầu bằng Quyết định của Tòa án Tối cao CHLB Đức bác bỏ đơn kháng án của Nguyễn Hải Long mà bà mới vừa nhận được hôm nay 28/01/2020.
Với Quyết định này (ra ngày 07.08.2019), Tòa án Tối cao CHLB Đức xác định rằng trong vụ bắt Trịnh Xuân Thanh, bị cáo Nguyễn Hải Long đã bị buộc tội đúng theo luật pháp về hoạt động tình báo như là một điệp viên, cũng như tiếp tay cưỡng đoạt tự do trong 2 trường hợp (Trịnh Xuân Thanh và người tình Đỗ Thị Minh Phương), và bản án 3 năm 10 tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Hải Long đã được xác nhận.
Như vậy Nguyễn Hải Long bị y án 3 năm 10 tháng tù. Đây là tòa án cao nhất nước Đức, không còn tòa án nào nữa để chống án.
Trong Thông cáo báo chí, bà luật sư Schlagenhauf nhấn mạnh, Tòa án Tối cao cũng đưa ra dẫn giải rằng “trong suốt quá trình xét xử, việc giam giữ bởi một nhà-nước-bắt-cóc không thể nào được coi là chính đáng trong mọi trường hợp. Do đó, việc giam giữ sau vụ bắt cóc vi phạm Công pháp quốc tế thì được chứng minh là bất hợp pháp căn cứ vào vụ án hình sự này …” (trích nguyên văn từ Quyết định của Tòa án Tối cao).
Cuối cùng trong Thông cáo báo chí, luật sư Schlagenhauf kết luận:
Như vậy, Tòa án hình sự cao nhất nước Đức một lần nữa xác định rằng vụ bắt cóc thân chủ tôi là một hành vi của Nhà nước Việt Nam vi phạm Công pháp quốc tế, cũng như thế, việc giam giữ thân chủ tôi tại Việt Nam kéo dài cho đến nay là bất hợp pháp từ quan điểm của Đức.
Bản Thông cáo báo chí kết thúc bằng lời yêu cầu Chính phủ Đức “không giảm bớt nổ lực để trả tự do cho thân chủ tôi khỏi nhà tù Việt Nam”.
Thông cáo báo chí của Luật sư Schlagenhauf hôm 28.01.2020
Bị cáo Nguyễn Hải Long bị kết án 3 năm 10 tháng vì hoạt động gián điệp cho nhà nước Việt Nam để tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức
Hiếu Bá Linh – Thoibao.de
-------------
Tòa án tối cao CHLB Đức ra phán quyết cuối cùng về vụ Nhà nước CHXHCN Việt Nam tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin
28/01/2020 | | 6.335
Phán quyết cuối cùng của Tòa án Tối cao CHLB Đức (số 3 StR 562/18) vừa được đưa ra hôm 28.1.2020 kết luận Nhà nước CHXH CN Việt Nam đã cử mật vụ đột nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, vi phạm vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các công ước mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết.
Luật sư Schlagenhauf ngay lập tức yêu cầu Chính phủ Đức can thiệp trả tự do cho ông Trịnh Xuân Thanh đang bị giam giữ tại Hà Nội.
Hôm nay 28/01/2020 bà Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh tại Đức, đã ra một Thông cáo báo chí, trong đó bà yêu cầu Chính phủ Đức tiếp tục can thiệp với phía Việt Nam để trả tự do cho thân chủ của bà là Trịnh Xuân Thanh.
Thông cáo báo chí mở đầu bằng Quyết định của Tòa án Tối cao CHLB Đức bác bỏ đơn kháng án của Nguyễn Hải Long mà bà mới vừa nhận được hôm nay 28/01/2020.
Với Quyết định này (ra ngày 07.08.2019), Tòa án Tối cao CHLB Đức xác định rằng trong vụ bắt Trịnh Xuân Thanh, bị cáo Nguyễn Hải Long đã bị buộc tội đúng theo luật pháp về hoạt động tình báo như là một điệp viên, cũng như tiếp tay cưỡng đoạt tự do trong 2 trường hợp (Trịnh Xuân Thanh và người tình Đỗ Thị Minh Phương), và bản án 3 năm 10 tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Hải Long đã được xác nhận.
Như vậy Nguyễn Hải Long bị y án 3 năm 10 tháng tù. Đây là tòa án cao nhất nước Đức, không còn tòa án nào nữa để chống án.
Trong Thông cáo báo chí, bà luật sư Schlagenhauf nhấn mạnh, Tòa án Tối cao cũng đưa ra dẫn giải rằng “trong suốt quá trình xét xử, việc giam giữ bởi một nhà-nước-bắt-cóc không thể nào được coi là chính đáng trong mọi trường hợp. Do đó, việc giam giữ sau vụ bắt cóc vi phạm Công pháp quốc tế thì được chứng minh là bất hợp pháp căn cứ vào vụ án hình sự này …” (trích nguyên văn từ Quyết định của Tòa án Tối cao).
Cuối cùng trong Thông cáo báo chí, luật sư Schlagenhauf kết luận:
Như vậy, Tòa án hình sự cao nhất nước Đức một lần nữa xác định rằng vụ bắt cóc thân chủ tôi là một hành vi của Nhà nước Việt Nam vi phạm Công pháp quốc tế, cũng như thế, việc giam giữ thân chủ tôi tại Việt Nam kéo dài cho đến nay là bất hợp pháp từ quan điểm của Đức.
Bản Thông cáo báo chí kết thúc bằng lời yêu cầu Chính phủ Đức “không giảm bớt nổ lực để trả tự do cho thân chủ tôi khỏi nhà tù Việt Nam”.
Thông cáo báo chí của Luật sư Schlagenhauf hôm 28.01.2020
Bị cáo Nguyễn Hải Long bị kết án 3 năm 10 tháng vì hoạt động gián điệp cho nhà nước Việt Nam để tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức
Hiếu Bá Linh – Thoibao.de
Tuesday, January 28, 2020
Vì sao Lê Thanh Hải tội lớn gấp bội Đinh La Thăng
1. Trong gần 80 cán bộ diện Trung ương quản lý bị đưa ra kết tội trong thời gian gần đây, Lê Thanh Hải là kẻ có tội lớn nhất.
2. Đinh La Thăng tàn phá kinh tế, mua chuộc vây cánh, phục vụ cấp trên… cho mục đích thăng tiến quyền lực.
Mục tiêu quyền lực chính trị của Đinh La Thăng quá lớn. Vì mục tiêu đó Thăng hủy hoại kinh tế, Thăng cát cứ vây cánh, nhưng Thăng không vơ vét cho bản thân. Thăng n.hẫn tâm với đối thủ vì mục tiêu quyền lực, nhưng Thăng không nhẫn tâm với dân nghèo. Thăng không trực tiếp đẩy dân nghèo vào cảnh màn trời chiếu đất.
3. Không như Đinh La Thăng, Lê Thanh Hải không chạy đua quyền lực tứ trụ, vì biết được đó là điều không thể. Lê Thanh Hải đã đặt ra mục tiêu rất thực tế. Mục tiêu của Lê Thanh Hải là làm “vua” TP HCM. Và Lê Thanh Hải đã đạt được mục đích. Về mặt chính trị, Lê Thanh Hải hơn Đinh La Thăng ở điểm thành công mục tiêu.
4. Lê Thanh Hải và Đinh La Thăng có nhiều tội giống nhau trên con đường xâm chiếm quyền lực và thao túng quyền lực. Nhưng Lê Thanh Hải mắc tội lớn hơn Đinh La Thăng. Trong số đó, có những tội không thể tha thứ.
Đầu tiên, đó là nhẫn tâm với đồng bào. Lê Thanh Hải có thể làm “vua” TP HCM. Lê Thanh Hải có thể c.hiếm đoạt vô vàn tài sản cho cá nhân, gia đình, vây cánh. Nhưng làm sao có thể nhẫn tâm xua đuổi đồng bào mình vào cảnh khốn cùng – mất cửa mất nhà không nơi sinh sống? Thế mà Lê Thanh Hải đã làm điều nhẫn tâm như thế.
Tội dùng b.ạo l.ực cướp nhà cửa đất đai của đồng bào Thủ Thiêm, đẩy hàng trăm gia đình vào cảnh cơ cực không nhà cửa suốt hơn hai chục năm ròng là tội của kẻ bất nhân, tội của bạo chúa. Đó là tội không thể tha thứ.
Điều thứ 2, là để vơ vén của cải, Lê Thanh Hải đã cho phép người nước ngoài núp danh người thân thâu tóm những cứ điểm vàng ở trung tâm TP HCM. Đây là những đinh ghim vào lòng TP HCM mà các đời con cháu mai sau phải nan giải đối mặt.
5. Hủy hoại uy tín của Đảng, chính Lê Thanh Hải mới là kẻ chống đối Đảng. Hủy hoại uy tín của chính quyền, chính Lê Thanh Hải mới là kẻ chống phá Nhà nước. Hủy hoại đời sống nhân dân, chính Lê Thanh Hải mới là kẻ phản lại lợi ích của Dân tộc.
Tội của Lê Thanh Hải vượt xa Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trịnh Xuân Thanh…
Đây không phải là kể tội Lê Thanh Hải. Vì như trúc nam sơn không thể đếm – tội Lê Thanh Hải khó thể liệt kê. Muốn kể tội Lê Thanh Hải thì hãy hỏi đồng bào Thủ Thiêm.
Tội của Lê Thanh Hải trên đất nước này chỉ kém mấy kẻ đáng c.hém mà Lịch sử sẽ chỉ mặt gọi tên trong vòng vài chục năm nữa. (Cao nhất lịch sử)
Nói ra các điều trên đây, không làm vơi đi được một phần trăm phẫn uất của đồng bào Thủ Thiêm. Chỉ vì quyền lợi cá nhân mà Lê Thanh Hải đã đẩy cả hàng ngàn đồng bào vào cảnh oan trái, mất đất đai nhà cửa. Hãy thử nằm vào hoàn cảnh của đồng bào để thấy phẫn uất ngút trời.
6. Người dân đang đợi chờ Chính quyền trừng trị Lê Thanh Hải đúng tội. Một kỷ luật cảnh cáo về Đảng đối với Lê Thanh Hải chỉ làm cho công cuộc chống tham nhũng bị nghi ngờ về tính sòng phẳng. Không bỏ tù Lê Thanh Hải thì chính Đinh La Thăng cũng thấy thêm bị oan ức!
CNN (Quân Sự Việt Nam-9/01/2020)
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, không phải BBT!
2. Đinh La Thăng tàn phá kinh tế, mua chuộc vây cánh, phục vụ cấp trên… cho mục đích thăng tiến quyền lực.
Mục tiêu quyền lực chính trị của Đinh La Thăng quá lớn. Vì mục tiêu đó Thăng hủy hoại kinh tế, Thăng cát cứ vây cánh, nhưng Thăng không vơ vét cho bản thân. Thăng n.hẫn tâm với đối thủ vì mục tiêu quyền lực, nhưng Thăng không nhẫn tâm với dân nghèo. Thăng không trực tiếp đẩy dân nghèo vào cảnh màn trời chiếu đất.
3. Không như Đinh La Thăng, Lê Thanh Hải không chạy đua quyền lực tứ trụ, vì biết được đó là điều không thể. Lê Thanh Hải đã đặt ra mục tiêu rất thực tế. Mục tiêu của Lê Thanh Hải là làm “vua” TP HCM. Và Lê Thanh Hải đã đạt được mục đích. Về mặt chính trị, Lê Thanh Hải hơn Đinh La Thăng ở điểm thành công mục tiêu.
4. Lê Thanh Hải và Đinh La Thăng có nhiều tội giống nhau trên con đường xâm chiếm quyền lực và thao túng quyền lực. Nhưng Lê Thanh Hải mắc tội lớn hơn Đinh La Thăng. Trong số đó, có những tội không thể tha thứ.
Đầu tiên, đó là nhẫn tâm với đồng bào. Lê Thanh Hải có thể làm “vua” TP HCM. Lê Thanh Hải có thể c.hiếm đoạt vô vàn tài sản cho cá nhân, gia đình, vây cánh. Nhưng làm sao có thể nhẫn tâm xua đuổi đồng bào mình vào cảnh khốn cùng – mất cửa mất nhà không nơi sinh sống? Thế mà Lê Thanh Hải đã làm điều nhẫn tâm như thế.
Tội dùng b.ạo l.ực cướp nhà cửa đất đai của đồng bào Thủ Thiêm, đẩy hàng trăm gia đình vào cảnh cơ cực không nhà cửa suốt hơn hai chục năm ròng là tội của kẻ bất nhân, tội của bạo chúa. Đó là tội không thể tha thứ.
Điều thứ 2, là để vơ vén của cải, Lê Thanh Hải đã cho phép người nước ngoài núp danh người thân thâu tóm những cứ điểm vàng ở trung tâm TP HCM. Đây là những đinh ghim vào lòng TP HCM mà các đời con cháu mai sau phải nan giải đối mặt.
5. Hủy hoại uy tín của Đảng, chính Lê Thanh Hải mới là kẻ chống đối Đảng. Hủy hoại uy tín của chính quyền, chính Lê Thanh Hải mới là kẻ chống phá Nhà nước. Hủy hoại đời sống nhân dân, chính Lê Thanh Hải mới là kẻ phản lại lợi ích của Dân tộc.
Tội của Lê Thanh Hải vượt xa Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trịnh Xuân Thanh…
Đây không phải là kể tội Lê Thanh Hải. Vì như trúc nam sơn không thể đếm – tội Lê Thanh Hải khó thể liệt kê. Muốn kể tội Lê Thanh Hải thì hãy hỏi đồng bào Thủ Thiêm.
Tội của Lê Thanh Hải trên đất nước này chỉ kém mấy kẻ đáng c.hém mà Lịch sử sẽ chỉ mặt gọi tên trong vòng vài chục năm nữa. (Cao nhất lịch sử)
Nói ra các điều trên đây, không làm vơi đi được một phần trăm phẫn uất của đồng bào Thủ Thiêm. Chỉ vì quyền lợi cá nhân mà Lê Thanh Hải đã đẩy cả hàng ngàn đồng bào vào cảnh oan trái, mất đất đai nhà cửa. Hãy thử nằm vào hoàn cảnh của đồng bào để thấy phẫn uất ngút trời.
6. Người dân đang đợi chờ Chính quyền trừng trị Lê Thanh Hải đúng tội. Một kỷ luật cảnh cáo về Đảng đối với Lê Thanh Hải chỉ làm cho công cuộc chống tham nhũng bị nghi ngờ về tính sòng phẳng. Không bỏ tù Lê Thanh Hải thì chính Đinh La Thăng cũng thấy thêm bị oan ức!
CNN (Quân Sự Việt Nam-9/01/2020)
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, không phải BBT!
Monday, January 27, 2020
ĐỒNG TÂM: MỘT BÀI PHÂN TÍCH TOÀN DIỆN CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN QUANG DY
Ông Nguyễn Quang Dy đã từng học tập và nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc (ANU, 1976-1979), Đại học Harvard (Nieman Fellow, 1992-1993), công tác tại Bộ Ngoại giao (1971-2005). Ông là chuyên gia về nghiên cứu quốc tế, truyền thông báo chí, và đào tạo; đã làm cố vấn cấp cao cho một số tổ chức/chương trình đào tạo; hiện nay là nhà báo tự do và nghiên cứu/tư vấn độc lập. (Theo tạp chí Tia Sáng)
Tại Sao Đồng Tâm?
27/01/2020
Nguyễn Quang Dy
Trong bài trước (Những chỉ dấu bất ổn đầu năm mới, 12/1/2020), tác giả đặt biến cố Đồng Tâm trong bối cảnh rộng lớn hơn, để tránh “thấy cây mà không thấy rừng” và cảnh báo về hệ quả khó lường nếu “tự bắn vào chân mình”, chỉ có lợi cho Trung Quốc. Trong bài này, tác giả cố gắng phác họa bức tranh toàn cảnh về Đồng Tâm, trong khi dư luận bị phân hóa vì thiếu hụt thông tin được kiểm chứng, và 60% người Việt bị vô cảm (theo Gallup, 2012).
Tại sao Đồng Tâm có thể đối thoại?
Tháng 4/2017, câu chuyện Đồng Tâm nóng lên khi ông Lê Đình Kình (thủ lĩnh Đồng Tâm, 82 tuổi) bị công an đá gẫy chân và bắt cóc, nên dân Đồng Tâm đã giữ 38 cảnh sát cơ động làm con tin để trao đổi. Lúc đó ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Hà Nội) đã thuyết phục được lãnh đạo ủng hộ, cùng hai đại biểu Quốc Hội (ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng) đã về Đồng Tâm đối thoại với dân để giải cứu con tin và tìm giải pháp ôn hòa.
Tại sao lúc đó phương án đối thoại lại được chấp thuận? Thứ nhất, Đồng Tâm là một xã có truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dân Đồng Tâm tuy phản đối chính quyền chiếm đất nông nghiệp (59ha tại Đồng Sênh), nhưng không tranh chấp đất quốc phòng (47ha quanh sân bay Miếu Môn). Khi bộ đội xây tường bao quanh đất sân bay, dân Đồng Tâm đã kéo đến hỗ trợ. Khi dân bắt giữ con tin, họ được đối xử tử tế.
Thứ hai, ông Lê Đình Kình là một lão thành cách mạng có uy tín với dân, có 58 năm tuổi đảng, từng là bí thư đảng ủy nhiều năm. Tuy phản đối chính quyền chiếm đất nông nghiệp, nhưng cụ Kình tin vào đảng và vẫn là đảng viên đến khi bị giết. Một tướng công an có liên quan tới Đồng Tâm nhận xét, “dân hiền lành, không phải phản động, đấu tranh có lý lẽ và ôn hoà, chính quyền để xảy ra đổ máu là không chấp nhận được” (theo Lưu Trọng Văn).
Thứ ba, lúc đó ông Nguyễn Đức Chung đang lên, được lãnh đạo ủng hộ, vì sau đại hội Đảng, lãnh đạo thường muốn xây dựng hình ảnh để củng cố quyền lực. Theo ông Dương Trung Quốc, chính quyền không có bản đồ rõ ràng về đất quốc phòng nên đuối lý. Còn dân Đồng Tâm sau khi bắt giữ 38 cảnh sát cơ động làm con tin, họ có thể quá quá tự tin vào thắng lợi và chính nghĩa nên thách thức chính quyền, như một “sai lầm về chiến thuật”.
Lúc đó lãnh đạo đã tranh cãi xem nên chọn phương án nào để tháo gỡ bế tắc (standoff). Cuối cùng họ đã chọn phương án đối thoại (theo ông Nguyễn Đức Chung), mà không chọn phương án cứng rắn (theo ông Đoàn Duy Khương, phó Giám đốc Công an Hà Nội). Kết quả là ông Chung và cụ Kình đã đã nổi lên như hai ngôi sao đối thoại ôn hòa để giải quyết tranh chấp (dù chỉ là tạm thời). Đồng Tâm cũng nổi lên như một trường hợp độc đáo và điển hình vì dân biết đồng tâm nhất trí, và lãnh đạo Đồng Tâm (cụ Kình) biết ứng xử khôn ngoan.
Tại sao Đồng Tâm lại đổ máu?
Gần ba năm sau, cuộc chơi đã thay đổi, khi ông Chung không giữ cam kết với Đồng Tâm, làm tuột mất cơ hội đối thoại. Câu chuyện Đồng Tâm diễn biến từ đối thoại ôn hòa thành đối đầu cực đoan, khi phe cứng rắn muốn thanh toán cụ Kình và “nhóm đồng thuận” để cảnh cáo những ai dám thách thức. Nhóm lợi ích đứng sau tranh chấp đất Đồng Tâm không chịu ngồi yên để mất cơ hội. Xu thế đối đầu cực đoan trong bối cảnh tranh giành quyền lực trước Đại hội Đảng lần tới, là cơ hội tốt để phe cứng rắn lật lại bàn cờ Đồng Tâm. Điều đó lý giải tại sao cách xử lý vụ Đồng Tâm (01/2020) lại thua xa cách xử lý vụ Thái Bình (1997).
Có thể nói đến tháng 01/2020, “chân dung quyền lực” đã thay đổi. Ông Chung nay bị dư luận tấn công “lên bờ xuống…sông Tô Lịch”, vì những bê bối liên quan đến công ty Nhật Cường, xử lý vụ “nước sạch sông Đà” và vụ nước bẩn sông Tô Lịch. Bàn cờ tranh giành quyền lực trước Đại Hội Đảng đang nóng lên, khi những đối thủ của ông Chung nhân cơ hội này muốn xử lý cứng rắn vấn đề Đồng Tâm như một mũi tên nhắm hai con chim.
