Từ 1990, Hunggari tìm cách khôi phục 1 nền kinh tế từ lâu thiên về những ngành công nghiệp nặng gây ô nhiễm.
Sau chiến tranh TG thứ 2, Hunggari gắn bó về chính trị và kinh tế với khối các nước cs. Từ 1950, 1 chế độ kế hoạch hóa và quản lý tập trung dần dần được hình thành. Công nghiệp được quốc hữu hóa, các nông trang tập thể được thành lập và khu vực dịch vụ được đặt dưới quyền kiểm soát của nhà nước, hay các HTX.
Tăng trưởng bằng số lượng về mọi giá trở thành khẩu hiệu của sx công nghiệp. Việc phát triển công nghiệp nặng được ưu tiên, các công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng và nguyên liệu được sử dụng mà ko quan tâm gì đến tiết kiệm. Cố nhiên, sự tăng trưởng diễn ra từ 1950 đến 1975 đã cho phép nâng cao mức sống và phúc lợi của dân chúng so với thời kỳ trước chiến tranh.
Thế nhưng, sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ thứ nhất, đã sớm thấy rõ những hạn chế của chế độ kế hoạch hóa tập trung, tính thiếu linh hoạt và thiếu sức cạnh tranh của nó. Ko có khả năng hiện đại hóa cơ cấu hạ tầng và du nhập công nghệ điện toán, Hunggari cũng như các nước láng giềng đã ngày càng bị tụt lại sau Tây Âu. Tình hình còn trở nên nặng nề hơn vì nợ nước ngoài chồng chất và nhịp độ tăng trưởng giảm/chậm. Kèm theo tình trạng đó là sự chậm trễ của các nhà lãnh đạo Đông Âu, nhất là Hunggari, trong việc thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Tuy các nhà khoa học Hunggari đã tham gia chương trình "Con người và Sinh quyển" của UNESCO ngay từ đầu, nhưng các cơ quan chính phủ phải mất 6-7 năm mới phản ứng lại những thách thức sinh thái được đặt ra.
Trong thập kỷ 80, Hunggari vấp phải những khó khăn kinh tế ngày càng nghiêm trọng. Trong 10 năm từ 1977 đến 1987, nợ nước ngoài tăng từ 43 triệu lên 18.957 triệu đôla. Một số cải cách kinh tế được thực hiện, quyền kiểm soát tập trung đối với kế hoạch hóa và quản lý được giảm bớt dần, song những điều đó ko đủ cho phép tiến tới 1 nền kinh tế thị trường hiệu quả. Vì vậy, khi nhà cầm quyền nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường thì Hunggari đã lâm vào 1 thời kỳ suy thoái kinh tế và ko có khả năng đầu tư lớn để thay thế các công nghệ gây ô nhiễm và cơ cấu công nghiệp lãng phí năng lượng và nguyên liệu.
Những năm 1989-1990 chứng kiến những thay đổi chính trị hòa bình nhưng triệt để. Sau cuộc bầu cử mùa xuân 1990, Hunggari đi theo con đường dân chủ nghị viện dựa trên chế độ đa đảng, kinh tế thị trường độc lập và độc lập với các khối quân sự.
Rủi thay, ban lãnh đạo mới phải thừa hưởng những vấn đề sinh thái tồn tại. Thay đổi cơ cấu của bộ máy sx phải mất thời gian. Trong khi chờ đợi, các dữ liệu về tình trạng môi trường đã được công bố. Các cơ quan tp và các hội tình nguyện được khuyến khích đóng 1 vai trò tích cực hơn trong đấu tranh chống ô nhiễm bằng cách tổ chức các cuộc tranh luận và điều trần.
Để chuẩn bị cho Hội nghị LHQ về môi trường và phát triển 1992, 1 ủy ban quốc gia đã được thành lập và 1 chương trình hành động nhằm giải quyết các vấn đề môi trường ở quy mô địa phương và quốc gia đã được phát động nhằm động viên dư luận. Sau cùng, 1 nhóm chuyên gia cao cấp đã được thành lập với nhiệm vụ căn cứ vào những khuyến nghị của Hội nghị Rio (Brazil) đề ra 1 chiến lược của Hunggari cho 1 sự phát triển lâu bền.
Sau đó, tình hình trong những khu vực then chốt của Hunggari đã có những dự kiến thay đổi ntn?
CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG
Chính sách năng lượng chiếm 1 vị trí then chốt trong cuộc tranh luận về bảo vệ môi trường tại Hunggari. Năng lượng đã bị lãng phí tại Đông Âu từ nhiều thập kỷ qua, nhất là tại Hunggari. Do dùng những công nghệ lạc hậu, mức tiêu thụ năng lượng (theo tấn thép hoặc tấn lúa mì) cao hơn các nước Tây Âu trung bình 40 đến 50% và tỷ trọng các khu vực tiêu thụ nhiều năng lượng trong công nghiệp rất lớn. Ví dụ: tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người ở Áo và Hunggari gần như bằng nhau nhưng so với Tổng sản phẩm quốc dân thì Hunggari tiêu thụ năng lượng gấp 5 lần Áo.
