3.
TỚI MỘT CƠN BÃO HOÀN HẢO Ở CHÂU ÂU
Một cơn bão hoàn hảo xảy ra khi một sự kết hợp hiếm hoi của những hoàn cảnh khác hẳn nhau tạo ra một sự kiện cực kỳ dữ dội: trong một trường hợp như vậy, một sự cộng sinh của các lực phát ra năng lượng lớn hơn tổng đơn thuần của các nhân tố đóng góp riêng lẻ của nó rất nhiều. Thuật ngữ được đại chúng hoá bởi cuốn sách không hư cấu bán chạy nhất năm 1997 của Sebastian Junger về một sự kết hợp xảy ra một lần trong một trăm năm mà, trong năm 1991, đã giáng xuống đông bắc duyên hải Đại Tây dương của Hoa Kỳ: hệ thống áp suất cao từ các Hồ Lớn tạo ra gió bão trên Đảo Sable ngoài khơi Nova Scotia mà va chạm với Bão Grace đến từ vùng Caribbe. Tường thuật của Junger tập trung vào đoàn thủ thủ của tàu đánh cá Andrea Gail biến mất giữa những ngọn sóng khổng lồ.
Do đặc tính toàn cầu của nó, bệnh dịch coronavirus đang diễn ra thường khêu gợi bình luận rằng bây giờ tất cả chúng ta đều trên cùng chiếc thuyền. Nhưng có các dấu hiệu cho thấy rằng chiếc thuyền gọi là châu Âu đến gần số phận của Andrea Gail hơn các thuyền khác rất nhiều. Ba cơn bão đang tụ tập và kết hợp sức của chúng trên châu Âu. Hai cơn đầu tiên không phải là đặc thù đối với châu Âu: đại dịch coronavirus trong tác động vật lý trực tiếp của nó (những sự cách ly, sự đau khổ và cái chết) và các tác động kinh tế của nó mà sẽ là tồi tệ ở châu Âu hơn ở những người nơi khác vì lục địa đang trì trệ rồi, và cũng phụ thuộc hơn các khu vực khác của thế giới vào nhập khẩu và xuất khẩu (thí dụ, ngành ô tô là xương sống của nền kinh tế Đức, và xuất khẩu xe sang trọng sang Trung Quốc đang bế tắc rồi.) Chúng ta bây giờ phải thêm vào hai cơn bão này một cơn bão thứ ba mà chúng ta có thể gọi là virus Putogan [Putin Erdogan]: sự bùng nổ mới của bạo lực ở Syria giữa Thổ Nhĩ Kì và chế độ Assad (được Nga ủng hộ trực tiếp). Cả hai bên đang khai thác lạnh lùng sự đau khổ của hàng triệu người lánh nạn cho lợi ích chính trị của riêng họ.
Khi Thổ Nhĩ Kì bắt đầu xúi giục hàng ngàn người di cư để bỏ đi sang châu Âu, tổ chức việc chuyên chở họ đến biên giới Hy Lạp, Erdogan biện minh cho biện pháp này với các lý do nhân đạo thực dụng: Thổ Nhĩ Kì không còn có thể hỗ trợ số người tị nạn gia tăng nữa. Cớ này làm chứng cho một sự vô liêm sỉ đến ngộp thở: nó bỏ qua bản thân việc Thổ Nhĩ Kì đã tham gia vào nội chiến Syri như thế nào, ủng hộ một phái chống lại phái kia ra rao, và như thế chịu trách nhiệm nặng vì dòng người tị nạn thế nào. Bây giờ Thổ Nhĩ Kì muốn châu Âu chia sẻ gánh nặng người tị nạn, tức là, để trả cái giá cho chính trị tàn nhẫn của nó. “Giải pháp” giả cho khủng hoảng của những người Kurd ở Syria—với Thổ Nhĩ Kì và Nga áp đặt hoà bình sao cho mỗi bên kiểm soát bên của riêng mình – bây giờ đang tan rã, nhưng Nga và Thổ Nhĩ Kì vẫn ở trong một vị trí lý tưởng để gây áp lực lên châu Âu: hai nước kiểm soát cung dầu, cũng như dòng người tị nạn, và như thế có thể sử dụng cả hai như công cụ tống tiền.
Điệu múa quỷ quái giữa Erdogan và Putin, từ xung đột sang đồng minh và quay lại xung đột, không được đánh lừa chúng ta: cả hai sự cực đoan là phần của cùng trò chơi địa chính trị với cái giá của nhân dân Syri. Không chỉ là chẳng bên nào quan tâm đến sự đau khổ của họ, cả hai bên đều lợi dụng nó một cách tích cực. Cái không thể không đập vào con mắt là sự giống nhau giữa Putin và Erdogan, những người luôn luôn ủng hộ hai phiên bản của cùng chế độ chính trị, được lãnh đạo bởi một nhân vật hỗn hợp mà chúng ta có thể gọi là Putogan.
