Thursday, June 24, 2021

Những người nói và làm với lòng tự trọng càng ngày càng hiếm

 Hiện trạng nước nhà cho thấy: xh ko có những người đại diện xứng đáng. Những nhân tài ưu tú ko thuộc về thể chế của những người có chức có quyền. Hầu hết quan chức là những kẻ bất tài, vô dụng, ăn bám vào những vinh quang trong quá khứ và lợi ích nhóm. Một chính phủ tham nhũng với hệ thống quan lại ko còn danh dự và sự tự trọng, từ tư cách cá nhân đến trách nhiệm đối với dân, với nước.

Tổ quốc cần những nhân tài có tâm để kiến hưng đất nước chứ ko phải những kẻ vô lại bất lương đang phá nước hại dân.

-------------

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: BẤT LUẬN THẾ NÀO "MÌNH VẪN LÀ MÌNH", TỰ TRỌNG, KHÔNG QUỴ LỤY LUỒN CÚI

Tôi không phải người tài nhưng được người tài sử dụng. Là phiên dịch, tôi được tiếp xúc và học hỏi nhiều ở các tiền bối như Bác Hồ, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…

Tôi đã lăn lộn trong ngành ngoại giao 45 năm trời, từ năm 1955 đến năm 2000. Nếu kể cả thời gian sang Bộ Thương mại (một phần cũng làm ngoại giao kinh tế) và tham gia lãnh đạo Đảng, Nhà nước (được phân công phụ trách công tác đối ngoại) thì trọn cả đời làm ngoại giao.

Tôi khởi đầu ở phòng phiên dịch tại Bộ Ngoại giao, đi dịch cho lãnh đạo bộ và các vụ, phục vụ các đoàn. Lúc đầu tôi dịch cho tùy tùng, kể cả đầu bếp của các đoàn, sau dịch cho các đoàn viên rồi mới tới các lãnh đạo. Dưới thời Pháp thuộc, người ta gọi phiên dịch là "ông thông ngôn", chuyên bám gót ông tây bà đầm, do đó người dân coi là tay sai của thực dân và rất khinh rẻ. Dưới chế độ ta, tuy nhiều người không còn nghĩ như vậy song thực ra cũng chẳng coi trọng lắm. Có người còn cho rằng nghề này khó gì đâu, người ta nói sao cứ dịch ra làm vậy là được. Phiên dịch chỉ ăn theo nói leo, nhiều khi chỗ ăn chẳng có, chỗ ở cũng không, khi khách ăn mình phải dịch, giờ nghỉ có khi ngồi ngoài gốc cây, bờ biển, đường thăng tiến chẳng có.

Nhưng tôi tâm niệm cái nghề này rất quan trọng. Phiên dịch viên là cầu nối với các nước khác. Nếu cái cầu ấy ọp ẹp, bấp bênh, ván lát rơi ra thì quan hệ quốc tế có thể "thụt chân" chứ chẳng chơi. Cái cầu ấy mà vững chắc, qua lại thông thoáng thì sự giao lưu giữa các dân tộc tốt đẹp hơn. Đấy là đối với xã hội, còn đối với bản thân, nghề này cũng rất hay. Một là, anh có được công cụ rất quan trọng để tiếp cận với văn hóa, văn minh của các dân tộc khác. Hai là, anh có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều giới, tiếp cận nhiều vấn đề khác nhau. Ba là, anh có dịp đi thăm nhiều nơi, nhiều nước, mở rộng tầm nhìn, được "gặp nhiều VIP" theo cách nói bây giờ.

Bản thân tôi đã có dịp phục vụ và quen biết với tất cả các nhà lãnh đạo đất nước thuộc "thế hệ lập quốc" và học hỏi được nhiều điều. Có thể nói không ngoa rằng, sở dĩ tôi tiến bộ được một phần quan trọng là do được "gặp mặt, bắt tay" với nhiều nhân vật như tất cả các tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên xô, từ Khrushchev cho tới Brezhnev, Andropov, Chernenko, Gorbachov. Tuy không dịch tiếng Trung nhưng do đi theo các đoàn cấp cao nên tôi đã từng gặp mặt Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai và cả "bè lũ bốn tên" nữa. Rồi Kim Nhật Thành, Fidel, Che, Raoul của Cuba, các nhà lãnh đạo Đông Âu và phong trào cộng sản công nhân quốc tế.

