Người Việt mình thích dùng chữ do học theo hai ông thầy Tàu và Tây. Có điều lại hay lập lờ, số người không biết, thích nói chữ, dùng sai là chuyện thường. Một số người biết, lại lợi dụng cách dùng sai để tránh né hoặc thủ đắc.
Dùng sai lâu hóa thành đúng. Thành thử lập lờ không minh bạch trong suy nghĩ. Chẳng hạn nhân bản nhiều người hiểu na ná như nhân đạo. Thực ra hai từ đôi lúc có thể trái ngược. Nhân đạo là đạo lý làm người, biết bênh vực người yếu, bảo vệ cái phải, thuộc về nhân đạo. Nhân bản là lấy tính người làm gốc. Con người vốn yếu đuối, xấu tính, có thể sai lầm. Biết thông cảm với họ, thuộc về nhân bản, biết chăm lo cho nhu cầu đời thường của họ cũng thuộc về nhân bản.
Nhân đạo (hoặc nhân bản hiểu theo nghĩa nhân đạo), là một từ đã bị nhàm trở thành cliche, nên hay bị lợi dụng, nói ra không ai cãi được, nhưng không có gì là cấp tiến. Đôi khi có thể ngụy trang, biện hộ cho những cái không thực cấp tiến. Nếu nhân bản đúng và đủ nghĩa của nó sẽ hết sức cấp tiến, nó dạy người ta biết thông cảm với lỗi lầm, nhu cầu thể xác, nhưng không quên tôn vinh những cái cao đẹp. Nếu có giải pháp đi kèm sẽ là một bước tiến rất lớn, trong một xã hội rất nhiều giá trị giả và nhái hiện nay.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
No comments:
Post a Comment