Sunday, March 10, 2024

Chiến tranh và thảm họa

 Chiều âm u sầu đàm chiến tranh hạt nhân 

NATO và Nga sẽ chiến đấu như thế nào trong một cuộc chiến hiện đại. Cuộc chiến Nga-Ukraine đã kéo dài 2 năm, vẫn còn vướng mắc và khó phân định kết quả. Mấu chốt là cả hai bên (NATO và Nga) đã quyết tâm chơi đến cùng và dường như họ sẽ không bỏ cuộc cho đến khi tiêu diệt được bên kia. Quyết định gửi quân của Macron quả thực đúng như những gì ông nói, không phải tự dưng mà có sau khi cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu chiến tranh tiếp tục, nếu chúng ta không đưa quân tới thì không thể cứu vãn được Ukraine, ông chỉ công khai điều mà nhiều thành viên NATO chỉ dám nghĩ mà không dám lên tiếng. Khi đó, hai bên có thể làm gì hoặc làm được gì sẽ quyết định tương lai của thế giới.

Putin đã nhiều lần nói rằng nếu NATO gửi quân, Nga sẽ phải dùng đến vũ khí hạt nhân, bởi Putin biết không thể nào thắng được NATO, lại không muốn NATO phanh thây xé xác mình. Vậy chỉ còn có cách hai bên ôm nhau chết. Đồng thời, NATO hẳn đã chuẩn bị sẵn sàng để ngăn chặn một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân đến từ Nga. Điều quan trọng là cuộc công kích đầu tiên của NATO sẽ ra tay vào lúc nào và sẽ được thực hiện như thế nào. Nói cách khác, nên gửi bộ binh trước hay trực tiếp chơi luôn đòn áp đảo hạt nhân trước?

Nếu lão PP cầm quân sẽ cho chặt đầu rắn cùng lúc triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược diệt các mục tiêu có hệ thống phóng tên lửa hạt nhân của đối phương. Cùng lúc bộ binh từ bốn phương mười hướng tràn sang tấn công các cứ điểm quân sự chủ yếu của Nga, làm tê liệt hệ thống vệ tinh thông tin và kêu gọi dân Nga vùng lên cướp chính quyền. Nói thì dễ đấy, nhưng làm thì khó. Cơ bản là anh có một tổng chỉ huy xuất sắc như  vậy không? …kkk

Theo quy định của Hiệp ước giữa Mỹ và Liên Xô về hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược, Mỹ và Nga đều đã triển khai 1.600 đầu đạn hạt nhân. Đối với Hoa Kỳ, điều này về cơ bản là đủ. Đối phương chỉ có hai quốc gia (Nga và Belarus). Các thành phố không đông dân. Chỉ cần cho tuyến đường sắt Siberia nổ tung thì một nửa nước Nga ở châu Á sẽ biến mất. Nga có 15 thành phố với dân số hơn một triệu người, cho dù tính cả các căn cứ quân sự và công nghiệp quân sự thì 1.600 đầu đạn hạt nhân cũng là quá đủ. Tất nhiên, điều ngược lại là khác nhau. NATO có 32 quốc gia thành viên, trải dài cả hai bờ Đại Tây Dương. Cộng thêm Nhật Bản và Hàn Quốc ở Châu Á, Úc và New Zealand ở Châu Đại Dương và Israel. Tổng cộng phương Tây có gần 40 quốc gia. Nhiều thành phố đã bố chí được dàn chống tên lửa.

Có thể Nga cần nhiều đầu đạn hạt nhân hơn nữa. Nhưng xem ra 1.600 quả bom hạt nhân cũng đủ, nếu không đủ có thể dùng cả kho dự trữ hạt nhân, đây hẳn không phải là vấn đề lớn. Nếu NATO ra tay trước, đợt phóng ban đầu sẽ từ Anh và Pháp, hoặc từ các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Âu (4 căn cứ, trung bình khoảng 100 đầu đạn hạt nhân mỗi căn cứ). Từ Anh hoặc Pháp tới Moscow mất khoảng 200 đến 300 giây, điều này đồng nghĩa là Nga cũng phải mất vài trăm giây để phóng tên lửa bao trùm toàn bộ châu Âu. Vì vậy, Nga tuyên bố có thể tiêu diệt châu Âu trong nửa giờ. Mỹ và châu Âu cách nhau bởi Đại Tây Dương, hơi xa nhưng tên lửa xuyên lục địa giữa Nga và Mỹ cũng chỉ mất khoảng 20 đến 60 phút.

Dù sao thì trong một ngày, cả hai bên đều như ong vỡ tổ. Ban đầu, cả hai bên có thể cố gắng tránh tấn công vào điểm giao giới. Ví dụ, ba nước vùng Baltic là Phần Lan, Ba Lan, St. Petersburg, Kaliningrad, v.v. để ngăn chặn ô nhiễm lan sang bên mình. Nhưng sau một thời gian thì điều đó không còn quan trọng nữa và không còn kiêng kỵ nữa, không còn nhiều cõi tịnh độ cho người nữa. Thôi thì thả cửa oánh cho tơi bời khói lửa, oánh lên thiên đàng, oánh xuống địa ngục, chết cùng chết, sống cũng bị ô nhiễm phóng xạ còn cực hơn chết. Mất công bỏ ra rất nhiều tiền của công sức để chế tạo rất nhiều quả bom hạt nhân, bỏ đi thì tiếc, sử dụng mịa nó cho xong chuyện, đến đâu thì đến!