Theo ông Nguyễn Đăng Quang (cựu đại tá công an), mục tiêu dùng bạo lực đánh úp Đồng Tâm là “phải tiêu diệt bằng được ông Lê Đình Kình, tịch thu hết hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà đương sự đang cất giữ, và bắt bằng hết nhóm Đồng thuận Đồng Tâm”. Cụ Kình đã nhiều lần nói với báo chí: “Cho dù có bị chặt đầu, tôi vẫn khẳng định 59ha đất ở Đồng Sênh là đất nông nghiệp”. Cụ Kình nói trong tay đầy đủ hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để chứng minh.
Theo ông Quang, cụ Kình vẫn chủ trương đấu tranh ôn hòa, theo ba nguyên tắc. Một là phải dứt khoát không dùng vũ lực. Hai là phải đấu tranh pháp lý (kiện ra tòa án). Ba là phải đối thoại và hòa giải. Nhóm Đồng thuận luôn khẳng định không chống Đảng và Nhà nước, mà chỉ chống bọn tham nhũng và các nhóm lợi ích, thể hiện trong Tâm thư của Đồng Tâm gửi Hội nghị TƯ 7 (15/4/2018) và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội (28/5/2018).
Có mấy yếu tố tác động đến xu thế ứng xử cực đoan của người Việt. Một là chiến tranh tuy kết thúc lâu rồi, nhưng “bóng ma chiến tranh” vẫn ám ảnh tư duy và cách ứng xử của họ. Mỗi khi tranh giành quyền lực hay xung đột lợi ích, người Việt dễ bị xô đẩy vào ma trận nội chiến. Thứ hai, người dân Đồng Tâm vốn ôn hòa, nhưng ngày càng bức xúc vì tuyệt vọng trước cách ứng xử tráo trở của chính quyền nên đã công khai thách thức. Thứ ba, các nhóm lợi ích có thể lợi dụng điểm yếu đó của người dân Đồng Tâm để thao túng chính sách.
Ông Đoàn Duy Khương tuy là Giám đốc Công an và cấp dưới ông Chung nhưng nếu được lãnh đạo Bộ Công An (và cao hơn nữa) ủng hộ thì có thể qua mặt ông Chung để xử lý vụ việc Đồng Tâm. Lần này, tham gia “15 ngày hành động quyết thắng” để bình định Đồng Tâm, không chỉ có lực lượng cảnh sát cơ động của Sở mà còn lực lượng của Bộ và các đơn vị khác. Đồng Tâm từ “ván cờ thế” nay trở thành “nước cờ thí” trong bàn cờ vây lớn hơn.
Hậu Đồng Tâm
Sau biến cố Đồng Tâm (9/1/2020), người ta đang nói đến “hậu Đồng Tâm” với những ẩn ý về “hệ quả không định trước” (unintended consequences), như thảm họa về đối nội, đối ngoại, và truyền thông. Bằng cách tập kích Đồng Tâm vào lúc rạng sáng như tấn công đồn địch, giết chết cụ Kình như kẻ thù không đội trời chung, chính quyền đang đánh mất lòng tin của người dân và chứng minh “cách mạng đang ăn thịt những đứa con của mình”.
Chính quyền không chỉ dùng bạo lực quá mức cần thiết và quá tàn bạo đối với người già, phụ nữ và trẻ em, mà sau đó còn ép Vietcombank phong tỏa tài khoản tiền phúng viếng của nhiều người gửi cho gia đình cụ Kình với lý do đó là “tổ chức khủng bố”. Trong chiến tranh, người ta phải đối xử nhân đạo với tù binh, nhưng trong hòa bình, người Việt lại đối xử tàn bạo với đồng bào của mình như kẻ thù. Sau ông Kình, liệu còn ai dám tin vào Đảng? Đây là cách ứng xử thiếu khôn ngoan, phá hoại khối đoàn kết dân tộc và an ninh quốc gia.
Trong khi đất nước đang cần đồng thuận quốc gia để tìm cách thoát hiểm bằng đổi mới thể chế và thoát Trung, thì người ta lại hành động như “tự bắn vào chân của mình”, chỉ có lợi cho Trung Quốc. Dấu vết trên thi thể của cụ Kình và ba sỹ quan cảnh sát đầy mờ ám, làm người dân càng nghi ngờ và bức xúc về cái chết thê thảm của họ. Thông báo của 3 người phát ngôn Bộ Công An về biến cố Đồng Tâm đưa ra 3 lần trong 5 ngày có nhiều điểm vô lý và trái ngược nhau, như một thảm họa về truyền thông, càng làm mất uy tín của Bộ Công An.
Quyết định đàn áp Đồng Tâm (9/1/2020) bất chấp Việt Nam là chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (năm 2020), và bất chấp Nghị viện Châu Âu sẽ bỏ phiếu quyết định số phận của EVFTA (Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-EU). Theo ông Lưu Trọng Văn, chính quyền dùng bạo lực đàn áp dân Đồng Tâm gây ra bất ổn vào lúc này có thể là một phần trong âm mưu của nhóm lợi ích cấu kết với Trung Quốc “như thế lực thù địch”, hòng làm mất uy tín Việt Nam trước khi EU thông qua EVFTA.
Ngày 9/1/2020, bà Virginie Battu-Henriksson, người phát ngôn của Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, cho biết Đại sứ Giorgio Aliberti (Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội) đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng (Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), bày tỏ lo ngại trước cách xử lý tình hình của công an Việt Nam. Bà Battu-Henriksson cũng cho biết rằng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã đề nghị có cuộc gặp với Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, đồng thời họ sẽ “tiếp tục theo dõi tình hình”.
Ngày 16/1/2020, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành tiếp ông Pier Giorgio Aliberti, nhưng nội dung không được tiết lộ. Trước đó (13-16/1/2020), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm và làm việc với Nghị viện Châu Âu, để “chữa cháy” vụ đàn áp Đồng Tâm. Ông Sơn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của EVFTA & EVIPA nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam-EU và hứa sẽ thực thi đầy đủ các cam kết. Theo Bộ KH-ĐT, EVFTA sẽ giúp Việt Nam tăng thêm 4,6% GDP và xuất khẩu sang EU sẽ tăng 42,7% (vào năm 2025).
Giọt nước tràn ly
Tháng 7/2019, Tổng thống Trump tuyên bố “Việt Nam hầu như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất” và “còn tệ hơn cả Trung Quốc”. Bộ Thương mại Mỹ đã đánh thuế 400% lên sản phẩm thép có nguồn gốc Hàn Quốc, Đài Loan (hay Trung Quốc). Sau biến cố Đồng Tâm, liệu ông Trump còn coi Việt Nam là một “trung tâm hòa giải quốc tế” và là “tấm gương tốt” để Bắc Triều Tiên noi theo, hay Đồng Tâm là “giọt nước tràn ly” làm Trump đổi ý. Phải chăng người Việt vẫn cực đoan muốn Việt Nam cô lập, theo mô hình “không chịu phát triển”.
Ngày 23/7/2017, Việt Nam đã cử đặc vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, bất chấp luật pháp Đức và luật quốc tế, gây ra khủng hoảng ngoại giao với Đức. Phải khó khăn lắm Việt Nam mới bình thường hóa được quan hệ với Đức và vận động được EU ký hiệp định EVFTA. Đêm 8-9/1/2020, Hà Nội huy động 3.000 cảnh sát cơ động đàn áp dân Đồng Tâm, bắn chết ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, tại nhà riêng. Đó là cách hành xử bạo lực, bất chấp luật lệ (như ông Duterte ở Philippine), gây ra phản ứng tiêu cực trong nước và ngoài nước.
Trong khi Việt Nam đang cố gắng vận động quốc tế ủng hộ thì những người cầm quyền cực đoan lại dùng bạo lực để đàn áp dân Đồng Tâm. Ngày 10/1, Việt Nam phóng thích và trục xuất bà Trần Thị Nga để lấy điểm về nhân quyền, nhưng động thái đó quá ít và quá muộn (too little too late) để dư luận quốc tế có thể bỏ qua vụ Đồng Tâm. Ngày 14/1, Đại Sứ quán Mỹ tại Hà Nội tuy tỏ ý “cảm kích” trước động thái đó, nhưng vẫn tiếp tục bày tỏ lo ngại về vụ Đồng Tâm và chắc trong thời gian tới sẽ có phản ứng mạnh hơn về vấn đề này.
Tiếng nói về nhân quyền của Mỹ hiện nay có thể không mạnh bằng tiếng nói của EU do Mỹ đã rút khỏi TPP, trong khi EU vẫn nắm đòn bẩy về EVFTA, vì trong hiệp định này có điều khoản ràng buộc về vấn đề nhân quyền. Nếu vấn đề này không được cải thiện, như đánh giá của tổ chức nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thì EVFTA có thể không được phê chuẩn, hoặc được phê chuẩn nhưng vẫn bị EU giám sát. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với Việt Nam, vì chính phủ Việt Nam đang kỳ vọng rất nhiều vào EVFTA như một cứu cánh.
Vụ Đồng Tâm có thể xô đẩy Việt Nam vào thế mắc kẹt như một nghich lý với “hệ quả kép” về đối nội và đối ngoại, còn nặng nề hơn cả vụ Trịnh Xuân Thanh. Ngày 21/01/2020, INTA (Ủy ban Thương mại Nghị viện Châu Âu) đã họp tại Bruxelles để bỏ phiếu cho EVFTA, với 29 phiếu thuận, 6 phiếu chống, và 5 phiếu trắng. Đó là một kết quả thuận lợi cho cuộc họp toàn thể của Nghị viện Châu Âu để phê duyệt EVFTA (đầu tháng 2/2020). Vậy lý giải thế nào về kết quả bỏ phiếu đó, trước cú sốc dư luận do biến cố Đồng Tâm gây ra?
Thứ nhất, giá trị thương mại Việt Nam-EU là 56 tỷ USD, lớn thứ hai sau Singapore, là yếu tố quan trọng nhất để EU phê duyệt EVFTA. Thứ hai, EU phê duyệt EVFTA với Việt Nam không có nghĩa là đánh đổi hay bỏ qua nhân quyền, mà là điều kiện. Thứ ba, sau khi Mỹ rút khỏi TPP thì vai trò của EU trong EVFTA với Việt Nam về thương mại và nhân quyền càng quan trọng hơn. Vì vậy, EU muốn dùng EVFTA để ràng buộc và giám sát Việt Nam về nhân quyền, hơn là để Việt Nam đứng ngoài, có thể bí cờ phải đi theo Trung Quốc.
Thay lời kết
Khi kinh tế thị trường bị thao túng bởi các nhóm lợi ích thân hữu thì quyền lực và tham nhũng không được kiểm soát. Nguy hiểm nhất là tham nhũng chính sách vì nó không chỉ làm thất thoát lớn công quỹ mà còn gây ra khủng hoảng lòng tin. Trong khi Vụ AVG và vụ Thủ Thiêm là hai ví dụ điển hình đang được cho vào lò xử lý thì xảy ra biến cố Đồng Tâm. Đó không chỉ là một nghịch lý mà còn là một bi kịch quốc gia, làm đất nước tụt hậu.
Dư luận thắc mắc vì sao ông Nguyễn Phú Trọng lại vội quyết định truy tặng Huân chương Chiến công Hạng nhất cho 3 sỹ quan cảnh sát bị thiệt mạng. Dù vì lý do sức khỏe nên ông Trọng bị bưng bít thông tin hay ông thực sự ủng hộ phương án đàn áp, thì đó là một thảm họa về truyền thông. Điều đó hơi vô lý trong bối cảnh ông Trọng vẫn “đốt lò” để xử lý tiếp vụ Thủ Thiêm, cũng như phát biểu của ông Trần Quốc Vượng (ngày 25/12/2019).
Ông Vượng xác định “Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta” và “cơ đồ xây dựng 75 năm có nguy cơ sụp đổ”, không do bên ngoài mà ngay trong nội bộ, vì xác định sai về “thế lực thù địch”. Không chỉ có ông Vượng xác định “kẻ thù làm hại ta chính là ta”, mà còn nhiều người khác như chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm (cựu giám đốc Học Viện Hải Quân). Theo ông Lâm, để giám sát được quyền lực thì “vai trò của nhân dân cũng quan trọng không kém”.
Dư luận cho rằng nhiệm kỳ Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đi vào lịch sử với ba sự kiện bất thường. Một là thảm họa môi trường Formosa; Hai là vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh; Ba là vụ đàn áp Đồng Tâm. Nếu vụ Đồng Tâm không phải do ông Trọng, mà là một nhân vật khác muốn gài bẫy ông (theo thuyết âm mưu) thì đó là một dấu hiệu bất ổn vì “trên bảo dưới không nghe”, báo hiệu năm 2020 còn nhiều ẩn số và biến số khó lường.
***
Năm mới, dù chính quyền dùng bạo lực nhổ được “cái gai Đồng Tâm” trong mắt họ thì vẫn khó diệt được tinh thần Đồng Tâm trong lòng dân. Thắng dân chỉ là hạ sách trước mắt, vì phải trả giá đắt lâu dài về đối nội, đối ngoại và truyền thông, như hệ quả bất định của cách ứng xử cực đoan. Tuy “chính phủ kiến tạo” kêu gọi ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển, nhưng cách ứng xử của người Việt vẫn theo hệ quy chiếu 0.4 vì “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, làm Việt Nam tiếp tục bị cô lập và tụt hậu trong một thế giới biến động khôn lường.
NQD. 26/01/2020 (Mùng 2 Tết Canh Tý)
Sunday, January 26, 2020
Du Xuân ngày Tết: Sài Gòn 2020
Đường Nguyễn Huệ: Có thể thấy khung cảnh trước đây (nền trời/background) phía sau Tòa Đô chính (Ủy ban tp) được giữ đến 1975, đã bị các cao ốc xây dựng sau này phá vỡ (đây là 1 trong những kiến trúc hàng đầu của Pháp ở tp)
Phố đi bộ
Saturday, January 25, 2020
TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 204)
Móricka cần tiền, tâm sự với một cậu bạn và cậu bạn nói rằng: “Khi về nhà hãy nói là cậu biết hết mọi chuyện rồi!”
Về đến nhà, Móricka nói với mẹ:
- Con biết hết mọi chuyện rồi!
Bà mẹ cho cậu ta 1 nghìn và nói không được bép xép.
Cậu ta cũng nói y như vậy với bố. Bố cậu ta cũng cho 1 nghìn và nói không được bép xép.
Ngày hôm sau cậu ta nói với bác bưu tá:
- Cháu biết hết mọi chuyện rồi!
Bác bưu tá nói:
- Con lại đây cho bố ôm con một cái nào!
------------
Mórickának pénzre van szüksége és beszél egyik haverjával, aki azt mondja neki: "Ha hazamész mond azt, tudom a teljes igazságot!"
Jó, hazamegy Móricka. Mondja az anyjának:
- Tudom a teljes igazságot!
Az anyja ad neki 1 ezrest és mondja neki, hogy kussoljon.
Ugyanezt megteszi az apjával is: Ő is ad neki egy ezrest és mondja, hogy kussoljon.
Másnap mondja a postásnak:
- Tudom a teljes igazságot!
A postás mondja:
- Gyere keblemre fiam!
Nguyễn Ngô Việt (DEBRECEN.vidi73)
Về đến nhà, Móricka nói với mẹ:
- Con biết hết mọi chuyện rồi!
Bà mẹ cho cậu ta 1 nghìn và nói không được bép xép.
Cậu ta cũng nói y như vậy với bố. Bố cậu ta cũng cho 1 nghìn và nói không được bép xép.
Ngày hôm sau cậu ta nói với bác bưu tá:
- Cháu biết hết mọi chuyện rồi!
Bác bưu tá nói:
- Con lại đây cho bố ôm con một cái nào!
------------
Mórickának pénzre van szüksége és beszél egyik haverjával, aki azt mondja neki: "Ha hazamész mond azt, tudom a teljes igazságot!"
Jó, hazamegy Móricka. Mondja az anyjának:
- Tudom a teljes igazságot!
Az anyja ad neki 1 ezrest és mondja neki, hogy kussoljon.
Ugyanezt megteszi az apjával is: Ő is ad neki egy ezrest és mondja, hogy kussoljon.
Másnap mondja a postásnak:
- Tudom a teljes igazságot!
A postás mondja:
- Gyere keblemre fiam!
Nguyễn Ngô Việt (DEBRECEN.vidi73)
Friday, January 24, 2020
Hoa xuân
Có lẽ đa số con người ta bị ràng buộc vào quy ước. Chẳng hạn, tôi nhớ nhất là món mì Hung 2 trứng thời sinh viên, có tý bột gia vị Vegeta hoặc Delikat (khá giống nhau), sang hơn thì có tý tương ớt. Nếu có một gói cổ cánh, xương lưng gà nữa thì thành đại tiệc. Nhưng mấy lần vừa rồi tôi sang Hung các bạn đều hỏi tôi thích ăn gì, khi tôi nói ra món này mọi người đều mỉm cười và ... cho ăn những món hoàn toàn khác. Thực ra khi ghé vào cửa hàng vẫn có những thực phẩm đó, nhưng có lẽ các bạn tôi đều không còn ở đẳng cấp sinh viên nên không cho phép mình chiêu đãi tôi món ăn không phù hợp với đẳng cấp hiện tại, cho dù món ăn này rất rẻ tiền và tôi thực sự ao ước. Món súp cá Hungari ngày xưa tôi hay ăn trong các quán hạng IV. Chẳng hạn cạnh trường tôi có một công viên đẹp tuyệt vời um tùm như một rừng cây, có một quán bia đẹp và rẻ tiền nhất thể giới tên là quán Lá, chỉ dọn có 2 món bên cạnh bia là súp cá và bánh mì quệt mỡ, rắc chút muối. Nhưng bây giờ các bạn tôi cho tôi ăn món súp cá hoàn toàn khác, bên cạnh món vịt nhồi, gan ngỗng, hết sức tinh vi và phức tạp. Không bạn nào dám đãi tôi món súp cá hạng tư ngon tuyệt như ngày xưa. Có lần tôi gợi ý vào nhà hàng Szeged bên cạnh cầu Tự do là nơi tôi chỉ vào khi có tiền hoặc muốn lấy le với bạn gái, hoặc chiêu đãi các nhân vật quan trọng. Đây là hiệu ăn hạng II. Bạn tôi tỏ ý chê bai, cho là xoàng xĩnh, nhưng cũng chiều ý tôi đến đó. Hôm đó có lẽ là tôi thấy món súp cá và bánh mì Hung giống ngày xưa nhất. Buổi sáng tôi dậy sớm ra chợ Tự do mua thịt mỡ lợn sấp, bánh mì, sữa và các loại hoa quả, dưa chua. Ngon tuyệt vời và rẻ tiền, nhưng quả tình không có thời gian ăn, vì các bữa tiệc lấp đầy thời gian.
Nói linh tinh lại lạc đề sang ăn uống. Quay trở lại chuyện hoa xuân. Ngày xưa tôi nhớ các cành đào đều nhỏ bé hơn bây giờ. Không khí dường như có vẻ xuân hơn. Năm nào cha tôi cũng chọn một cành đào, đa số là đào phai, lại là đào đơn, cắm vừa vào một cái bình. Có năm ông đổi chơi đào bích hoa kép, nhưng rồi vẫn quay lại đào phai đơn. Thứ đào này ngày nay không thấy mấy. Ngày xưa tôi không bao giờ được thấy những chậu đào lớn khổng lồ chi chít hoa như bây giờ. Phải công nhận dáng các cây đào này rất đẹp. Tuy vậy hương vị xuân có vẻ ngày một phôi pha và có vẻ gượng ép. Có lẽ động lực phát triển từ các cành đào ngày xưa thành các chậu đào hiện nay là xu hướng quy ước về sự vươn lên cạnh tranh. Mỗi năm một ít, cành đào cứ lớn dần, người ta ngày càng không thỏa mãn với quy mô đang có.
