Friday, May 31, 2024

Chân tu

30.05.2024

Bài viết đăng trên trang Hành Trình Thầy Minh Tuệ : 

Có một Phật tử hỏi Thầy : “Thưa Thầy, tại sao Thầy không tu ở chùa mà lại phải đi lang thang khất thực như thế này cho khổ?”

Thầy trả lời : “Phải đi ra ngoài tiếp xúc với thế gian mới xả li được hết cái sân si của mình. Ở trong chùa thanh tịnh vắng vẻ, cũng ba y một bát nhưng tính chất nó khác, không tiếp xúc với ai, không va chạm với thế gian thì làm sao biết mình đã hết sân, hết si ? 

Ra ngoài nắng, mưa, người ta chửi, mắng, đánh đập, khen, chê, xin cơm người cho người không, phải chịu đắng cay tủi nhục mới rũ bỏ được hết tham, sân, si, mạn, nghi, đi tới chánh đẳng chánh giác. 

Ở trong nhà mà bảo tôi đã hết sân si rồi thì làm gì có tiếp xúc với ai đâu mà nổi sân si ? Làm gì có ai tới phá phách va chạm gì đâu mà sân si ? Phải ra ngoài, phải biết khổ đau thì mới thoát được khỏi khổ đau. Phải đi tới tận cùng của cái khổ rồi thì sẽ không còn gì có thể làm cho mình khổ nữa…”

Nghe Thầy nói mà tự nhiên nghĩ tới mấy ngày trước Thầy ngủ ở nghĩa địa mà cũng bị đuổi. Có lẽ đây không phải là lần đầu tiên. Rồi chưa kể những lần Thầy đi xin cơm, không ai cho mà còn bị khinh rẻ, những lần Thầy bị mắng, bị đánh sưng miệng vì bị thế gian cho là giả sư lừa đảo. Nhưng Thầy vẫn chấp nhận, vẫn mỉm cười không sân hận mà còn lo người đánh mình bị đau tay và mong họ luôn được an lạc, hạnh phúc… Yêu thương và từ bi là cách để Thầy đi tới bậc thang cuối cùng của sự giác ngộ. 

Chứ giờ mà Thầy ở trong chùa to tượng lớn, tài sản ngàn tỉ, đất đai bạt ngàn, tay đeo đồng hồ Rolex, hai điện thoại Vertu hai sóng, đổi xe từ Audi sang Volkswagen hay ngồi trên ngai cao điện lớn nhìn xuống nhận cúng dường, thì đâu còn gọi là tu nữa… 

Với một bậc chân tu, tu là sửa, là để tự hoàn thiện mình, là phải tự trải nghiệm khổ đau để đạt tới giải thoát khổ đau cho mình và cho chúng sanh. 🙏🙏🙏

copy từ FB-My Lan Pham (Sưu tầm)

Thursday, May 30, 2024

Chuyện chính sự

Nguyễn Thông: Thời sự tháng 5 năm 2024 (Kỳ 1)

Bế mạc hội nghị trung ương 9. Xứ này khi đã nói, đã nhắc tới trung ương thì mặc nhiên là đảng. Đảng cầm quyền đã chiếm từ “đảng” làm của riêng, còn giành cả từ “trung ương” nữa; các tổ chức đoàn, mặt trận, hội phụ nữ… muốn được gọi là trung ương phải kèm thêm tên, chẳng hạn trung ương đoàn.

Trung ương 9 giới thiệu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn làm chủ tịch quốc hội (để thay hai tay vừa bị truất là Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ, đều từng được đồn sẽ thế ngôi số 1), bầu thêm bốn ủy viên Bộ Chính trị.

Bác Hồng bảo chuyện của họ (đảng) mặc họ, chả liên quan gì tới mình, cũng chả đi đến đâu.

Cụ Nguyễn Bảo Sinh, tức nhà thơ dân gian Bảo Sinh, có người đùa khen cụ là danh nhân số 1 Hà thành, thơ lừng lẫy chẳng kém Bút Tre ngày trước, viết về vụ này trên phây búc (ngày 19.5): “Ai thắng thì dân cũng thua/ Nên đừng bàn chuyện buôn vua làm gì”.

21.5

Nghe họ tuyên thệ, thấy buồn cười. Lão Bình bảo, này, diễn sâu đấy.

Đúng vậy. Muốn đánh giá đúng được bản chất, phải căn cứ vào thực tế, con người cụ thể trong hành vi, cử chỉ, chứ dựa vào lời nói, thề bồi, hứa nọ hứa kia, sai toét.

Những anh mở mồm là tuôn lời có cánh yêu nước thương dân, nguyện phục vụ tổ quốc và nhân dân, cùng xương cùng thịt với nhân dân, cống hiến cho dân, [cho] nước đến hơi thở cuối cùng, nói thật, chỉ nỏ mồm. Trong cái bộ máy cai trị xứ này, trước kia và đương thời, nói không ngoa, 99% là loại vậy. Chính họ vọng ngoại nhiều nhất. Họ lợi dụng vị trí của mình để vợ chồng, con cái, cháu chắt, người thân đi nước ngoài hưởng thụ nhiều nhất. Các suất học hành, làm việc, sinh sống ở nước ngoài, họ vơ về cho mình, người của mình. Cứ rà lại coi, có quan lớn nào không tuồn con cái sang Âu Mỹ không, phấn đấu thẻ xanh thẻ đỏ, định cư ở bển không. Bói chẳng ra. Thế mà cứ leo lẻo gắn với nước non tổ quốc.

Ông hàng xóm nhà tôi bảo, chả phải bây giờ, thời chiến tranh cũng thế. Ở miền Bắc, tiêu chuẩn đi Liên Xô, Trung Quốc… học hành, trước hết ưu tiên con cái các ông bà ấy, sau đó mới tới dân thường với điều kiện phải học thật giỏi. Không học giỏi thì mãn đời ở trong nước hoặc đi bộ đội, thanh niên xung phong.

Lão bảo, nhớ lại chuyện này bởi hôm nay nghe ông tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thề bồi, tuyên thệ, hứa nọ kia. Ngày mai, ông tân chủ tịch nước (chưa bầu đã biết trúng) tất nhiên cũng thế. 3X Nguyễn Tấn Dũng cũng từng thề hệt vậy nhưng cả ba đứa con ông ta đều du học nước ngoài, có đứa còn quốc tịch Mỹ, lấy chồng Mỹ luôn. Đám Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ cũng tương tự. Chả đứa thề nào là người tốt cả.

- Buổi trưa, lúc 10 giờ 30, hầm đường sắt Chí Thạnh tại tỉnh Phú Yên bị sụp lở, may lúc ấy không có tàu qua. Đây là vụ sụp lở hầm đường sắt thứ hai trong vòng hai tháng, sau vụ hầm Bãi Gió ở tỉnh Khánh Hòa.

Lâu nay, ngành đường sắt xứ ta chỉ xử lý nhanh những vụ việc “lộ thiên”, chẳng hạn lũ cuốn trôi đường, hư cầu, tàu xe đâm nhau. Giờ gặp sạt lở trong hầm, không gian nhỏ hẹp, thao tác khó khăn nên họ cứ loay hoay, kéo dài xử lý khắc phục, lên tới hàng chục ngày. Báo chí cho biết vụ hầm Bãi Gió làm ứ đọng hàng chục nghìn tấn hàng tại các ga và doanh nghiệp do không vận chuyển được, thiệt hại biết bao nhiêu mà kể. Vụ hầm Chí Thạnh chắc cũng vậy, nghe nói khắc phục còn khó hơn.

Mấy ông ở Bộ Giao thông Vận tải, ở Cục Đường sắt cả hai lần hầm sụp đều giải thích nguyên nhân biến đổi địa chất, đất đá vòm hầm bị phong hóa, rời bở, kết cấu kém, rồi bị mưa ngấm nữa. Họ cũng giống các tầng nấc lãnh đạo hay đổ thất bại cho trời, cho sự biến đổi khí hậu, "mất mùa là tại thiên tai/ được mùa bởi tại thiên tài đảng ta". Họ che giấu một sự thật là hệ thống đường sắt do người Pháp làm đã hơn trăm năm nay, chính quyền mới cứ khai thác tối đa, còn nó ra sao, kệ. Cụ Chuyên có lần bảo, thì dân cũng giống đường sắt thôi, cứ bóc lột vặt lông vịt đã, sống chết mặc bay.

(Còn tiếp)

Wednesday, May 29, 2024

Từ bỏ ảnh hưởng của Trung Hoa: Con đường dẫn đến châu Âu

Phút nhìn lại mình

Từ thế kỷ 19, Fukuzawa đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của nước Nhật nhờ những bài thức tỉnh, trong đó có thể kể đến những câu chuyện "những lạc hậu của người Nhật so với Phương Tây, người Nhật không thông minh, người Nhật chậm chạp, chúng ta không văn minh như chúng ta nghĩ, tập quán phong tục nào của người Nhật nên bỏ, người Nhật phải làm gì để dẫn đầu châu Á,...". Thập niên 70, người Hàn Quốc cũng liên tục nhìn lại bản thân mình, cả xã hội ai ai cũng tự xét lại mình để xem điểm yếu nào mà sửa, về mặt xã hội có phong trào "người Hàn có những điểm xấu gì, người Hàn làm gì để hội nhập quốc tế, làm thế nào để thế giới tôn trọng người Hàn, phát triển văn hoá dẫn đến phát triển kinh tế và góp phần xã hội phồn vinh, những tục lệ cũ phải bỏ, những suy nghĩ lỗi thời...". 15 năm mỗi người Hàn "tự soi gương" đã giúp Hàn Quốc lọt vô top những nước giàu. Năm 1985, tác phẩm Người Trung Quốc Xấu Xí (丑陋的中国人-chou lou de zhong guo ren) được phát hành ở Đài Loan, sau được phát hành ở Đại Lục, và trở thành tác phẩm phổ biến nhất trong cộng đồng người Hoa. Do đọc rất nóng mặt (tát thẳng vào mặt) nên một số người hệ sĩ diện sẽ tự ái. Họ phản đối dữ dội, cho là "bôi nhọ", tức cho rằng người khác lấy nhọ nồi bôi vào mặt họ, không được "vạch áo xem lưng, tốt khoe xấu phải che". Nhưng cũng có người đầu óc khách quan, họ cho rằng biết được vậy là rất tốt, nên biết ơn. Kiểu mình bị hôi miệng hôi nách, không mấy người dám nói trực tiếp hay góp ý vì sợ mình tự ái, họ chỉ tìm cách hạn chế tiếp xúc. Chúng ta hiếm ai chịu thừa nhận điểm yếu của mình, hiếm người biết là mình rất hôi. Có thể do đã quen mùi. 

Nhờ những phút nhìn lại bản thân đó, kinh tế Nhật, Hàn hay Trung Quốc khởi sắc nhanh chóng. Đó là vĩ mô, còn góc độ cá nhân, ai nhìn được điểm yếu của mình thì đều sẽ tìm cách sửa chữa được và phát triển, thành 1 phiên bản tốt hơn. ĐT còn liên tục cập nhật phần mềm mới, huống hồ là mình. 

* Mỗi bạn nên dành thời gian 1 chút để tự ngẫm điểm yếu của mình, của doanh nghiệp mình. Rồi tìm cách sửa chữa, tìm người bù khuyết, quyết liệt thay đổi. Xem xét 1 cách khách quan. 

**Làm ăn miết, rao bán miết mà không được thu nhập như mong muốn, thì rõ ràng có điểm yếu nào đó đang cản trở.

Ăn Trưa Cùng Tony

Tuesday, May 28, 2024

Cuộc sống vui khỏe nhẹ nhàng

Cuộc đời dài ngắn ntn chưa biết. Cứ sống hôm nay thật tốt, thật khoẻ là vui!

Monday, May 27, 2024

Khi càng lớn tuổi

 

Minél idősebb leszel, annál kényelmesebb cipőt keresel

Minél idősebb leszel, annál inkább pozitív jelenlétre vágysz

Minél idősebb leszel, annál egészségesebbet eszel, kerüld az alkoholt és sétálj sokat

Minél öregebb vagy annál többet válogatsz, embereket és mindent

Minél idősebb leszel, annál kevésbé alkudozol a magányossággal haszontalan jelenlétekkel

Minél idősebb leszel, annál jobban tudod, hogyan válassz és döntsd el, hogy hallgatsz, beszélsz vagy figyelmen kívül hagysz

Minél idősebb leszel, annál kevésbé reagálsz, és gyakran úgy döntesz, hogy figyelmen kívül hagyod

Minél idősebb leszel, annál nagyobb jelentőséget tulajdonítasz az embereknek és kevesebb dolgoknak

Minél idősebb leszel, annál kevésbé élvezed a vitákat, konfliktusokat, provokációkat

Minél öregebb leszel, annál jobban szeretnél könnyedebb lenni, mindennel törődni és élni a napnak

Minél idősebb leszel, annál jobban szereted magad, és szereted a békét és a derűt

Én. Zoe

Lê Minh (DEBRECEN.vidi69) st

Sunday, May 26, 2024

Sống: Từ tự lập đến độc lập và tự do

KHÔN DẠI TẠI THÂN! 

