Cũng như opera, balê là loại hình nghệ thuật sân khấu, một thể loại tổng hợp phức tạp trên nền tảng âm nhạc, thuộc về vũ kịch. Trong đó, cốt truyện được thể hiện bởi những cách thức biểu hiện/diễn cảm của múa, nhạc kết hợp với nghệ thuật hội họa/trang trí...
Nét đặc thù của balê, yếu tố phân biệt nó với các loại hình nghệ thuật khác là vũ đạo - thứ "ngôn ngữ bay bổng đầy nhiệt huyết"[1] với kỹ thuật hình thể điêu luyện. Người ta thường gọi loại hình nghệ thuật tuyệt diệu này là "hội họa sống" là "điêu khắc nhân cách hóa rời bệ đứng" hoặc là "âm nhạc hiện hình".
Thực vậy, múa và nhạc là 2 loại hình nghệ thuật có họ hàng với nhau: cả hai đều "diễn đạt ko lời", cả hai đều diễn biến trong thời gian chặt chẽ và có tiết tấu. Các động tác múa, cũng như các âm điệu giàu sức diễn cảm tới mức có khả năng truyền đạt được mọi thứ tình cảm/cảm xúc của con người.
Âm nhạc trong balê ko chỉ là phần nhạc đệm đơn giản. Các đạo diễn cho các vũ đạo cổ điển đã nói: "Điệu múa là con đẻ của âm nhạc". Múa khai thác trong âm nhạc cả nội dung và hình tượng, đối với nó, âm nhạc là một thứ "bài bản nghệ thuật". Hãy hình dung động tác "vỗ cánh" của các nữ diễn viên/vũ công được gợi lên nhờ chủ đề nhạc chính của vở "Hồ Thiên Nga", một chủ đề mang tính chất lãng mạn, bay bổng như đôi cánh.
Nếu âm nhạc là nền tảng của balê thì múa là cơ sở của nó. Các điệu múa trong balê thường được phân loại thành múa cổ điển và múa tính cách. Sở dĩ có tên gọi là múa cổ điển vì ở đây có sử dụng 1 số tư thế và động tác điển hình của các bức tượng cổ đại và các hình vẽ trên các đồ vật cổ xưa. Nguồn gốc múa cổ điển rất phức tạp. Cơ sở của nó là những vũ điệu dân gian đã được cải biên trên sân khấu biểu diễn. Đã có lúc (thế kỷ thứ 17-18) balê sử dụng cả những yếu tố nghi thức cung đình: những cách thức cúi chào, nghiêng mình, bước đi bệ vệ. Múa cổ điển hình thành và hoàn chỉnh vào những năm 30 của thế kỷ 19.
Múa cổ điển có những thể loại đã định hình như adagio, 1 điệu múa chậm, trữ tình, mềm mại, và allegro - điệu múa nhanh, sôi nổi, có nhiều kỹ xảo.
Múa tính cách bao gồm múa dân tộc và dân gian được cải biên trong nghệ thuật balê: các hình thức ma-duôc-ca, các điệu múa Hungary, Tây Ban Nha và phương Đông... Ngoài ra còn có cả những điệu múa đặc sắc và sinh động có hình tượng cụ thể.
Balê đã ra đời như thế ở Ý và Pháp vào nửa sau thế kỷ 16 - thời kỳ phát triển rực rỡ của nghệ thuật âm nhạc, cùng sự ra đời của opera.
Danh từ tiếng Ý "balletto" lấy từ gốc "ballo" có nghĩa là 'điệu múa'. Ngày nay, "ballo" có nghĩa mới nữa là 'vũ hội' và 'vũ kịch' (cũng như baletto).
Từ nguồn cội dân gian, balê hình thành như mọi hình thức nghệ thuật khác. Những sáng tác dân gian ko chỉ là cảm hứng cho balê mà còn của những vở kịch múa. Tiền thân của balê là những vũ điệu dân gian có kèm theo ca hát. Trong lúc nhảy múa, các vũ công đã thể hiện nội dung lời ca bằng động tác của mình.
-------
[1]: Nikolai Vasilievich Gogol
lược ghi/mix từ nhiều nguồn
No comments:
Post a Comment