Sunday, June 27, 2021

Thế giới & ĐDVH (1)

 


DẪN NHẬP

NOLI ME TANGERE

“Đừng chạm đến ta,” là câu Đức Jesus Christ nói với Mary Magdalene khi bà nhận ra ngài sau sự phục sinh của ngài, theo Kinh thánh John 20:17. Tôi, một người công khai thú nhận là Kitô hữu (Christian) vô thần, hiểu các từ này thế nào? Thứ nhất, tôi hiểu chúng cùng với câu trả lời của đấng Christ cho câu hỏi của các môn đồ của ngài về cách chúng ta sẽ biết rằng ngài đã quay lại, đã phục sinh. Đấng Christ nói ngài sẽ ở đó khi có sự yêu thương giữa các tín đồ của ngài. Ngài sẽ ở đó không phải như một người để chạm đến, mà như sự liên kết của tình yêu và sự đoàn kết (tình liên đới) giữa mọi người—như thế, “đừng chạm đến ta, hãy chạm đến và cư xử với những người khác trong tinh thần yêu thương”

Tuy vậy, ngày nay ở giữa đại dịch coronavirus, tất cả chúng ta đang bị bỏ bom chính xác bởi những lời kêu gọi đừng chạm đến những người khác, mà để cách ly bản thân chúng ta, để duy trì một khoảng cách thân thể thích hợp. Điều này có nghĩa là gì cho lệnh cấm “đừng chạm đến ta?” Tay không thể với tới người khác; chỉ từ bên trong chúng ta mới có thể đến gần với nhau—và cửa sổ vào “bên trong” là con mắt của chúng ta. Những ngày này, khi bạn gặp ai đó thân thiết với bạn (hay thậm chí một người lạ) và duy trì một khoảng cách thích hợp, một cái nhìn sâu vào mắt người khác có thể tiết lộ nhiều hơn một sự đụng chạm thân mật. Trong một trong những đoạn tuổi trẻ của mình, Hegel đã viết:

"Người yêu quý không ngược lại với chúng ta, hắn là một với chính chúng ta; chúng ta thấy chúng ta chỉ trong hắn, nhưng rồi lần nữa hắn không phải là một chúng ta nữa—một điều bí ẩn, một phép màu [ein Wunder], một thứ mà chúng ta không thể nắm được."

Là cốt yếu để đừng hiểu hai lời xác nhận này như ngược nhau, cứ như người thân yêu một phần là một “chúng ta,” phần của chính mình, và một phần là một điều bí ẩn. Chẳng phải phép màu của tình yêu thương rằng bạn là phần của căn cước của tôi chính xác trong chừng mực bạn vẫn là một phép màu mà tôi không thể nắm được, một điều bí ẩn không chỉ cho tôi mà cả cho bản thân bạn nữa? Để trích một đoạn nổi tiếng khác từ Hegel trẻ:

"Con người là đêm này, sự hư vô trống rỗng này, mà chứa mọi thứ trong sự đơn giản của nó—một sự phong phú vô tận của nhiều biểu tượng, hình ảnh mà chẳng cái nào trong số đó thuộc về hắn—hay mà không hiện diện. Người ta nhìn thấy đêm này khi người ta nhìn vào mắt con người."

Không con coronavirus nào có thể lấy điều này khỏi chúng ta. Như thế có hy vọng rằng sự giữ khoảng cách thân thể sẽ thậm chí củng cố cường độ của mối liên kết của chúng ta với những người khác. Chính chỉ bây giờ, khi tôi phải tránh xa những người thân thiết với tôi, mà tôi trải nghiệm đầy đủ sự hiện diện của họ, tầm quan trọng của họ đối với tôi.

Tôi có thể nghe thấy rồi một tiếng cười hoài nghi: OK, có thể chúng ta sẽ có được những thời khắc như vậy của sự gần gũi tâm linh, nhưng việc này sẽ giúp chúng ta như thế nào để xử lý tai hoạ đang xảy ra? Chúng ta sẽ học được bất cứ thứ gì từ nó?

Hegel đã viết rằng thứ duy nhất chúng ta có thể học được từ lịch sử là, chúng ta chẳng học được gì từ lịch sử cả, như thế tôi nghi bệnh dịch sẽ làm cho chúng ta thông minh hơn chút nào. Thứ duy nhất rõ là, virus sẽ làm tan vỡ chính các nền tảng của đời sống chúng ta, gây ra không chỉ sự khổ đau khổng lồ mà cả sự tàn phá kinh tế có thể hình dung là tồi hơn Đại Suy thoái.  Không có sự quay lại tình trạng bình thường, “sự bình thường” mới sẽ phải được xây dựng trên đống hoang tàn của đời sống cũ của chúng ta, hay chúng ta sẽ thấy mình trong một tình trạng man rợ mới mà các dấu hiệu của nó có thể thấy rõ ràng rồi. Sẽ là không đủ để coi bệnh dịch như một sự cố không may, để thoát khỏi các hậu quả của nó và quay lại sự vận hành trơn tru của cách cũ của việc làm các thứ, có lẽ với một số sự hiệu chỉnh các dàn xếp chăm sóc sức khoẻ của chúng ta. Chúng ta sẽ phải nêu ra câu hỏi then chốt: Cái gì sai với hệ thống của chúng ta rằng tai hoạ đã giáng xuống chúng ta không được chuẩn bị bất chấp các nhà khoa học đã cảnh cáo chúng ta từ nhiều năm trước?

Nguyễn Quang A dịch (FB-2021 June 22)

No comments:

Post a Comment