☘ Sống một mình tuy rất khó, nhưng buộc phải học cách sống một mình, không thể dựa dẫm vào người khác, tránh khi những người quanh bạn rời bỏ bạn, bạn vẫn có thể sống thật tốt. 

☘ Không nghe ngóng chuyện riêng của người khác, về phần việc riêng của bản thân, khi người ta chưa tận mắt nhìn thấy, thì không chủ động nói với họ.. 

☘ Cần học cách khoan dung, cho dù có biết rõ rằng ở sau lưng người đó nói bạn không ra gì, cũng phải học cách tươi cười với kẻ đó trong những trường hợp nhất định. 

☘ Vẫn là câu nói cũ, lòng hại người không thể có, lòng phòng bị không thể thiếu. 

☘ Đừng để người khác nói với bạn rằng bạn không giỏi nổi, mấy người không làm nổi việc gì đó cũng muốn bạn không làm được gì. Nếu nghĩ cho bạn, thì đã bảo vệ ước mơ của bạn. Nếu muốn đạt được điều gì, hãy gắng hết sức để hoàn thành. 

☘ Có những việc bản thân mình biết là được rồi, đừng cứ tưởng rằng cả thế giới này chỉ có bạn hiểu còn người khác không hiểu, đồ ngốc, người ta đều biết, chỉ là không nói đó thôi. 

☘ Bớt nói một câu không chết được, đừng lúc nào cũng hơn thua, cho dù nhất thời có thắng được đối phương, có lẽ chứng minh được quan điểm của mình là đúng, đối phương cũng sẽ không vui, làm vậy cũng không tốt cho bản thân. 

☘ Khi người khác khen ngợi ngoại hình, cách làm, nhân phẩm của bạn, đừng tỏ vẻ đó là lẽ đương nhiên, cũng đừng vờ vịt phủ nhận, hãy tỏ ý cảm ơn theo cách phù hợp, đặc biệt là cảm ơn bạn bè đã khẳng định và ủng hộ. 

☘ Đừng quá lạnh nhạt, đừng quá cứng rắn, đừng lúc nào cũng thể hiện mặt tối tăm của mình trước mặt người khác. Tuy là thật, nhưng đời người có lúc phải diễn. 

☘ Tất cả những điều bạn né tránh, thật ra đều là điều bạn cần học; điều bạn ghét nhất ở người khác, thường đều là điểm bạn không hài lòng nhất ở bản thân mình. 

☘ Làm gì cũng nhằm vào việc chứ không nhằm vào người; làm việc thì không nói đến tình cảm, đối xử với người cần phải có tình nghĩa. 

☘ Đừng đối xử quá tốt với người không hiểu biết ơn, những lúc cần oán giận nhất định không được nhẫn nhịn, nếu không người khác cho rằng bạn dễ bắt nạt. 

☘ Đối xử với bạn bè, "tặng than trong tuyết" luôn quan trọng hơn "thêm hoa lên gấm", tức là sự giúp đỡ khi bạn bè gặp khó khăn quan trọng hơn nhiều việc hỗ trợ khi họ thuận lợi. 

☘ Đừng bận tâm đến quá nhiều việc, chỉ cần bản thân sống tốt, sống vui vẻ là được. Sống mà cứ nhìn con mắt thiên hạ thì sống sao cho vừa. 

TnBS (st)

Saturday, May 25, 2024

Khuê Văn Các

1. Giới thiệu về Khuê Văn Các Văn Miếu Quốc Tử Giám

1.1 Khuê Văn Các nghĩa là gì? Ý nghĩa biểu tượng Khuê Văn Các

Vào năm 1997, Khuê Văn Các đã được UBND TP. Hà Nội chọn trở thành biểu tượng chính thức của Thủ đô. Khuê Văn Các (Nơi đón vẻ đẹp của sao Khuê) hàm chứa rất nhiều ý nghĩa đặc biệt, khi phân tích các từ ra có thể giải thích tên gọi Khuê Văn Các như sau: Khuê là tên của một ngôi sao thuộc hệ thống chòm 28 sao, nghĩa là ngôi sao sáng. Chòm sao Khuê bao gồm 16 ngôi, bố trí khúc khuỷu tương tự như hình chữ Văn. Trong cuốn sách Hiếu kinh cũng đã có ghi chép lại: “Khuê chủ văn chương” (sao Khuê là ngôi sao chủ của văn chương). Do đó, biểu tượng Khuê Văn Các được xem là đại diện cho đỉnh cao của trí tuệ đồng thời nhấn mạnh lại chân lý khắc trên văn bia Văn Miếu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

1.2 Khuê Văn Các xây dựng năm nào? Lịch sử hình thành Khuê Văn Các

Tại khu Văn Miếu Quốc Tử Giám, gác Khuê Văn là một trong những công trình có kiến trúc vô cùng ấn tượng, độc đáo, được xây dựng nhờ sự góp công của Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành - một vị quan võ vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn, nhằm đề cao giá trị của tri thức, học vấn. Đây cũng là nơi tổ chức khảo thí học trò vào mỗi mùa xuân và mùa thu hàng năm. 

1.3 Khuê Văn Các ở đâu? 

Địa chỉ: nằm bên trong khu tổ hợp Văn Miếu Quốc Tử Giám, tại số 58 Đ. Quốc Tử Giám, P. Văn Miếu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.

Văn Miếu Quốc Tử Giám có tổng cộng 5 cổng, phân chia không gian khu nội tự của Văn Miếu thành 5 lớp không gian riêng biệt, Khuê Văn Các thuộc khu Thành Đạt là lớp thứ 2, nằm giữa cổng Đại Thành và Đại Trung.

2. Tìm hiểu kiến trúc Khuê Văn Các

Gác Khuê Văn có kiến trúc tam quan truyền thống với Khuê Văn Các là cổng chính, hai bên là hai cổng Súc Văn và Bí Văn, sở hữu hình dáng như một cổ lâu nhỏ nhắn, tinh tế. Tầng gác trên cùng được làm bằng chất liệu gỗ với nước sơn màu đỏ nổi bật. Mái ngói xây theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, được nâng đỡ bởi các giá gỗ, trông có vẻ đơn giản, nhỏ gọn nhưng lại rất vững chắc, tạo nên sự thanh thoát cho tổng thể công trình. 

Tầng gác ở dưới là bốn trụ gạch hình vuông, mỗi cạnh có kích thước chiều dài 1m, trên tất cả các mặt trụ đều được chạm khắc hoa văn đẹp mắt, tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao. 

Điều tạo nên sức cuốn hút cho biểu tượng gác Khuê Văn chính là những ô cửa tròn, tái hiện sống động hình ảnh ngôi sao Khuê sáng lấp lánh trên bầu trời, giống như thần thái của những vị hiền tài luôn toát lên vẻ đẹp của sự thông tuệ, tri thức, thông qua thiết kế 8 tiếp điểm, tỏa những đường thẳng chiếu ra xung quanh. Bốn mặt trên tầng lầu đều có chạm trổ một cặp câu đối viết bằng chữ Hán, nội dung đề cao đạo học và vẻ đẹp tuyệt mỹ của nơi đây. Ngay phía trên của khung cửa tròn là bức Đại Tự cổ đề dòng chữ Khuê Văn Các. Bao bọc xung quanh là dải lan can mềm mại hình con tiện.

Nhìn sâu hơn vào kiến trúc của Khuê Văn Các, có thể thấy những dụng ý sâu xa ẩn chứa phía sau đó, liên quan đến truyền thuyết “trời tròn, đất vuông”. Hình tròn bên ngoài nhắc nhở ý thức bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Còn hình vuông ở chân đế đại diện cho cánh cửa, đưa mỗi người con đất Việt đến gần hơn với tri thức, tương lai rộng mở, thành công. 

st onl

Friday, May 24, 2024

Igazi kincs

"Sokan az élet utolsó szemeszterében  vagyunk, és én politika, vallási, faji előítéletek nélkül próbálok már élni.. 

Csak szelíd gondolatok:

Tudod az idő múlása mindig váratlanul ér. 

Körülnézel és elámulsz azon, hogy milyen gyorsan elrepült..

Mintha csak tegnap lett volna, hogy fiatal voltam és úgy èreztem készen állok a felnőtt élet megkezdésére. Ez bizonyos értelemben olyan, mintha évezredekkel ezelőtt lett volna, és azon tűnődöm, hova tűntek az évek.

Tudom, hogy mennyi mindet átéltem.

Emlékszem minden reményemre és álmomra. 

Emlékszem a terveimre.

És hirtelen itt vagyok az utolsó negyedben.

Hogy kerültem ide ilyen gyorsan?

Hova tűntek az évek és hova tűnt a fiatalságom?

Emlékszem, hogy néztem fiatalon az idősebb embereket, és azon gondolkodtam, mennyi időbe telik míg eljutok oda ahol vannak.

Úgy tűnt rengeteg időm van. Hogy még fiatal vagyok, hogy még sok év áll előttem. 

Akkor még csak nem is gondoltam arra, hogy ott legyek, ahol most vagyok.

És mégis itt vagyok.

Màra a barátaim is mind nyugdíjasok, mind ősz hajúak, sokkal lassabban mozognak, mint pàr ève, és ha rájuk nézek csupa idősebb embert látok. Van aki jobb és van aki rosszabb állapotban van mint én. 

De látom a nagy különbséget. Ők már nem a fiatalos, gondtalan, élettel teli barátok.

Akárcsak én, most már azok az idős emberek vagyunk, akikre régen néztünk, és azt hittük, még messze van az út vége.

Rájöttem, hogy manapság a zuhanyzás is megviseli a lélegzetemet és az energiaszintemet. A délutáni szundikálás nem csak élvezet, hanem szükségletté vált. 

És ha nem szunyókálok, akkor azon kapom magam, hogy a székben alszom amiben olvasni kezdtem, vagy tévézni.

Beléptem életem új évszakába, teljesen felkészületlenül a kényelmetlenségre, fájdalmakra, energiavesztésre és erővesztésre, a képességre, hogy megtegyem azt amit eddig tudtam. 

Legalább tudom, hogy bár az utolsó negyedévben járok, és fogalmam sincs meddig lesz ez a negyedév, ha lejár a földi időm egy új kaland is vár.

Igen vannak dolgok, amiket bár ne tettem volna meg. Mégis hálás vagyok azokért amiket tettem. Ez mind ebben az egy életben törtènt.

És ha még nem vagy az utolsó negyedévben, szeretnélek emlékeztetni, hogy gyorsabban jön, mint ahogy azt várnád. 

Tedd meg azokat a dolgokat, minél hamarabb amiket még  szeretnél. Ne halogasd.

Az élet gyors lábakon fut.

Tedd meg ma, amit tudsz.

Nincs ígéret, hogy mindannyian látni fogjuk az élet évszakait. 

Élj a mának. Egyelőre.

Mondd ki gyakran a szavakat azoknak akiket szeretsz.

Remélhetőleg néhányan értékelni fogják azokat a dolgokat, amiket értük tettél. És ha nem az sem baj.

Az élet valóban egy ajándék. Csak légy boldog. Végül is ez a te döntésed.

És ne feledjétek, hogy az egészség kincs, nem a vagyon, arany és ezüst, a tulajdon vagy a bankegyenlegetek.

Lehet, hogy azt hiszed, hogy a legjobb kimozdulni, de hidd el, hazajönni jobb.

Lehet, hogy elfelejted a neveket, és ez így van rendben, mert van aki már elfelejtette, hogy ismert.

Azok iránt a dolgok iránt is, amikkel korábban törődtél, hirtelen elveszítheted az érdeklődésedet.

Ha elalszol a kedvenc székedben, maradj ott.

Öregedni csodálatos dolog. Tele van olyan emlékekkel, amikbe sosem lehet beleunni.

Ez egy igazi kincs.

Vigyázz magadra."

 Emma Izabella

Az élet 50 árnyalata

( Kép  Lisa Aisato)

Sunday, May 19, 2024

Vi hành về miền Đông (2)

 (tiếp theo)

Việc ông Kohl muốn bí mật vi hành Đông Đức có nhiều lý do. Đầu tiên là ước vọng của bà Kohl, đệ nhất phu nhân Tây Đức. Bà sinh năm 1933 ở Berlin, lớn lên ở Leipzig. Năm 1945 hồng quân Liên Xô đánh chiếm Đông Đức và gây ra một tội ác chiến tranh vô cùng khủng khiếp. Bà Hannalore trở thành một trong số hàng trăm ngàn phụ nữ Đức bị hãm hiếp tập thể[1]. Sau đó cô gái 12 tuổi bị chúng ném qua cửa sổ vì tưởng cô đã chết. Mặc dù bị gãy nhiều đoạn xương nhưng may mắn cô sống lại và chạy thoát sang miền Tây. Từ đó nguyện vọng trở về thăm quê luôn day dứt bà. Khi Đông Tây bình thường hóa quan hệ, bà đã nhiều lần giục ông Kohl cho bà về thăm quê.