Năm đầu tiên của tôi ở Budapest, đến mùa xuân, các loại hoa nở bạt ngàn trong núi Buda, trong một không gian nồng nàn rạo rực. Tôi đi vào dãy núi sau ký túc xá, bẻ vài cành hoa về cắm trong lọ. Thường thì cắm một cành, có khi là hai cành bé xíu, chỉ là một nhánh nhỏ trong cành đào của cha tôi và chỉ là một chi tiết có thể xén bỏ trong chậu đào Tết bây giờ. Có đủ các loại hoa táo, lê, anh đào, đào,... khá khó phân biệt. Hoa đào ăn trái của Hung (đào xuân và đào thu) không đẹp như đào ta, hoặc ít ra không diêm dúa bằng. Hoa táo có vẻ quá đơn giản. Tôi thích nhất hoa lê và hoa anh đào. Hoa lê trắng muốt, cánh đơn mỏng manh, hoa lại không quá dày. Một nhành hoa, dài khoảng 2-3 gang tay, cắm lọ rất đẹp. Một vẻ đẹp mảnh mai, tinh khôi, đơn sơ. Hoa anh đào nhiều cánh hơn và hơi phớt sắc hồng. Tôi thường cắm các nhành thẳng vươn lên, hơi nghiêng một chút, vút lên. Mỗi bông hoa đều có giá trị và vị trí không thể thay thế của nó trên nhành hoa. Khi một bông lìa cánh đều làm tôi thấy lòng se thắt, xót xa vừa thấy sung sướng như một tên masohique gặm nhấp nỗi đau của mình với cảm khoái. Một nỗi đau phảng phất sự phù du của nhân thế, nhan sắc phai tàn với thời gian và mọi vinh quang trần gian trôi về quá khứ. Một nỗi đau lột xác để trưởng thành, không có gì cảm khoái hơn. Mọi niềm vui ở đời có lẽ nên pha trộn chút buồn đau để không trở thành một loại hoan hỉ hềnh hệch tập thể. Có lẽ không có nhiều người cảm thụ được khoái cảm chơi hoa cả vào lúc chúng lìa cành.
Đôi khi tôi cũng cắm hai nhành hoa, một dài một ngắn, một vươn lên, một vấn vương ở lại mặt đất yên bình. Một tĩnh một động. Tĩnh là xuất phát điểm làm nền để thế động thêm mạnh mẽ. Tôi không thích kiểu cắm hoa quy ước, một ngắn, một dài, một vừa. Nó quá cân bằng, quá tự thỏa mãn với hiện tại, nó vừa có vẻ sắp xếp giả tạo, nó lại vừa như muốn đóng băng một hiện tại viên mãn, hãnh tiến. Có thể cắm hai nhành hoa xấp xỉ như nhau để tạo thành một cặp. Cũng có thể cố gắng để chúng có sự giao hòa, với ý tưởng sến sẩm tượng trưng cho tình yêu chẳng hạn. Tôi thường có tư tưởng yếm thế với sự hòa hợp, thích các cặp đổi bổ sung hoặc trái ngược, hơn là cặp song hành giống nhau. Tình yêu nếu có, có lẽ không thể bởi hai phía cùng quá tỉnh táo và trí tuệ. Ít nhất phải có một bên ngây ngô, giả ngây ngô hoặc say. Hai nhành hoa, một dài, một ngắn chỉ là thể hiện hai trạng thái của một cá nhân cô đơn, vươn lên để tìm chỗ đứng cho bản thân trong đất trời và không bao giờ dừng lại. Tôi thích các cá thể "đơn đao độc hành" hơn là các tập hợp đoàn thể tính cách nhòe nhoẹt mờ nhạt.
Có lẽ xu hướng của quy ước chung là tập thể lớn hơn, đắt tiền hơn và đẳng cấp hơn, nơi mọi ý thích cá nhân phải tuân thủ ước lệ.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
Nói linh tinh lại lạc đề sang ăn uống. Quay trở lại chuyện hoa xuân. Ngày xưa tôi nhớ các cành đào đều nhỏ bé hơn bây giờ. Không khí dường như có vẻ xuân hơn. Năm nào cha tôi cũng chọn một cành đào, đa số là đào phai, lại là đào đơn, cắm vừa vào một cái bình. Có năm ông đổi chơi đào bích hoa kép, nhưng rồi vẫn quay lại đào phai đơn. Thứ đào này ngày nay không thấy mấy. Ngày xưa tôi không bao giờ được thấy những chậu đào lớn khổng lồ chi chít hoa như bây giờ. Phải công nhận dáng các cây đào này rất đẹp. Tuy vậy hương vị xuân có vẻ ngày một phôi pha và có vẻ gượng ép. Có lẽ động lực phát triển từ các cành đào ngày xưa thành các chậu đào hiện nay là xu hướng quy ước về sự vươn lên cạnh tranh. Mỗi năm một ít, cành đào cứ lớn dần, người ta ngày càng không thỏa mãn với quy mô đang có.
Năm đầu tiên của tôi ở Budapest, đến mùa xuân, các loại hoa nở bạt ngàn trong núi Buda, trong một không gian nồng nàn rạo rực. Tôi đi vào dãy núi sau ký túc xá, bẻ vài cành hoa về cắm trong lọ. Thường thì cắm một cành, có khi là hai cành bé xíu, chỉ là một nhánh nhỏ trong cành đào của cha tôi và chỉ là một chi tiết có thể xén bỏ trong chậu đào Tết bây giờ. Có đủ các loại hoa táo, lê, anh đào, đào,... khá khó phân biệt. Hoa đào ăn trái của Hung (đào xuân và đào thu) không đẹp như đào ta, hoặc ít ra không diêm dúa bằng. Hoa táo có vẻ quá đơn giản. Tôi thích nhất hoa lê và hoa anh đào. Hoa lê trắng muốt, cánh đơn mỏng manh, hoa lại không quá dày. Một nhành hoa, dài khoảng 2-3 gang tay, cắm lọ rất đẹp. Một vẻ đẹp mảnh mai, tinh khôi, đơn sơ. Hoa anh đào nhiều cánh hơn và hơi phớt sắc hồng. Tôi thường cắm các nhành thẳng vươn lên, hơi nghiêng một chút, vút lên. Mỗi bông hoa đều có giá trị và vị trí không thể thay thế của nó trên nhành hoa. Khi một bông lìa cánh đều làm tôi thấy lòng se thắt, xót xa vừa thấy sung sướng như một tên masohique gặm nhấp nỗi đau của mình với cảm khoái. Một nỗi đau phảng phất sự phù du của nhân thế, nhan sắc phai tàn với thời gian và mọi vinh quang trần gian trôi về quá khứ. Một nỗi đau lột xác để trưởng thành, không có gì cảm khoái hơn. Mọi niềm vui ở đời có lẽ nên pha trộn chút buồn đau để không trở thành một loại hoan hỉ hềnh hệch tập thể. Có lẽ không có nhiều người cảm thụ được khoái cảm chơi hoa cả vào lúc chúng lìa cành.
Đôi khi tôi cũng cắm hai nhành hoa, một dài một ngắn, một vươn lên, một vấn vương ở lại mặt đất yên bình. Một tĩnh một động. Tĩnh là xuất phát điểm làm nền để thế động thêm mạnh mẽ. Tôi không thích kiểu cắm hoa quy ước, một ngắn, một dài, một vừa. Nó quá cân bằng, quá tự thỏa mãn với hiện tại, nó vừa có vẻ sắp xếp giả tạo, nó lại vừa như muốn đóng băng một hiện tại viên mãn, hãnh tiến. Có thể cắm hai nhành hoa xấp xỉ như nhau để tạo thành một cặp. Cũng có thể cố gắng để chúng có sự giao hòa, với ý tưởng sến sẩm tượng trưng cho tình yêu chẳng hạn. Tôi thường có tư tưởng yếm thế với sự hòa hợp, thích các cặp đổi bổ sung hoặc trái ngược, hơn là cặp song hành giống nhau. Tình yêu nếu có, có lẽ không thể bởi hai phía cùng quá tỉnh táo và trí tuệ. Ít nhất phải có một bên ngây ngô, giả ngây ngô hoặc say. Hai nhành hoa, một dài, một ngắn chỉ là thể hiện hai trạng thái của một cá nhân cô đơn, vươn lên để tìm chỗ đứng cho bản thân trong đất trời và không bao giờ dừng lại. Tôi thích các cá thể "đơn đao độc hành" hơn là các tập hợp đoàn thể tính cách nhòe nhoẹt mờ nhạt.
Có lẽ xu hướng của quy ước chung là tập thể lớn hơn, đắt tiền hơn và đẳng cấp hơn, nơi mọi ý thích cá nhân phải tuân thủ ước lệ.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
Thursday, January 23, 2020
Thư gửi chính phủ
Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập. Tự do. Hạnh phúc
Kính gửi Chủ tịch Nước,
Chủ tịch Quốc hội
Thủ tướng Chính Phủ
Năm hết Tết đến, theo truyền thống đạo lý cổ truyền của dân tộc chỉ nói chuyện vui, chúc điều tốt lành .
Nhưng chúng tôi không thể làm vậy vì giáp Tết cổ truyền, máu của cụ lão nông Lê Đình Kình, 84 tuổi đời, 58 tuổi Đảng đã chảy dưới họng súng oan nghiệt bắn vỡ đầu gối , vỡ tim, vỡ óc, rồi bị đem đi rạch bụng để trả xác về cho vợ con khâm liệm và đem đi chôn như những gì đã bày ra rõ ràng trước mắt mọi người! Dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã chít khăn tang, đưa cụ lão nông từng được họ kính trọng và tôn quý về nơi an nghỉ cuối cùng.
Những hình ảnh ấy đang được phơi ra trước mắt nhân dân trong nước và công luận trên thế giới qua rất nhiều các hãng truyền thông lớn của nước ngoài, đã làm chấn động nhân tâm.
Một hành động dã man ngoài sức tưởng tưởng diễn ra lúc 4 giờ sáng khi cụ lão nông ấy đang nằm trên giường, để rồi ông Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng lập tức ký sắc lệnh trao huân chương chiến công hạng nhất cho những người cầm súng bắn vào dân.
Đạo lý nào dẫn dắt cho một hành động trời không dung, đất không tha như vậy thưa ông Chủ tịch Nước, bà Chủ tịch Quốc Hội, ông Thủ tướng Chính phủ ?
Liệu có một chính quyền nào tự xưng là của dân do dân và vì dân trên thế giới văn minh này đã hành động dã man như thế với dân không?
Chúng tôi, những người từng trải qua ba cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc và bọn bành trướng, có người từng bị giam cầm đánh đập trong nhà tù Chí Hoà, nhà tù Côn Đảo trước 1975, nay vẫn còn thương tật trong người, chúng tôi hiểu rõ nỗi đau của thân nhân của người bị đối xử dã man như đã thấy. Vì vậy, chúng tôi gửi Thư này đến đến các vị, yêu cầu các vị - những người gánh trọng trách được dân trao - hãy trả lời minh bạch trước công luận trong và ngoài nước:
1.Ai đã hạ lệnh tiến hành tập kích vào nhà dân vào 4 giờ sáng ngày 9.1.2020, dùng súng bắn vào dân, hạ sát lão nông Lê Đình Kình ngay trên giường?
2.Tại sao không đưa ra xét xử trước Toà án một cụ già 84 tuổi 58 tuổi Đảng theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật mà lại dùng bạo lực tập kích vào đêm khuya, bắn chết lão nông Lê Đình Kình (trước đây đã bị chính quyền và công an lừa ra cánh đồng Sênh rồi bắt cóc, làm gãy chân, phải đưa đi điều trị, để tiếp đó có một bản cam kết của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội có điểm chỉ và chữ ký xác nhận của hai đại biểu Quốc hội được cử về Đồng Tâm làm nhiệm vụ giám sát).
3. Huân chương chiến công hạng nhất là để tặng thưởng cho những cán bộ và chiến sĩ có công trạng đặc biệt, có ảnh hưởng mạnh mẽ thúc đẩy hành động giết giặc cứu nước trên chiến trường hoặc dũng cảm lập công trong thời bình có tác dụng to lớn trong lực lượng vũ trang và trong nhân dân, vậy thì cần công bố thật minh bạch và công khai cho nhân dân cả nước biết họ đã “lập chiến công” như thế nào, ở đâu, hành động “dũng cảm” ra sao để dân tôn vinh và “noi theo gương dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh của họ”.
4. Khi chưa có một Toà án xét xử “tội phạm đã bị bắn chết” thì cần ngừng ngay những lời vu khống, thoá mạ người vửa bị hạ sát một cách dã man và hết sức bất minh đang được tiến hành rộng khắp trên các phương tiện truyền thông và báo chí nhà nước. Sự thật rồi sẽ vẫn là sự thật cho dù có thể tạm thời bị che lấp bởi nhiều lý do phức tạp, những mưu toan mờ ám nhưng sớm muộn thì rồi sự thật vẫn được phơi trần. Đó sẽ là một đòn chí mạng vào cái thể chế chính trị mà các vị đang cố chứng minh là tốt đẹp.
Càng nhiều lấp liếm, càng lắm quanh co, càng tăng thêm nghi ngờ và phẫn nộ của công luận trong nước và thế giới. Trong xã hội hiện đang râm ran câu chuyện “quả báo” và dẫn lời người xưa “lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt” và người dân kháo nhau “oan khí tương triền”, “Cụ Kình thiêng lắm đấy”. Đó là những chỉ báo không thể lẩn tránh hay dùng bạo lực mà xoá bỏ được. Vả chăng, lịch sử rất sòng phẳng và công minh, ai công ai tội, ai là người thúc đẩy lịch sử đi tới, ai là tội đồ của lịch sử rồi sẽ được phán xét, chỉ sớm hay muộn mà thôi. Nhưng như những gì đang diễn ra thì sự phán xét ấy không phải chờ lâu nữa đâu.
Chính vì vậy, chúng tôi thẳng thắn nói lên tiếng nói của lương tri và lương năng mà tất cả những ai tôn trọng đạo lý của dân tộc đều phẫn nộ cất lên để kính gửi đến các vị lá thư tâm huyết này, mong sớm nhận được hồi âm trước khi chúng tôi sẽ có thư đến vị đại diện của Việt Nam đang giữ trọng trách Uỷ viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc chuyển cho ngài Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc.
Xin gửi các vị lời chào trân trọng nhân Tết cổ truyền của dân tộc.
Tp Hồ Chí Minh ngày 22.1.2020
Đồng ký tên :
- Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Đại biểu Quốc Hội Khóa VI, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh, nguyên Tổng Biên tập Báo Thanh Niên
- Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước Tp Hồ Chí Minh
- Lê Công Giàu, Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn 1975, nguyên Phó Tổng Giám đốc Saigon Tourist, Chủ tịch HĐQT Hãng Hàng không Pacific Airline, Giám đốc Công ty SAVIMEX
-Tương Lai, hưu trí, hiện sống tại Tp Hồ Chí Minh, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội học Việt Nam
Độc lập. Tự do. Hạnh phúc
Kính gửi Chủ tịch Nước,
Chủ tịch Quốc hội
Thủ tướng Chính Phủ
Năm hết Tết đến, theo truyền thống đạo lý cổ truyền của dân tộc chỉ nói chuyện vui, chúc điều tốt lành .
Nhưng chúng tôi không thể làm vậy vì giáp Tết cổ truyền, máu của cụ lão nông Lê Đình Kình, 84 tuổi đời, 58 tuổi Đảng đã chảy dưới họng súng oan nghiệt bắn vỡ đầu gối , vỡ tim, vỡ óc, rồi bị đem đi rạch bụng để trả xác về cho vợ con khâm liệm và đem đi chôn như những gì đã bày ra rõ ràng trước mắt mọi người! Dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã chít khăn tang, đưa cụ lão nông từng được họ kính trọng và tôn quý về nơi an nghỉ cuối cùng.
Những hình ảnh ấy đang được phơi ra trước mắt nhân dân trong nước và công luận trên thế giới qua rất nhiều các hãng truyền thông lớn của nước ngoài, đã làm chấn động nhân tâm.
Một hành động dã man ngoài sức tưởng tưởng diễn ra lúc 4 giờ sáng khi cụ lão nông ấy đang nằm trên giường, để rồi ông Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng lập tức ký sắc lệnh trao huân chương chiến công hạng nhất cho những người cầm súng bắn vào dân.
Đạo lý nào dẫn dắt cho một hành động trời không dung, đất không tha như vậy thưa ông Chủ tịch Nước, bà Chủ tịch Quốc Hội, ông Thủ tướng Chính phủ ?
Liệu có một chính quyền nào tự xưng là của dân do dân và vì dân trên thế giới văn minh này đã hành động dã man như thế với dân không?
Chúng tôi, những người từng trải qua ba cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc và bọn bành trướng, có người từng bị giam cầm đánh đập trong nhà tù Chí Hoà, nhà tù Côn Đảo trước 1975, nay vẫn còn thương tật trong người, chúng tôi hiểu rõ nỗi đau của thân nhân của người bị đối xử dã man như đã thấy. Vì vậy, chúng tôi gửi Thư này đến đến các vị, yêu cầu các vị - những người gánh trọng trách được dân trao - hãy trả lời minh bạch trước công luận trong và ngoài nước:
1.Ai đã hạ lệnh tiến hành tập kích vào nhà dân vào 4 giờ sáng ngày 9.1.2020, dùng súng bắn vào dân, hạ sát lão nông Lê Đình Kình ngay trên giường?
2.Tại sao không đưa ra xét xử trước Toà án một cụ già 84 tuổi 58 tuổi Đảng theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật mà lại dùng bạo lực tập kích vào đêm khuya, bắn chết lão nông Lê Đình Kình (trước đây đã bị chính quyền và công an lừa ra cánh đồng Sênh rồi bắt cóc, làm gãy chân, phải đưa đi điều trị, để tiếp đó có một bản cam kết của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội có điểm chỉ và chữ ký xác nhận của hai đại biểu Quốc hội được cử về Đồng Tâm làm nhiệm vụ giám sát).
3. Huân chương chiến công hạng nhất là để tặng thưởng cho những cán bộ và chiến sĩ có công trạng đặc biệt, có ảnh hưởng mạnh mẽ thúc đẩy hành động giết giặc cứu nước trên chiến trường hoặc dũng cảm lập công trong thời bình có tác dụng to lớn trong lực lượng vũ trang và trong nhân dân, vậy thì cần công bố thật minh bạch và công khai cho nhân dân cả nước biết họ đã “lập chiến công” như thế nào, ở đâu, hành động “dũng cảm” ra sao để dân tôn vinh và “noi theo gương dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh của họ”.
4. Khi chưa có một Toà án xét xử “tội phạm đã bị bắn chết” thì cần ngừng ngay những lời vu khống, thoá mạ người vửa bị hạ sát một cách dã man và hết sức bất minh đang được tiến hành rộng khắp trên các phương tiện truyền thông và báo chí nhà nước. Sự thật rồi sẽ vẫn là sự thật cho dù có thể tạm thời bị che lấp bởi nhiều lý do phức tạp, những mưu toan mờ ám nhưng sớm muộn thì rồi sự thật vẫn được phơi trần. Đó sẽ là một đòn chí mạng vào cái thể chế chính trị mà các vị đang cố chứng minh là tốt đẹp.
Càng nhiều lấp liếm, càng lắm quanh co, càng tăng thêm nghi ngờ và phẫn nộ của công luận trong nước và thế giới. Trong xã hội hiện đang râm ran câu chuyện “quả báo” và dẫn lời người xưa “lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt” và người dân kháo nhau “oan khí tương triền”, “Cụ Kình thiêng lắm đấy”. Đó là những chỉ báo không thể lẩn tránh hay dùng bạo lực mà xoá bỏ được. Vả chăng, lịch sử rất sòng phẳng và công minh, ai công ai tội, ai là người thúc đẩy lịch sử đi tới, ai là tội đồ của lịch sử rồi sẽ được phán xét, chỉ sớm hay muộn mà thôi. Nhưng như những gì đang diễn ra thì sự phán xét ấy không phải chờ lâu nữa đâu.
Chính vì vậy, chúng tôi thẳng thắn nói lên tiếng nói của lương tri và lương năng mà tất cả những ai tôn trọng đạo lý của dân tộc đều phẫn nộ cất lên để kính gửi đến các vị lá thư tâm huyết này, mong sớm nhận được hồi âm trước khi chúng tôi sẽ có thư đến vị đại diện của Việt Nam đang giữ trọng trách Uỷ viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc chuyển cho ngài Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc.
Xin gửi các vị lời chào trân trọng nhân Tết cổ truyền của dân tộc.
Tp Hồ Chí Minh ngày 22.1.2020
Đồng ký tên :
- Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Đại biểu Quốc Hội Khóa VI, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh, nguyên Tổng Biên tập Báo Thanh Niên
- Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước Tp Hồ Chí Minh
- Lê Công Giàu, Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn 1975, nguyên Phó Tổng Giám đốc Saigon Tourist, Chủ tịch HĐQT Hãng Hàng không Pacific Airline, Giám đốc Công ty SAVIMEX
-Tương Lai, hưu trí, hiện sống tại Tp Hồ Chí Minh, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội học Việt Nam
Mạc Van Trang
Đơn tố giác tội phạm
Nagy Peter: LÊ ĐÌNH KÌNH - Từ văn hóa làng xã hãy góp phần xây dựng Văn hóa xã hội thượng tôn pháp luật cùng thế giới văn minh. Sự nghiệp này, trước hết ở những người lãnh đạo!
Mà "Phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo là tính lương thiện, ít nhất là lương thiện vừa đủ để không tự lừa mình bằng những điều viển vông và không tự bao biện cho những sai lầm của mình.” hình như nhà khoa học Bảo Châu viết đâu đó câu này!
