Đây là bản chất con người
TÂM LÝ HỌC BẦY ĐÀN (HERD MENTALITY) - KHÔNG BAO GIỜ THOÁT KHỎI NẾU BẠN CÒN SỐNG
🫨Tâm lý học bầy đàn là một hiện tượng tâm lý bị tác động sâu sắc bởi hành vi con người. Nó xuất hiện khi những cá nhân thu nạp những niềm tin, hành vi, hoặc thái độ của phần đông mọi người trong nhóm, thường họ cũng phải hy vọng được quan sát trong nhiều khía cạnh của đời sống hằng ngày, từ xu hướng thời trang đến quyết định đầu tư, thậm chí là liên minh chính trị.
🫨 VÍ DỤ VỀ TÂM LÝ BẦY ĐÀN
- Bong bóng thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư có thể đi theo đám đông trong việc mua các cổ phiếu bị thổi phòng giá trị, gây ra bong bóng tài chính và những cú sụp đổ của thị trường sau đó.
- Xu hướng thời trang: Con người thường thu nạp những phong cách thời trang và nhãn hàng do ảnh hưởng từ xu hướng yêu thích của số đông.
- Truyền thông xã hội: Sự tràn ngập các nội dung gây bão và mong muốn “hùa theo” những tài khoản nổi tiếng hoặc tham gia vào các chủ đề lên xu hướng có thể có sự đóng góp của tâm lý bầy đàn.
- Chuyển động chính trị: Thường thì con người ta sẽ đồng thuận theo những quan điểm và ý kiến phổ biến, ngay cả khi họ không hoàn toàn hiểu hay ủng hộ chúng. Sự gia tăng của hình thái chính trị cực đoan trong suốt tiến trình lịch sử có thể một phần có sự góp phần của tâm lý bầy đàn, khi con người ta tham gia vào các nhóm có ưu thế thống trị, thường là so sợ bị tẩy chay hoặc hãm hại.
- Mua sắm hoảng loạn: Trong thời gian khủng hoảng, con người ta có thể tích trữ những nhu yếu phẩm vì lo sợ, dẫn đến thiếu hụt và thổi phòng tình hình.
🫨NHẬN RA TÂM LÝ CỦA TÂM LÝ BẦY ĐÀN
- Sự thích ứng: Con người ta có thể thay đổi quan điểm những niềm tin hay hành vi của mình để khớp với số đông, ngay cả khi trước đó họ có nắm giữ những ý kiến khác biệt. Như thu nạp nhiều luồng ý kiến phổ biến trên mạng xã hội để đi theo những xu hướng thời trang mới nhất.
- Sợ bị bỏ lại: Sự lo âu liên quan đến việc bị bỏ lại đằng sau hoặc bị cô lập khỏi một xu hướng hoặc hoạt động phổ biến có thể khiến con người bắt đầu thích ứng. Dẫn đến những quyết định bốc đồng và liên tục cần phải cập nhật những tin tức mới nhất.
- Phân cực nhóm: Khi con người ta tương tác trong một nhóm, họ có thể thu nạp nhiều ý kiến cực đoan hơn, thổi phồng những niềm tin tập thể của nhóm.
- Đàn áp sự bất đồng: Con người ta có thể không muốn thể hiện những luồng ý kiến trái chiều hoặc thách thức những gì đang có, dẫn đến thiếu tính đa dạng trong tư duy và ra quyết định.
🫨NGUYÊN NHÂN GÂY RA
- Yếu tố đầu tiên trong danh sách chính là ảnh hưởng từ xã hội. Chúng ta sinh ra đã là những sinh vật xã hội và thường nhìn vào người khác để được hướng dẫn hoặc công nhận, đặc biệt là trong những tình huống thiếu chắc chắn.
- Yếu tố thứ hai là não bộ chúng ta có xu hướng chọn theo những lối tắt tư duy, điều này đôi khi khiến chúng ta lệ thuộc vào các quan điểm và hành vi của người khác thay vì phải tư duy phản diện.
- Yếu tố thứ ba là mong muốn bẩm sinh được thuộc về và hoà hợp với những quy chuẩn của nhóm. Điều này mang đến cảm giác an toàn và chấp nhận. Ngay cả khi họ không nhất thiết phải đồng ý với ý tưởng và cách làm của những người hàng xóm.
- Yếu tố thứ tư là khi con người ta quan sát hành động của người khác và mặc định chúng dựa trên thông tin chính xác, họ có thể làm theo, tạo nên hiệu ứng domino.
🫨TÂM LÝ BẦY ĐÀN CÓ GÌ TỐT?
- Trong những tình huống khi con người ta có thông tin hay kiến thức hạn chế thì việc nghe theo số đông có thể đưa đến kết quả tốt hơn, vì kiến thức tập thể của cả nhóm sẽ có sức nặng hơn bất kỳ cá nhân đơn lẻ nào.
- Khi tất cả mọi người trong một nhóm đều làm theo một số quy tắc, thì tất cả đều làm việc tốt hơn và cảm thấy kết nối với nhau hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi con người ta cần hợp tác cho một dự án hay ra quyết định tập thể.
- Khi cần ra quyết định nhanh, dựa vào phán đoán của nhóm có thể đẩy nhanh quá trình và tiết kiệm thời gian. Điều này khá hữu ích trong những thời điểm khung hoảng hoặc những tình huống căng thẳng cao.
🫨LÀM SAO ĐỂ TRÁNH ĐI THEO ĐÁM ĐÔNG?
- Đầu tư tự nhận thức bản thân: Hãy cân nhắc những nguyên tắc, niềm tin và những điều bạn thích và quyết định xem liệu những hành vi có phản ánh con người thật của bạn hay không. Tự chiêm nghiệm thường xuyên có thể giúp bạn thiết laoaj cảm nhận mạnh mẽ về bản dạng và giúp đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.
- Tập tư duy phản biện: Hãy tự hỏi tính xác thực của những luồng ý kiến và xu hướng phổ biến, và cân đong thiệt hơn trước khi đưa ra quyết định. Điều này có thể giúp bạn kháng cự lại ma lực của tâm lý bầy đàn và đưa ra những lựa chọn khách quan hơn.
- Tìm kiếm những góc nhìn đa dạng: Tham gia trao đổi với mọi người về những quan điểm, bối cánh và trải nghiệm khác biệt để thu được sự thấu hiểu rộng hơn về vấn đề và tránh tư duy nhóm.
- Thoải mái với sự thiếu chắc chắn: Hãy nhận ra rằng cảm thấy thiếu chắc chắn trong một số tình huống là bình thường và rằng việc đi theo đám đông không phải lúc nào cũng là hành động tốt nhất. Tập quen với sự thiếu chắc chắn có thể giúp bạn kháng cự lại áp lực phải hòa hợp và đưa ra quyết định dựa trên trực giác của bản thân.
- Hình thành sự tự tin: Củng cố lòng tự trọng và tin vào phán đoán của bản thân từ đó bạn sẽ tự tin ra quyết định độc lập. Việc xây dựng sự tự tin có thể giúp bạn chống lại sức hút của tâm lý bầy đàn và điều chỉnh các tình huống xã hội với sự độc lập và kiên cường hơn.
Nguồn: Trang tâm lý
No comments:
Post a Comment