Ông Kohl cũng thích đi để tìm hiểu chế độ XHCN, nhưng không muốn tạo ra cái cớ để nâng cao uy tín phía bên kia. Việc ông sang đó khẳng định sự công nhận chế độ chính trị của họ hơn là việc ông đón họ bên này. Vì thế ông chần chừ trong việc nhận lời đi thăm chính thức. Hơn nữa ông chỉ muốn đi thăm mà không vướng các chương trình được cài đặt sẵn. Ông muốn vi hành âm thầm để thực sự tiếp xúc với nhân dân. 

Việc viên thư ký Friedhelm Ost là Fan của đội Dresden giúp ông chơi trò tháu cáy „Ngoại giao bóng đá“ và không ngờ được ông Honecker chấp nhận ngay.

Năm 1987 kinh tế Đông Đức lâm vào thời kỳ nguy kịch. Chủ tịch Liên Xô Gorbachev phải cắt giảm khá nhiều viện trợ cho các nước Đông Âu để tự cứu mình. Lối thoát duy nhất của ông Honecker là tìm kiếm các hợp đồng kinh tế với Tây Đức. Vì vậy ông chủ động xin đi thăm Tây Đức mà không hỏi ý kiến Moskva. Khi sang đó ông được đón tiếp tử tế, được bố trí về thăm quê nhà nên cảm thấy thoải mái. Ông đã vui vẻ đòng ý chuyến đi không chính thức của ông Kohl mà không cần xin phép Gorbachev. Vì cần những nhân nhượng về kinh tế của đối phương nên ông cũng vui vẻ chấp nhận việc an ninh bên ông sẽ tự kiềm chế.

Ông Kohl chưa nghĩ đến khả năng thống nhất đất nước, nhưng cũng tận dụng cơ hội này để xem phản ứng của dân chúng và cuộc sống bên kia. Ông đã khôn khéo rũ bỏ các địa điểm cần đến theo đề nghị của STASI về. Có nhà thờ đã chuẩn bị đón ông mà ông không đến, lại bất ngờ rẽ vào nhà thờ Erfurt trong khi đi bộ ở trung tâm thành phố. Ông linh mục nhận ra ông và những người đi cùng nên mở cửa cho ông vào khu chủng viện rồi đóng sập cánh cửa lại trước mặt các nhân viên STASI đi sau đó vài mét. Nhà thờ ở Đông Đức dù bị kiểm soát nhưng vẫn là nơi mà STASI kiềng nể, họ hàng cha mẹ họ đều là những người sùng đạo. 

Thế là ông Kohl thoải mái nói chuyện với giám mục và một số học sinh trường dòng. Nhiều học sinh chủng viện khác biết tin ông Kohl đến, nhưng không dám xuống.

Tại lâu đài của đại văn hào Goethe hàng chục sỹ quan STASI cải trang, lởn vởn xung quanh vì tin rằng ông Kohl sẽ đến. Cuối cùng họ chưng hửng. Ông Kohl không đến đó mà tìm những chỗ đông người để đi dạo và đến đâu cũng gây được sự chú ý. Nhiều người chạy đến nói chuyện, chụp ảnh hoặc xin chữ ký. Các sỹ quan an ninh Đông Đức không dám can thiệp để xua đuổi dân chúng. Họ sợ làm như vậy sẽ kích động, làm tình hình phức tạp hơn. Điều họ cần tránh là dân chúng ồ ạt kéo đến gặp ông Kohl đã không xảy ra. Tuy khó chịu bởi các cuộc tiếp xúc nhưng họ yên tâm. Ông Brückner, sỹ quan phụ trách vụ này thường xuyên báo cáo về Bộ An ninh quốc gia là „Mọi việc trong tầm kiểm soát“. Ông dấu nhẹm những vụ gặp gỡ của dân chúng với ông Kohl.

Những cuộc gặp gỡ dân chúng, tìm hiểu giá cả ngoài chợ, trong thành phố đã giúp ông thấy rõ hình ảnh của miền đông XHCN. Tuy nhiên ông không thỏa mãn vì chưa gặp được giới bất đồng chính kiến. Vào chiều thứ bảy 28.5 hãng thông tấn Tây Đức DPA đưa một tin ngắn là ông Kohl đang ở Dresden và sẽ đến xem Opera ở nhà hat nhạc kịch Semper. Đây là nhà hát nổi tiếng ở châu Âu từ thế kỷ 19 và suốt mấy chục năm XHCN vẫn là một nhà hát nhạc kịch hàng đầu. Do vậy việc một nguyên thủ quốc gia đến xem biểu diễn là chuyện bình thường.

Điều không bình thường là đoàn ông Kohl đã phá bỏ thỏa thuận „không đưa tin“ và việc này khiến STASI rất khó chịu. Khó chịu nhưng họ không hủy chương trình, chỉ tăng cường thêm lực lượng. Đa số khán giả hôm đó là các cặp vợ chồng STASI. Họ được bố trí ngồi bao quanh „Lô hoàng thượng“ (Königsloge) là nơi dành cho đoàn ông Kohl.

Giáo sư Johannes Hellinger, giám đốc Viện chấn thương chỉnh hình thuộc viện hàn lâm y học Dresden là nhà khoa học đầu ngành thời đó ở châu Âu. Năm 1978 ông đã được chính phủ CHDC Đức cử sang Iraq chữa đệm cột sống cho Saddam Husein. So với nhiều đồng nghiệp khác, ông được hưởng rất nhiều đặc quyền đặc lợi của chế độ.

Người chân chính chỉ có thể coi mình là trí thức, nếu không nhắm mắt trước các thực trạng của xã hội và giáo sư Hellinger đã sống theo nguyên tắc đó. Vì các phê phán của ông về vi phạm tự do tư tưởng và nhân quyền, từ năm 1983 ông bị cách chức và cấm hành nghề. Con trai cả của ông, một bác sỹ thú y, cũng mất việc. Cậu em bị đuổi khỏi trường đại học. Bà Gertraut, vợ ông cũng bị đuổi việc. [2]

Từ một gia đình danh giá, họ bỗng bị tước hết quyền sống trên quê hương. Lựa chọn duy nhất còn lại là sang miền tây lập nghiệp cũng bị chặn đứng. Cả 32 lá đơn xin xuất ngoại định cư của họ đều bị từ chối. Ngôi nhà họ ở luôn bị STASI canh gác 24/7. 

Vợ chồng giáo sư Hellinger sau khi được xuất ngoại sang Tây Đức. Nguồn Focus.de

Ở Đông Đức, không chỉ giới bất đồng chính kiến mới xem và nghe „đài địch“. Dân thường thì thưởng thức văn nghệ, đá bóng, người quan tâm chính trị thì theo dõi tin. Tối 28.5 đó bà Gertraut nghe được đoạn tin ngắn phát qua „Làn sóng Đức“ (Deutsche Welle DW) rằng ông Kohl hiện đang đi thăm không chính thức Dresden và tối nay sẽ đến xem nhạc kịch ở nhà hát Semper. Bà chợt hiểu tại sao hai ngày qua lực lượng STASI bố trí trước nhà đông hẳn lên.

Trong suốt mấy chục năm chiến tranh lạnh chính phủ Tây Đức đã chi 3,5 tỷ DM để „mua tự do“[3] cho 33.750 tù chính trị Đông Đức. Đó là chưa kể 5 tỷ DM được dành để xin cho 250.000 công dân Đông Đức sang miền tây sinh sống. Sau ngày thống nhất đất nước, nhiều người phê phán chương trình này đã tháo ngòi cho phong trào đấu tranh dân chủ ở Đông Đức và khuyến khích STASI bắt bớ đàn áp để thu ngoại tệ. Nhưng đối với gia đình Hellinger thì đây là lối thoát duy nhất của họ.

Lập tức bà Gertraut Hellinger viết một lá thư tay gửi vợ chồng ông Kohl với dòng cuối cùng: „Hãy cứu chúng tôi!“. Rồi ông giáo sư lái chiếc xe Wartburg đi cửa trước, phóng vào thành phố. Trời tối nhá nhem nên các nhân viên STASI không biết ai ngồi trên xe và họ lập tức lên xe đuổi theo ông. Bà Gertraut lúc này mới ra khỏi nhà và đi bus rồi đổi tàu điện đến nhà hát. Lá thư hoặc sẽ đưa bà đến tự do hoặc sẽ vào nhà tù được dấu kín trước bụng, sau cái áo thun. Khi bà đến nhà hát thì đã muộn và buổi biểu diễn đã bắt đầu từ lâu. Bà lang thang đi quanh nhà hát, lo lắng. Bỗng một cánh cửa ngách mở ra và khoảng một tá thanh niên bước ra ngoài hút thuốc. Bà biết đó là các nhân viên STASI nên tiến đến gần hỏi: „Các cậu có điếu thuốc nào cho mình một điếu?“ Một cậu vui vẻ mời bà một điếu Juwel. Mặc dù cả đời chưa bao giờ hút thuốc, bà cố hết sức hút và tán chuyện với đám thanh niên. Sau chầu thuốc cả bọn kéo nhau vào, kèm theo cả bà. Vì tất cả đều mặc thường phục nên ai cũng nghĩ bà là „quân ta“. Là dân thượng lưu bà thuộc nhà hát Semper như lòng bàn tay nên đi thẳng đến „lô hoàng thượng“. Vừa đi bà vừa nghĩ nếu bị lộ, bà sẽ vừa chạy vừa hét to „Tự do cho các con tôi“. 

Nhưng trời có mắt. Ông Kohl tranh thủ mọi lúc nghỉ để ra khỏi lô đi dạo trong hành lang. Hai số phận gặp nhau. Bà Hellinger nhận ra bà Kohl và chỉ kịp rút bức thư ra trao. Bà Kohl cũng nhanh trí đút bức thư vào trong áo….

Khi ông Kohl ra về, có mấy chục người đứng ngoài phố và tìm cách đưa cho ông những bức thư. Theo như ông tài xế thì có đến 40 bức thư được họ mang về Tây Đức. Số phận những người này thế nào thì không rõ, nhưng ba tháng sau gia đình giáo sư Hellinger được phép rời Đông Đức sang miền Tây.

Sau chuyến đi này ông Kohl tính sẽ đi thăm chính thức Đông Đức. Còn ông Honecker thì nói với đại sứ Liên Xô tại CHDC Đức: Chuyến đi này là một thí nghiệm để ông Kohl thấy rằng quan tâm của dân Đông Đức về ông ta là con số không!

Một năm sau bức tường Berlin bị xóa sổ, khác hẳn với nhận định của của cả hai nhà chính trị lão luyện. Lịch sử luôn đi con đường của nó. Các chính khách, bằng cách này hay cách nọ chỉ khiến sự thay đổi đến sớm hay muộn hơn mà thôi.

Nguyễn Xuân Thọ

[1] Năm 1945 binh lính Xô viết đã hãm hiếp hàng trăm ngàn phụ nữ Đức ở các vùng họ chiếm đóng. Sự việc này bị bưng bít cho đến sau 1990 mới được công khai trên báo chí Đức và châu Âu 

Điều ko thể

ĐỪNG MONG NHỮNG GÌ KHÔNG THỂ CÓ Ở NGƯỜI KHÁC

Lần đó tôi bay từ Huế đi Tp. HCM. Máy bay bị delay khá lâu, thời đó chưa có điện thoại hay iPad để vào mạng giết thời gian, tôi ngồi quan sát đám hành khách trong phòng đợi. Mỗi người một vẻ, đa số là nóng ruột hơi chút cáu kỉnh. Không gì chán hơn cảnh chờ đợi, lâu lâu lại nghe trên loa: “Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam xin lỗi quý khách…”

Tôi mở tập tài liệu được phát trước cho cuộc hội thảo ngày hôm sau ở Tp. HCM ra đọc thì nghe một giọng Huế nam trung ấm nhẹ:

 ⁃ Thưa, đây có ai ngồi chưa ạ?

Trước mặt tôi là một ông thầy chùa, nhìn trang phục biết ngay là người tu hành, chỉ không biết là sư cấp bậc nào. Tôi đứng dậy, lễ phép mời thầy ngồi vào chỗ trống bên cạnh. Vị sư cảm ơn, nụ cười nhẹ nhõm của người Huế. 

Tôi tiếp tục đọc mớ tài liệu. Ông thầy chùa khoan thai lấy từ trong túi vải ra cuốn sách, ngồi đọc chăm chú. Tôi vô cùng ngạc nhiên thấy bìa sách ghi “principes fondamentaux de la mécanique quantique”. Tôi không rành tiếng Pháp nhưng có học hai học kỳ môn Cơ học lượng tử nên hiểu cuốn sách của ông thầy viết về Cơ học lượng tử. Vô cùng ngạc nhiên, tôi thốt lên thưa thầy thầy đọc cả loại sách này ạ. Ông cười hơi bẽn lẽn: 

 ⁃ Tìm hiểu thế giới vi mô và thế giới vĩ mô đều rất thú vị. 