Hy vọng... bừng Xuân vừa thấy trên Quân đội Nhân dân số Tết, chắc sẽ lờ mờ che đám mây Đồng Tâm, một bi kịch hoàn tòn có thể đã không xảy ra!
TBT Nguyễn Phú Trọng: "Mỗi mùa xuân có Đảng là một mùa hạnh phúc, an vui với mỗi người dân!"
"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng... thừa nhận đảng Cộng sản cũng có lúc mắc sai lầm, nhưng "Đảng đã sớm nhận ra những sai lầm, khuyết điểm và kiên quyết sửa chữa, dù có đau đớn hay phải đối diện với muôn vàn khó khăn, rào cản."
"Chính điều đó càng làm tăng thêm niềm tin của nhân dân dành cho Đảng và có lẽ hiếm có dân tộc nào trên thế giới khi nói đến Đảng cầm quyền, nhân dân lại dành cho một sự trân trọng, tự hào, yêu thương như dân tộc Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam,"
Tin đầy đủ như sau:
Mà "Phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo là tính lương thiện, ít nhất là lương thiện vừa đủ để không tự lừa mình bằng những điều viển vông và không tự bao biện cho những sai lầm của mình.” hình như nhà khoa học Bảo Châu viết đâu đó câu này!
Hy vọng... bừng Xuân vừa thấy trên Quân đội Nhân dân số Tết, chắc sẽ lờ mờ che đám mây Đồng Tâm, một bi kịch hoàn tòn có thể đã không xảy ra!
TBT Nguyễn Phú Trọng: "Mỗi mùa xuân có Đảng là một mùa hạnh phúc, an vui với mỗi người dân!"
"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng... thừa nhận đảng Cộng sản cũng có lúc mắc sai lầm, nhưng "Đảng đã sớm nhận ra những sai lầm, khuyết điểm và kiên quyết sửa chữa, dù có đau đớn hay phải đối diện với muôn vàn khó khăn, rào cản."
"Chính điều đó càng làm tăng thêm niềm tin của nhân dân dành cho Đảng và có lẽ hiếm có dân tộc nào trên thế giới khi nói đến Đảng cầm quyền, nhân dân lại dành cho một sự trân trọng, tự hào, yêu thương như dân tộc Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam,"
Tin đầy đủ như sau:
CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN KHÔNG KHỞI TỐ VỤ ÁN THÌ CHÍNH QUYỀN PHI CỘNG SẢN SẼ PHẢI KHỞI TỐ!
Đơn tố giác tội giết cụ Kình và yêu cầu khởi tố vụ án hình sự tìm ra những kẻ đã giết cụ và trừng trị chúng theo Pháp luật. Có người sẽ bảo, ăn thua gì, chúng nó sẽ lờ đi thôi,... Muốn thượng tôn pháp luật lên ngôi thì công dân phải biết quyền của mình, làm đúng luật và buộc chính quyền làm đúng luật. Nếu chính quyền Trọng Phúc Ngân chưa làm thì đòi chính quyền tiếp làm; nếu chính quyền cộng sản né tránh thì các chính quyền phi cộng sản vẫn phải tiếp tục điều tra, khởi tố vụ án (vụ giết người không có thời hiệu, nên đơn hôm nay nếu chưa được giải quyết thì 10, 15, 50 năm sau vẫn phải giải quyết đơn tố giác tội phạm này). Lẽ ra hơn 2 năm trước đã phải làm đơn tố giác tội đánh gãy chân cụ Kình, nhưng chúng ta đã nhìn, đã xem mà KHÔNG THẤY việc phải tố giác, và CHÍNH QUYỀN PHẢI TRẢ LỜI!
Danh sách những người đã đồng ý ký nhưng vì ở xa không đến dự buổi Tất Niên ấm cúng của các nhà hoạt động dân sự được nên không thể ký tươi, danh sách sẽ được nêu trong stt khác.
21 Jan.2020
Wednesday, January 22, 2020
Đâu là mục đích và mục tiêu trận tập kích vào Đồng Tâm rạng sáng 9/1/2020?
Nguyễn Đăng Quang
22-1-2020
Như mọi người đều biết, một chiến dịch quy mô lớn với một lực lượng hùng hậu được chuẩn bị chu đáo đến từng chi tiết, nhằm tập kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, đã xảy ra vào rạng sáng 09/01/2020, gây sự bất ngờ đến ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
Kết quả đau lòng đã để lại cho cả hai bên: Cụ Lê Đình Kình bị sát hại bằng nhiều phát đạn ngay tại nhà riêng của mình, và 3 chiến sỹ CSCĐ hy sinh do “trượt chân ngã xuống giếng trời sâu 4 mét…”. Vậy đâu là lý do và nguyên nhân chủ yếu cho cuộc tập kích bất ngờ của chính quyền vào xã Đồng Tâm, hay nói một cách khác là, cuộc tập kích trên nhằm mục đích gì và để đạt mục tiêu gì là chính?
“Phải tiêu diệt bằng được Lê Đình Kình, tịch thu bằng hết hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà đương sự đang cất giữ, bắt bằng hết ‘nhóm Đồng thuận Đồng Tâm’, đồng thời phá hủy tan tành 3 ngôi nhà liền kề của đại gia đình Lê Đình Kình, để làm gương cho những kẻ khác!”. Đây có phải là mệnh lệnh của thượng cấp, đồng thời cũng là mục đích và mục tiêu chủ yếu của cuộc tập kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, vào rạng sáng ngày 09/01/2020 không?
“Nhóm Đồng thuận” hình thành vào năm 2014, ban đầu chỉ gồm khoảng 10 thành viên, chủ yếu là đảng viên, trong đó có 3 đảng viên lão thành làm nòng cốt, do cụ Lê Đình Kình đứng đầu. Từ khi ra đời cho đến nay, nhất là sau biến cố Đồng Tâm (từ ngày 15 đến ngày 22/4/2017), nhóm này chủ trương đấu tranh ôn hòa, thông qua các kiến nghị và các kêu cứu gửi đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp, từ địa phương đến Trung ương.
Sách lược đấu tranh của họ là tuyên bố ủng hộ công cuộc đấu tranh chống tham nhũng do TBT Nguyễn Phú Trọng phát động, đồng thời họ cũng giương cao các khẩu hiệu chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt coi tham nhũng là giặc nội xâm, để tập hợp và đoàn kết người dân. Nhóm này luôn khẳng định họ không chống Đảng và Nhà nước, họ chỉ chống bọn tham nhũng và các nhóm lợi ích trong ĐCSVN, mà họ gọi là giặc nội xâm trong Đảng.
Tôi đã nhiều lần về Đồng Tâm, tiếp xúc với cụ Kình. Trao đổi và tâm sự với tôi về cách hóa giải mâu thuẫn trong xã hội, cụ thể là cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, cụ xác quyết 3 nguyên tắc sau:
– Một là: Dứt khoát phải loại bỏ sử dụng vũ lực. Cụ nói: “Vũ lực chỉ nên sử dụng với kẻ thù khi không còn con đường nào khác. Tuyệt đối không bao giờ dùng vũ lực để chống lại nhân dân. Bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực, đó là quy luật và hậu quả tất yếu”!
– Hai là: Con đường pháp lý (kiện ra Tòa án) bao giờ cũng tốt hơn bạo lực. Song chỉ nên dùng đến nó một khi phương thức đối thoại, hòa giải thất bại!
– Ba là: Phải đối thoại, hòa giải. Mọi mâu thuẫn và bất ổn trong xã hội đều có thể được hóa giải thông qua đối thoại, hòa giải. Nhưng đối thoại phải thực tâm, và phải nghiêm túc thực thi những điều đã thỏa thuận. Đây là nguyên tắc tối thượng.
Ba nguyên tắc xuyên suốt này được thể hiện rất rõ trong TÂM THƯ của người dân Đồng Tâm gửi Hội nghị 7 Trung ương ĐCSVN ngày 15/4/2018 và gửi Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội ngày 28/5/2018. Dẫn lại ý kiến trên, tôi muốn nhấn mạnh cụ Lê Đình Kình luôn chủ trương con đường ôn hòa, phi bạo lực, đồng thời phủ định quan điểm và cách đưa tin một chiều của báo chí lề phải, vu oan cho nạn nhân là người cầm đầu nhóm chống đối, chủ trương bạo lực, bị bắn chết nhưng “trên tay Lê Đình Kình vẫn còn cầm một quả lựu đạn”(?!)
22-1-2020
Như mọi người đều biết, một chiến dịch quy mô lớn với một lực lượng hùng hậu được chuẩn bị chu đáo đến từng chi tiết, nhằm tập kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, đã xảy ra vào rạng sáng 09/01/2020, gây sự bất ngờ đến ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
Kết quả đau lòng đã để lại cho cả hai bên: Cụ Lê Đình Kình bị sát hại bằng nhiều phát đạn ngay tại nhà riêng của mình, và 3 chiến sỹ CSCĐ hy sinh do “trượt chân ngã xuống giếng trời sâu 4 mét…”. Vậy đâu là lý do và nguyên nhân chủ yếu cho cuộc tập kích bất ngờ của chính quyền vào xã Đồng Tâm, hay nói một cách khác là, cuộc tập kích trên nhằm mục đích gì và để đạt mục tiêu gì là chính?
“Phải tiêu diệt bằng được Lê Đình Kình, tịch thu bằng hết hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà đương sự đang cất giữ, bắt bằng hết ‘nhóm Đồng thuận Đồng Tâm’, đồng thời phá hủy tan tành 3 ngôi nhà liền kề của đại gia đình Lê Đình Kình, để làm gương cho những kẻ khác!”. Đây có phải là mệnh lệnh của thượng cấp, đồng thời cũng là mục đích và mục tiêu chủ yếu của cuộc tập kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, vào rạng sáng ngày 09/01/2020 không?
“Nhóm Đồng thuận” hình thành vào năm 2014, ban đầu chỉ gồm khoảng 10 thành viên, chủ yếu là đảng viên, trong đó có 3 đảng viên lão thành làm nòng cốt, do cụ Lê Đình Kình đứng đầu. Từ khi ra đời cho đến nay, nhất là sau biến cố Đồng Tâm (từ ngày 15 đến ngày 22/4/2017), nhóm này chủ trương đấu tranh ôn hòa, thông qua các kiến nghị và các kêu cứu gửi đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp, từ địa phương đến Trung ương.
Sách lược đấu tranh của họ là tuyên bố ủng hộ công cuộc đấu tranh chống tham nhũng do TBT Nguyễn Phú Trọng phát động, đồng thời họ cũng giương cao các khẩu hiệu chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt coi tham nhũng là giặc nội xâm, để tập hợp và đoàn kết người dân. Nhóm này luôn khẳng định họ không chống Đảng và Nhà nước, họ chỉ chống bọn tham nhũng và các nhóm lợi ích trong ĐCSVN, mà họ gọi là giặc nội xâm trong Đảng.
Tôi đã nhiều lần về Đồng Tâm, tiếp xúc với cụ Kình. Trao đổi và tâm sự với tôi về cách hóa giải mâu thuẫn trong xã hội, cụ thể là cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, cụ xác quyết 3 nguyên tắc sau:
– Một là: Dứt khoát phải loại bỏ sử dụng vũ lực. Cụ nói: “Vũ lực chỉ nên sử dụng với kẻ thù khi không còn con đường nào khác. Tuyệt đối không bao giờ dùng vũ lực để chống lại nhân dân. Bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực, đó là quy luật và hậu quả tất yếu”!
– Hai là: Con đường pháp lý (kiện ra Tòa án) bao giờ cũng tốt hơn bạo lực. Song chỉ nên dùng đến nó một khi phương thức đối thoại, hòa giải thất bại!
– Ba là: Phải đối thoại, hòa giải. Mọi mâu thuẫn và bất ổn trong xã hội đều có thể được hóa giải thông qua đối thoại, hòa giải. Nhưng đối thoại phải thực tâm, và phải nghiêm túc thực thi những điều đã thỏa thuận. Đây là nguyên tắc tối thượng.
Ba nguyên tắc xuyên suốt này được thể hiện rất rõ trong TÂM THƯ của người dân Đồng Tâm gửi Hội nghị 7 Trung ương ĐCSVN ngày 15/4/2018 và gửi Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội ngày 28/5/2018. Dẫn lại ý kiến trên, tôi muốn nhấn mạnh cụ Lê Đình Kình luôn chủ trương con đường ôn hòa, phi bạo lực, đồng thời phủ định quan điểm và cách đưa tin một chiều của báo chí lề phải, vu oan cho nạn nhân là người cầm đầu nhóm chống đối, chủ trương bạo lực, bị bắn chết nhưng “trên tay Lê Đình Kình vẫn còn cầm một quả lựu đạn”(?!)
Tác giả Nguyễn Đăng Quang (thứ 2 từ trái) trong một lần về
thăm cụ Kình và dân Đồng Tâm. Ảnh: Tác giả gửi tới
Cụ Lê Đình Kình đã nhiều lần tuyên bố trước báo giới: “Cho dù có bị chặt đầu, tôi vẫn khẳng định 59ha đất ở cánh đồng Sênh là đất nông nghiệp!”. Cụ nói trong tay cụ có đầy đủ hồ sơ, tài liệu, giấy tờ chứng minh cho lời khẳng định trên. Việc tranh chấp 59ha đất ở cánh đồng Sênh bắt đầu từ cuối 2016, nhưng cho đến nay BQP và Viettel chưa hề lên tiếng, chỉ có UBND Tp. Hà Nội tuyên bố đấy là “đất quốc phòng”! Đây là một uẩn khúc mà chỉ có Viettel và UBND Tp.Hà Nội biết rõ.
Việc tranh chấp này chắc hẳn phải liên quan đến “Văn bản hợp tác đầu tư” được ký kết giữa Tập đoàn Viettel và UBND Tp. Hà Nội ngày 4/6/2016, theo đó UBND Hà Nội “có trách nhiệm tháo gỡ khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng tại huyện Mỹ Đức để xây dựng nhà máy sản xuất”. Theo tôi, nếu Tp. Hà Nội thực tâm, thì sao họ không ra quyết định thu hồi diên tích 59ha đất nông nghiệp nói trên, rồi giao cho Viettel sau khi đã thỏa thuận đền bù thỏa đáng cho người dân? Tôi nghĩ, người dân sẽ vui lòng chấp nhận trên cơ sở quyền lợi của họ được đảm bảo.
“Nhóm Đồng thuận” lấy tư gia cụ Kình làm địa điểm tổ chức những cuộc họp thường kỳ hàng tháng, có livestream (phát trực tiếp tại chỗ) với chủ đề chống tham nhũng. Các buổi sinh hoạt livestream này được lưu qua ứng dụng YouTube, do đó không chỉ người dân ở trong nước có thể xem trực tiếp mà đông đảo bà con Việt kiều trên thế giới ai không có điều kiện theo dõi trực tiếp thì có thể theo dõi qua YouTube.
Các buổi sinh hoạt thường kỳ này luôn được đông đảo bà con trong xã hưởng ứng, tìm đến tham dự. Buổi ít nhất cũng đến cả trăm, nhiều thì lên đến cả ngàn người có mặt. Và luôn có hàng chục ngàn người xem trực tiếp qua livestreams mỗi buổi, và hàng trăm ngàn lượt người xem qua ứng dụng của YouTube sau đó.
Dư luận cho rằng, Đảng cầm quyền vô cùng căm tức và run sợ. Họ không thể chấp nhận sự tồn tại của nhóm này cũng như để cho nhóm tiếp tục tự do hội họp, tự do bày tỏ chính kiến. Họ nhận định đích thị đây là một tiền lệ rất nguy hiểm, là manh nha dẫn đến đa nguyên, đa đảng! Do vậy, phải bằng mọi cách tiêu diệt bằng được cụ Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần và bộ óc của “nhóm Đồng thuận Đồng Tâm”, và bắt sống bằng hết các thành viên khác. Vậy cho nên mới có cuộc đánh úp, giết hại dã man một đảng viên là cụ Lê Đình Kình, và bắt đi trái pháp luật gần 30 công dân khác vào rạng sáng ngày 09/01/2020.
Còn nhớ, cách đây hơn 2 năm, sáng 15/4/2017, họ lừa cụ Kình ra cánh đồng Sênh, bảo cụ chỉ mốc giới. Trên đường ra về, bất ngờ một nhóm người từ trong xe phục sẵn, nhẩy xuống đạp cụ gẫy xương đùi, quẳng cụ lên xe như quẳng một con vật, khóa quặt 2 cánh tay cụ bằng còng số 8 rồi nhét giẻ vào mồm và cứ thế cho xe chạy thẳng 50km về số 7 Thiền Quang (HN), mặc cho cụ kêu la vì đau đớn, mãi 3 ngày sau họ mới đưa cụ lên bàn mổ cấp cứu.
Một tháng sau, khi xuất viện về nhà, cụ đã công khai tố cáo đích danh 4 sỹ quan LLVT (có danh tính, cấp bậc đầy đủ) cố tình tìm cách thủ tiêu cụ nhằm diệt khẩu, bịt đầu mối, nhưng bất thành. Kể từ đó, tên tuổi cụ cùng cuộc đấu tranh giữ đất của bà con Đồng Tâm trở nên nổi tiếng, được dư luận rộng rãi trong nước và cộng đồng quốc tế biết đến và kính phục. Cụ được coi là lãnh đạo tinh thần của bà con Đồng Tâm với câu nói bất hủ “Phải giữ đất, cho dù có hy sinh, đổ máu!”
Kể từ đó, “nhóm Đồng thuận” do cụ Kình lãnh đạo, đứng ra tổ chức các cuộc họp thường kỳ, tố cáo hiện trạng tham nhũng đất đai ở địa phương cùng đích danh các quan chức trùm sò và các nhóm lợi ích trong Đảng, hỏi làm sao đảng cầm quyền không căm tức và lo sợ? Thế là lệnh trên truyền xuống, bằng mọi giá phải tiêu diệt kẻ đứng đầu và bắt cho bằng hết các thành viên khác của “nhóm Đồng thuận” này, không để chúng tiếp tục tổ chức thêm một buổi họp nào nữa.
Buổi họp hôm 23/12/2019 phải là buổi họp cuối cùng. Ngoài hình thức “tụ tập đông người không phép” đã là vi phạm luật pháp, chưa nói đến chuyện xúc phạm uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nên phải coi đây là điều cực kỳ nghiêm trọng. Đó chính là mầm họa hết sức nguy hiểm, phải diệt ngay từ trong trứng, nếu không, sẽ dẫn đến tiền lệ rất nguy hại, tiềm ẩn một nguy cơ hiện hữu là xã hội sẽ bùng phát “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để nhanh chóng trở thành một xã hội đa nguyên đa đảng, khởi sự từ làng quê có tên là Đồng Tâm này!
Vậy nên, sự việc tang thương và đẫm máu phải xảy ra ở đây (thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội) vào 4 giờ sáng ngày 09/01/2020 khi mọi người đang còn chìm sâu trong giấc ngủ, và chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý! Bạo lực đã đến, máu đã đổ, đưa đến một kết cục khiến toàn xã hội phải ghê sợ.
Tôi khẳng định ĐCSVN đã phạm sai lầm cực kỳ nghiêm trọng khi quyết định sử dụng bạo lực thay cho đối thoại ôn hòa hoặc tranh tụng pháp lý trước tòa, dẫn đến một kết cục đẫm máu cho cả 2 phía, gây chia rẽ trong xã hội và làm ly tán lòng dân. Thử hỏi, 93 triệu người dân Việt Nam, nhất là 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài, từ nay có ai tin vào “chính sách đại đoàn kết và hòa hợp, hòa giải dân tộc” của Đảng nữa hay không, khi Đảng đã ra tay sử dụng vũ lực để giết hại người dân ngay trong thời bình? Qua vụ thảm sát Đồng Tâm này, có thể thấy rõ câu trả lời là: KHÔNG!
Họ có thể đã đạt được điều họ muốn: Đã tiêu diệt được kẻ chủ mưu, rắn đã bị đánh dập đầu, từ nay sẽ vĩnh viễn không còn những buổi họp thường kỳ của “nhóm Đồng thuận” được tổ chức trong ngôi nhà này nữa!
Cũng với chính mục đích và mục tiêu như vậy nên họ mới ra tay hủy hoại tan hoang nhà riêng cụ Kình lẫn tư gia của 2 người con trai, cướp và mang đi mọi tài sản có giá trị trong 3 căn nhà này, như: TV, tủ lạnh, máy vi tính .v.v… cho đến chiếc ô tô mới mua của cháu Lê Đình Uy (đăng ký xe mang tên vợ là Nguyễn Thị Duyên), đặc biệt là chiếc tủ gỗ mà bên trong “cất giữ một lượng lớn tiền mặt mà gia đình dành dụm được trong những năm qua cùng mọi hồ sơ, tài liệu, văn bản, chứng cứ của cụ Kình lưu giữ hàng chục năm nay”!