Nếu khởi đầu là một cuộc chiến tranh hạt nhân, bên bắt đầu có thể đã chuẩn bị trước. Bởi vậy, những nhân vật quan trọng trong chính phủ có nhiều khả năng sống sót sau đợt tấn công đầu tiên. Và phía bên kia chắc chắn đã phải chịu một tổn thất lớn. Tuy nhiên, đôi bên đều đã lập kế hoạch và có khả năng phản công bằng đòn đánh thứ hai, tiếp theo, hai bên sẽ liên tiếp đấu nhau vài chục hiệp, kết quả cuối cùng cũng sẽ tương tự. Ước tính trong 3-4 tiếng nước Mỹ và châu Âu sẽ biến thành tro bụi, những người còn lại cũng sẽ hít phải khí phóng xạ, có thể thở được bao lâu tùy thuộc vào vận may của họ.

Nếu NATO quyết định đi theo một lộ trình ổn định và gửi bộ binh vào Ukraine, thì tổ chức này có thể lợi dụng tình hình hiện tại để mở rộng cuộc tập trận quân sự “Steadfast Defender 2024” đang diễn ra tới Ukraine. Tất nhiên, có thể thúc đẩy tinh thần của toàn Ukraine và có cơ hội đảo ngược xu hướng chiến tranh hiện nay. Nhưng theo Putin, điểm này đã chạm vạch đỏ, nên NATO phải lo lắng về việc liệu Nga có điều động vũ khí hạt nhân hay không. Nói một cách logic, nếu lực lượng mặt đất của Nga chịu tổn thất nặng nề thì khả năng triển khai vũ khí hạt nhân càng lớn.

Vì vậy, NATO có thể dùng chiến thuật hâm nóng nước luộc ếch, tăng dần sự hỗ trợ, tránh kích động Nga leo thang chiến tranh. Và sau đó cố gắng lật đổ Putin khỏi quyền lực. Hoặc có thể Putin sẽ nhượng bộ sau khi thấy quá mệt mỏi. Đối với NATO, đây là kết quả tốt nhất. Đây cũng là kết quả tốt nhất cho thế giới. Mọi người trên khắp thế giới một lần nữa có thể nhìn thấy mặt trời đỏ mọc lên với niềm vui sống sót. Nhưng nếu điều đó không xảy ra thì sao? Sẽ đưa chúng ta trở lại với những gì lão đã nói ở trên, sự quay trở lại của chiến tranh hạt nhân. Bùm bùm, những cột khói chọc thẳng trời xanh, không cần phải nói thêm về kết quả.

Lão hy vọng đây chỉ là những phỏng đoán mù quáng của lão. Nhiều khả năng cuộc chiến giữa Nga và Ukraine sẽ vẫn giống như hai năm vừa qua, hay giống như cuộc chiến tranh trên chiến tuyến Đức và Pháp trong Thế chiến I cách đây một thế kỷ, khi cả hai bên đều đào hào sâu để đối đầu với nhau. Hôm nay phía Nga giết chết một số người Ukraine, và ngày hôm sau phía Ukraine chiếm lại được một số ngôi làng. Điều này tiếp diễn trong vài năm, mặc dù cả hai bên đều tiếp tục tuyên bố chiến thắng nhưng trên thực tế chỉ có những thay đổi nhỏ trên bản đồ. 

Nga và Ukraine, từng là huynh đệ nay thù hằn chém giết, đấy chính là bộ mặt thật của con người khi nền văn minh cũng như tôn giáo không thể cảm hóa được tính súc vật còn tiềm ẩn trong hồn cốt. Buồn thay!

Peter Pho

2 comments:

  1. Nếu Lev Nikolayevich Tolstoy viết Chiến Tranh và Hòa Bình, thì bây giờ người ta đang viết 1 cuốn khác mang tựa đề Chiến Tranh và Hoang Tàn.

    ReplyDelete
  2. "Các đế chế nổi lên rồi suy tàn. Các liên minh hình thành rồi tan rã. Thời kỳ hòa bình ở châu Âu sau các cuộc chiến của Napoleon kéo dài khoảng sáu mươi năm; ảo vọng 'Bá chủ nghìn năm' của Đức quốc xã cũng chỉ tồn tại hơn một thập niên.
    Người Nga vẫn sẽ lo âu dõi mắt về phía tây, nơi có dải đất vẫn còn là bình nguyên, dễ bị xâm nhập; Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ bị cách ngăn bởi dãy Himalaya sừng sững, và địa lý sẽ xác định bản chất của những cuộc xung đột giữa hai nước trong tương lai, bất chấp sự phát triển của công nghệ và quân sự,
    “Đại gia đình châu Âu” đói khát năng lượng, bị phụ thuộc vào những đường ống dẫn dầu từ Nga, và do đó họ không thực sự có nhiều lựa chọn trên bàn đàm phán, và sự suy yếu của Hoa Kỳ trong vị thế một siêu cường số một dường như đã bị thổi phồng quá mức.
    copy từ Thông tin sách (Nhà Sách Trí Đức)

    ReplyDelete