Rồi tôi trưởng thành lên được vì đã được giao những công việc khó và đòi hỏi cao. Vào cuối những năm 1980 thế kỷ trước, khi là vụ trưởng rồi trợ lý bộ trưởng, tôi đã được ông Nguyễn Cơ Thạch lúc đó là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao giao cho nhiều việc "trái khoáy" buộc tôi phải vượt qua chính mình. Những thử thách ấy buộc tôi phải học tập, nghiên cứu, đi vào cuộc sống, từ đó trưởng thành. Kiến thức và kinh nghiệm thâu lượm được đã giúp tôi đỡ lúng túng khi giữ các cương vị trái nghề như khi được bổ nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Sau này, nghĩ về việc dùng người, theo tôi có thể nhìn từ bốn góc độ.

Thứ nhất, phải trả lời được câu hỏi: ta có thật lòng cần họ không và cần những loại nhân tài nào? Có người nói, khi đã cầu hiền tức là thừa nhận mình dốt, vậy điều trước hết là phải chấp nhận người ta giỏi hơn mình cái đã.

Thứ hai, đã cầu hiền thì phải tạo môi trường, điều kiện cho người ta cống hiến bằng cách giao cho họ những công việc có giá trị đích thực, đòi hỏi gay gắt và đánh giá đúng công việc họ làm vì người tài thích được đòi hỏi, thậm chí đòi hỏi khắt khe.

Thứ ba, cần có sự đãi ngộ thỏa đáng. Người tài thường không đòi hỏi vật chất nhiều đâu mà điều quan trọng hơn với họ là sự tôn trọng, công bằng.

Thứ tư, phải rộng lượng vì người tài hay có tật. Nếu vì tật nhỏ mà rũ bỏ thì thật hoài phí - những tật không ảnh hưởng tới công việc, không trái với nhân cách làm người, chẳng hạn tật hay cãi. Các cuộc họp mà không có người cãi thì chán lắm, đã dám dùng người tài thì phải chịu nghe họ.

Một khía cạnh nữa về nhân tài còn ít được đề cập đúng mức. Đó là bản thân nhân tài phải có hoài bão, phải dấn thân, ham mê học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, sống lương thiện chứ không nên chỉ đòi hỏi một chiều ở xã hội. Ai cũng thế thì lấy đâu ra nhân tài để làm cho đất nước giàu mạnh, từ đó có khả năng đãi ngộ xứng đáng nhân tài?

Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi. Ta cứ nói ta "là lương tri của thời đại", nhưng sự thật thì nhiều việc, nhiều người chưa thể hiện được điều đó. Nhiều người đã đánh mất "gene xấu hổ". Làm hỏng việc không xin lỗi, không từ chức, ra đường thì chen chúc, phóng uế bậy bạ, thấy hoa đẹp thì vặt bẻ không thương tiếc, người ta gặp tai nạn thì xông vào hôi của, quan chức thì tham nhũng vơ vét, "văn hoá phong bì" tràn lan, tệ "chạy" lây lan sang mọi lĩnh vực. Do đó, không nên nói quá nhiều những chuyện cao xa mà hãy học làm người tử tế đã. Tôi hay khuyên các cháu thanh niên rằng, trước hết hãy cố nói chứ đừng chửi thề, nhặt rác chứ đừng vứt rác, trồng cây chứ đừng chặt cây, đi chứ đừng chen lấn. Không làm người lương thiện thì khoan nói đến chuyện lý tưởng, hoài bão.