Sự tàn ác, dã man đã đạt đến đỉnh điểm mà ngay chính các thành viên trong 3 ngôi nhà này, khi được thả về để lo hậu sự cho cụ Kình, không còn có thể nhận ra đây là 3 căn nhà mà chỉ vài hôm trước họ đã từng sinh sống!
Sao các người có thể tàn ác như vậy với đồng chí của mình, một đảng viên chưa hề bị kỷ luật đảng, một công dân chưa có tiền án, tiền sự, và chưa bị kết án là tội phạm trước bất cứ tòa án nào? Đây chính là sự tàn độc, dã man, thú tính, không còn tính người!
Tiếng Dân
“Nhóm Đồng thuận” lấy tư gia cụ Kình làm địa điểm tổ chức những cuộc họp thường kỳ hàng tháng, có livestream (phát trực tiếp tại chỗ) với chủ đề chống tham nhũng. Các buổi sinh hoạt livestream này được lưu qua ứng dụng YouTube, do đó không chỉ người dân ở trong nước có thể xem trực tiếp mà đông đảo bà con Việt kiều trên thế giới ai không có điều kiện theo dõi trực tiếp thì có thể theo dõi qua YouTube.
Các buổi sinh hoạt thường kỳ này luôn được đông đảo bà con trong xã hưởng ứng, tìm đến tham dự. Buổi ít nhất cũng đến cả trăm, nhiều thì lên đến cả ngàn người có mặt. Và luôn có hàng chục ngàn người xem trực tiếp qua livestreams mỗi buổi, và hàng trăm ngàn lượt người xem qua ứng dụng của YouTube sau đó.
Dư luận cho rằng, Đảng cầm quyền vô cùng căm tức và run sợ. Họ không thể chấp nhận sự tồn tại của nhóm này cũng như để cho nhóm tiếp tục tự do hội họp, tự do bày tỏ chính kiến. Họ nhận định đích thị đây là một tiền lệ rất nguy hiểm, là manh nha dẫn đến đa nguyên, đa đảng! Do vậy, phải bằng mọi cách tiêu diệt bằng được cụ Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần và bộ óc của “nhóm Đồng thuận Đồng Tâm”, và bắt sống bằng hết các thành viên khác. Vậy cho nên mới có cuộc đánh úp, giết hại dã man một đảng viên là cụ Lê Đình Kình, và bắt đi trái pháp luật gần 30 công dân khác vào rạng sáng ngày 09/01/2020.
Còn nhớ, cách đây hơn 2 năm, sáng 15/4/2017, họ lừa cụ Kình ra cánh đồng Sênh, bảo cụ chỉ mốc giới. Trên đường ra về, bất ngờ một nhóm người từ trong xe phục sẵn, nhẩy xuống đạp cụ gẫy xương đùi, quẳng cụ lên xe như quẳng một con vật, khóa quặt 2 cánh tay cụ bằng còng số 8 rồi nhét giẻ vào mồm và cứ thế cho xe chạy thẳng 50km về số 7 Thiền Quang (HN), mặc cho cụ kêu la vì đau đớn, mãi 3 ngày sau họ mới đưa cụ lên bàn mổ cấp cứu.
Một tháng sau, khi xuất viện về nhà, cụ đã công khai tố cáo đích danh 4 sỹ quan LLVT (có danh tính, cấp bậc đầy đủ) cố tình tìm cách thủ tiêu cụ nhằm diệt khẩu, bịt đầu mối, nhưng bất thành. Kể từ đó, tên tuổi cụ cùng cuộc đấu tranh giữ đất của bà con Đồng Tâm trở nên nổi tiếng, được dư luận rộng rãi trong nước và cộng đồng quốc tế biết đến và kính phục. Cụ được coi là lãnh đạo tinh thần của bà con Đồng Tâm với câu nói bất hủ “Phải giữ đất, cho dù có hy sinh, đổ máu!”
Kể từ đó, “nhóm Đồng thuận” do cụ Kình lãnh đạo, đứng ra tổ chức các cuộc họp thường kỳ, tố cáo hiện trạng tham nhũng đất đai ở địa phương cùng đích danh các quan chức trùm sò và các nhóm lợi ích trong Đảng, hỏi làm sao đảng cầm quyền không căm tức và lo sợ? Thế là lệnh trên truyền xuống, bằng mọi giá phải tiêu diệt kẻ đứng đầu và bắt cho bằng hết các thành viên khác của “nhóm Đồng thuận” này, không để chúng tiếp tục tổ chức thêm một buổi họp nào nữa.
Buổi họp hôm 23/12/2019 phải là buổi họp cuối cùng. Ngoài hình thức “tụ tập đông người không phép” đã là vi phạm luật pháp, chưa nói đến chuyện xúc phạm uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nên phải coi đây là điều cực kỳ nghiêm trọng. Đó chính là mầm họa hết sức nguy hiểm, phải diệt ngay từ trong trứng, nếu không, sẽ dẫn đến tiền lệ rất nguy hại, tiềm ẩn một nguy cơ hiện hữu là xã hội sẽ bùng phát “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để nhanh chóng trở thành một xã hội đa nguyên đa đảng, khởi sự từ làng quê có tên là Đồng Tâm này!
(Kính mời độc giả vào xem video điển hình của Tổ Đồng Thuận
Chống Tham Nhũng Đồng Tâm họp hôm 23/12/2019. Đây có thể là một trong các căn
nguyên của cuộc tấn công đẫm máu vào rạng sáng 09/01/2020).
Vậy nên, sự việc tang thương và đẫm máu phải xảy ra ở đây (thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội) vào 4 giờ sáng ngày 09/01/2020 khi mọi người đang còn chìm sâu trong giấc ngủ, và chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý! Bạo lực đã đến, máu đã đổ, đưa đến một kết cục khiến toàn xã hội phải ghê sợ.
Tôi khẳng định ĐCSVN đã phạm sai lầm cực kỳ nghiêm trọng khi quyết định sử dụng bạo lực thay cho đối thoại ôn hòa hoặc tranh tụng pháp lý trước tòa, dẫn đến một kết cục đẫm máu cho cả 2 phía, gây chia rẽ trong xã hội và làm ly tán lòng dân. Thử hỏi, 93 triệu người dân Việt Nam, nhất là 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài, từ nay có ai tin vào “chính sách đại đoàn kết và hòa hợp, hòa giải dân tộc” của Đảng nữa hay không, khi Đảng đã ra tay sử dụng vũ lực để giết hại người dân ngay trong thời bình? Qua vụ thảm sát Đồng Tâm này, có thể thấy rõ câu trả lời là: KHÔNG!
Họ có thể đã đạt được điều họ muốn: Đã tiêu diệt được kẻ chủ mưu, rắn đã bị đánh dập đầu, từ nay sẽ vĩnh viễn không còn những buổi họp thường kỳ của “nhóm Đồng thuận” được tổ chức trong ngôi nhà này nữa!
Cũng với chính mục đích và mục tiêu như vậy nên họ mới ra tay hủy hoại tan hoang nhà riêng cụ Kình lẫn tư gia của 2 người con trai, cướp và mang đi mọi tài sản có giá trị trong 3 căn nhà này, như: TV, tủ lạnh, máy vi tính .v.v… cho đến chiếc ô tô mới mua của cháu Lê Đình Uy (đăng ký xe mang tên vợ là Nguyễn Thị Duyên), đặc biệt là chiếc tủ gỗ mà bên trong “cất giữ một lượng lớn tiền mặt mà gia đình dành dụm được trong những năm qua cùng mọi hồ sơ, tài liệu, văn bản, chứng cứ của cụ Kình lưu giữ hàng chục năm nay”!
Sự tàn ác, dã man đã đạt đến đỉnh điểm mà ngay chính các thành viên trong 3 ngôi nhà này, khi được thả về để lo hậu sự cho cụ Kình, không còn có thể nhận ra đây là 3 căn nhà mà chỉ vài hôm trước họ đã từng sinh sống!
Sao các người có thể tàn ác như vậy với đồng chí của mình, một đảng viên chưa hề bị kỷ luật đảng, một công dân chưa có tiền án, tiền sự, và chưa bị kết án là tội phạm trước bất cứ tòa án nào? Đây chính là sự tàn độc, dã man, thú tính, không còn tính người!
Về 2 quê hương (13): Hunggari - Những cạm bẫy của tăng trưởng
Từ 1990, Hunggari tìm cách khôi phục 1 nền kinh tế từ lâu thiên về những ngành công nghiệp nặng gây ô nhiễm.
Sau chiến tranh TG thứ 2, Hunggari gắn bó về chính trị và kinh tế với khối các nước cs. Từ 1950, 1 chế độ kế hoạch hóa và quản lý tập trung dần dần được hình thành. Công nghiệp được quốc hữu hóa, các nông trang tập thể được thành lập và khu vực dịch vụ được đặt dưới quyền kiểm soát của nhà nước, hay các HTX.
Tăng trưởng bằng số lượng về mọi giá trở thành khẩu hiệu của sx công nghiệp. Việc phát triển công nghiệp nặng được ưu tiên, các công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng và nguyên liệu được sử dụng mà ko quan tâm gì đến tiết kiệm. Cố nhiên, sự tăng trưởng diễn ra từ 1950 đến 1975 đã cho phép nâng cao mức sống và phúc lợi của dân chúng so với thời kỳ trước chiến tranh.
Thế nhưng, sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ thứ nhất, đã sớm thấy rõ những hạn chế của chế độ kế hoạch hóa tập trung, tính thiếu linh hoạt và thiếu sức cạnh tranh của nó. Ko có khả năng hiện đại hóa cơ cấu hạ tầng và du nhập công nghệ điện toán, Hunggari cũng như các nước láng giềng đã ngày càng bị tụt lại sau Tây Âu. Tình hình còn trở nên nặng nề hơn vì nợ nước ngoài chồng chất và nhịp độ tăng trưởng giảm/chậm. Kèm theo tình trạng đó là sự chậm trễ của các nhà lãnh đạo Đông Âu, nhất là Hunggari, trong việc thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Tuy các nhà khoa học Hunggari đã tham gia chương trình "Con người và Sinh quyển" của UNESCO ngay từ đầu, nhưng các cơ quan chính phủ phải mất 6-7 năm mới phản ứng lại những thách thức sinh thái được đặt ra.
Trong thập kỷ 80, Hunggari vấp phải những khó khăn kinh tế ngày càng nghiêm trọng. Trong 10 năm từ 1977 đến 1987, nợ nước ngoài tăng từ 43 triệu lên 18.957 triệu đôla. Một số cải cách kinh tế được thực hiện, quyền kiểm soát tập trung đối với kế hoạch hóa và quản lý được giảm bớt dần, song những điều đó ko đủ cho phép tiến tới 1 nền kinh tế thị trường hiệu quả. Vì vậy, khi nhà cầm quyền nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường thì Hunggari đã lâm vào 1 thời kỳ suy thoái kinh tế và ko có khả năng đầu tư lớn để thay thế các công nghệ gây ô nhiễm và cơ cấu công nghiệp lãng phí năng lượng và nguyên liệu.
Những năm 1989-1990 chứng kiến những thay đổi chính trị hòa bình nhưng triệt để. Sau cuộc bầu cử mùa xuân 1990, Hunggari đi theo con đường dân chủ nghị viện dựa trên chế độ đa đảng, kinh tế thị trường độc lập và độc lập với các khối quân sự.
Rủi thay, ban lãnh đạo mới phải thừa hưởng những vấn đề sinh thái tồn tại. Thay đổi cơ cấu của bộ máy sx phải mất thời gian. Trong khi chờ đợi, các dữ liệu về tình trạng môi trường đã được công bố. Các cơ quan tp và các hội tình nguyện được khuyến khích đóng 1 vai trò tích cực hơn trong đấu tranh chống ô nhiễm bằng cách tổ chức các cuộc tranh luận và điều trần.
Để chuẩn bị cho Hội nghị LHQ về môi trường và phát triển 1992, 1 ủy ban quốc gia đã được thành lập và 1 chương trình hành động nhằm giải quyết các vấn đề môi trường ở quy mô địa phương và quốc gia đã được phát động nhằm động viên dư luận. Sau cùng, 1 nhóm chuyên gia cao cấp đã được thành lập với nhiệm vụ căn cứ vào những khuyến nghị của Hội nghị Rio (Brazil) đề ra 1 chiến lược của Hunggari cho 1 sự phát triển lâu bền.
Sau đó, tình hình trong những khu vực then chốt của Hunggari đã có những dự kiến thay đổi ntn?
CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG
Chính sách năng lượng chiếm 1 vị trí then chốt trong cuộc tranh luận về bảo vệ môi trường tại Hunggari. Năng lượng đã bị lãng phí tại Đông Âu từ nhiều thập kỷ qua, nhất là tại Hunggari. Do dùng những công nghệ lạc hậu, mức tiêu thụ năng lượng (theo tấn thép hoặc tấn lúa mì) cao hơn các nước Tây Âu trung bình 40 đến 50% và tỷ trọng các khu vực tiêu thụ nhiều năng lượng trong công nghiệp rất lớn. Ví dụ: tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người ở Áo và Hunggari gần như bằng nhau nhưng so với Tổng sản phẩm quốc dân thì Hunggari tiêu thụ năng lượng gấp 5 lần Áo.
Trong tương lai, chính sách năng lượng có 2 mục tiêu: nâng cao hiệu suất về năng lượng và giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nước ngoài. Năm 1991 diễn ra 1 cuộc tranh luận lớn về việc có nên xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân thứ hai ko và nếu ko thì nên dựa vào nguồn điện năng nào để có đủ năng lượng điện cần thiết. Đây là vấn đề được công chúng rất quan tâm vì mặc dù 1 số cải tiến kỹ thuật cho phép giảm bớt sự ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện thông thường, 44% người dânHunggari vẫn còn sống trong những khu vực mà ở vào 1 số thời kỳ trong năm, chất lượng ko khí ko đáp ứng những tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu.
CÔNG NGHIỆP
Chuyển sang 1 sự phát triển công nghiệp lâu bền và 1 nền kinh tế thị trường cần có những thay đổi kinh tế và xh lớn lao. Những năm 90, tình hình ko như trước là "kẻ gây ô nhiễn phải trả tiền" mà cả kẻ tiêu thụ cũng phải gánh chịu. Ngoài ra, do chính phủ giảm bớt trợ cấp đúng vào lúc giá nguyên liệu và năng lượng tăng lên, công nghiệp nặng lâm vào khủng hoảng dẫn đến tình trạng thất nghiệp nặng nề chưa từng có. Ngược đời, đây lại là 1 hiện tượng có lợi cho sinh thái vì nó có nghĩa là sự giảm sút của 1 khu vực hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm nhiều nhất cho môi trường.
Việc tư nhân hóa các xí nghiệp nhà nước ở Hunggari diễn ra với sự giúp đỡ của tư bản nước ngoài. Điều đó sẽ cho phép hiện đại hóa công nghiệp và sẽ có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, 1 số nhà sinh thái lo ngại trước việc chuyển giao 1 sớ ngành công nghiệp gây ô nhiễm bị ngăn cấm trong khối Thị trường chung sang Hunggari. Theo ý kiến chung, sự phát triển công nghiệp của Hunggari từ những năm 90 phải đi theo những tiêu chuẩn của châu Âu.
NÔNG NGHIỆP
Đất đai và khí hậu của Hunggari thích hợp cho thâm canh nông nghiệp. Trong thập kỷ 80, Hunggari tiêu thụ 2/3 nông sản của mình (người Hung hầu như là những người Đông Âu duy nhất ko vấp phải vấn đề lương thực) và xuất khầu số còn lại. Thế nhưng, việc khai thác đất đai quá mức, sử dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu cũng như chăn nuôi tập trung đã có những ảnh hưởng tai hại đến môi trường. Khoảng 40% diện tích trồng trọt bị xói mòn (bởi nước và gió), phần lớn lớp nước ngầm chứa quá nhiều phốt phát, 1/3 đất nông nghiệp bị quá chua và việc tưới nước tại nhiều vùng làm cho đất bị mặn.
Việc tư nhân hóa đất đai đã bắt đầu dẫn đến 1 sự phi tập trung hóa lớn trong nông nghiệp và chăn nuôi trong những năm tới. Nhìn chung, dự kiến sẽ có những ảnh hưởng tích cực đối với môi trường, nhưng việc sử dụng bừa bãi phân hóa học và thuốc trừ sâu có thể tác động ngược lại.
Khi Hunggari gia nhập Liên minh Châu Âu, nó sẽ phải giảm bớt nông sản xuất khẩu, do đó cho phép nó trở lại với những hình thức nông nghiệp tiêu thụ ít năng lượng hơn.
VẬN TẢI
Vận tải là 1 trong những nguồn gây ô nhiễm ko khí nhiều nhất ở Hunggari (từ 48 đến 50% ôxit cacbon, từ 40 đến 45% ôxit nitơ và 90% ôxit chì). Xe hơi chiếm phần lớn trong lượng khí gây ô nhiễm này với 85%, đường sắt 12-13% và hàng ko 1-2%[1]. Chính quyền cả nước và các tp cố gắng phát triển các phương tiện vận tải công cộng như 1 mục tiêu ưu tiên.
BẢO VỆ THIÊN NHIÊN
Trên lãnh thổ 93.000km2, Hunggari có 926 ha được bảo vệ, 4 công viên quốc gia, 44 công viên khu vực và 137 khu bảo tồn sinh thái. Khoảng 2.500 hang núi, 415 loài thực vật và 619 loài động vật được bảo vệ. Ngoài ra còn có 877 khu bảo tồn của các địa phương.
Những công viên quốc gia được đặt 1 phần trong các khu rừng và 1 phần tại những vùng đất có giá trị về sinh thái nhưng khó trồng trọt. Nhà nước ko phải là người sở hữu duy nhất, nhưng cố gắng duy trì quyền kiểm soát của mình đối với những vùng được bảo vệ này mà việc khai thác (lấy gỗ, lấy cỏ và đánh bắt cá) được đặt dưới sự giám sát gắt gao của cơ quan bảo vệ thiên nhiên.
Như ta đã thấy, Hunggari đã phải nhận 1 hậu quả nặng nề từ quá khứ. Những tình huống mới đòi hỏi phải áp dụng những phương pháp mới để bảo đảm 1 sự phát triển lâu bền. Chương trình hoạt động của chính phủ từ nay chú trọng kết hợp phát triển với việc bảo vệ môi trường, và ta có thể trông chờ ở dư luận đã nhận thức được vấn đề môi trường để khuyến khích chính phủ đi theo hướng đó và bảo đảm sẽ có những quyết định tốt đẹp.
[1]: số liệu vào năm 1991
Láng István
Môi trường & Phát triển - Một cam kết toàn cầu (Người đưa tin UNESCO)
Sau chiến tranh TG thứ 2, Hunggari gắn bó về chính trị và kinh tế với khối các nước cs. Từ 1950, 1 chế độ kế hoạch hóa và quản lý tập trung dần dần được hình thành. Công nghiệp được quốc hữu hóa, các nông trang tập thể được thành lập và khu vực dịch vụ được đặt dưới quyền kiểm soát của nhà nước, hay các HTX.
Tăng trưởng bằng số lượng về mọi giá trở thành khẩu hiệu của sx công nghiệp. Việc phát triển công nghiệp nặng được ưu tiên, các công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng và nguyên liệu được sử dụng mà ko quan tâm gì đến tiết kiệm. Cố nhiên, sự tăng trưởng diễn ra từ 1950 đến 1975 đã cho phép nâng cao mức sống và phúc lợi của dân chúng so với thời kỳ trước chiến tranh.
Thế nhưng, sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ thứ nhất, đã sớm thấy rõ những hạn chế của chế độ kế hoạch hóa tập trung, tính thiếu linh hoạt và thiếu sức cạnh tranh của nó. Ko có khả năng hiện đại hóa cơ cấu hạ tầng và du nhập công nghệ điện toán, Hunggari cũng như các nước láng giềng đã ngày càng bị tụt lại sau Tây Âu. Tình hình còn trở nên nặng nề hơn vì nợ nước ngoài chồng chất và nhịp độ tăng trưởng giảm/chậm. Kèm theo tình trạng đó là sự chậm trễ của các nhà lãnh đạo Đông Âu, nhất là Hunggari, trong việc thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Tuy các nhà khoa học Hunggari đã tham gia chương trình "Con người và Sinh quyển" của UNESCO ngay từ đầu, nhưng các cơ quan chính phủ phải mất 6-7 năm mới phản ứng lại những thách thức sinh thái được đặt ra.