Vì phép lịch sự, tôi không tỏ ra có đôi chút kiến thức về vật lý hiện đại, tiếp tục đọc tài liệu và để cho ông ta tiếp tục với cuốn sách của mình. 

Chúng tôi không trò chuyện gì cho đến khi loa thông báo chuyến bay của chúng tôi sẽ cất cánh sau 30 phút nữa. Mọi người đổ xô về phía cửa ra máy bay theo thói quen cố hữu của người Việt Nam. Tôi với nhà sư chậm rãi ra đứng cuối hàng, lúc đó tôi mới phát hiện ông ta đi cà nhắc. 

Sân bay Phú Bài là sân bay nhỏ, hành khách đi bộ ra máy bay. Tôi định giúp dìu ông đi nhưng ông xua tay cảm ơn, nói tôi tự đi được. 

Người ta nói có duyên thì gặp, chàng trai ngồi cạnh nhà sư xin đổi chỗ cho tôi để được ngồi cạnh bạn gái. Thế là tôi được ngồi cạnh nhà sư, trò chuyện hơn một giờ bay. 

Không cắt nghĩa được vì sao tôi lại dùng giọng Huế nói chuyện với ông, có thể vì giọng ông ấm áp, nhỏ nhẹ nhưng nội lực như mọi người Huế trí thức. Ông không xưng thầy và tôi cũng không xưng con với ông, bởi chúng tôi không gặp nhau ở chùa mà chỉ là những người đồng hành một chuyến bay. 

Ông gầy, chắc thua tôi dăm tuổi. Mùa hè mà ông vẫn đi giày. Đoán được thắc mắc của tôi, ông cười nói chân trái là chân giả. 

Rồi ông kể về cuộc đời, về cái chân giả của ông. Có lẽ ông tìm thấy ở tôi một người biết nghe chuyện. 

 ⁃ Năm 1973 tôi mười tám tuổi, bị bắt lính. Anh biết rồi đó, đang đi ngoài đường bị bắt đưa lên xe chở thẳng lên trại huấn luyện thế là thành lính thôi. Năm đó anh ở đâu?

 ⁃ Năm đó tôi ở Hà Nội, học xong ra đi làm rồi. 

 ⁃ Tôi tưởng anh người Huế?

 ⁃ Dạ tôi người Huế, theo cha mẹ ra Bắc, cha mẹ tôi theo Cụ Hồ mà. 

 ⁃ Sau khoá luyện binh tôi bị điều về một đơn vị ở phía Tây Thừa Thiên. Nhà ai có tiền chạy thì không phải ra vùng chiến sự, nhà tôi nghèo đành chịu. Năm 1973 ký Hiệp định hoà bình Pari, không còn những trận đánh lớn nhưng xung đột lẻ tẻ thì vẫn còn. Năm 1974 tiểu đội tôi đang đi trong rừng thì đụng phải nhóm quân Bắc Việt. Nghe tiếng AK tôi bắn lung tung rồi trúng đạn ngất đi. 

Không biết tôi ngất bao lâu, khi tỉnh lại thấy mình nằm trên đám lá, một bàn chân không còn nữa. Anh bộ đội Bắc Việt đang ngồi cạnh tôi, mở bi đông nước cho tôi uống từng ngụm một:

 ⁃ Tao đã buộc chặt chân mày để cầm máu, đã băng bó sơ rồi. Tao bị thương ở vai nên không cõng mày được, mày chịu khó để tao dìu đi tìm chỗ nào có người để nhờ họ giúp. 

Tôi không nhớ chúng tôi đi bao lâu, hai người đi ba chân cùng với khúc cây anh chặt làm nạng cho tôi. Trời Phật phù hộ, chúng tôi cùng ngất lịm trước cổng ngôi chùa nhỏ, đúng hơn là cái am với duy nhất một vị sư già. 

Vị sư già lần lượt đưa chúng tôi vào am, nấu nước lá cây rừng rửa vết thương, thay băng cho chúng tôi. Nhờ sư ông cứu chữa, một tuần sau anh Quang - anh bộ đội Bắc Việt xin phép chia tay tìm về đơn vị. Còn tôi ở lại với một chân không có bàn chân. Sư phụ đã cứu sống tôi và người đã nhận tôi về với Phật. 

 ⁃ Thế là thầy ở lại chùa tu luôn. 

 ⁃ Đó là cái duyên. Tôi không bị thương thì không gặp được sư phụ. Ngài là bậc trí thức, vì bất hợp tác với Ngô Đình Diệm mà bỏ lên núi tu. Ngài thương tôi lắm. Năm 1977 ngài xin cho tôi qua Ấn Độ học, sau tám năm tôi nhận bằng tiến sĩ Phật học. Về nước có nhiều nơi cho tôi đến nhưng tôi về ngôi chùa cũ, phụng dưỡng sư phụ cho đến khi Ngài viên tịch. 

 ⁃ Và thầy vẫn ở đó cho đến nay?

 ⁃ Dạ đúng, đó là nơi lý tưởng cho việc tu hành. 

Theo thói quen của người hay đi họp tôi hỏi lần này thầy vô Sài Gòn là có việc của Giáo hội? Thầy cười:

 ⁃ Thỉnh thoảng tôi cũng có đi việc của Giáo hội nhưng lần này thì không. Lần này tôi đi đám cưới con của người anh. 

 ⁃ Thầy còn người anh ngoài đời. 

 ⁃ Hơn cả anh ruột nữa. Đó là anh Quang, người dìu tôi đi trong rừng năm 1974 đó. Anh Quang là sinh viên khoa Lý trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1973 nhập ngũ vô Nam chiến đấu. Sau năm 1975 anh về học tiếp Đại học rồi đi Liên Xô nghiên cứu sinh, sau sang Pháp làm luận án tiến sĩ. Các sách vật lý tôi có là nhờ anh Quang tặng. 

 ⁃ Vậy là hai anh em đã tìm được nhau sau chiến tranh. 

 ⁃ Anh Quang tìm chứ tôi biết đâu mà tìm. Khoảng năm 1990 anh Quang ở Pháp về, mò tìm lại ngôi chùa năm xưa đã cưu mang anh. Anh biếu sư phụ bao gạo ngon, cả thùng sữa và mấy hộp sâm Triều Tiên. Sư phụ mừng lắm, ôm hai anh em chúng tôi khóc: “Đời ta đi tu thế là thành công, ta có hai đứa con đều là tiến sĩ”. 

Tôi hiểu ý của sư phụ là tu ở chùa hay tu trong đời sống cũng đều là tu, miễn sao anh có tu dưỡng. 

Anh Quang hiện là cán bộ giảng dạy ở Tp. HCM. Hè vừa rồi anh cho thằng con trai, cái thằng ngày mai làm đám cưới đó, về ở với tôi một tháng, nói nhờ chú dạy nó làm người giúp anh. Coi như nó đi tu một tháng. Tức cười là ba nó nhờ ông thầy chùa dạy con cách làm làm chồng, làm người. 

Tôi cười theo ông sư, tranh thủ nhận một bài học luôn:

 ⁃ Thưa, thầy có thể cho tôi biết bài học đó không?

 ⁃ Nói thì dài lắm mà tóm gọn lại là để có hạnh phúc ta ĐỪNG ĐÒI HỎI NHỮNG GÌ KHÔNG THỂ CÓ Ở NGƯỜI KHÁC. 

Đã mấy chục năm trôi qua, tôi thấy lời vị thầy chùa quá đúng. Càng ngẫm nghĩ càng thấy đúng. Sẽ viết riêng điều đó ở một bài khác. 

Hôm nay chỉ nói chuyện đạo và đời. Thực ra, tuy hai mà vẫn là một.

✍️Nhà văn Phan Chi

Lê Minh (DEBRECEN.vidi69) st

Thursday, May 16, 2024

Hành trình cảm thụ: Những lúc nóng giận

🍀Cái giá của cơn giận

Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

Mấy ai hiểu được giá trị thời gian. Vì chúng ta bận lao đầu vào bao nhiêu cơn giận. Chúng ta giận khi thương người người chẳng thương ta. Chúng ta giận khi công việc không trôi chảy. Chúng ta giận khi kẹt xe giữa cái nắng gay gắt... Chúng ta mãi giận, mãi bận và vì thế cuộc đời trôi đi rất nhiều khoảng không vô nghĩa.

Cơn giận cho ta những gì? Khi nóng giận, tâm ý tốt đẹp mỗi người dường như biến mất. Chúng ta sẽ tìm lời nói đau lòng nhất, tổn thương nhất, sắc bén nhất ném vào người đã cả gan làm chúng ta không hài lòng. Cơn cảm xúc cuồng nộ đó rồi sẽ qua. Tuy nhiên, vết thương lòng từ người hứng chịu cơn giận vẫn còn ở đó. Nếu người kia cũng như chúng ta, họ sẽ tìm cách trả đũa để chúng ta phải thật đau khổ. Ngày nối ngày, đôi bên chồng chất tổn thương thêm. Còn mối quan hệ rơi vào bế tắc.

Cơn giận khiến cho chúng ta quên mất giá trị thời gian. Rằng chúng ta đang phí hoài thời gian, tâm sức chỉ để thỏa mãn thứ cảm xúc tiêu cực dâng lên trong người. Chúng ta bùng nổ để đổi lại sự vô nghĩa. Thay vì bình tâm, lắng dịu nhìn nhận thực tế. Cơn lốc cảm xúc là thứ đã cuộn thì khó dừng. Chúng ta sẽ bị mang đi xa cho đến khi chạm đến mốc tuổi già, khi ấy có chăng quá muộn.

“Ngắn ngủi, vô thường, chứa đựng sinh diệt, một sát-na chính là một đời người. Hiểu được như vậy, ta càng thấy rõ cách duy nhất để sống trọn vẹn, để không lãng phí phút giây nào của cuộc đời chính là phát triển tâm lành, lòng thiện, sự bao dung và thấu hiểu...”

📚“Sát-na này là thiên thu” nằm trong bộ sách 3 quyển của Đại đức Thích Đồng Tâm. Quyển sách như cuốn nhật ký ghi lại hành trình cảm thụ, tu tập của Đại Sư Thích Đồng Tâm với nhiều mẫu chuyện nhỏ, ý nghĩa. Từ đó đúc kết ra nhiều bài học, giúp con người biết trân trọng thực tại, sống tốt, tâm an.

Wednesday, May 15, 2024

Bàn về việc trị quốc

BI KỊCH CỦA CHỦ NGHĨA ĐỨC TRỊ 

Tui có một cây xoài trồng bên ngoài hàng rào, sát đường đi chung của một xóm có 6 hộ gia đình. Vừa rồi cây xoài đó ra hoa kết quả mùa đầu tiên và chỉ đậu đúng một trái. Trái xoài ấy phơi ra lối đi nay đã lớn có thể ăn xanh hoặc sắp ăn chín được rồi. Tui hoàn toàn không có biện pháp bảo vệ nào, chỉ hên xui trông chờ vào đạo đức của những người hàng xóm đi qua đi lại. Ấy vậy mà hơn 1 tháng trôi qua, từ khi xoài đã lớn có thể ăn được, nó vẫn còn nguyên trên cây. Tui đã gặp hên. Ít ra là đến bây giờ.


Lẽ ra tui phải xây dựng một cơ chế khoa học và hữu hiệu để bảo vệ trái xoài như: làm hàng rào bọc cây xoài lại, thuê người canh gác ngày đêm và gắn camera giám sát. Với cơ chế giám sát hữu hiệu này thì có đến 99% trái xoài không bị hái trộm. Tuy nhiên tui lại đi theo “chủ nghĩa đức trị” phó mặc sự còn mất trái xoài vào đạo đức của những người hàng xóm đi qua lại. Nếu những kẻ đó đều có đạo đức: Trái xoài tui còn, nếu có một người trong số đó kém đạo đức: Trái xoài tui chắc chắn mất đi. Tui hoàn toàn dựa vào hên xui, mà độ xui xẻo lên đến trên 90%. 

Thế giới văn minh ngày nay vẫn còn một số quốc gia mà người dân giao phó hoặc bị buộc phải giao phó vận mệnh quốc gia, vận mệnh của họ cho một cá nhân hay một nhóm người cai trị rồi ngồi thụ động cầu mong cá nhân đó hay nhóm người đó là “đấng minh quân” chứ không phải là phường vô lại. Hiếm hoạ mới có một quốc gia gặp may đã có được “minh quân”. Phần lớn các quốc gia còn lại hầu như đã gặp xui, kẻ cai trị là phường hôn quân.