Ta phải tránh trò chơi hỏi ai chịu trách nhiệm hơn cho cuộc khủng hoảng, Erdogan hay Putin. Cả hai là tồi hơn và phải được coi như cái họ là: các tội phạm chiến tranh sử dụng sự đau khổ của hàng triệu người và phá huỷ một nước để theo đuổi một cách nhẫn tâm các mục tiêu của họ, trong số đó có sự phá hoại một châu Âu thống nhất. Hơn nữa, bây giờ họ đang làm điều này trong khung cảnh của một bệnh dịch toàn cầu, vào lúc khi sự hợp tác toàn cầu là cấp bách hơn bao giờ hết, việc sử dụng sự sợ hãi mà điều này gây ra như một phương tiện để theo đuổi các mục tiêu quân sự của họ. Trong một thế giới với một ý thức tối thiểu về công lý, chỗ của họ không được ở trong các dinh tổng thống mà ở Toà Hình sự Quốc tế ở Hague.
Bây giờ chúng ta có thể thấy sự kết hợp của ba cơn bão này tạo thành một cơn bão hoàn hảo như thế nào: một làn sóng mới của những người tị nạn được Thổ Nhĩ Kì tổ chức có thể có những hậu quả tai hoạ vào lúc của đại dịch coronavirus. Cho đến bây giờ, một trong ít thứ tốt về bệnh dịch, cùng với sự thực cơ bản rằng nó đã làm cho chúng ta nhận thức rõ ràng về nhu cầu cho sự hợp tác toàn cầu, đã là nó đã không được gán cho những người di cư và những người tị nạn—chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hoạt động chủ yếu trong việc cảm nhận mối đe doạ như xuất phát từ Phương Đông Khác. Nhưng nếu hai vấn đề bị trộn lẫn với nhau, nếu những người tị nạn được cảm nhận như liên kết với sự lan ra của bệnh dịch (và tất nhiên chắc coronavirus lây nhiễm rộng giữa những người tị nạn do các điều kiện trong các trại đông đúc họ ở), thì các nhà phân biệt chủng tộc dân tuý sẽ có thời cực thịnh của họ: họ sẽ có khả năng biện minh việc họ loại trừ những người nước ngoài với các lý lo y tế “khoa học”. Các chính sách thiện cảm cho phép dòng vào của những người tị nạn có thể dễ dàng gây ra một phản ứng hoảng loạn và sợ hãi. Như thủ tướng Viktor Orban tuyên bố trong một bài phát biểu gần đây, Hungary trên thực tế có thể trở thành tấm gương cho toàn bộ châu Âu noi theo.
Để ngăn chặn tai hoạ này, thứ đầu tiên cần đến là cái gì đó hầu như không thể: củng cố sự thống nhất hoạt động của châu Âu, nhất là sự phối hợp giữa Pháp và Đức. Dựa vào sự thống nhất này, rồi châu Âu phải hành động để giải quyết khủng hoảng người tị nạn. Trong cuộc tranh luận TV gần đây, Gregor Gysi, một nhân vật then chốt của đảng cánh tả Đức Die Linke, đã cho một câu trả lời hay cho người phát ngôn chống-di cư, hung hăng khăng khăng rằng chúng ta phải không cảm thấy trách nhiệm nào vì sự nghèo khổ trong các nước Thế giới thứ Ba. Thay cho việc tiêu tiền để giúp đỡ họ, người phát ngôn lập luận, các nhà nước của chúng ta phải chịu trách nhiệm chỉ vì phúc lợi của các công dân riêng của chúng. Ý chính của câu trả lời của Gysi là, nếu chúng ta ở châu Âu không chấp nhận trách nhiệm vì những người nghèo Thế giới thứ Ba và hành động một cách phù hợp, thì họ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đến đây, mà chính xác là cái quan điểm chống người nhập cư phản đối một cách hung tợn). Trong khi là thiết yếu để tất cả nhấn mạnh sự khoan dung và sự đoàn kết với những người tị nạn đang đến, dòng lý lẽ này, mà giải quyết những khó khăn của những dòng người tị nạn, chắc là hiệu quả hơn rất nhiều so với những sự kêu gọi đến chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, kêu gọi sự hào phóng và sự hối lỗi xuất phát từ sự thực không thể chối cãi rằng nguyên nhân của phần lớn sự đau khổ trong quốc gia nghèo hơn là kết quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thuộc địa hoá Âu châu. Một dòng lý lẽ như vậy, để duy trì trật tự hiện tồn nhưng với một bộ mặt con người, là một biện pháp tuyệt vọng chắc chẳng thay đổi gì. Ngày nay cần nhiều hơn thế nhiều.
2021 June 25