Trong thập kỷ 80, Hunggari vấp phải những khó khăn kinh tế ngày càng nghiêm trọng. Trong 10 năm từ 1977 đến 1987, nợ nước ngoài tăng từ 43 triệu lên 18.957 triệu đôla. Một số cải cách kinh tế được thực hiện, quyền kiểm soát tập trung đối với kế hoạch hóa và quản lý được giảm bớt dần, song những điều đó ko đủ cho phép tiến tới 1 nền kinh tế thị trường hiệu quả. Vì vậy, khi nhà cầm quyền nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường thì Hunggari đã lâm vào 1 thời kỳ suy thoái kinh tế và ko có khả năng đầu tư lớn để thay thế các công nghệ gây ô nhiễm và cơ cấu công nghiệp lãng phí năng lượng và nguyên liệu.
Những năm 1989-1990 chứng kiến những thay đổi chính trị hòa bình nhưng triệt để. Sau cuộc bầu cử mùa xuân 1990, Hunggari đi theo con đường dân chủ nghị viện dựa trên chế độ đa đảng, kinh tế thị trường độc lập và độc lập với các khối quân sự.
Rủi thay, ban lãnh đạo mới phải thừa hưởng những vấn đề sinh thái tồn tại. Thay đổi cơ cấu của bộ máy sx phải mất thời gian. Trong khi chờ đợi, các dữ liệu về tình trạng môi trường đã được công bố. Các cơ quan tp và các hội tình nguyện được khuyến khích đóng 1 vai trò tích cực hơn trong đấu tranh chống ô nhiễm bằng cách tổ chức các cuộc tranh luận và điều trần.
Để chuẩn bị cho Hội nghị LHQ về môi trường và phát triển 1992, 1 ủy ban quốc gia đã được thành lập và 1 chương trình hành động nhằm giải quyết các vấn đề môi trường ở quy mô địa phương và quốc gia đã được phát động nhằm động viên dư luận. Sau cùng, 1 nhóm chuyên gia cao cấp đã được thành lập với nhiệm vụ căn cứ vào những khuyến nghị của Hội nghị Rio (Brazil) đề ra 1 chiến lược của Hunggari cho 1 sự phát triển lâu bền.
Sau đó, tình hình trong những khu vực then chốt của Hunggari đã có những dự kiến thay đổi ntn?
CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG
Chính sách năng lượng chiếm 1 vị trí then chốt trong cuộc tranh luận về bảo vệ môi trường tại Hunggari. Năng lượng đã bị lãng phí tại Đông Âu từ nhiều thập kỷ qua, nhất là tại Hunggari. Do dùng những công nghệ lạc hậu, mức tiêu thụ năng lượng (theo tấn thép hoặc tấn lúa mì) cao hơn các nước Tây Âu trung bình 40 đến 50% và tỷ trọng các khu vực tiêu thụ nhiều năng lượng trong công nghiệp rất lớn. Ví dụ: tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người ở Áo và Hunggari gần như bằng nhau nhưng so với Tổng sản phẩm quốc dân thì Hunggari tiêu thụ năng lượng gấp 5 lần Áo.
Trong tương lai, chính sách năng lượng có 2 mục tiêu: nâng cao hiệu suất về năng lượng và giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nước ngoài. Năm 1991 diễn ra 1 cuộc tranh luận lớn về việc có nên xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân thứ hai ko và nếu ko thì nên dựa vào nguồn điện năng nào để có đủ năng lượng điện cần thiết. Đây là vấn đề được công chúng rất quan tâm vì mặc dù 1 số cải tiến kỹ thuật cho phép giảm bớt sự ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện thông thường, 44% người dânHunggari vẫn còn sống trong những khu vực mà ở vào 1 số thời kỳ trong năm, chất lượng ko khí ko đáp ứng những tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu.
CÔNG NGHIỆP
Chuyển sang 1 sự phát triển công nghiệp lâu bền và 1 nền kinh tế thị trường cần có những thay đổi kinh tế và xh lớn lao. Những năm 90, tình hình ko như trước là "kẻ gây ô nhiễn phải trả tiền" mà cả kẻ tiêu thụ cũng phải gánh chịu. Ngoài ra, do chính phủ giảm bớt trợ cấp đúng vào lúc giá nguyên liệu và năng lượng tăng lên, công nghiệp nặng lâm vào khủng hoảng dẫn đến tình trạng thất nghiệp nặng nề chưa từng có. Ngược đời, đây lại là 1 hiện tượng có lợi cho sinh thái vì nó có nghĩa là sự giảm sút của 1 khu vực hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm nhiều nhất cho môi trường.
Việc tư nhân hóa các xí nghiệp nhà nước ở Hunggari diễn ra với sự giúp đỡ của tư bản nước ngoài. Điều đó sẽ cho phép hiện đại hóa công nghiệp và sẽ có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, 1 số nhà sinh thái lo ngại trước việc chuyển giao 1 sớ ngành công nghiệp gây ô nhiễm bị ngăn cấm trong khối Thị trường chung sang Hunggari. Theo ý kiến chung, sự phát triển công nghiệp của Hunggari từ những năm 90 phải đi theo những tiêu chuẩn của châu Âu.
NÔNG NGHIỆP
Đất đai và khí hậu của Hunggari thích hợp cho thâm canh nông nghiệp. Trong thập kỷ 80, Hunggari tiêu thụ 2/3 nông sản của mình (người Hung hầu như là những người Đông Âu duy nhất ko vấp phải vấn đề lương thực) và xuất khầu số còn lại. Thế nhưng, việc khai thác đất đai quá mức, sử dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu cũng như chăn nuôi tập trung đã có những ảnh hưởng tai hại đến môi trường. Khoảng 40% diện tích trồng trọt bị xói mòn (bởi nước và gió), phần lớn lớp nước ngầm chứa quá nhiều phốt phát, 1/3 đất nông nghiệp bị quá chua và việc tưới nước tại nhiều vùng làm cho đất bị mặn.
Việc tư nhân hóa đất đai đã bắt đầu dẫn đến 1 sự phi tập trung hóa lớn trong nông nghiệp và chăn nuôi trong những năm tới. Nhìn chung, dự kiến sẽ có những ảnh hưởng tích cực đối với môi trường, nhưng việc sử dụng bừa bãi phân hóa học và thuốc trừ sâu có thể tác động ngược lại.
Khi Hunggari gia nhập Liên minh Châu Âu, nó sẽ phải giảm bớt nông sản xuất khẩu, do đó cho phép nó trở lại với những hình thức nông nghiệp tiêu thụ ít năng lượng hơn.
VẬN TẢI
Vận tải là 1 trong những nguồn gây ô nhiễm ko khí nhiều nhất ở Hunggari (từ 48 đến 50% ôxit cacbon, từ 40 đến 45% ôxit nitơ và 90% ôxit chì). Xe hơi chiếm phần lớn trong lượng khí gây ô nhiễm này với 85%, đường sắt 12-13% và hàng ko 1-2%[1]. Chính quyền cả nước và các tp cố gắng phát triển các phương tiện vận tải công cộng như 1 mục tiêu ưu tiên.
BẢO VỆ THIÊN NHIÊN
Trên lãnh thổ 93.000km2, Hunggari có 926 ha được bảo vệ, 4 công viên quốc gia, 44 công viên khu vực và 137 khu bảo tồn sinh thái. Khoảng 2.500 hang núi, 415 loài thực vật và 619 loài động vật được bảo vệ. Ngoài ra còn có 877 khu bảo tồn của các địa phương.
Những công viên quốc gia được đặt 1 phần trong các khu rừng và 1 phần tại những vùng đất có giá trị về sinh thái nhưng khó trồng trọt. Nhà nước ko phải là người sở hữu duy nhất, nhưng cố gắng duy trì quyền kiểm soát của mình đối với những vùng được bảo vệ này mà việc khai thác (lấy gỗ, lấy cỏ và đánh bắt cá) được đặt dưới sự giám sát gắt gao của cơ quan bảo vệ thiên nhiên.
Như ta đã thấy, Hunggari đã phải nhận 1 hậu quả nặng nề từ quá khứ. Những tình huống mới đòi hỏi phải áp dụng những phương pháp mới để bảo đảm 1 sự phát triển lâu bền. Chương trình hoạt động của chính phủ từ nay chú trọng kết hợp phát triển với việc bảo vệ môi trường, và ta có thể trông chờ ở dư luận đã nhận thức được vấn đề môi trường để khuyến khích chính phủ đi theo hướng đó và bảo đảm sẽ có những quyết định tốt đẹp.
[1]: số liệu vào năm 1991
Láng István
Môi trường & Phát triển - Một cam kết toàn cầu (Người đưa tin UNESCO)
Tuesday, January 21, 2020
Update hôm nay: Đến mới biết...
Đến châu Âu mới biết đi shopping không sợ hàng giả
Đến Bắc Âu mới biết mặt trời cũng thích ngủ nướng
Đến Hong Kong mới biết minh tinh nào cũng đeo khẩu trang
Đến Hà Lan mới biết mực nước biển cao hơn mặt đất
Đến Thái Lan mới biết thì ra con cú cũng có gai
Đến Pháp quốc mới biết trêu hoa ghẹo nguyệt cũng cực kỳ có phong cách
Đến Nga mới biết Vodka chỉ là một loại nước giải khát
Đến Hawaii mới biết phụ nữ không cần phải mua áo dzú nga mi
Đến Hàn Quốc mới biết phụ nữ đẹp không phải do bẩm sinh
Đến Brazil mới biết mặc đồ thiếu vải cũng chẳng có gì phải thẹn thùng
Đến Anh quốc mới biết kết cục hạnh phúc mãi mãi về sau trong truyện cổ tích đều là hư cấu
Đến Nhật Bản mới biết ngay cả tội phạm cũng vô cùng lịch sự lễ độ
Đến Mexico mới biết có thể đi Mỹ bằng đường hầm
Đến Canada mới biết diện tích lãnh thổ lớn hơn Trung Quốc nhưng dân số còn kém Bắc Kinh
Đến Trung Quốc mới biết mười người hết chín người lừa đảo, người còn lại đang luyện tập ngày đêm
Đến Mỹ mới biết bất kể là ai, bạn đều có thể kiện họ ra toà
Đến Úc mới biết chuột túi và các loại động vật khác nhiều như quân Nguyên Mông dễ khiến con người phát điên
Đến Thuỵ Sĩ mới biết mở tài khoản ngân hàng, nếu có ít hơn 1 triệu USD sẽ bị cười thúi mũi
Đến Ý mới biết Gucci & Prada còn ít hơn Trung Quốc
Đến Áo mới biết người ăn xin nào cũng có thể đàn ít nhất một bản nhạc
Đến Vatican mới biết dù đứng ở bất kỳ vị trí nào trong nước cũng có thể bắn chết chim ở tận nước Ý.
Đến Việt Nam mới biết bánh tét biến thành vũ khí S500, làm cho Trung Quốc kinh hồn bạt vía.
Đến Hà Nội mới biết, chính quyền có năng lực điều động hàng ngàn lính vũ trang đầy đủ để chống lại bọn "nhân dân khủng bố " chỉ có chưa đến 10 người được trang bị 8 quả lựu đạn, mấy chai bom xăng, mấy chiếc dao lợn.
Cuộc chiến thần thánh đã thất bại vẻ vang: quân chính phủ 3 người hi sinh, quân khủng bố chỉ có 1 thủ lĩnh lên thiên đường.
fb le hai, st
copy từ FB-Nguyen Q Quy
Đến Bắc Âu mới biết mặt trời cũng thích ngủ nướng
Đến Hong Kong mới biết minh tinh nào cũng đeo khẩu trang
Đến Hà Lan mới biết mực nước biển cao hơn mặt đất
Đến Thái Lan mới biết thì ra con cú cũng có gai
Đến Pháp quốc mới biết trêu hoa ghẹo nguyệt cũng cực kỳ có phong cách
Đến Nga mới biết Vodka chỉ là một loại nước giải khát
Đến Hawaii mới biết phụ nữ không cần phải mua áo dzú nga mi
Đến Hàn Quốc mới biết phụ nữ đẹp không phải do bẩm sinh
Đến Brazil mới biết mặc đồ thiếu vải cũng chẳng có gì phải thẹn thùng
Đến Anh quốc mới biết kết cục hạnh phúc mãi mãi về sau trong truyện cổ tích đều là hư cấu
Đến Nhật Bản mới biết ngay cả tội phạm cũng vô cùng lịch sự lễ độ
Đến Mexico mới biết có thể đi Mỹ bằng đường hầm
Đến Canada mới biết diện tích lãnh thổ lớn hơn Trung Quốc nhưng dân số còn kém Bắc Kinh
Đến Trung Quốc mới biết mười người hết chín người lừa đảo, người còn lại đang luyện tập ngày đêm
Đến Mỹ mới biết bất kể là ai, bạn đều có thể kiện họ ra toà
Đến Úc mới biết chuột túi và các loại động vật khác nhiều như quân Nguyên Mông dễ khiến con người phát điên
Đến Thuỵ Sĩ mới biết mở tài khoản ngân hàng, nếu có ít hơn 1 triệu USD sẽ bị cười thúi mũi
Đến Ý mới biết Gucci & Prada còn ít hơn Trung Quốc
Đến Áo mới biết người ăn xin nào cũng có thể đàn ít nhất một bản nhạc
Đến Vatican mới biết dù đứng ở bất kỳ vị trí nào trong nước cũng có thể bắn chết chim ở tận nước Ý.
Đến Việt Nam mới biết bánh tét biến thành vũ khí S500, làm cho Trung Quốc kinh hồn bạt vía.
Đến Hà Nội mới biết, chính quyền có năng lực điều động hàng ngàn lính vũ trang đầy đủ để chống lại bọn "nhân dân khủng bố " chỉ có chưa đến 10 người được trang bị 8 quả lựu đạn, mấy chai bom xăng, mấy chiếc dao lợn.
Cuộc chiến thần thánh đã thất bại vẻ vang: quân chính phủ 3 người hi sinh, quân khủng bố chỉ có 1 thủ lĩnh lên thiên đường.
fb le hai, st
copy từ FB-Nguyen Q Quy
No và đói
Có thể VN ko có trường ĐH hàng đầu nào lọt vào top xếp hạng của thế giới.
Nhưng người Việt ko đói kiến thức đến mức phải học hỏi để tìm kiếm/phát minh làm gì cho mệt. Họ đã no nê với các thành tích qua báo cáo/tổng kết luôn vượt bậc trong giáo dục & đào tạo.
Có thể VN ko phải là nước có ko khí trong lành bậc nhất thế giới.
Nhưng người Việt ko đói ôxy đến mức phải ngưng chặt cây phá rừng để lấy gỗ và phủ phê với những khoản tiền kiếm được.
Có thể VN ko phải là xứ giàu có nhất thế giới.
Nhưng người Việt ko bao giờ chết đói vì đã ăn no nê bánh vẽ từ lâu.
Và trên tất cả, dù ko bao giờ VN có thể hơn Mỹ... (xét trên xu hướng thụt lùi hiện nay do nghèo nàn/đói kém về nhiều mặt cơ bản).
Nhưng VN vẫn no nê vì hạnh phúc với kết luận: chỉ có VN là nơi sáng nhất trong khi cả thế giới tối om... và đang thỏa mãn khi sắp vượt qua Singapore, nước giàu thứ 3 trên thế giới (tạm bỏ qua vụ là nước công nghiệp phát triển vào năm nay nhé).
Nhưng người Việt ko đói kiến thức đến mức phải học hỏi để tìm kiếm/phát minh làm gì cho mệt. Họ đã no nê với các thành tích qua báo cáo/tổng kết luôn vượt bậc trong giáo dục & đào tạo.
Có thể VN ko phải là nước có ko khí trong lành bậc nhất thế giới.
Nhưng người Việt ko đói ôxy đến mức phải ngưng chặt cây phá rừng để lấy gỗ và phủ phê với những khoản tiền kiếm được.
Có thể VN ko phải là xứ giàu có nhất thế giới.
Nhưng người Việt ko bao giờ chết đói vì đã ăn no nê bánh vẽ từ lâu.
Và trên tất cả, dù ko bao giờ VN có thể hơn Mỹ... (xét trên xu hướng thụt lùi hiện nay do nghèo nàn/đói kém về nhiều mặt cơ bản).
Nhưng VN vẫn no nê vì hạnh phúc với kết luận: chỉ có VN là nơi sáng nhất trong khi cả thế giới tối om... và đang thỏa mãn khi sắp vượt qua Singapore, nước giàu thứ 3 trên thế giới (tạm bỏ qua vụ là nước công nghiệp phát triển vào năm nay nhé).
Monday, January 20, 2020
Tản mạn với VINFAST
Xe hơi là biểu tượng đầu tiên của xh hiện đại ở thế kỷ 20. Một mặt vì nó có sức lôi cuốn mãnh liệt trí tưởng tượng. Mặt khác, nó là 1 động lực của nền kinh tế công nghiệp. Nó góp phần quyết định lối sống của hàng triệu con người và tạo nên những hình thái/tập tính cá nhân và cộng đồng dân chúng đã trở thành những đặc điểm nổi bật trong suốt thời kỳ bùng nổ khát vọng xe hơi trên toàn thế giới.
Những hãng sx xe hơi hàng đầu thế giới như Daimler-Benz, Citroen và Ford...là những nhà sx tiên phong của nền công nghiệp phương Tây. Bằng cách áp dụng phương thức sx hàng loạt và theo dây chuyền, Henry Ford đã hạ thấp giá thành và biến các sản phẩm ban đầu là hàng xa xỉ dành cho 1 số ít người giàu có thành 1 thứ hàng tiêu dùng cho đông đảo dân chúng.
Sở dĩ nhu cầu về xe hơi tăng lên nhanh chóng như thế, đến mức chỉ trong vài thập kỷ công nghiệp xe hơi đã trở thành động lực của nền kinh tế thị trường, là vì nó đáp ứng đồng thời những nhu cầu và khát vọng, những đòi hỏi và những sở thích ngông cuồng của con người hiện đại: mong ước 1 sự tự do vận động cá nhân bằng sức mạnh của động cơ mà mình hoàn toàn làm chủ. Con ngựa đã bị bỏ lại phía sau rất xa và thay bằng "mã lực".
Nhưng tương lai của đứa con sinh ra từ sự hôn phối giữa mơ ước và công nghiệp này sẽ ra sao? Chúng ta liệu có thể gắn bó tự do của mình với việc sở hữu 1 cỗ máy mà ko sợ rằng 1 ngày kia sẽ trở thành nạn nhân/nô lệ của nó hay ko? Khi mà dãy xe chờ đèn đỏ tại các giao lộ ngày càng kéo dài và thực trạng kẹt xe/giao thông ùn tắc ko lối thoát, càng ngày càng trở nên tệ hại tại các đô thị cùng mức độ gia tăng số lượng xe hơi hiện nay?
Đọc và viết lại từ Huyền thoại xe hơi (Một cửa sổ mở ra thế giới - Người đưa tin UNESCO)
Những hãng sx xe hơi hàng đầu thế giới như Daimler-Benz, Citroen và Ford...là những nhà sx tiên phong của nền công nghiệp phương Tây. Bằng cách áp dụng phương thức sx hàng loạt và theo dây chuyền, Henry Ford đã hạ thấp giá thành và biến các sản phẩm ban đầu là hàng xa xỉ dành cho 1 số ít người giàu có thành 1 thứ hàng tiêu dùng cho đông đảo dân chúng.
Sở dĩ nhu cầu về xe hơi tăng lên nhanh chóng như thế, đến mức chỉ trong vài thập kỷ công nghiệp xe hơi đã trở thành động lực của nền kinh tế thị trường, là vì nó đáp ứng đồng thời những nhu cầu và khát vọng, những đòi hỏi và những sở thích ngông cuồng của con người hiện đại: mong ước 1 sự tự do vận động cá nhân bằng sức mạnh của động cơ mà mình hoàn toàn làm chủ. Con ngựa đã bị bỏ lại phía sau rất xa và thay bằng "mã lực".
Nhưng tương lai của đứa con sinh ra từ sự hôn phối giữa mơ ước và công nghiệp này sẽ ra sao? Chúng ta liệu có thể gắn bó tự do của mình với việc sở hữu 1 cỗ máy mà ko sợ rằng 1 ngày kia sẽ trở thành nạn nhân/nô lệ của nó hay ko? Khi mà dãy xe chờ đèn đỏ tại các giao lộ ngày càng kéo dài và thực trạng kẹt xe/giao thông ùn tắc ko lối thoát, càng ngày càng trở nên tệ hại tại các đô thị cùng mức độ gia tăng số lượng xe hơi hiện nay?