Sau chiến tranh Nam Bắc, vào năm 1953, bán đảo Triều Tiên bị chia hai. Phía Bắc rơi vào tay nhà độc tài Kim Nhật Thành, phía nam vào tay nhà độc tài Phác Chung Hy. Phía bắc gặp xui, họ Kim là nhà cai trị tệ hại đã đưa đất nước này đến chỗ cùng đường và di hại đến tận hôm nay, nhân dân đói rách đến mức có lúc phải ăn cả rễ cây, và tệ hại hơn nữa là họ bị giam hảm trong một nhà tù toàn quốc, không được tiếp xúc và tự do đi lại với thế giới văn minh. 

Nửa bán đảo phía Nam gặp hên, có được nhà cai trị độc tài là bậc minh quân. Trong vòng 17 năm cai trị khắc nghiệt, 1962 – 1979, ông ta đã lập nên kỳ tích sông Hàn, đưa Nam Hàn lên thành quôc gia vượt qua đói nghèo và đặt chân vào thế giới phát triển để có được một Hàn Quốc giàu mạnh như ngày nay. 
Thật ra người dân Nam Hàn cũng thông gặp hên ngay lần lựa chọn đầu tiên và lần thứ hai. Lý Thừa Vãn là chọn lựa đầu tiên nhưng thất bại vì ông thiếu tài và kém đức. Vị tổng thống thứ hai cũng tượng tự. Mãi đến lần thứ ba, mất hết gần 10 năm, Hàn Quốc mới gặp hên, chọn được Phác Chung Hy, đích thực là bậc minh quân. Cũng khá may mắn là Hàn Quốc còn có cơ hội để chọn lại. Ông Phác là nhà độc tài, cai trị và quản lý đất nước hết sức khắc nghiệt theo chế độ quân sự, nhưng là nhà độc tài có tâm sáng, tất cả ông làm vì mục tiêu giàu mạnh của đất nước chứ không phải vì mục tiêu cá nhân. Ông làm tổng thống cai trị Hàn Quốc trong 17 năm. Và cũng rất may cho Hàn Quốc, vào năm 1979, ông bị ám sát chết. Thủ phạm bắn chết ông tuyên bố ông là sự cản trở cho nền tự do dân chủ nên cần phải loại đi. 
Sau khi ông Phác chết, Hàn Quốc đã xây dựng thành công thể chế dân chủ như các quốc gia văn minh khác trên thế giới. Chủ nghĩa độc tài đức trị đã theo ông Phác xuống mồ, chủ nghĩa dân chủ pháp trị được hình thành. Nghĩa là Hàn Quốc không còn mơ hồ hên xui giao vận mệnh đất nước vào tay một cá nhân hay một nhóm hú hoạ nào đó. Họ nhanh chóng xây dựng các biện pháp hợp lý và khoa học, xây dựng một cơ chế điều hành tối ưu mà các nước dân chủ văn minh tiên tiến đang áp dụng. Dùng pháp luật để quản lý đất nước. 

Một câu hỏi được đặt ra, liệu ông Phác Chung Hy không bị ám sát, vẫn tiếp tục cai trị độc tài cho đến khi chết như hầu hết các nhà độc tài khác thì Hàn Quốc có tiếp tục phát triển ổn định đến ngày nay? Cái đó cũng hên xui, nếu về sau ông Phác vẫn còn tài đức, vẫn còn minh mẫn thì có thể. Nếu về sau ông trở nên ảo tưởng về quyền lực vô hạn của mình, trở nên ngạo mạn và lú lẫn như hầu hết những tay độc tài khác thì Hàn quốc cũng khó duy trì sự phát triển ổn định đến ngày nay. 

Trường hợp Singapore, nhiều người lầm tưởng ông Lý Quang Diệu là một nhà độc tài “minh quân”. Không hề, ông ấy là một nhà pháp trị “minh quân”. Khi được giao quyền lãnh đạo đất nước ông xây dựng ngay thể chế dân chủ, xây dựng một nền pháp trị vững mạnh trên nền tảng tam quyền phân lập để điều hành Singapore. Ông làm thủ tướng hết nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác không phải bằng bạo lực để cưỡng đoạt, mà đảng của ông quản lý rất tốt đất nước, giành được sự tín nhiệm của toàn dân nên liên tục được bầu lại, các đảng khác chưa đủ uy tín để cạnh tranh lại dù họ được tự do và bình đẳng tham gia tranh cử.

Các đất nước có nền dân chủ pháp trị, điều hành quốc gia bằng luật pháp thì không nói đến đức trị, không hên xui trông chờ vào bậc minh quân một khi họ đã có “minh chế”. Người lãnh đạo đất nước trong cơ chế pháp trị được nhân dân chọn lọc và bầu ra qua lá phiếu, phải làm việc trong khuôn khổ luật pháp như tất cả các công chức khác từ thấp đến cao, nếu họ làm việc tốt có thể duy trì thêm 1,2 nhiệm kỳ nữa, nếu họ làm không tốt thì sau một nhiệm kỳ bị truất phế đi ngay bằng lá phiếu. Họ không có cơ hội để kéo dài sai lầm từ thập kỷ này qua thập kỷ khác.

Bi kịch của chủ nghĩa đức trị là ông lãnh đạo độc tài nào cũng cho mình là bậc minh quân, là bậc tài đức khác thường không ai có thể thay thế. Rồi các ông “minh quân” ấy xây dựng ra cả một hệ thống quản lý dưới quyền mà nhân sự được chọn lựa rất chủ quan duy ý chí, rập khuôn “tài đức” như của các ổng, lấy mấy ổng làm thần tượng để học tập và làm theo. Bởi vậy trong các chế độ độc tài toàn trị luôn xuất hiện các “bậc thánh thần” như thánh Lenin, thánh Stalin, thánh Mao, thánh Pon Pot, thánh Fidel, thánh Kim, thánh Kadafi, thánh Hussein … Các thánh ấy càng vĩ đại thần dân (chứ không phải công dân) của các thánh ấy càng điêu đứng, càng không được làm người.

Với chủ nghĩa đức trị, nhân sự của bộ máy cai trị hình thành theo kiểu: “chỉ đưa những người tài đức vào trung ương”, “cương quyết không đưa những người xu nịnh chạy chọt vào trung ương”, “không đưa vào trung ương người cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, bè cánh, cục bộ, quan liêu …”  với những tiêu chuẩn hoàn toàn định tính theo chủ quan của “bậc minh quân” đứng đầu, một kiểu hô khẩu hiệu chung chung mà không hề nêu ra biện pháp cụ thể và khoa học để chọn được người đạt các tiêu chuẩn mong ước.

Một bộ máy quản lý chỉ hên xui trông chờ vào đạo đức của các thành viên, mà phần xui thì quá lớn, tất yếu sẽ là một bộ máy rệu rã, bị lợi lộc chi phối, định hướng quản lý theo tác động của đồng tiền. Một bộ máy như vậy chắc chắn là môi trường tốt cho tệ quan liêu tham nhũng phát sinh và lộng hành.

Rồi một khi tệ tham nhũng trở thành quốc nạn, trào lên không kiểm soát được, không che giấu được thì đi tìm nguyên nhân. Lúc đó tất yếu phải tìm ra nguyên nhân của tham nhũng là do “sự suy thoái lối sống và đạo đức của cán bộ”. Vâng, theo “bậc minh quân”, tệ nạn tham nhũng là do nhân sự của bộ máy có nhiều cá nhân suy thoái đạo đức, không noi gương và học tập như “minh quân”, phải loại những kẻ suy thoái đó ra thì bộ máy sẽ trong sạch và sẽ hết tham nhũng. Khi loại người cũ ra phải tuyển người mới vào, và lại hên xui mong chờ người mới sẽ đạo đức hơn, bộ máy sẽ hết tham nhũng. Nhưng lại quên một điều rằng, dù có tuyển được người mới có đạo đức tốt đẹp, mà với bộ máy thiếu sự kiểm soát từ nhiều phía thì người cán bộ mới tốt đẹp đó có còn mãi tốt đẹp hay không. Trái xoài chín mà cứ phơi ra giữa lối đi, không có biện pháp bảo vệ, thì cũng có người đi qua dù không tham cũng động lòng tham. Thực tế cho thấy, hết lớp người này bị bắt tù, bị thải hồi, đến lớp người mới vào cũng lặp lại tội trạng cũ mà ở mức độ còn cao hơn, nghiêm trọng hơn. Lại phải bắt tù, lại phải thanh lọc …
Nói cho đầy đủ, bộ máy nhà nước của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới dù dân chủ hay độc tài cũng đều có tham nhũng, vấn đề ít hay nhiều mà thôi. 

Những quốc gia theo cơ chế dân chủ pháp trị chắc chắn tệ nạn tham nhũng và quan liêu sẽ được hạn chế đến mức tối thiểu. Bởi các quốc gia đó đưa ra những tiêu chuẩn định lượng và dùng những biện pháp khoa học để tuyển chọn công chức vào bộ máy, và tất cả những cái đó đều quy định trong luật pháp chứ không làm tuỳ tiện theo ý thích của mỗi kẻ đứng đầu, còn những người đứng đầu bộ máy từ địa phương lên trung ương thì được người dân tuyển chọn qua tự do bầu cử. Trong quá trình tranh cử cạnh tranh khốc liệt, những kẻ tài hèn đức mọn sẽ bị phát hiện và bị loại ra. 

Bên cạnh bộ máy quyền lực điều hành quốc gia thì có các bộ máy quyền lực độc lập khác, có bộ máy đặt ra luật lệ và giám sát, có bộ máy chuyên phân xử khi có kiện tụng hoặc sai trái. Cái đó gọi là tam quyền phân lập. Rồi giám sát luôn cả tam quyền thì có đảng phái đối lập (luôn rình mò bắt lỗi công chức đảng cầm quyền), có đệ tứ quyền là báo chí tự do, có các tổ chức xã hội dân sự do người dân tự lập ra. Với cả một hệ thống giám sát chằng chịt và chặt chẽ như vậy thì một công chức bình thường có lòng tham muốn tham ô cũng rất khó, huống chi các vị công chức cao cấp như tổng thống, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, chánh án tối cao… càng bị theo dõi và giám sát chặt chẽ hơn thì càng khó bề suy thoái đạo đức dù có muốn. 

Trở lại chuyện tui chống trộm trái xoài. Theo cơ chế pháp trị tui sẻ làm hàng rào bao bọc cây xoài, rồi để tránh việc hàng rào bị kẻ trộm vào phá, tui lại thuê thêm người bảo vệ canh giữ , rồi để giám sát người bảo vệ có canh gác hay không hoặc có thông đồng với kẻ trộm hay không, tui lại gắn một cái camera internet để theo dõi qua điện thoại. Với cơ chế bảo vệ và giám sát như vậy, tui sẽ yên chí đến 99% trái xoài sẽ không bị trộm. Còn như thực tế hiện nay, tui theo cơ chế đức trị, để mặc trái xoài ấy phơi ra, chỉ trông mong vào đạo đức tốt đẹp của những người hàng xóm, thì có khả năng đến 90% rơi vào bi kịch, là trái xoài sẽ mất tiêu vào ngày nào đó.  

Nhưng bi kịch không phải là tui bị mất trái xoài, bi kịch nằm ở chỗ khác to lớn hơn. Vì tui thiếu sự bảo vệ nên có thể biến một người hàng xóm không tham thành kẻ trộm. Khi việc mất trái xoài loang ra, hàng xóm sẽ nghi kỵ nhau, người này nghi ngờ người kia, thậm chí có người sẽ nghi ngờ chính tui đã hái trái xoài rồi vu oan cho hàng xóm. Mất hết lòng tin vào nhau. Quá sức bi kịch.

Dù sao, với cá nhân tui thì chỉ mất một quả xoài và mất đi tình làng nghĩa xóm, nhưng với một quốc gia, nếu cứ bám vào chủ nghĩa đức trị, thì mất mát vô cùng lớn. Mất tài nguyên môi trường, mất tài sản quốc gia, mất sự công bằng xã hội, mất niềm tin vào công lý, mất nền tảng đạo đức, mất lòng người … rồi đưa đến mất nước cũng không xa lắm. 
Quá sức bi kịch.

Huỳnh Ngọc Chênh

Tuesday, May 14, 2024

Du ngoạn Budapest

Gróf Andrássy Gyula (a "szép akasztott ember") szobra a Kossuth téren. Háttérben az Országház.