Trong tương lai, chính sách năng lượng có 2 mục tiêu: nâng cao hiệu suất về năng lượng và giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nước ngoài. Năm 1991 diễn ra 1 cuộc tranh luận lớn về việc có nên xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân thứ hai ko và nếu ko thì nên dựa vào nguồn điện năng nào để có đủ năng lượng điện cần thiết. Đây là vấn đề được công chúng rất quan tâm vì mặc dù 1 số cải tiến kỹ thuật cho phép giảm bớt sự ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện thông thường, 44% người dânHunggari vẫn còn sống trong những khu vực mà ở vào 1 số thời kỳ trong năm, chất lượng ko khí ko đáp ứng những tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu.
CÔNG NGHIỆP
Chuyển sang 1 sự phát triển công nghiệp lâu bền và 1 nền kinh tế thị trường cần có những thay đổi kinh tế và xh lớn lao. Những năm 90, tình hình ko như trước là "kẻ gây ô nhiễn phải trả tiền" mà cả kẻ tiêu thụ cũng phải gánh chịu. Ngoài ra, do chính phủ giảm bớt trợ cấp đúng vào lúc giá nguyên liệu và năng lượng tăng lên, công nghiệp nặng lâm vào khủng hoảng dẫn đến tình trạng thất nghiệp nặng nề chưa từng có. Ngược đời, đây lại là 1 hiện tượng có lợi cho sinh thái vì nó có nghĩa là sự giảm sút của 1 khu vực hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm nhiều nhất cho môi trường.
Việc tư nhân hóa các xí nghiệp nhà nước ở Hunggari diễn ra với sự giúp đỡ của tư bản nước ngoài. Điều đó sẽ cho phép hiện đại hóa công nghiệp và sẽ có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, 1 số nhà sinh thái lo ngại trước việc chuyển giao 1 sớ ngành công nghiệp gây ô nhiễm bị ngăn cấm trong khối Thị trường chung sang Hunggari. Theo ý kiến chung, sự phát triển công nghiệp của Hunggari từ những năm 90 phải đi theo những tiêu chuẩn của châu Âu.
NÔNG NGHIỆP
Đất đai và khí hậu của Hunggari thích hợp cho thâm canh nông nghiệp. Trong thập kỷ 80, Hunggari tiêu thụ 2/3 nông sản của mình (người Hung hầu như là những người Đông Âu duy nhất ko vấp phải vấn đề lương thực) và xuất khầu số còn lại. Thế nhưng, việc khai thác đất đai quá mức, sử dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu cũng như chăn nuôi tập trung đã có những ảnh hưởng tai hại đến môi trường. Khoảng 40% diện tích trồng trọt bị xói mòn (bởi nước và gió), phần lớn lớp nước ngầm chứa quá nhiều phốt phát, 1/3 đất nông nghiệp bị quá chua và việc tưới nước tại nhiều vùng làm cho đất bị mặn.
Việc tư nhân hóa đất đai đã bắt đầu dẫn đến 1 sự phi tập trung hóa lớn trong nông nghiệp và chăn nuôi trong những năm tới. Nhìn chung, dự kiến sẽ có những ảnh hưởng tích cực đối với môi trường, nhưng việc sử dụng bừa bãi phân hóa học và thuốc trừ sâu có thể tác động ngược lại.
Khi Hunggari gia nhập Liên minh Châu Âu, nó sẽ phải giảm bớt nông sản xuất khẩu, do đó cho phép nó trở lại với những hình thức nông nghiệp tiêu thụ ít năng lượng hơn.
VẬN TẢI
Vận tải là 1 trong những nguồn gây ô nhiễm ko khí nhiều nhất ở Hunggari (từ 48 đến 50% ôxit cacbon, từ 40 đến 45% ôxit nitơ và 90% ôxit chì). Xe hơi chiếm phần lớn trong lượng khí gây ô nhiễm này với 85%, đường sắt 12-13% và hàng ko 1-2%[1]. Chính quyền cả nước và các tp cố gắng phát triển các phương tiện vận tải công cộng như 1 mục tiêu ưu tiên.
BẢO VỆ THIÊN NHIÊN
Trên lãnh thổ 93.000km2, Hunggari có 926 ha được bảo vệ, 4 công viên quốc gia, 44 công viên khu vực và 137 khu bảo tồn sinh thái. Khoảng 2.500 hang núi, 415 loài thực vật và 619 loài động vật được bảo vệ. Ngoài ra còn có 877 khu bảo tồn của các địa phương.
Những công viên quốc gia được đặt 1 phần trong các khu rừng và 1 phần tại những vùng đất có giá trị về sinh thái nhưng khó trồng trọt. Nhà nước ko phải là người sở hữu duy nhất, nhưng cố gắng duy trì quyền kiểm soát của mình đối với những vùng được bảo vệ này mà việc khai thác (lấy gỗ, lấy cỏ và đánh bắt cá) được đặt dưới sự giám sát gắt gao của cơ quan bảo vệ thiên nhiên.