Đọc và viết lại từ Huyền thoại xe hơi (Một cửa sổ mở ra thế giới - Người đưa tin UNESCO)
Triển vọng trong y khoa: Chữa ung thư bằng phát minh mới từ tế bào của hệ miễn dịch.
Immune discovery 'may treat all cancer'
By James Gallagher
A newly-discovered part of our immune system could be harnessed to treat all cancers, say scientists.
The Cardiff University team discovered a method of killing prostate, breast, lung and other cancers in lab tests.
The findings, published in Nature Immunology, have not been tested in patients, but the researchers say they have "enormous potential".
Experts said that although the work was still at an early stage, it was very exciting.
What have they found?
Our immune system is our body's natural defence against infection, but it also attacks cancerous cells.
The scientists were looking for "unconventional" and previously undiscovered ways the immune system naturally attacks tumours.
What they found was a T-cell inside people's blood. This is an immune cell that can scan the body to assess whether there is a threat that needs to be eliminated.
The difference is this one could attack a wide range of cancers.
"There's a chance here to treat every patient," researcher Prof Andrew Sewell told the BBC.
He added: "Previously nobody believed this could be possible.
"It raises the prospect of a 'one-size-fits-all' cancer treatment, a single type of T-cell that could be capable of destroying many different types of cancers across the population."
How does it work?
T-cells have "receptors" on their surface that allow them to "see" at a chemical level.
The Cardiff team discovered a T-cell and its receptor that could find and kill a wide range of cancerous cells in the lab including lung, skin, blood, colon, breast, bone, prostate, ovarian, kidney and cervical cancer cells.
Crucially, it left normal tissues untouched.
Exactly how it does this is still being explored.
This particular T-cell receptor interacts with a molecule called MR1, which is on the surface of every cell in the human body.
It is thought MR1 is flagging the distorted metabolism going on inside a cancerous cell to the immune system.
"We are the first to describe a T-cell that finds MR1 in cancer cells - that hasn't been done before, this is the first of its kind," research fellow Garry Dolton told the BBC.
Cancer treatment trial: Chemotherapy 'could become more effective'
'Cancer treatment broke my heart, but I've survived'
New cancer treatment to tackle drug resistance
Why is this significant?
T-cell cancer therapies already exist and the development of cancer immunotherapy has been one of the most exciting advances in the field.
The most famous example is CAR-T - a living drug made by genetically engineering a patient's T-cells to seek out and destroy cancer.
CAR-T can have dramatic results that transform some patients from being terminally ill to being in complete remission.
However, the approach is highly specific and works in only a limited number of cancers where there is a clear target to train the T-cells to spot.
And it has struggled to have any success in "solid cancers" - those that form tumours rather than blood cancers such as leukaemia.
The researchers say their T-cell receptor could lead to a "universal" cancer treatment.
So how would it work in practice?
The idea is that a blood sample would be taken from a cancer patient.
Their T-cells would be extracted and then genetically modified so they were reprogrammed to make the cancer-finding receptor.
The upgraded cells would be grown in vast quantities in the laboratory and then put back into the patient. It is the same process used to make CAR-T therapies.
However, the research has been tested only in animals and on cells in the laboratory, and more safety checks would be needed before human trials could start.
What do the experts say?
Lucia Mori and Gennaro De Libero, from University of Basel in Switzerland, said the research had "great potential" but was at too early a stage to say it would work in all cancers.
"We are very excited about the immunological functions of this new T-cell population and the potential use of their TCRs in tumour cell therapy," they said.
Daniel Davis, a professor of immunology at the University of Manchester, said: "At the moment, this is very basic research and not close to actual medicines for patients.
"There is no question that it's a very exciting discovery, both for advancing our basic knowledge about the immune system and for the possibility of future new medicines."
copy từ FB-Đoàn Hồng Nghĩa
By James Gallagher
The new technique could kill a wide range of cancer cells, including breast and prostate
The Cardiff University team discovered a method of killing prostate, breast, lung and other cancers in lab tests.
The findings, published in Nature Immunology, have not been tested in patients, but the researchers say they have "enormous potential".
Experts said that although the work was still at an early stage, it was very exciting.
What have they found?
Our immune system is our body's natural defence against infection, but it also attacks cancerous cells.
The scientists were looking for "unconventional" and previously undiscovered ways the immune system naturally attacks tumours.
What they found was a T-cell inside people's blood. This is an immune cell that can scan the body to assess whether there is a threat that needs to be eliminated.
The difference is this one could attack a wide range of cancers.
"There's a chance here to treat every patient," researcher Prof Andrew Sewell told the BBC.
He added: "Previously nobody believed this could be possible.
"It raises the prospect of a 'one-size-fits-all' cancer treatment, a single type of T-cell that could be capable of destroying many different types of cancers across the population."
How does it work?
T-cells have "receptors" on their surface that allow them to "see" at a chemical level.
The Cardiff team discovered a T-cell and its receptor that could find and kill a wide range of cancerous cells in the lab including lung, skin, blood, colon, breast, bone, prostate, ovarian, kidney and cervical cancer cells.
Crucially, it left normal tissues untouched.
T-cells attack cancer cells
This particular T-cell receptor interacts with a molecule called MR1, which is on the surface of every cell in the human body.
It is thought MR1 is flagging the distorted metabolism going on inside a cancerous cell to the immune system.
"We are the first to describe a T-cell that finds MR1 in cancer cells - that hasn't been done before, this is the first of its kind," research fellow Garry Dolton told the BBC.
Cancer treatment trial: Chemotherapy 'could become more effective'
'Cancer treatment broke my heart, but I've survived'
New cancer treatment to tackle drug resistance
Why is this significant?
T-cell cancer therapies already exist and the development of cancer immunotherapy has been one of the most exciting advances in the field.
The most famous example is CAR-T - a living drug made by genetically engineering a patient's T-cells to seek out and destroy cancer.
CAR-T can have dramatic results that transform some patients from being terminally ill to being in complete remission.
However, the approach is highly specific and works in only a limited number of cancers where there is a clear target to train the T-cells to spot.
And it has struggled to have any success in "solid cancers" - those that form tumours rather than blood cancers such as leukaemia.
The researchers say their T-cell receptor could lead to a "universal" cancer treatment.
So how would it work in practice?
The idea is that a blood sample would be taken from a cancer patient.
Their T-cells would be extracted and then genetically modified so they were reprogrammed to make the cancer-finding receptor.
The upgraded cells would be grown in vast quantities in the laboratory and then put back into the patient. It is the same process used to make CAR-T therapies.
However, the research has been tested only in animals and on cells in the laboratory, and more safety checks would be needed before human trials could start.
What do the experts say?
Lucia Mori and Gennaro De Libero, from University of Basel in Switzerland, said the research had "great potential" but was at too early a stage to say it would work in all cancers.
"We are very excited about the immunological functions of this new T-cell population and the potential use of their TCRs in tumour cell therapy," they said.
Daniel Davis, a professor of immunology at the University of Manchester, said: "At the moment, this is very basic research and not close to actual medicines for patients.
"There is no question that it's a very exciting discovery, both for advancing our basic knowledge about the immune system and for the possibility of future new medicines."
copy từ FB-Đoàn Hồng Nghĩa
Sunday, January 19, 2020
ĐIỀU ĐÀN ÔNG MONG MUỐN HƠN CẢ TÌNH DỤC
[Tiến sĩ Jed Diamond]
Cần phải thật thông thái để hiểu rằng, cho phép bản thân dễ bị tổn thương như một đứa trẻ lại là điều nam tính nhất mà đàn ông có thể làm.
Bạn đã nghe người ta nói "Đàn ông chỉ muốn quan hệ" bao nhiêu lần rồi? Khi tôi 17, tôi nghĩ chắc đó là sự thật. 37 tuổi, tôi nghi ngờ điều đó. Và bây giờ 73 tuổi, tôi chắc chắn nó là sai. Tình dục vẫn tuyệt vời ở mọi lứa tuổi, nhưng có thứ còn quan trọng hơn cả chuyện ấy nữa, một điều mà đàn ông khó thừa nhận còn phụ nữ thì khó gửi trao.
Tôi dần giác ngộ ra điều này và thấy rõ nó qua nhóm bạn đàn ông của tôi. Tôi gặp mặt thường xuyên với 6 ông trong 38 năm nay và tình dục vẫn là thứ lúc nào chúng tôi cũng đề cập đến. Giống như mọi đàn ông khác, chúng tôi hiếu thắng và đều muốn được công nhận là thành đạt, nhưng cũng biết cách sống chân thành với nhau. Chúng tôi không chỉ tám chuyện về làm tình thành công mà còn về thất bại, những nỗi sợ hãi và nỗi bối rối.
Tôi lúc trẻ hiểu "ham muốn xác thịt" đồng nghĩa với "làm đàn ông". Với nhiều người, kinh nghiệm được củng cố qua nhiều năm là: Ham muốn tình dục = dấu hiệu nam tính. Thà bị từ chối hết lần này đến lần khác và mang tiếng phúc-boi còn hơn là cố trở thành một người mong muốn gì đó nhiều hơn xác thịt và bị coi là "kém đàn ông" hơn.
Vậy đàn ông mong muốn điều gì hơn cả tình dục? "Phụ nữ cần cảm thấy được yêu thương để ân ái, nhưng đàn ông cần ân ái để cảm thấy được yêu thương". Hãy thử nhìn sâu hơn vào những gì đàn ông nhận được khi họ làm chuyện ấy. Chắc chắn là có niềm vui thể xác, nhưng còn một nhu cầu sâu hơn nữa cũng được thỏa mãn. Tôi gọi đó là nhu cầu có một nơi chốn an toàn.
Thế giới của đàn ông là một thế giới đầy cạnh tranh. Ở cấp độ cơ bản nhất, con đực cạnh tranh với con đực khác để tiếp cận với con cái hấp dẫn nhất. Con đực tiến công và con cái quyết định con đực nào sẽ được chấp nhận. Trong thời hiện đại, những vai trò giới này ít cứng nhắc hơn trước đây. Nhưng đối với hầu hết mọi người, dù là gà trống hay con người thì đều phải gáy lên và hy vọng màn trình diễn đủ tốt để được lựa chọn.
Và khi được vào trong cơ thể của cô ấy, đàn ông nhận được cảm giác bình yên và gần gũi vượt xa những khoái cảm tình dục giản đơn. Ở đây tôi chỉ nói đến đàn ông dị tính. Quan hệ đồng tính thì cũng giống như vậy, nhưng trong bài tôi sẽ chỉ tập trung vào cặp đôi khác giới mà thôi.
Như trong đêm dạ hội trung học, nếu bạn muốn ôm một cô gái trong tay, bạn sẽ phải đi bộ ngang qua khán phòng với hàng trăm cặp mắt và mời cô gái ấy nhảy cùng. Nếu cô ấy đồng ý, cuộc đời bạn nở hoa. Còn nếu cô ấy từ chối, thì thôi toang rồi ông giáo ạ. Chìa khóa là bạn phải để bản thân mình có thể bị tổn thương khi tiếp cận cô gái.
Đến khi trưởng thành, chúng ta bị vùi dập bởi thế giới đầy cạnh tranh và lạnh nhạt. Chúng ta mong ngóng một bến đỗ bình yên, nơi ta không phải đóng giả là ai đó để được lọt vào mắt xanh. Ta mong mỏi một người có thể nhìn thấu con người thực của mình và ham muốn ta dù thế nào đi nữa, một người có thể ôm và chạm vào ta, không chỉ là cơ thể mà là cả trái tim và tâm hồn.
Cái mác "Có Nhu Cầu Cao" là thứ đàn ông chúng tôi mặc ra ngoài để thể hiện chúng tôi là nam tính. Nhưng những gì chúng tôi thực sự muốn là một bến đỗ bình yên để trú ẩn, thư giãn và được chăm sóc. Nói cách khác, chúng tôi muốn có cảm giác được nuôi nấng bị thiếu mất trong năm tháng tuổi thơ của mình. Thừa nhận những nhu cầu này làm chúng tôi cảm thấy như những cậu bé chứ không phải là nam nhân mạnh mẽ. Vậy thì tốt nhất là cứ “đàn ông lên đi!” cái đã rồi sau khi ân ái thì có thể thư giãn, là chính mình và được yêu thương cũng được. Niềm khao khát tiềm ẩn của chúng tôi trên giường chỉ có vậy thôi.
Một trong những điều tôi thích được nhận từ vợ là khi được nằm trong lòng cô ấy và xoa xoa da đầu. Đó là một bến cảng an toàn tuyệt vời. Tôi không cần phải “tập thể dục” để nhu cầu này được thỏa mãn. Tôi chỉ phải nhờ vợ làm cho là được. Tôi đã được chạm vào sâu tâm hồn, được chấp nhận hoàn toàn. Tôi không phải thực hiện gì hoặc chứng minh bản thân mình. Tôi chỉ cần sẵn lòng để mình bị tổn thương.
Và cũng khó như cách người đàn ông yêu cầu được ôm, được chăm sóc và được chạm vào; phụ nữ cũng thấy khó khăn để cho phép sự thân mật đó. Có ba lý do chính nằm ở tiềm thức:
. Đầu tiên, phụ nữ có nhận định riêng về “bản chất đàn ông”. Nếu anh ấy không muốn gần gũi, cô lo rằng cô có thể thiếu hấp dẫn.
. Thứ hai, một người đàn ông muốn được ôm và chăm sóc gây ra cảm giác rằng họ đang phải chăm cho một cậu bé, không phải là một “đấng nam nhi”. Có rất nhiều bệnh nhân tôi gặp than rằng họ như có ba đứa con, hai đứa nhỏ và một người chồng. Phụ nữ mong muốn một “đấng nam nhi” nhưng bất an khi quay phải một cậu bé (ô mất lượt).
. Thứ ba, phụ nữ sợ những người đàn ông không đem lại cảm giác "nam tính". Họ biết rằng những người đàn ông bạo lực nhất là những người cảm thấy yếu đuối và bất lực. Họ cũng từng gặp phải những người đàn ông từ dịu dàng lại trở thành giận dữ một cách khó hiểu.
Sẽ phải mất rất nhiều thời gian và sự trưởng thành để đàn ông thừa nhận với bản thân rằng họ cần một bến cảng an toàn, nơi họ có thể được ai đó nuôi dưỡng và ôm ấp. Cũng phải mất rất nhiều can đảm để phụ nữ biết người yêu mình muốn ân ái, nhưng quan trọng hơn là nhu cầu an toàn, yêu thương và chăm sóc. Cần phải thật thông thái để hiểu rằng, cho phép bản thân dễ bị tổn thương như một đứa trẻ lại là điều nam tính nhất mà đàn ông có thể làm.
Còn với phụ nữ, cô ấy phải vượt ra khỏi định kiến của chính mình và cởi mở với một người đang để bản thân dễ bị tổn thương. Cô ấy phải có rất nhiều tình yêu với chính mình và cả tự tin để chấp nhận trở thành một bến cảng an toàn. Cô cũng phải có đủ sức mạnh tự vệ khi sự xấu hổ của anh ta chuyển sang lo lắng, tức giận hoặc trầm cảm. Chẳng dễ gì để cả hai bên đón nhận những rủi ro này, nhưng nếu thành công, phần thưởng sẽ là một tình yêu sâu đậm và thân mật trọn đời.
Gửi em, một điều mà anh rất ngại nói ra!
----------------------------------------------------------
CÓ ĐÚNG LÀ ĐÀN ÔNG CẦN TÌNH DỤC, ĐÀN BÀ CẦN TÌNH YÊU?
[Tác giả: Ken Blackman]
Đàn ông cần tình dục phụ nữ cần tình yêu, người ta hay nói thế có phải không? Suy rộng ra, đàn ông yêu chỉ để lên giường còn phụ nữ lên giường để được yêu. Đúng không? Sự thực, nó phức tạp hơn thế nhiều, mà thậm chí, chiều ngược lại của câu trên có khi còn đúng hơn.
Có vài điều như này.
Follow the money*
Cách chúng ta sử dụng công nghệ nói lên được vài điều hay ho đấy. Khi cần công cụ hỗ trợ hay thay thế cho một người tình, đàn ông và phụ nữ tìm đến những phương án khác nhau. Thứ phụ nữ dùng phổ biến nhất là máy rung. Còn với đàn ông, thì cứ phim ảnh khiêu dâm mà thẳng tiến. Hoặc búp bê tình dục. (Nói như ngành công nghiệp sex toy, thì phụ nữ tìm thứ làm họ thích thú, còn đàn ông tìm những đồ chơi tương tự). Hoặc gái điếm.
Đây không phải thông tin nóng hổi gì, nhưng mà sao? Xét đến con số hàng tỷ đô lợi nhuận thu được mỗi năm của việc bán máy rung, không thể chối bỏ rằng, với phụ nữ, việc thỏa mãn nhu cầu thể xác chính là điều tối ưu tiên.
Còn đàn ông? Điểm chung giữa phim ảnh khiêu dâm, búp bê và gái điếm là gì? Có vẻ như họ tìm kiếm người thật hoặc thứ giống người thật nhất có thể. Chúng ta sẽ nói đến chuyện này sau.
Khoảng cách cực khoái
Bạn đã nghe về “khoảng cách cực khoái” rồi. Cụm từ này dùng để chỉ một sự thật là, tần suất đạt cực khoái của phụ nữ ít hơn hẳn so với đàn ông. Điều này đã được biết đến từ lâu nhưng một nghiên cứu [1] mới đây đã chỉ ra một sự khác biệt trong việc xuất hiện khoảng cách này. Hóa ra, nó không hẳn là một vấn đề về sinh lý. Thông tin này xứng đáng được viết thành một bài riêng, nhưng nói ngắn gọn thì sẽ có khoảng cách cực khoái khi phụ nữ làm tình với đàn ông, còn khi phụ nữ làm tình với phụ nữ thì không nhiều. Tỉ lệ họ đạt cực khoái gần như ngang bằng với đàn ông. Cấu trúc cơ thể tự thân nó đã hoàn hảo rồi.
Biểu đồ phần trăm đạt cực khoái theo giới tính và xu hướng tính dục. Tỉ lệ đạt cực khoái ở phụ nữ dị tính và song tính (trong trường hợp này là làm tình với đàn ông) chênh lệch ít nhất 20% so với những nhóm khác. Tỉ lệ cao nhất là ở đàn ông dị tính và thấp nhất ở phụ nữ dị tính.
Một nghiên cứu khác về tiếng rên của phụ nữ trong suốt cuộc làm tình [2] đã tìm ra rằng, phụ nữ rên khi chính họ đạt cực khoái ít hơn so với khi bạn tình của họ gần xuất tinh. Có thể là để cường hóa sự thỏa mãn của bạn tình, hoặc chỉ đơn giản là muốn đẩy nhanh tiến độ.
Vấn đề ở đây không phải là phụ nữ giả lên đỉnh, mà nó dẫn đến một sự thật rõ ràng nhưng bị bỏ qua là đàn ông thấy hứng khi bạn tình của họ lên đỉnh. Một nghiên cứu khác sử dụng công nghệ eye-tracking [3] để theo dõi ánh mắt của những người xem phim ảnh khiêu dâm để xác định phần nào thu hút sự chú ý của họ. Đoán xem những người đàn ông trong cuộc thí nghiệm nhìn vào đâu nhiều nhất nào? Là khuôn mặt của diễn viên nữ. Ngạc nhiên chưa? Tôi thì vừa có, mà cũng vừa không.
Vậy điều gì đang diễn ra đây?
Thỏa mãn thể xác và thỏa mãn tâm hồn
Cơ cấu vận hành ở đàn ông không quá khó phân tích. Nếu chỉ là để lên đỉnh thì, hầu hết những người đàn ông trưởng thành khỏe mạnh có thể xuất bao nhiêu lần cũng được miễn là họ muốn. Thậm chí chẳng cần bạn tình. Nhưng trải nghiệm của quá trình không hoàn hảo, có một thứ gì đó bị thiếu đi.
Họ dễ dàng có được cực khoái về thể xác, nhưng chính sự thỏa mãn về tinh thần - việc chia sẻ quá trình với một ai đó - mới chính là điều đàn ông mong muốn.
Nói tóm lại, đàn ông tìm kiếm sự kết nối. Đó chính là điều làm cho những kích thích thể xác khi làm tình trở nên hoàn hảo.
Còn đối với cơ chế ở phụ nữ, chúng ta từng nghĩ nó quá bí ẩn và phức tạp thì bây giờ ta đã biết là không phải. Nhưng dĩ nhiên là nó khác với cơ chế của đàn ông.
Về cơ bản thì phụ nữ không hề thiếu những bạn tình sẵn sàng và tự nguyện - nếu chỉ đơn giản là cần bạn tình - nhưng lại một lần nữa, vẫn thiếu điều gì đó. Ở phụ nữ, cảm giác sướng khoái họ gây ra cho bạn tình nhiều hơn của chính họ.