Hình ảnh: từ Budapest Európa legszebb fővárosa csoport

Sunday, May 12, 2024

Vi hành về miền Đông (1)

Mùa hè 1963, tổng thống Ngô Đình Diệm bí mật vi hành ra miền Bắc, với tư cách là đi thăm cá nhân. Việc này được Hồ Chủ tịch và tướng Giáp ngầm chấp nhận, vì cả hai ông đều tôn trọng ông Diệm. Hai bên thỏa thuận sẽ không đón tiếp, không đưa tin, coi như không có chuyến đi này. Ông Diệm đi cùng hai vợ chồng ông Nhu và tài xế riêng. Trên đường ra Hà Nội họ ghé về Quảng Bình thăm quê. Ở Hà Nội, bà Nhu đã thỏa ước mơ được vào nhà hát lớn xem cải lương Bắc.
Công an Hà Nội được một phen khốn khổ. Một mặt phải lo bảo vệ cho đối phương mà không lộ diện, mặt khác không để cho dân chúng tiếp xúc với „địch“.
Chuyện tào lao. Đúng vậy, chỉ giả tưởng thôi. Điều không thể có ở xứ ta nhưng đã xảy ra ở nước Đức bị chia cắt trong chiến tranh lạnh. Chuyện thực 100%.
….
Sau khi cùng được thành lập năm 1949, nhà nước XHCN ở Đông Đức và Cộng hòa Liên Bang Đức ở miền Tây đều bị coi là hai khu vực chiếm đóng của Đồng minh nên không có chân trong Liên Hợp Quốc. Sau mấy chục năm xây dựng và phát triển theo cách khác nhau, cả hai đều trở thành những nền kinh tế đáng kể, đều có vai trò quốc tế. Ngày 18.09.1973, hai nước cùng được kết nạp vào LHQ. Ngay từ 1949 Tây Đức đã chủ trương thống nhất đất nước, tự gọi mình là „Nước Đức“ (Deutschland). Đông Đức thì đấu tranh đòi bên kia phải  công nhận mình là nhà nước Đức thứ hai với cái tên Cộng hòa dân chủ Đức (DDR). Đó là mục tiêu „Chiến tranh lạnh“ ở Đức.

Khi thủ tướng tây Đức Willy Brandt đưa ra „Chính sách phương Đông“ (Ostpolitik) vào năm 1969 thì cuộc chiến này xảy ra dưới một hình thức mới, tuy ngày càng gay gắt. Tôi từng là nhân chứng trong cuộc đi thăm Đông Đức tháng 3.1970 của thủ tướng Tây Đức Willy Brand tại Erfurt [1], khi nhân dân Đông Đức bất chấp sự ngăn cản của công an, phá rào đến tung hô ông.

Tình báo Đông Đức đã thành công trong việc gài điệp viên Günter Guillaume vào chức thư ký cho Willy Brandt [2]. Sau khi Guilleaum bị phát hiện, ngày 24.4.1974 ông Brandt phải từ chức. Những người kế nhiệm ông là Helmut Schmidt và Helmut Kohl vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách phương Đông để tránh một cuộc chiến tranh nóng bằng vũ khí hạt nhân. 

Ngày 07.09.1987 chủ tịch Đông Đức Honecker đi thăm chính thức Tây Đức, được ông Kohl đón tiếp trọng thể với quốc ca, quốc kỳ của „Nhà nước công nông“. Đối với Honecker, đây là đỉnh cao chói lọi trong sự nghiệp của mình. Ông Honecker còn được về thăm làng cũ ở Neunkirchen. Mấy ông bà già bạn của bố ông vui vẻ bắt tay thằng bé hàng xóm ngày xưa, nay là nguyên thủ nước Đức khác.

Ông Honecker mời ông Kohl sang thăm Đông Đức. Ông Kohl nói là sẽ sắp xếp.
- Nhưng ông có cho phép ông bạn Ost của tôi, vốn là fan của đội bóng đá SC-Dresden sang xem một trận banh không? Ông Kohl vừa hỏi vừa nhìn sang người thư ký Friedhelm Ost ngồi bên cạnh. 
- Làm gì còn SC-Dresden nữa, giờ nó là Dynamo Dresden rồi. Tất nhiên ông ấy có thể sang thăm đội nhà của ổng chớ - Ông Honecker vui vẻ trả lời.
Ở Đông Đức, các đội bóng đá của công an đều lấy tên là Dynamo (Dynamo Dresden, Dynamo Berlin…) giống như Liên Xô. Các đội này rất mạnh vì họ tuyển chọn được nhiều cầu thủ giỏi, mà công an gọi thì ai chả thích. Thời đó trên là trời, dưới là công an. Còn STASI (An ninh quốc gia) thì trên cả trời.
- Ồ hay quá, thế thì ông cho vợ chồng tôi đi ké với ông Ost nhé? Chúng tôi chỉ đi thăm cá nhân thôi.

Câu chuyện tán gẫu này được lễ tân hai nước chuẩn bị kỹ càng. Ông Kohl được bí mật vi hành Đông Đức mà không có báo chí và mật vụ đi kèm. Phía Đông Đức lo vệ sỹ, nhưng không được lộ diện, không được can thiệp nếu không có nguy hiểm tính mạng cho ông Kohl. Đó là quả đắng mà Honecker chấp nhận để đạt được những viện trợ kinh tế từ ông Kohl.

Ngày 27.05.1988 là một ngày thứ sáu đẹp trời, nhưng là một cơn ác mộng cho anh em STASI. Ông Kohl cùng vợ, cậu con trai út, ông Friedhelm Ost và cố vấn chính trị Wolfang Bergdorf đi trên hai chiếc xe Mercedes thiết kế chống đạn, tiến đến cửa khẩu Wartha. Biên phòng Đông Đức đã chuẩn bị sẵn và mời hai chiếc xe này sang luồng đặc biệt để làm thủ thục hộ chiếu ưu tiên. Họ xin phép cho một xe dẫn đường, nhưng ông Kohl không đồng ý. Thế là hai chiếc xe Mercedes lên đường tiến vào Đông Đức, theo sau là vài chiếc xe hộ tống của STASI mặc thường phục.

Ông Honecker giữ lời hứa, giao cho thiếu tá STASI Brückner, đội trưởng đội vệ sỹ của mình lo vụ này với chỉ thị, không để xảy ra bất cứ sự cố nào. Vụ dân chúng đón chào Willy Brand 1970 còn ám ảnh họ. 
Sau ngày thống nhất nước Đức, ông Bernd Brückner trở thành một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực „Bodyguard“. Ông thành công trong việc mở trường chuyên dạy vệ sỹ. Giờ đây ông về hưu và chủ yếu lo việc thuyển mộ lao động từ Việt Nam sang Đức.[3]

Kể chuyện với báo chí, ông Brückner vẫn nhớ đến nhiều chi tiết trong chuyến vi hành đặc biệt này của ông Kohl. Tất nhiên Brückner lên kế hoạch cặn kẽ, gài 1000 mật vụ ở tất cả các khách sạn, sân vận động, nhà thờ và nhà hát mà ông Kohl sẽ đến. 

Ông Kohl biết vậy nên chủ động tránh những gì có thể tránh. Ông thay đổi lộ trình liên tục. Gặp chợ thì dừng lại thăm quầy hàng rau, gặp hàng kem thì vào mua kem ăn. Ông không ghé nhà thờ do STASI khuyên mà bất ngờ ghé nhà thờ lớn Erfurt khi đi bộ thăm nội thành. Sau khi nhận phòng khách sạn Bellevue  Weimar, gia đình ông lập tức xuống phố đi dạo. Khi vào sân vận động xem Dynamo Dresden đấu với Jena, ông cũng bỏ phòng VIP, ra bên ngoài tranh thủ đi lại trò chuyện với các fan bóng đá. Tại nhà hát nhạc kich Dresden tối 28.5 cũng vậy. Đoàn ông Kohl được sắp xếp ngồi trong một lô bị bao quanh bởi các gia đình STASI. Mật vụ chiếm giữ mọi ngõ ngách của nhà hát. Vở nhạc kịch Tannhäuser của Wagner kéo dài 3 tiếng với 3 lần nghỉ giải lao khiến các chiến sỹ STASI lao đao. Vợ chồng ông Kohl tranh thủ cả ba lần ra hành lang nghỉ, chủ yếu là để gặp gỡ khán giả. Tất nhiên nhiều người bị bất ngờ không tin vào mắt mình. 

Nhà hát nhạc kịch Semper (Semperoper Dresden). Nguồn Immages.fineartamerica.com

Nhưng có một điều mà lúc đó chính ông Brückner, sỹ quan STASI phụ trách chuyên án „Kohl vi hành Đông Đức“ cũng không hiểu nổi là làm sao một phụ nữ lại đột nhập được vào nhà hát để trao cho ông Kohl một bức thư cầu cứu.

Bác sỹ Johannes Hellinger[4] là nhà khoa học về chấn thương chỉnh hình, đồng thời là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Đông Đức vì những đòi hỏi về tự do học thuật và ngôn luận. Nhà của ông luôn bị STASI canh gác 24/7. Vậy mà làm sao vợ ông ta, bà Gertraut Hellinger lại lội cạn qua „Bánh canh Đức“, ra được khỏi nhà, rồi còn lọt hàng rào của hàng trăm sỹ quan STASI đội lốt khán giả để vào tận nhà hát gặp vợ chồng ông Kohl.


Hình ảnh ông Kohl trong chuyến đi bí mật sang Đông Đức tháng 5.1988. Vì thỏa thuận không được ghi hình, chụp ảnh nên không có phóng viên đi theo. Chỉ có một số ảnh do dân chúng đi đường bất ngờ ghi lại (nguồn Prisma.de)

(Còn tiếp)

Nguyễn Xuân Thọ

Friday, May 10, 2024

Châu Âu: Những nhạc sĩ nổi tiếng

Hôm nay thế giới kỷ niệm 200 năm bản giao hưởng số 9 của nhà soạn nhạc Đức Ludwig van Beethoven được trình diễn lần đầu 07.05.1824 tại Wien. Đây là bản giao hưởng cuối cùng của ông, được sáng tác một phần dựa trên bài thơ „An die Freude“ (đến với niềm vui) của Friedrich Schiller viết năm 1786.

Khi viết bản giáo hưởng này Beethoven đã điếc rất nặng nên ông hoàn toàn nghe bằng trí tưởng tượng và những cảm xúc âm nhạc còn nằm lại trong tâm trí. Vì muốn đưa tình yêu cuộc sống theo tinh thần bài thơ Schiller vào âm nhạc nên ông đã kết hợp nhạc giao hưởng với hợp xướng đồng ca và tạo ra một bước ngoặt lớn cho nhạc giao hưởng cận đại.

Từ đó bản nhạc được biểu diễn liên tục trong các dịp lễ lớn ở châu Âu. Năm 1924, dàn nhạc giao hưởng Tokyo đã lần đầu tiên đưa nó về châu Á. Năm 1936 người Trung Quốc được thưởng thức bản giáo hưởng „Đến với niềm vui“.

Từ năm 1955, phong trào liên Âu đã đề nghị lấy đoạn „Đến với niềm vui“ trong giao hưởng này làm „Quốc Ca liên Âu“ và năm 1985 Liên minh EU đã quyết định coi đó là quốc ca của mình.

Ở châu Âu xuất hiện rất nhiều trường hợp „quần chúng tự phát“ với đoạn nhạc „đến với niềm vui“ trên các quảng trường thành phố:

https://www.youtube.com/watch?v=cxLbmnvMWM0

Nguyễn Xuân Thọ

Thursday, May 9, 2024

Chuyện của Võ Tòng đánh mèo: Sếp Nhật

 💢Công ty tôi vừa có một tên người Nhật sang làm dự án trong khoảng 3 tháng, và tôi được giao nhiệm vụ lái xe cho hắn. 

Lâu nay toàn lái xe cho các sếp Việt Nam, giờ lần đầu tiên được lái cho sếp Nhật nên tôi thấy hứng thú lắm ! Tôi tức tốc ra vỉa hè mua quyển sách “Tự học tiếng Nhật cấp tốc” về để nghiên cứu. “Mình lái xe cho sếp Nhật thì cũng phải biết vài ba câu giao tiếp tiếng Nhật chứ !”.

Từ khi mua sách về, tôi nghiên cứu và tự học rất miệt mài, gần như không lúc nào tôi rời quyển sách (chỉ trừ lúc ăn cơm, lúc tắm, lúc ngủ, lúc xem tivi, lúc đi chơi và đi làm). Bởi thế, hôm gặp sếp Nhật tôi tự tin lắm, chủ động bắt tay rất thân thiện và chào hỏi “cực kỳ” trôi chảy bằng tiếng Nhật:

– Mi đua ku ra, ta xoa ku mi !

Có vẻ như tên Nhật đó không hiểu tôi nói gì thì phải, hắn lắc đầu ngơ ngác rồi hỏi lại:

– Xoa ku ta chi ? Ngu chi cho xoa, xa ku ta ra, xoa ku mi đi !

Tất nhiên là tôi cũng không hiểu hắn nói gì, vậy nên cuối cùng cả hai quyết định sử dụng tiếng Anh, dù rằng trình độ tiếng Anh của tôi và hắn cũng bập bẹ ngang nhau, nhưng may là vẫn đủ để đoán được ý mà đối phương đang muốn diễn đạt.