Như ta đã thấy, Hunggari đã phải nhận 1 hậu quả nặng nề từ quá khứ. Những tình huống mới đòi hỏi phải áp dụng những phương pháp mới để bảo đảm 1 sự phát triển lâu bền. Chương trình hoạt động của chính phủ từ nay chú trọng kết hợp phát triển với việc bảo vệ môi trường, và ta có thể trông chờ ở dư luận đã nhận thức được vấn đề môi trường để khuyến khích chính phủ đi theo hướng đó và bảo đảm sẽ có những quyết định tốt đẹp.
[1]: số liệu vào năm 1991
Láng István
Môi trường & Phát triển - Một cam kết toàn cầu (Người đưa tin UNESCO)
Trong quá khứ và hiện tại, các nước XHCN vốn không có tiêu chuẩn/hình thái nào được đưa ra, vì thế, một vài hoặc tất cả các quốc gia này có thể không hợp với 1 định nghĩa cụ thể nào về CNXH. Điểm chung của những nước này là sử dụng tên "xã hội chủ nghĩa" dưới bất kỳ ý nghĩa nào. Có ít định nghĩa về CNXH có thể phù hợp với tất cả các nước này. Tuy nhiên hầu hết các định nghĩa về CNXH phù hợp với ít nhất một vài nước ở vào một vài thời điểm trong lịch sử.
ReplyDelete(theo Wikipedia)
Hunggari có lịch sử/giai đoạn XHCN khoảng 40 năm (Magyar Népköztársaság từ 1949 đến 1989) so với VN trên 70 năm và vẫn còn tiếp tục kéo dài. Quá khứ và hiện tại cho thấy: Sai lầm nghiêm trọng là điều từng xảy ra, trong cơ chế cs thì thích ứng và biến đổi là rất khó khăn, nhưng Hunggari là nước đã có sự điều chỉnh và thoát ra khỏi hệ thống để trở lại quy trình phát triển với 1 chính phủ dân chủ hơn.
ReplyDeleteHiện nay chỉ có 4 quốc gia là CHND Trung Hoa, CH Cuba, CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam được công nhận là nước XHCN do các Đảng Cộng sản lãnh đạo theo chủ nghĩa Marx - Engels - Lenin; Triều Tiên cũng là Nhà nước đơn nhất 1 đảng nhưng theo Tư tưởng Chủ thể và chính sách Sogun (Tiên quân). Ngoài ra Campuchia, Myanmar, Sri Lanka, Đông Timor,.. có các nhóm lãnh đạo cánh tả theo xu hướng xã hội chủ nghĩa tạm thời lãnh đạo theo nhiệm kỳ. (Wikipedia)
ReplyDeleteNếu VN ko chịu thấy, hoặc bỏ qua bài học 'ô nhiễm' thì dù tiến triển kiểu gì cũng phải chuốc hậu quả ko gì bù đắp nổi.
ReplyDeleteỞ VN, nếu người ta nói "tháo gỡ" thì điều này có nghĩa gì?
Đến lúc này ko thể nhân nhượng với vấn đề gây ô nhiễm mà phải trừng phạt/ngăn cấm triệt để theo mức độ/tác hại gây ra với tội danh hủy hoại sinh thái và con người.
ReplyDeleteQua bài viết này, tác giả cho thấy: Hunggari đã bắt đầu thực hiện chính sách năng lượng vì môi trường từ những năm 90 của thế kỷ trước. Chắc chắn là sau khi gia nhập Liên minh châu Âu (2004) tình hình còn có những chuyển biến khả quan hơn...
ReplyDeleteDễ dàng nhận thấy tình hình ở VN ntn khi chính phủ đang ào ạt thực hiện 1 chính sách ngu xuẩn, ko thể hiểu nổi, với các DA kiểu Formosa và hiện nay đang tiếp tục thực hiện với các nhà máy điện than công nghệ Tàu...
Để kết luận, bằng nhận thức của cá nhân tôi lúc này (có thể sau nữa sẽ khác theo quy luật thời gian... và ko còn là những câu hỏi): Tội danh này của chính quyền VN nếu đem ra phán quyết, về pháp lý, so với vụ Đồng Tâm về mức độ sai phạm (tạm chưa xét đến thuộc bên nào, mà tôi biết sẽ vô cùng khó khăn với đầy rẫy mưu mô/quỷ kế... nhiều chứng cớ quan trọng của người dân đang trong tay chính quyền), thì về trách nhiệm truy cứu, cả về mức độ và phạm vi nguy hại, cũng chỉ như cái mắt muỗi so với quả núi. Vậy mà chính quyền đang ra sức biểu dương thực lực trấn áp với toàn bộ sức mạnh của ccvs hiện có trong tay. Ghê thật!
ReplyDeleteĐể làm gì? Phục vụ ai? Và nhân danh cái gì???