Giá trị sống thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh, giai tầng, nhưng có những giá trị vĩnh cửu được gọi chung là cái thiện, cái tử tế, cái con người, trong đó tôi trân trọng nhất là lòng tự trọng. Tôi sợ nhất, thậm chí ghê tởm nhất những người không biết tự trọng, quỵ lụy, cúi mình nịnh nọt, chạy chọt và tệ hơn nữa là làm hại đồng loại để mưu lợi cho mình. Thật đau buồn thấy bây giờ sao lòng tự trọng bị đánh mất nhiều thế. Ai đời Đại hội Đảng cũng phải thốt lên trước tình trạng chạy tràn lan: chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương. Thực ra danh mục "chạy" còn dài hơn nhiều, kể cả chạy nghi thức và đất mai táng nữa. Đáng buồn nhất là cái cơ chế sinh ra nạn "chạy" vẫn tồn tại và đáng trách nhất là những người đáp ứng sự chạy chọt đó. Chính những người ấy cũng đã để mất lòng tự trọng một khi hạ mình sánh vai cùng với những kẻ chạy.

Có người hỏi tôi rằng, khi về nghỉ hưu, ông hối tiếc điều gì nhất. Tôi nghĩ điều hối tiếc nhất là có những chuyện sai trái rõ mười mươi mà mình không làm gì được để đẩy lùi nó, như vậy là mình thiếu dũng khí, thậm chí còn hèn.

Nhìn bề ngoài hoặc xem lý lịch thì có vẻ đời tôi thuận buồm xuôi gió, nhưng thật ra không phải vậy. Tôi cũng đã từng trải qua biết bao thử thách, thậm chí bị trù úm, gièm pha đủ điều chứ đâu có sóng yên biển lặng. Nay nhìn lại thấy rợn tóc gáy, nhiều khi tưởng như không thể vượt qua nổi. Còn sức mạnh nào đã giúp tôi vượt qua thì tôi đã nói rồi: bất luận thế nào "mình vẫn là mình", tự trọng, không quỵ lụy luồn cúi.

Chữ tài đi với chữ tâm là vì thế. Dù anh là ai, tài đến đâu cũng phải biết lượng sức, đừng bao giờ nghĩ mình là người không thay thế được. Tôi luôn tâm niệm: "Không nên biết cách lên", nhưng nhất định phải "biết cách xuống" đúng lúc và đúng cách.

Tác giả: Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan.

15 comments:

  1. Dịch thuật cũng như viết báo, hiện trạng rất sa sút và có nhiều vấn đề.
    Nghiêm trọng nhất, ko phải là trình độ, mà ở sự trung thực.

    ReplyDelete
  2. VNDCCH là chính phủ đại diện gồm những người ưu tú. Nhưng chỉ là nền tảng của 1 thể chế ở dạng sơ khởi/lâm thời. Vì vậy, vẫn phải có rất nhiều cải cách để theo hướng độc tài minh triết.
    Đáng tiếc, sự thật đã chuyển biến ko như thế...!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trọng Thi Vũ
      Nguyễn Cao Bình, Ôi. Tai sao Em lại cứ phát ngôn... Đúng thế???

      Delete
    2. Trọng Thi Vũ, ko chuẩn xác và thẳng thừng bằng anh Quang A.

      Delete
    3. Trọng Thi Vũ
      Nguyễn Cao Bình, OK. Không cần so sánh gì cả với ai. Em có chính kiến đúng là OK.

      Delete
    4. Em chỉ cố gắng ko phát ngôn tào lao/bừa bãi như các ông lớn thôi ạ!

      Delete
    5. Trọng Thi Vũ
      Nguyễn Cao Bình, OK. Hajrá Bình igazember!

      Delete
    6. Trọng Thi Vũ, cảm ơn sự cổ vũ của anh ạ!

      Delete
    7. Trọng Thi Vũ
      Nguyễn Cao Bình, Tất nhiên Ngày xưa còn bé tí Anh rất ngưỡng mộ những người Cộng sản Chân chính, chân thật thi bây giờ xin lỗi nhé Anh cực kỳ ghét những người Cộng sản chân giả, chân đểu.