Một điều khá thú vị đó là tên sếp Nhật này lại nói được vài câu tiếng Việt, không phải “xin chào”, “cảm ơn” – như mấy ông ngoại quốc, mấy chị đại sứ nước ngoài nào đó hay nói bọ bẹ trên tivi đâu, mà là những câu dài hẳn hoi, kiểu như : “Cấm ăn cắp vặt, ăn cắp vặt là phạm tội !”, hoặc “Vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, ăn không hết sẽ bị phạt tiền”, rồi cả “Không được dắt chó vào công viên này, nếu chó ị ra phải tự mang phân chó về”… Tôi nghe tên sếp Nhật ấy nói mấy câu đó thì ngạc nhiên và khen hắn giỏi quá ! Nhưng hắn chỉ cười mỉm rồi cất giọng đầy khiêm tốn:

– Giỏi gì đâu! Ở bên Nhật, mấy câu đó viết đầy trong siêu thị, nhà hàng, công viên, nhìn nhiều nên quen, nên nhớ thôi !

😂 Một cảm giác tự hào chợt dâng trào trong lòng tôi nghẹn ngào. Tự hào là phải, bởi lâu nay người ta luôn coi tiếng Anh, tiếng Trung là hai ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, nhưng bây giờ, tiếng Việt đang trỗi dậy và nhăm nhe lật đổ sự thống trị của hai thứ tiếng ấy. Giờ, đi ra nước ngoài, không chỉ ở Đông Nam Á, Châu Á, mà cả Phi, Mỹ, Úc, Âu, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những dòng chữ tiếng Việt thân thương, dù rằng chúng được viết nguệch ngoạc, sai chính tả, thiếu dấu, thiếu vần, trên những tấm ván, tấm bìa nham nhở, lấm lem, nhưng chỉ vậy thôi cũng đủ để chúng ta cảm thấy nao lòng.

Ban đầu hào hứng bao nhiêu thì sau đó tôi chán nản bấy nhiêu. Người đời dạy rằng: “Thà có một kẻ thù giỏi còn hơn có một ông chủ dở hơi”, quả là không sai. Trước đây, khi lái cho các sếp cũ thì phải 8 rưỡi, 9 giờ sáng tôi mới phải đánh xe đến đón các sếp, rồi chở sếp qua quán phở ăn sáng, xong uống café, đến công ty cũng đã là gần 10 giờ. Sếp làm việc đến 11 giờ thì lại chở sếp đi ăn trưa, uống bia, 3 giờ chiều đưa sếp quay lại công ty rồi 4 rưỡi đón sếp về, thế là xong. Những lúc sếp ăn uống, nhậu nhẹt thì thường là sếp gọi tôi vào ngồi cùng. Nếu hôm nào sếp tiếp khách sang, không được gọi vào, thì tôi lại ra xe ngả ghế xuống ngủ rất thảnh thơi.

Thế nhưng chỉ sau hai tuần làm lái xe cho thằng sếp Nhật dở hơi, tôi trở nên phờ phạc, rã rời. Đúng 6 rưỡi sáng tôi phải dậy chuẩn bị xe qua đón nó. Theo quy định của công ty thì 7 rưỡi mới là giờ làm việc nhưng chỉ khoảng 7 giờ 15 là nó đã có mặt và chui vào phòng làm việc luôn. Ngày trước đi với các sếp cũ tôi thường xuyên được các sếp cho ăn sáng, ăn trưa, uống bia, gái gù, hát hò, chứ từ ngày lái cho thằng Nhật này tôi toàn phải nhịn đói, vì sáng tôi đến đón nó thì nó đã ăn sáng xong rồi, trưa nó ăn qua quýt ngay tại phòng bằng đồ ăn nhanh rồi lại cắm đầu vào làm việc, tối nào nó cũng ngồi lại công ty đến 7, 8 giờ, vậy nên tôi cũng phải ngồi chờ nó với cái bụng đói meo và khuôn mặt bơ phờ.

Chưa hết, nhiều lần đang đi, nó bắt tôi dừng xe lại, rồi nó mở cửa xe chạy vụt ra. Tôi tưởng nó đi tè nhưng không phải, hóa ra nó nhặt cái vỏ bao cám con cò về để may túi xách.

😂 Đặc biệt có lần tôi chở nó đi công chuyện, vừa đánh lái ra cổng thì tôi quệt ngay vào cái xe đạp cũ nát của ai đó dựng ở mé đường làm chiếc xe đạp đổ kềnh, cái yên xe gãy gập và văng ra. Tôi đang định phóng đi thì thằng sếp Nhật bắt tôi dừng lại, rồi nó mở cửa phi ra. Nó dựng cái xe đạp lên ngay ngắn, móc ra tờ 500 nghìn rồi kẹp vào tờ giấy, để vào giỏ cái xe đạp, trên tờ giấy nó nhờ tôi viết hộ rằng: “Tôi vô tình làm gãy yên xe của bạn. Hãy cầm tiền này để sửa xe, và hãy tha lỗi cho tôi”.

Hôm sau, cũng đúng lúc đánh lái ra cổng, tôi lại quệt vào cái xe đạp cũ nát đó. Lần này thì cái yên không văng ra nữa mà là cái bàn đạp. Thằng Nhật lại nhảy xuống, dựng xe lên, bỏ 500 nghìn vào giỏ xe rồi để lại mảnh giấy: “Tôi vô tình làm gãy bàn đạp của bạn. Hãy cầm tiền này để sửa xe, và hãy tha lỗi cho tôi”.

Hôm sau nữa, cũng đúng lúc đánh lái ra cổng, tôi lại quệt vào cái xe đạp đó. Lần này thì cái yên và cái bàn đạp không văng ra nữa mà là cái chắn xích. Tuy nhiên, hôm đó không có thằng Nhật đi cùng mà chỉ có mình tôi trên xe, vậy nên tôi phóng thẳng. Đang định nhấn ga lao đi thì từ bên đường, một mụ già lao ra chặn ngay đầu xe tôi, mụ vừa dang hai tay, vừa gào thét:

– Thằng chó ! Dừng lại đền tiền sửa xe cho bà đi chứ Tại sao hôm nay mày lại bỏ chạy ?!

Tôi nghe vậy thì mở cửa, thò đầu ra bảo :

– Thôi đi bà ơi ! Cái xe của bà bán cho đồng nát chắc được hai chục ! Hôm nay có mình tôi thôi, thằng Nhật không đi cùng đâu ! Nghỉ sớm đi !

Rồi một lần khác, đang vội nên tôi vượt đèn đỏ và bị công an tuýt còi. Theo bản năng, tôi nhấn ga vọt lên. Công an thấy tôi chạy thì cũng không đuổi theo nữa. Tưởng là xuôi, ai ngờ thằng Nhật ấy chửi tôi, nó nói rằng vượt đèn đỏ và bỏ chạy là phạm luật. Rồi nó bắt tôi quay xe lại chỗ công an nộp phạt đàng hoàng xong mới đi tiếp. Đúng là thằng dở hơi!

Lái xe cho thằng Nhật hâm ấy một thời gian thì tôi đã hiểu được tính cách của nó. Đi đường thấy cái vỏ bao cám con cò nào vứt bên đường thì tôi tự giác dừng lại cho nó xuống nhặt; chẳng may có quệt vào xe cộ hay đồ đạc của ai gây hư hỏng thì tôi cũng tự giác dừng lại để nó xuống trả tiền bồi thường; có lỡ quen chân vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều thì cũng tự giác vòng xe ra chỗ công an để nộp phạt.

💢Hôm ấy, thằng sếp Nhật bảo tôi ra sân bay đón một thằng Nhật khác. Cái thằng Nhật này mặt cứ lầm lì, từ lúc lên xe nó không nói với tôi câu nào. Tôi cũng chả quan tâm mà chỉ tập trung vào lái xe. Tập trung là thế, ấy vậy mà qua ngã tư tôi lại quen chân vượt đèn đỏ, và lại bị công an tuýt còi. Tôi đang giảm tốc độ và cho xe chầm chậm táp vào lề bên phải theo hiệu lệnh của công an giao thông thì bất chợt thằng Nhật đó hét lên, và nó hét bằng tiếng Việt :

– Mày dừng lại làm cái gì ! Chạy luôn đi ! Đường đông thế này công an không đuổi theo đâu !

– Em tưởng anh là người Nhật ? – Tôi hỏi hắn bằng giọng thảng thốt !

– Tao là người Nhật, nhưng tao sống ở Việt Nam mấy chục năm rồi ! Chạy nhanh lên !

✍️Võ Tòng Đánh Mèo (Lê Minh-DEBRECEN.vidi69 st)

Wednesday, May 8, 2024

Câu chuyện "Đại thắng" và vai trò của Đại tướng

ĐIỆN BIÊN PHỦ, CÔNG & DANH

Phải công nhận, câu chuyện hai chị em bà Nguyễn Thị Oanh đi tìm “tên” của bố trong hàng nghìn ngôi mộ ở Điện Biên Phủ là một trường đoạn rất thành công về lấy nước mắt của VTV tối qua. Chỉ có rất ít bia mộ có tên trong 3 nghĩa trang liệt sĩ ở đây. Trên thực tế, tất cả các ngôi mộ ở đây đều vô danh.

Nhưng, sau trường đoạn ấy, một ông anh từng đứng đầu một cơ quan quan trọng ở Trung ương, từ Điện Biên Phủ, gửi về hai tấm hình dưới đây [hình 3 và 4, chụp trong khuôn viên Đền thờ liệt sĩ trên đồi A1]. 



Từ lâu, người ta đã khao khát lưu danh ở những nơi như Điện Biên Phủ. 

Trong “30 năm dân chủ cộng hòa”, Kháng chiến chống pháp là cuộc kháng chiến mang đầy đủ ý nghĩa và đúng tính chất chống ngoại xâm, giành độc lập nhất [cho dù, muốn đánh giá hết ý nghĩa của công cuộc đó phải đứng trên quan điểm của Hồ Chí Minh: “Nước có độc lập mà dân không có tự do hạnh phúc thì độc lập ấy cũng không có ý nghĩa”(Thư gửi già làng trưởng bản, 1946)].

Người ta đã từng muốn có một chiến thắng tầm cỡ “lừng lẫy Điện Biên” mà không có Hồ Chí Minh, không có Tướng Giáp.

Khi bắt đầu Chiến dịch Mậu Thân, nhiều chỉ huy tài năng của Tướng Giáp bị bắt, kể cả đại tá Lê Trọng Nghĩa, Cục trưởng Cục Quân báo. Tướng Giáp bị giữ ở Hungaria cho tới 29 Tết, với sự can thiệp của Hồ Chí Minh mới có thể về Hà Nội. 

Hàng chục vạn con dân Việt Nam đã bỏ mình trong Chiến dịch ít chuẩn bị và nhiều tham vọng này.

Theo Tướng Giáp: “Lúc đầu mục tiêu đề ra là tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giành trọn vẹn chính quyền về tay nhân dân. Giấy bạc đã được in và đã được chuyển vào Nam. Đồng phục cho công an vào tiếp quản thành phố cũng đã được chuẩn bị. Đồng chí Đàm Quang Trung ở Quân khu IV đã chuẩn bị một đoàn xe chở quân và quân trang vào tiếp quản thành phố. Sau này giải thích tổng công kích, tổng khởi nghĩa xảy ra là một quá trình là không đúng với thực tế”.

Sau 1975, Thượng tướng Trần Văn Trà tuyên bố, “500 năm sau, khi nói tới thời đại ngày nay, người ta chỉ nhớ tới Hồ Chí Minh và Tướng Giáp”. Lịch sử chắc sẽ không quá khắt khe như Tướng Trà nhưng vào thời điểm đó, ta hiểu vì sao Tướng Trà nói thế.

Các hoạt động kỷ niệm “30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ” không có tên Tướng Giáp. Các bài viết đăng trên báo Nhân Dân từ tháng 3 đến tháng 5-1984, trong khi nói rất kỹ về Henri Navarre và Christian de Castries, đã không hề nhắc tên Võ Nguyên Giáp. Hồi ký của Đại tướng Hoàng Văn Thái đăng nhiều kỳ trên báo QĐND tên của Tướng Giáp cũng bị cắt đi dù Tướng Thái nổi giận đòi rút bài. 

Năm 1994, khi phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi đặt câu hỏi: “Thưa Đại tướng, ở thời điểm Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra, Đại tướng đang là Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh các Lực lượng Vũ trang, tại sao trong “Đại Thắng Mùa Xuân”[của Văn Tiến Dũng] vai trò của Đại tướng được nhắc rất ít?” 

Tướng Giáp, mặt đanh lại, quay sang phía thiếu tướng Lê Phi Long, “Long, cậu biết, nhật ký Tổng hành dinh ghi rõ, tôi lệnh gì, anh Ba lệnh gì. Các nhà báo và các nhà sử học nếu muốn biết sự thật lịch sử thì nên đọc Nhật ký Tổng hành dinh chứ không nên căn cứ vào tuyên bố của một ai đó.”

