Friday, May 10, 2024

Châu Âu: Những nhạc sĩ nổi tiếng

Hôm nay thế giới kỷ niệm 200 năm bản giao hưởng số 9 của nhà soạn nhạc Đức Ludwig van Beethoven được trình diễn lần đầu 07.05.1824 tại Wien. Đây là bản giao hưởng cuối cùng của ông, được sáng tác một phần dựa trên bài thơ „An die Freude“ (đến với niềm vui) của Friedrich Schiller viết năm 1786.

Khi viết bản giáo hưởng này Beethoven đã điếc rất nặng nên ông hoàn toàn nghe bằng trí tưởng tượng và những cảm xúc âm nhạc còn nằm lại trong tâm trí. Vì muốn đưa tình yêu cuộc sống theo tinh thần bài thơ Schiller vào âm nhạc nên ông đã kết hợp nhạc giao hưởng với hợp xướng đồng ca và tạo ra một bước ngoặt lớn cho nhạc giao hưởng cận đại.

Từ đó bản nhạc được biểu diễn liên tục trong các dịp lễ lớn ở châu Âu. Năm 1924, dàn nhạc giao hưởng Tokyo đã lần đầu tiên đưa nó về châu Á. Năm 1936 người Trung Quốc được thưởng thức bản giáo hưởng „Đến với niềm vui“.

Từ năm 1955, phong trào liên Âu đã đề nghị lấy đoạn „Đến với niềm vui“ trong giao hưởng này làm „Quốc Ca liên Âu“ và năm 1985 Liên minh EU đã quyết định coi đó là quốc ca của mình.

Ở châu Âu xuất hiện rất nhiều trường hợp „quần chúng tự phát“ với đoạn nhạc „đến với niềm vui“ trên các quảng trường thành phố:

https://www.youtube.com/watch?v=cxLbmnvMWM0

Nguyễn Xuân Thọ

No comments:

Post a Comment