      Delete
    8. Trọng Thi Vũ, bọn lừa đảo phản phúc. Dập theo khuôn của Tàu đỏ!

      Delete
  3. Có lẽ, câu nói của bác Vũ Khoan về sự "không thể thay thế" đang là vấn đề của những người giữ trọng trách/ghế cao hiện nay.
    Nắm quyền với động cơ gì có vẻ ko có lý do chính đáng?

    ReplyDelete
  4. Là người còn sót lại từ thể chế VNDCCH, cùng với việc ông Nguyễn Cơ Thạch bị loại bỏ khỏi chính quyền, bác Vũ Khoan cũng tự thấy mình bất lực trước phong trào vùng lên của những cái xấu... trong thể chế chxhcn VN đương thời.
    Thật đáng xấu hổ với công cuộc tự diễn biến mang tính biến chất/suy thoái đầy mưu lợi hèn hạ này.

    ReplyDelete
  5. Hoàng Quôc Thành
    Lãnh đạo tử tế thời này ko có . Tử tế ko có sao có gan trừ tà , nó mà đập lại là bỏ mẹ . Bởi thế các vụ tày trời vẫn im ỉm lâu nay . Kết lại là dân gánh cả . Chán thí mẹ .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hoàng Quôc Thành, làm chính trị phải vì cộng đồng trước hết, luôn đặt quyền lợi tập thể, trong đó có mình, lên trên lợi ích riêng lẻ.
      Là người có vai trò lãnh đạo thì đúng như bác Vũ Khoan nêu ở trên: phải biết dùng người, bản thân là người đủ phẩm chất/năng lực nhận biết và đánh giá một cách minh triết những điều hợp tình hợp lý để đưa ra quyết định đúng đắn, ko phạm sai lầm.
      Quan sát việc làm của các bộ trưởng, quan chức hiện nay và hiện trạng đất nước từ cuộc gặp gỡ Thành Đô cho thấy: sau khi loại bỏ những người như ông Nguyễn Cơ Thạch, càng ngày sự lãnh đạo của thể chế/bộ máy cầm quyền càng yếu kém do bị ảnh hưởng/lệ thuộc vào thiên triều/nước lạ. Tàu đỏ càng ngày càng hung hăng xâm lăng VN trên mọi lĩnh vực và chủ quyền trên đất liền, trên biển của VN.
      Do đó, chính phủ ko thể quản lý và phát triển đất nước 1 cách hiệu quả do bị Tàu đỏ kìm hãm từ lâu và càng ngày càng siết chặt/khống chế bộ máy nhà nước làm theo ý đồ của BK.
      Cho nên, ko thể thấy những nhân tài có tâm trong bộ máy hiện tại, dù hệ thống tuyên truyền vẫn liên tục tô vẽ và khuếch đại cái gọi là sự lãnh đạo sáng suốt. Nhưng thực tế đang cho thấy những điều trái ngược trong mọi vấn đề, điển hình là trong giáo dục.
      Liệu VN có thể thay đổi để phát triển mà ko lệ thuộc, trở thành thuộc địa của Tàu đỏ, hay vẫn theo con đường hi sinh/loại bỏ tất cả, kể cả nhân tài chỉ để giữ mối quan hệ bền chặt với BK?

      Delete
    2. Hoàng Quôc Thành
      Đã gọi là bền chặt thì sao mà bỏ . Khi dân giám sát chặt , chúng sẽ đi ngầm . Mà đi ngầm thì khỏi giám sát . Quá đơn giản phải ko . Dân chủ cỡ Hung mà còn dính vụ Fudan(còn một vòng lấy ý kién dân nữa). Tàu nó sẽ chỉ cách né dân , cao lắm thì lại coi như trình độ non(vụ đường sắt Cát Linh-Hà Đông), ai cũng kêu trời , đắt gấp 4 lần mà có ai sao đâu . Hoặc kiểm điểm là xong . Nuôi lợn thì nuôi cả đời , nghiệp nó trói hết rồi .

      Delete