Đến năm 1991, người ta còn dựng lên vụ “Năm Châu, Sáu Sứ” để hạ bệ Tướng Giáp. Nếu ở thời điểm trước Đại hội VII, TBT Nguyễn Văn Linh đưa báo cáo của Trung tướng Võ Viết Thanh ra Bộ Chính trị, các tướng sẽ không tha thứ cho Lê Đức Anh, lịch sử đổi mới đã có thể thuận lợi hơn và chính trị của Việt Nam cũng bớt được những khuyết tật khó mà khắc phục. 

Cho dù Tướng Giáp sống lâu hơn những người ganh ghét mình, “Trời” vẫn để cho Lê Đức Anh sống ở phía đối diện nhà 30 Hoàng Diệu và giữ ông ta minh mẫn cho đến khi Tướng Giáp qua đời. 

Không biết, khi “gặp lại Lê Duẩn, Lê Đức Thọ”, Lê Đức Anh có tường thuật tang lễ này và ba ông Họ Lê sẽ nói gì về những “quốc tang” nhạt nhẽo của mình so với dòng dân chúng xếp hàng nhiều ngày trời để vào thắp hương cho Tướng Giáp. 

Trong số những người nghiêng mình trước Tướng Giáp, tôi nghĩ, không chỉ có những người ngưỡng mộ tài năng và tên tuổi lẫy lừng của ông. Sau nhiều thập niên tụt hậu và thất sủng của dân tộc này, người dân tìm thấy ở Tướng Giáp biểu tượng vĩ đại của người thất sủng nhất.

Vị tướng nào lưu danh mà không để lại “vạn cốt khô”; nhưng không phải ai biến hàng vạn trai tráng thành cốt khô cũng có danh trong lịch sử.

Trương Huy San

Tuesday, May 7, 2024

Điện Biên Phủ 1: Lịch sử đã xảy ra ntn

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến công vang dội của một dân tộc nhỏ bé vốn là thuộc địa nhưng vẫn kiên cường, bất khuất đánh thắng quân đội hiện đại của một đế quốc phương Tây. 

Chiến thắng của người dân Việt Nam cũng là chiến thắng biển tượng,  điển hình nhất trong lịch sử đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống quân xâm lược nước ngoài, góp phần mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. 

Nhân 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi xin phép được trích lại một chương của bài viết trong cuốn sách Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp để chúng ta có thể hiểu thêm về chủ trương tác chiến của quân ta trong chiến dịch lịch sử vĩ đại này.  

Ảnh: Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt đầy hy sinh, gian khổ kéo dài suốt 9 năm. Nguồn: TTXVN

CHỦ TRƯƠNG TÁC CHIẾN CỦA TA TRONG CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ* 

Đối với mặt trận Điện Biên Phủ thì vấn đề đặt ra là: tập trung đại bộ phận chủ lực của ta mở cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch với sự phối hợp của các chiến trường; hay là chỉ tiếp tục bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giam chân chủ lực của địch ở đây, để tạo điều kiện cho quân ta tiêu diệt quân địch ở các hướng khác. Đó là vấn đề hướng chiến lược chủ yếu của chủ lực ta trong cục diện cụ thể lúc bấy giờ. 

Khi đã hạ quyết tâm mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì vấn đề đặt ra là phải đánh như thế nào để bảo đảm cho chiến dịch lịch sử này giành được toàn thắng. Đó là vấn đề nghệ thuật chiến dịch và vấn đề chiến thuật. 

Chúng ta đều biết rằng, các vấn đề chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật nói trên chính là nội dung chủ yếu của nghệ thuật quân sự. Và nghệ thuật quân sự không phải cái gì khác là nghệ thuật tạo nên một sức mạnh áp đảo nhằm cuối cùng tiêu diệt quân địch, đánh thắng chúng mà ta thì hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. 

Nghệ thuật tạo nên sức mạnh ấy bao giờ cũng phải tính đến điều kiện cụ thể của ta và của địch về binh lực và hoả lực, về địa hình của chiến trường, về bảo đảm hậu cần, bảo đảm kỹ thuật; phải tính đến điều kiện mọi mặt trên chiến trường chính và cả trên chiến trường phối hợp; lại còn nhất thiết phải tính đến ý đồ chiến lược của địch và những biện pháp chiến thuật và kỹ thuật mà địch có thể sử dụng để thực hiện ý đồ ấy. Ngay sau khi chủ lực của địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ thì Trung ương Đảng ta đã hạ quyết tâm bám sát địch, bao vây địch, tạo điều kiện để tiêu diệt chúng. 

Cho đến khi lực lượng của địch ngày càng tăng thêm, bao gồm nhiều đơn vị tinh nhuệ của khối cơ động chiến lược của chúng, tập đoàn cứ điểm được xây dựng và củng cố ngày càng vững chắc, Trung ương Đảng ta vẫn giữ vững quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. 

Chúng ta đã căn cứ vào tình hình địch, ta như thế nào để hạ quyết tâm chiến lược quan trọng ấy. 

Một là, vì chúng ta đã sớm xác định chiến trường chính là chiến trường Bắc Bộ, hướng tiến công chủ yếu của chủ lực ta phải là chiến trường miền núi, cụ thể lúc bấy giờ là chiến trường Tây Bắc. Chúng ta đã chọn hướng chiến lược chủ yếu như vậy là xuất phát từ nhiều lý do; một trong những lý do quan trọng là vì trong điều kiện địch có hoả lực không quân, pháo binh và cơ giới mạnh, quân ta trang bị và kỹ thuật còn kém hơn thì tác chiến ở địa hình rừng núi đối với ta tương đối có lợi hơn so với địa hình đồng bằng. 

Hai là, vì kẻ địch ở Điện Biên Phủ, tuy mạnh nhưng ở vào thế bị cô lập; việc tiếp tế và bảo đảm hậu cần bằng đường hàng không có thể bị ta hạn chế và cắt đứt. Đó là chỗ yếu chí mạng của chúng. 

Ba là, vì bộ đội chủ lực của ta lúc bấy giờ đã có những tiến bộ lớn về chiến dịch và chiến thuật. Quân ta đã có kinh nghiệm đánh công sự vững chắc và đã được rèn luyện một bước để tiêu diệt địch trong tập đoàn cứ điểm. 

Bốn là, vì tuy Điện Biên Phủ ở xa hậu phương ta, nhưng ta đã chuẩn bị một phần các tuyến đường nhằm sử dụng chủ lực trên hướng Tây Bắc; vấn đề tiếp tế hậu cần tuy khó khăn nhưng có thể giải quyết được. 

Năm là, vì thế chiến lược chung ngày càng ở thế có lợi cho ta, lực lượng cơ động của địch ngày càng bị phân tán, quân ta đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trên khắp các chiến trường. Như vậy, nếu đối với các hướng chiến lược khác trên cả nước, chúng ta tiến công vào những nơi hiểm yếu mà địch tương đối sơ hở, thì trên hướng chiến lược Điện Biên Phủ, chúng ta đã hạ quyết tâm tập trung lực lượng tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch. Đó cũng là sự biểu hiện sinh động của sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Trung ương Đảng ta. 

Trong chỉ đạo chiến tranh, có được một quyết định chiến lược chính xác là một nhân tố quan trọng vào bậc nhất. 

Nhưng khi đã có quyết định chiến lược chính xác, muốn bảo đảm giành được thắng lợi thì còn phải giải quyết đúng đắn các vấn đề nghệ thuật chiến dịch, về chiến thuật nữa. Có thể nói rằng, trong một trận đánh, lực lượng hai bên ra trận như thế nào chỉ mới là điều kiện, là khả năng cho mỗi một bên để giành lấy thắng lợi. Thắng lợi ấy còn do cách đánh quyết định. 

Trước một kẻ địch nhất định, với một lực lượng nhất định của ta, đánh như thế này có thể thắng to, đánh như thế kia có thể thắng nhỏ, thậm chí có khi bị thất bại. Rõ ràng cách đánh có tầm quan trọng quyết định để biến khả năng thắng lợi thành hiện thực. Đứng về chiến dịch mà nói, trên mặt trận Điện Biên Phủ, lúc đầu chúng ta đã quyết định vận dụng phương châm đánh nhanh thắng nhanh, tập trung toàn bộ chủ lực, tổ chức hiệp đồng giữa các binh chủng, mở cuộc tiến công từ một số hướng, tiêu diệt toàn bộ quân địch trong thời gian ba đêm hai ngày. 

Theo phương châm ấy, một kế hoạch tác chiến cụ thể đã được đề ra; mọi mặt công tác chuẩn bị đã được triển khai rất khẩn trương; các sư đoàn chủ lực của ta đã được giao nhiệm vụ; các đơn vị pháo binh đã được kéo vào trận địa; công tác bảo đảm hậu cần trên hỏa tuyến đã được đẩy mạnh; mạng thông tin liên lạc đã được tổ chức. 

Công tác chính trị đã động viên bộ đội và dân công nêu cao quyết tâm giành toàn thắng cho chiến dịch. Quân ta chỉ đợi lệnh là bắt đầu nổ súng. 

Trong suốt thời gian chuẩn bị, chúng ta đã bám sát quân địch, theo dõi từng động tĩnh của chúng, phát hiện hệ thống phòng ngự của chúng ngày càng được xây dựng vững chắc hơn. 

Đến ngày 26 tháng 1 năm 1954, khi kiểm tra lại tình hình địch, ta về mọi mặt thì chúng ta đi đến kết luận: tập đoàn cứ điểm của địch đã được củng cố rất nhiều so với trước; trong tình hình đó, kế hoạch đánh nhanh không thể bảo đảm chắc thắng được. Sáng ngày 26, vào lúc 11 giờ, ta quyết định thay đổi cách đánh, bỏ kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh chuyển sang phương châm đánh chắc tiến chắc. 

Chiều ngày 26, toàn bộ lực lượng ta đã được lệnh rút ra khỏi trận địa, trở về nơi tập kết; các đơn vị pháo binh trước đây đã được lệnh kéo pháo vào đến nay lại được lệnh kéo pháo ra. Và để yểm trợ cho cuộc tạm thời thu quân, Sư đoàn 308 đã được lệnh phối hợp cùng Quân giải phóng Pathét Lào, lập tức mở cuộc tiến quân về hướng Luông Prabăng, vừa tiêu diệt sinh lực của địch, vừa thu hút hầu hết không quân của địch về hướng đó. 

Một công cuộc chuẩn bị mới với một khối lượng công tác tham mưu, chính trị và hậu cần rất lớn lại được triển khai. Cho nên khi mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn thành, quân địch tưởng rằng ta đã bỏ ý định mở cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ, thì ngày 13 tháng 3, quân đội ta mở đầu cuộc tiến công lớn vào tập đoàn cứ điểm. Thắng lợi của chiến dịch chứng tỏ rằng, sự thay đổi phương châm là hoàn toàn chính xác. Nó đã có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của chiến dịch. 

Vận dụng phương châm đánh chắc tiến chắc hoàn toàn không có nghĩa là khi điều kiện mọi mặt đã thay đổi có lợi cho ta, khi các thắng lợi liên tiếp của quân ta đã từng bước tạo nên thời cơ mới, thì ta không chuyển sang đánh nhanh thắng nhanh. 

Thực tế, chiều ngày 7 tháng 5, khi tình hình địch đã có dấu hiệu rối loạn, tinh thần suy sụp, thì quân ta lập tức được lệnh nắm lấy thời cơ, vào 15 giờ đã mở cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm, đến 17 giờ 30 phút thì tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. 

Ở đây, tôi muốn phân biệt rõ giữa một quyết định tác chiến chính xác với tinh thần kiên quyết chiến đấu của quân đội. Một quyết định tác chiến chính xác là một chủ trương tác chiến thể hiện đầy đủ tính cách mạng và tính khoa học, xuất phát từ một sự đánh giá đúng đắn và toàn diện về ta và địch. Còn tinh thần kiên quyết chiến đấu lại là quyết tâm chiến đấu anh dũng của quân đội, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ đã được giao cho. Phải nói rằng, tinh thần quyết chiến là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh. Nhưng chỉ có tinh thần quyết chiến cũng chưa đủ. 

Tinh thần quyết chiến chỉ có thể phát huy đầy đủ tác dụng của nó trên cơ sở một kế hoạch tác chiến chính xác, một quyết tâm đúng đắn về chiến dịch, chiến thuật và những khả năng hiện thực về tổ chức và chỉ huy. Khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn thì phương pháp cách mạng là vấn đề quyết định. 

Khi đã có chủ trương tác chiến đúng đắn thì phương pháp tác chiến là vấn đề quyết định. Đó là một trong những nội dung chủ yếu của nghệ thuật chỉ huy. Vấn đề phương pháp tác chiến đã được phát huy đến trình độ mới với nội dung hết sức phong phú và sáng tạo trong suốt những năm chống Mỹ, cứu nước sau này và là một trong những nhân tố đã đưa cuộc kháng chiến ấy đến thắng lợi cuối cùng. 

* Trích dẫn từ sách: Điện Biên Phủ - Đại tướng Võ Nguyên Giáp

The X-File of History