Thế nên, phụ nữ có thể đạt cảm giác thỏa mãn tinh thần miễn là họ muốn, và dễ dàng trải nghiệm điều đó qua sự sung sướng gián tiếp khi làm tình. Điều họ mong muốn, miếng ghép ho còn thiếu chính là cảm giác sung sướng trực tiếp, khoái cảm của chính cơ thể.
Những hiểu biết mới về tình dục
Những nghiên cứu nói trên không phải là thứ đưa tôi đến kết luận này, mà chúng chỉ là bằng chứng bổ trợ cho điều mà tôi đã nghe đến từ lâu: Những trải nghiệm tình dục sẽ tuyệt vời hơn nếu đàn ông có được sự thoải mái khi kết nối tinh thần còn phụ nữ thì được thỏa mãn thể xác.
Việc quan sát tình dục qua ống kính này - là thông thường đàn ông có cực khoái cơ thể và đói khát sự thỏa mãn tinh thần, còn phụ nữ có sự thỏa mãn tinh thần nhưng thiếu thốn sự sung sướng thể xác - đã trở thành chìa khóa trong những hiểu biết của tôi về cơ chế hoạt động của tình dục, những yếu tố khả dĩ gây nên tình dục không hòa hợp, và làm cách nào giải quyết.
Đó là lý do tại sao có một cặp đôi đã tập trung 100% chú ý để tìm hiểu cách cơ thể cô gái phản ứng, điều cô thích, chỗ nào cảm thấy sướng, và rồi thực hành tất cả những điều đó. Họ quan sát và loại bỏ những vị trí cô gái không thoải mái hoặc chỉ giả vờ để làm chàng trai vui. Rồi thốt nhiên, chàng trai có được điều mà từ bấy lâu nay anh thậm chí không hề biết là mình mong muốn, còn cô gái chạm đến được điều mà cô từ lâu đã không còn hy vọng mình sẽ đạt được.
* Follow the money: đây là một thuật ngữ từ bộ phim tài liệu All the President's Men (1976), nghĩa là một vấn đề chính trị có thể được đưa ra ánh sáng nếu theo dấu dòng tiền luân chuyển giữa các tổ chức. Link các nghiên cứu trong bài:
1. Differences in Orgasm Frequency Among Gay, Lesbian, Bisexual, and Heterosexual Men and Women in a U.S. National Sample [https://www.researchgate.net/…/313835591_Differences_in_Org…]
2. Evidence to Suggest that Copulatory Vocalizations in Women Are Not a Reflexive Consequence of Orgasm [https://link.springer.com/arti…/10.1007%2Fs10508-010-9632-1…]
3. Sex differences in viewing sexual stimuli: An eye-tracking study in men and women [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17362952…]
Link gốc:
The One Thing Men Want More Than Sex - Jed Diamond
https://medium.com/…/the-one-thing-men-want-more-than-sex-9…
Men want sex and women want love? Not exactly - Ken Blackman
https://medium.com/…/men-want-sex-and-women-want-love-not-e…
[Chuyển ngữ: Nguyễn Hữu Hoàng Hải; Ngân Vũ]
Nguồn bài: Net.
Cần phải thật thông thái để hiểu rằng, cho phép bản thân dễ bị tổn thương như một đứa trẻ lại là điều nam tính nhất mà đàn ông có thể làm.
Bạn đã nghe người ta nói "Đàn ông chỉ muốn quan hệ" bao nhiêu lần rồi? Khi tôi 17, tôi nghĩ chắc đó là sự thật. 37 tuổi, tôi nghi ngờ điều đó. Và bây giờ 73 tuổi, tôi chắc chắn nó là sai. Tình dục vẫn tuyệt vời ở mọi lứa tuổi, nhưng có thứ còn quan trọng hơn cả chuyện ấy nữa, một điều mà đàn ông khó thừa nhận còn phụ nữ thì khó gửi trao.
Tôi dần giác ngộ ra điều này và thấy rõ nó qua nhóm bạn đàn ông của tôi. Tôi gặp mặt thường xuyên với 6 ông trong 38 năm nay và tình dục vẫn là thứ lúc nào chúng tôi cũng đề cập đến. Giống như mọi đàn ông khác, chúng tôi hiếu thắng và đều muốn được công nhận là thành đạt, nhưng cũng biết cách sống chân thành với nhau. Chúng tôi không chỉ tám chuyện về làm tình thành công mà còn về thất bại, những nỗi sợ hãi và nỗi bối rối.
Tôi lúc trẻ hiểu "ham muốn xác thịt" đồng nghĩa với "làm đàn ông". Với nhiều người, kinh nghiệm được củng cố qua nhiều năm là: Ham muốn tình dục = dấu hiệu nam tính. Thà bị từ chối hết lần này đến lần khác và mang tiếng phúc-boi còn hơn là cố trở thành một người mong muốn gì đó nhiều hơn xác thịt và bị coi là "kém đàn ông" hơn.
Vậy đàn ông mong muốn điều gì hơn cả tình dục? "Phụ nữ cần cảm thấy được yêu thương để ân ái, nhưng đàn ông cần ân ái để cảm thấy được yêu thương". Hãy thử nhìn sâu hơn vào những gì đàn ông nhận được khi họ làm chuyện ấy. Chắc chắn là có niềm vui thể xác, nhưng còn một nhu cầu sâu hơn nữa cũng được thỏa mãn. Tôi gọi đó là nhu cầu có một nơi chốn an toàn.
Thế giới của đàn ông là một thế giới đầy cạnh tranh. Ở cấp độ cơ bản nhất, con đực cạnh tranh với con đực khác để tiếp cận với con cái hấp dẫn nhất. Con đực tiến công và con cái quyết định con đực nào sẽ được chấp nhận. Trong thời hiện đại, những vai trò giới này ít cứng nhắc hơn trước đây. Nhưng đối với hầu hết mọi người, dù là gà trống hay con người thì đều phải gáy lên và hy vọng màn trình diễn đủ tốt để được lựa chọn.
Và khi được vào trong cơ thể của cô ấy, đàn ông nhận được cảm giác bình yên và gần gũi vượt xa những khoái cảm tình dục giản đơn. Ở đây tôi chỉ nói đến đàn ông dị tính. Quan hệ đồng tính thì cũng giống như vậy, nhưng trong bài tôi sẽ chỉ tập trung vào cặp đôi khác giới mà thôi.
Như trong đêm dạ hội trung học, nếu bạn muốn ôm một cô gái trong tay, bạn sẽ phải đi bộ ngang qua khán phòng với hàng trăm cặp mắt và mời cô gái ấy nhảy cùng. Nếu cô ấy đồng ý, cuộc đời bạn nở hoa. Còn nếu cô ấy từ chối, thì thôi toang rồi ông giáo ạ. Chìa khóa là bạn phải để bản thân mình có thể bị tổn thương khi tiếp cận cô gái.
Đến khi trưởng thành, chúng ta bị vùi dập bởi thế giới đầy cạnh tranh và lạnh nhạt. Chúng ta mong ngóng một bến đỗ bình yên, nơi ta không phải đóng giả là ai đó để được lọt vào mắt xanh. Ta mong mỏi một người có thể nhìn thấu con người thực của mình và ham muốn ta dù thế nào đi nữa, một người có thể ôm và chạm vào ta, không chỉ là cơ thể mà là cả trái tim và tâm hồn.
Cái mác "Có Nhu Cầu Cao" là thứ đàn ông chúng tôi mặc ra ngoài để thể hiện chúng tôi là nam tính. Nhưng những gì chúng tôi thực sự muốn là một bến đỗ bình yên để trú ẩn, thư giãn và được chăm sóc. Nói cách khác, chúng tôi muốn có cảm giác được nuôi nấng bị thiếu mất trong năm tháng tuổi thơ của mình. Thừa nhận những nhu cầu này làm chúng tôi cảm thấy như những cậu bé chứ không phải là nam nhân mạnh mẽ. Vậy thì tốt nhất là cứ “đàn ông lên đi!” cái đã rồi sau khi ân ái thì có thể thư giãn, là chính mình và được yêu thương cũng được. Niềm khao khát tiềm ẩn của chúng tôi trên giường chỉ có vậy thôi.
Một trong những điều tôi thích được nhận từ vợ là khi được nằm trong lòng cô ấy và xoa xoa da đầu. Đó là một bến cảng an toàn tuyệt vời. Tôi không cần phải “tập thể dục” để nhu cầu này được thỏa mãn. Tôi chỉ phải nhờ vợ làm cho là được. Tôi đã được chạm vào sâu tâm hồn, được chấp nhận hoàn toàn. Tôi không phải thực hiện gì hoặc chứng minh bản thân mình. Tôi chỉ cần sẵn lòng để mình bị tổn thương.
Và cũng khó như cách người đàn ông yêu cầu được ôm, được chăm sóc và được chạm vào; phụ nữ cũng thấy khó khăn để cho phép sự thân mật đó. Có ba lý do chính nằm ở tiềm thức:
. Đầu tiên, phụ nữ có nhận định riêng về “bản chất đàn ông”. Nếu anh ấy không muốn gần gũi, cô lo rằng cô có thể thiếu hấp dẫn.
. Thứ hai, một người đàn ông muốn được ôm và chăm sóc gây ra cảm giác rằng họ đang phải chăm cho một cậu bé, không phải là một “đấng nam nhi”. Có rất nhiều bệnh nhân tôi gặp than rằng họ như có ba đứa con, hai đứa nhỏ và một người chồng. Phụ nữ mong muốn một “đấng nam nhi” nhưng bất an khi quay phải một cậu bé (ô mất lượt).
. Thứ ba, phụ nữ sợ những người đàn ông không đem lại cảm giác "nam tính". Họ biết rằng những người đàn ông bạo lực nhất là những người cảm thấy yếu đuối và bất lực. Họ cũng từng gặp phải những người đàn ông từ dịu dàng lại trở thành giận dữ một cách khó hiểu.
Sẽ phải mất rất nhiều thời gian và sự trưởng thành để đàn ông thừa nhận với bản thân rằng họ cần một bến cảng an toàn, nơi họ có thể được ai đó nuôi dưỡng và ôm ấp. Cũng phải mất rất nhiều can đảm để phụ nữ biết người yêu mình muốn ân ái, nhưng quan trọng hơn là nhu cầu an toàn, yêu thương và chăm sóc. Cần phải thật thông thái để hiểu rằng, cho phép bản thân dễ bị tổn thương như một đứa trẻ lại là điều nam tính nhất mà đàn ông có thể làm.
Còn với phụ nữ, cô ấy phải vượt ra khỏi định kiến của chính mình và cởi mở với một người đang để bản thân dễ bị tổn thương. Cô ấy phải có rất nhiều tình yêu với chính mình và cả tự tin để chấp nhận trở thành một bến cảng an toàn. Cô cũng phải có đủ sức mạnh tự vệ khi sự xấu hổ của anh ta chuyển sang lo lắng, tức giận hoặc trầm cảm. Chẳng dễ gì để cả hai bên đón nhận những rủi ro này, nhưng nếu thành công, phần thưởng sẽ là một tình yêu sâu đậm và thân mật trọn đời.
Gửi em, một điều mà anh rất ngại nói ra!
----------------------------------------------------------
CÓ ĐÚNG LÀ ĐÀN ÔNG CẦN TÌNH DỤC, ĐÀN BÀ CẦN TÌNH YÊU?
[Tác giả: Ken Blackman]
Đàn ông cần tình dục phụ nữ cần tình yêu, người ta hay nói thế có phải không? Suy rộng ra, đàn ông yêu chỉ để lên giường còn phụ nữ lên giường để được yêu. Đúng không? Sự thực, nó phức tạp hơn thế nhiều, mà thậm chí, chiều ngược lại của câu trên có khi còn đúng hơn.
Có vài điều như này.
Follow the money*
Cách chúng ta sử dụng công nghệ nói lên được vài điều hay ho đấy. Khi cần công cụ hỗ trợ hay thay thế cho một người tình, đàn ông và phụ nữ tìm đến những phương án khác nhau. Thứ phụ nữ dùng phổ biến nhất là máy rung. Còn với đàn ông, thì cứ phim ảnh khiêu dâm mà thẳng tiến. Hoặc búp bê tình dục. (Nói như ngành công nghiệp sex toy, thì phụ nữ tìm thứ làm họ thích thú, còn đàn ông tìm những đồ chơi tương tự). Hoặc gái điếm.
Đây không phải thông tin nóng hổi gì, nhưng mà sao? Xét đến con số hàng tỷ đô lợi nhuận thu được mỗi năm của việc bán máy rung, không thể chối bỏ rằng, với phụ nữ, việc thỏa mãn nhu cầu thể xác chính là điều tối ưu tiên.
Còn đàn ông? Điểm chung giữa phim ảnh khiêu dâm, búp bê và gái điếm là gì? Có vẻ như họ tìm kiếm người thật hoặc thứ giống người thật nhất có thể. Chúng ta sẽ nói đến chuyện này sau.
Khoảng cách cực khoái
Bạn đã nghe về “khoảng cách cực khoái” rồi. Cụm từ này dùng để chỉ một sự thật là, tần suất đạt cực khoái của phụ nữ ít hơn hẳn so với đàn ông. Điều này đã được biết đến từ lâu nhưng một nghiên cứu [1] mới đây đã chỉ ra một sự khác biệt trong việc xuất hiện khoảng cách này. Hóa ra, nó không hẳn là một vấn đề về sinh lý. Thông tin này xứng đáng được viết thành một bài riêng, nhưng nói ngắn gọn thì sẽ có khoảng cách cực khoái khi phụ nữ làm tình với đàn ông, còn khi phụ nữ làm tình với phụ nữ thì không nhiều. Tỉ lệ họ đạt cực khoái gần như ngang bằng với đàn ông. Cấu trúc cơ thể tự thân nó đã hoàn hảo rồi.
Biểu đồ phần trăm đạt cực khoái theo giới tính và xu hướng tính dục. Tỉ lệ đạt cực khoái ở phụ nữ dị tính và song tính (trong trường hợp này là làm tình với đàn ông) chênh lệch ít nhất 20% so với những nhóm khác. Tỉ lệ cao nhất là ở đàn ông dị tính và thấp nhất ở phụ nữ dị tính.
Một nghiên cứu khác về tiếng rên của phụ nữ trong suốt cuộc làm tình [2] đã tìm ra rằng, phụ nữ rên khi chính họ đạt cực khoái ít hơn so với khi bạn tình của họ gần xuất tinh. Có thể là để cường hóa sự thỏa mãn của bạn tình, hoặc chỉ đơn giản là muốn đẩy nhanh tiến độ.
Vấn đề ở đây không phải là phụ nữ giả lên đỉnh, mà nó dẫn đến một sự thật rõ ràng nhưng bị bỏ qua là đàn ông thấy hứng khi bạn tình của họ lên đỉnh. Một nghiên cứu khác sử dụng công nghệ eye-tracking [3] để theo dõi ánh mắt của những người xem phim ảnh khiêu dâm để xác định phần nào thu hút sự chú ý của họ. Đoán xem những người đàn ông trong cuộc thí nghiệm nhìn vào đâu nhiều nhất nào? Là khuôn mặt của diễn viên nữ. Ngạc nhiên chưa? Tôi thì vừa có, mà cũng vừa không.
Vậy điều gì đang diễn ra đây?
Thỏa mãn thể xác và thỏa mãn tâm hồn
Cơ cấu vận hành ở đàn ông không quá khó phân tích. Nếu chỉ là để lên đỉnh thì, hầu hết những người đàn ông trưởng thành khỏe mạnh có thể xuất bao nhiêu lần cũng được miễn là họ muốn. Thậm chí chẳng cần bạn tình. Nhưng trải nghiệm của quá trình không hoàn hảo, có một thứ gì đó bị thiếu đi.
Họ dễ dàng có được cực khoái về thể xác, nhưng chính sự thỏa mãn về tinh thần - việc chia sẻ quá trình với một ai đó - mới chính là điều đàn ông mong muốn.
Nói tóm lại, đàn ông tìm kiếm sự kết nối. Đó chính là điều làm cho những kích thích thể xác khi làm tình trở nên hoàn hảo.
Còn đối với cơ chế ở phụ nữ, chúng ta từng nghĩ nó quá bí ẩn và phức tạp thì bây giờ ta đã biết là không phải. Nhưng dĩ nhiên là nó khác với cơ chế của đàn ông.
Về cơ bản thì phụ nữ không hề thiếu những bạn tình sẵn sàng và tự nguyện - nếu chỉ đơn giản là cần bạn tình - nhưng lại một lần nữa, vẫn thiếu điều gì đó. Ở phụ nữ, cảm giác sướng khoái họ gây ra cho bạn tình nhiều hơn của chính họ.
Thế nên, phụ nữ có thể đạt cảm giác thỏa mãn tinh thần miễn là họ muốn, và dễ dàng trải nghiệm điều đó qua sự sung sướng gián tiếp khi làm tình. Điều họ mong muốn, miếng ghép ho còn thiếu chính là cảm giác sung sướng trực tiếp, khoái cảm của chính cơ thể.
Những hiểu biết mới về tình dục
Những nghiên cứu nói trên không phải là thứ đưa tôi đến kết luận này, mà chúng chỉ là bằng chứng bổ trợ cho điều mà tôi đã nghe đến từ lâu: Những trải nghiệm tình dục sẽ tuyệt vời hơn nếu đàn ông có được sự thoải mái khi kết nối tinh thần còn phụ nữ thì được thỏa mãn thể xác.
Việc quan sát tình dục qua ống kính này - là thông thường đàn ông có cực khoái cơ thể và đói khát sự thỏa mãn tinh thần, còn phụ nữ có sự thỏa mãn tinh thần nhưng thiếu thốn sự sung sướng thể xác - đã trở thành chìa khóa trong những hiểu biết của tôi về cơ chế hoạt động của tình dục, những yếu tố khả dĩ gây nên tình dục không hòa hợp, và làm cách nào giải quyết.
Đó là lý do tại sao có một cặp đôi đã tập trung 100% chú ý để tìm hiểu cách cơ thể cô gái phản ứng, điều cô thích, chỗ nào cảm thấy sướng, và rồi thực hành tất cả những điều đó. Họ quan sát và loại bỏ những vị trí cô gái không thoải mái hoặc chỉ giả vờ để làm chàng trai vui. Rồi thốt nhiên, chàng trai có được điều mà từ bấy lâu nay anh thậm chí không hề biết là mình mong muốn, còn cô gái chạm đến được điều mà cô từ lâu đã không còn hy vọng mình sẽ đạt được.
* Follow the money: đây là một thuật ngữ từ bộ phim tài liệu All the President's Men (1976), nghĩa là một vấn đề chính trị có thể được đưa ra ánh sáng nếu theo dấu dòng tiền luân chuyển giữa các tổ chức. Link các nghiên cứu trong bài:
1. Differences in Orgasm Frequency Among Gay, Lesbian, Bisexual, and Heterosexual Men and Women in a U.S. National Sample [https://www.researchgate.net/…/313835591_Differences_in_Org…]
2. Evidence to Suggest that Copulatory Vocalizations in Women Are Not a Reflexive Consequence of Orgasm [https://link.springer.com/arti…/10.1007%2Fs10508-010-9632-1…]
3. Sex differences in viewing sexual stimuli: An eye-tracking study in men and women [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17362952…]
Link gốc:
The One Thing Men Want More Than Sex - Jed Diamond
https://medium.com/…/the-one-thing-men-want-more-than-sex-9…
Men want sex and women want love? Not exactly - Ken Blackman
https://medium.com/…/men-want-sex-and-women-want-love-not-e…
[Chuyển ngữ: Nguyễn Hữu Hoàng Hải; Ngân Vũ]
Nguồn bài: Net.
Lịch sử và những pho tượng
“Điều duy nhất tìm được ở trong đó là một thứ hài lòng làm người ta thêm nản khi biết được điều đang xảy ra chẳng có gì mới lạ. Mọi sự đều từng xảy ra cả chục lần rồi. Vẫn những dối trá, bội ước, những vụ ám sát, tàn sát ở Saint Barthelemy, sự thối nát vì tham quyền cố vị, những cuộc chiến tiếp nối ko ngừng… Vẫn thứ lịch sử nhân loại được ghi bằng máu và nước mắt, và trong số hàng ngàn pho tượng đẫm máu thời xưa, chỉ một vài cái là có được vầng hào quang của điều thiện. Toàn là những kẻ mỵ dân, lừa đảo, những phường đâm cha, chém chú, bọn sát nhân, bọn ích kỷ ham mê quyền tước, bọn tiên tri cuồng tín dùng gươm đao để rao giảng tình thương…”
Erich Maria Remarque - Dưới bóng Khải hoàn môn
Erich Maria Remarque - Dưới bóng Khải hoàn môn
Subscribe to:
Posts (Atom)